Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc chỉ dành riêng cho những kẻ nào làm cho nhiều người được sung sướng.
Abbé Delille
Results 1 to 4 of 4

Chủ Đề: Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm

    .
    Số phận những người
    trên tàu Thương Tín sau 40 năm
    Hòa Ái, phóng viên RFA





    Những người vượt biển được đưa vào bờ
    AFP photo


    Chiếc tàu mang tên Việt Nam Thương Tín chở hơn 600 người di tản vào ngày 30/4/1975 và đã quay lại VN với số lượng người hơn gấp đôi so với lúc ra đi 6 tháng sau đó. Số phận của những người trở về này ra sao sau 40 năm?

    Trong số các chiếc tàu rời cảng Sài Gòn chở người di tản trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh VN thì tàu Việt Nam Thương Tín luôn được nhắc đến trong suốt 40 năm qua bởi vì đây là chiếc tàu độc nhất quay trở về.

    Thương thuyền Việt Nam Thương Tín có trọng tải hơn 6 ngàn tấn với hơn 600 người bắt đầu cuộc hành trình vào ngày 30/4/1975. Khi tàu chạy được 7 hải lý trên sông Lòng Tảo đến khu vực rừng Sát thì bị trúng 3 viên đạn pháo B40 gây thiệt mạng cho nhà văn Chu Tử và 1 cháu bé. Mặc dù con tàu bị hư hại nhưng cuối cùng vẫn cập bến Apra, đảo Guam an toàn.

    Trong thời gian con tàu Thương Tín có mặt ở đảo Guam, một số những người Việt tạm cư ở đây lên tiếng muốn trở về VN với lý do gia đình cùng người thân còn ở VN và còn vì các nguyên nhân khác. Nhiều người tuyệt thực biểu tình yêu cầu nguyện vọng của họ được chính phủ Hoa Kỳ đáp ứng. Mặc dù có rất nhiều lời khuyên can ngăn không nên trở về vì sẽ gặp nhiều rủi ro với chính phủ mới do Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền nhưng cuối cùng khoảng 1600 người, trong đó hơn 100 người đã định cư ở vùng Bắc Mỹ đến Guam để hồi hương. Chính phủ Hoa Kỳ chọn chiếc tàu Việt Nam Thương Tín và chỉ định Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ lái chiếc tàu này trở về VN.

    Trao đổi qua điện thoại với Hòa Ái, ông Trần Đình Trụ chia sẻ đến đảo Guam một mình vì khi rời VN trong chuyến công vụ trên chiến hạm hải quân nên ông quyết định trở về dù đã tiên liệu được phải trả một cái giá nào đó, có thể là tù đày vài ba năm do ông phục vụ trong Quân lực VNCH nhưng vẫn có cơ hội cho một cuộc sống về sau cùng với những người thân.

    Cựu Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ cho biết con tàu Việt Nam Thương Tín được trang bị đầy đủ xăng dầu, thực phẩm không những cho cuộc hải trình trở về VN mà còn đủ cho thời gian con tàu quay đầu trở lại đảo Guam nếu những người trên tàu thay đổi quyết định.

    Không gặp trở ngại nào như lúc rời VN vào ngày 30/4, con tàu Việt Nam Thương Tín sau 2 tuần đã về đến Vũng Tàu an toàn. Thế nhưng số phận của khoảng 1600 người trên tàu, kể cả phụ nữ và trẻ em lại không được an toàn như vậy. Tất cả họ bị đưa vào trại giam. Ông Trần Đình Trụ kể lại:

    “Tâm trạng con người ta khi mất tất cả, đất nước mất; gia đình, vợ con, sự nghiệp, nhà cửa, tất cả mất hết thì tôi không tha thiết gì cuộc sống bên Mỹ. Thành ra tôi quyết định về, dù chết cũng về. Về tới VN thì đương nhiên công an đưa tôi vào trại giam liền. Thực ra tôi về vì gia đình tôi còn ở VN nhưng những người Cộng sản nghi ngờ tôi từ bên Mỹ về thì Mỹ giao cho tôi công tác nào đó. Họ nghi ngờ như vậy cho nên họ điều tra về vấn đề này. Sau đó, họ điều tra rất nhiều, rất lâu, mấy tháng liên tiếp ngày nào cũng gọi tôi lên. Sau cùng họ chẳng tìm ra được nguyên nhân gì cả, chỉ vì lý do gia đình thôi. Sau đó họ đưa tôi vào những trại giam ở miền Trung và miền Bắc. Tôi ở 13 năm. Lúc tôi được về thì tương đối cũng không gặp trở ngại gì cả nhưng mọi hoạt động của tôi vẫn có người theo dõi”.

    Trường hợp tiếp mà chúng tôi ghi nhận được cũng từ trên chiếc tàu Thương Tín trở về và bị nói làm việc cho CIA là của ông Trần Đẹt. Ông này người gốc Khmer, hiện ở Sóc Trăng.

    Là cận vệ của Chỉ huy huy trưởng Chi Cảnh sát Quận Mỹ Xuyên, Tỉnh Ba Xuyên, Đại tá Lê Trường Xuân vào thời điểm 30/4/75, Trung sĩ Trần Đẹt được lệnh đi theo người chỉ huy của mình xuống tàu Việt Nam Thương Tín để chuyển vùng chứ không hề biết là đi di tản ra khỏi VN. Quyết định trở về VN với hy vọng gặp lại vợ và 4 người con nhưng ông Trần Đẹt bị bắt giam ngay sau khi con tàu cập cảng ở Nha Trang vào ngày 15/10/75. Ông Trần Đẹt phải chịu gần 5 năm tù ở trại A20 Phú Khánh vì “Họ nói mấy anh chạy đi nước nào thì còn khoan hồng chứ đi Mỹ trở về thì toàn là CIA cài lại”.

    Rồi số phận của nhiều người trong số 1600 người trên con tàu Việt Nam Thương Tín cũng lần lượt được trở về đoàn tụ cùng gia đình, ông Trần Đẹt thì khoảng gần 5 năm, ông Trần Đình Trụ mất 13 năm trường. Và một lần nữa, nhiều người trong số họ lại rời VN ra đi đến Hoa Kỳ định cư trong những năm đầu thập niên 90. Ông Trần Đình Trụ cùng gia đình đến Mỹ năm 1991.

    Tuy nhiên cũng vẫn có nhiều trường hợp không may mắn như gia đình ông Trần Đình Trụ. Gia đình ông Trần Đẹt bị kẹt lại VN vì tờ khai hộ khẩu có vấn đề. Ngày-tháng-năm ông Trần Đẹt trình diện công an địa phương hồi cuối năm 1980 không được ghi trong tờ khai hộ khẩu của gia đình nên khi đi phỏng vấn thì trong tờ khai hộ khẩu chỉ có năm 1977 khi gia đình của ông được cấp hộ khẩu mới mà thôi nên đối chiếu với thời gian ghi trên giấy ra trại cải tạo không phù hợp. Ông Trần Đẹt nhớ lại:

    “Bị trục trặc giấy cải tạo với tờ khai hộ khẩu. Hồi tôi nộp hồ sơ thì tờ khai hộ khẩu là C4, không có ghi ngày tháng mình nhập khẩu. Tới khi đổi tờ khai hộ khẩu mới thì tên tôi bị (công an địa phương) ghi nhập khẩu năm 1977 nên khi đi phỏng vấn không kiểm tra được. Như thế này, mời phỏng vấn là 10/10/1995. Giấy phỏng vấn ghi mùng 10 nhưng (bưu điện chuyển) về tới tay tôi là mùng 9 thì thu sếp hồ sơ không kịp. Lên phỏng vấn thì bị sai hồ sơ hộ khẩu với giấy cải tạo. Tôi khiếu nại thì họ kêu bổ túc hồ sơ. Tôi lên Sài Gòn bổ túc hồ sơ mấy lần mà không được. Phái đoàn Mỹ chất vấn giấy cải tạo với tờ khai hộ khẩu không khớp với nhau. Họ căn cứ theo tờ khai hộ khẩu còn giấy cải tạo thì bị nghi là giấy cải tạo giả.”

    Gia đình ông Trần Đẹt nhờ 1 người quen cùng xóm biết tiếng Anh giúp làm đơn khiếu nại gửi đến Lãnh Sự quán ở Thái Lan. Sau đó, gia đình nhận được thông báo hồ sơ được lưu trong vòng 5 năm đến năm 2000 ở Lãnh Sự quán TP.HCM cho việc khiếu nại nhưng vì nghèo khó nên gia đình đành phải bỏ cuộc. Và công an địa phương lập biên bản thu hồi hết 6 hộ chiếu của gia đình.

    Hiện ông Trần Đẹt, 68 tuổi, với vóc dáng 44 kg, làm công việc bốc vác gạo và chở gạo thuê ở chợ, kiếm được khoảng 50 đến 60 ngàn đồng, tương đương gần 3 đô la cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày.

    Kể từ ngày đặt chân lên con tàu Việt Nam Thương Tín đến nay đã gần tròn 40 năm, nay ông Trần Đình Trụ hài lòng với cuộc sống ở Hoa Kỳ nhưng vẫn mong một ngày trở về khi VN thật sự có tự do-dân chủ.

    Còn ông Trần Đẹt dù phải an phận với cuộc sống gian nan nơi quê nhà nhưng luôn hy vọng có được một cuộc sống mới bên kia bờ Thái Bình Dương. Ở tuổi gần đất xa trời, cả ông Trần Đình Trụ và ông Trần Đẹt đều mong đợi ước vọng của họ thành sự trước khi nhắm mắt xuôi tay.

    Hòa Ái, phóng viên RFA
    2015-03-16
    -http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-fate-of-pp-on-thuong-tin-ship-after-40-yrs-ha-03162015090743.html

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .
    Những số phận của người chạy trốn CS
    nhưng trở về trên tàu VN Thương Tín

    LGT : 17 giờ ngày 29/04/1975, cuộc "thương thuyết" giữa chính phủ đầy ngây thơ và ảo tưởng mệnh danh "thành phần thứ ba" với quân Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn tan vỡ. Quân đội Cộng Sản tập trung hoả lực và cơ giới tiến thẳng vào thủ đô Sài Gòn. 10:30 sáng ngày 30/04/1975, với danh nghĩa Tổng Thống, cựu Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

    Trước đó không đầy 24 giờ, Dương Văn Minh ký cho Nguyễn Hữu Chung một Sự vụ lệnh đưa chiếc tàu Việt Nam Thương Tín đi, và một Sự vụ lệnh cho Nguyễn Hữu Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam đưa một số vàng tồn trữ ở Ngân hàng này xuống tàu Việt Nam Thương Tín để khỏi lọt vào tay Cộng Sản. Nguyễn Hữu Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam định lấy vàng đem đi, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo và Thống Đốc Lê Quang Uyển nhất định không chịu trao, vì muốn giữ lại trao cho VC để lấy điểm.

    Bàn cãi nhau trong vòng 1 tiếng đồng hồ, Nguyễn Hữu Chung không thuyết phục được Nguyễn Văn Hảo và Lê Quang Uyển, nên Nguyễn Hữu Chung phải lật đật xuống tàu Việt Nam Thương Tín để ra đi.

    Tàu Việt Nam Thương Tín ra đến sông Lòng Tảo bị Cộng quân nã B-40 vào hông tàu, làm thủng một mảng lớn. nhà Văn Chu Tử, Chủ Nhiệm Nhật báo Sống ở Sàigòn đã bị đạn B-40 của Cộng Sản Việt Nam giết chết trên tàu Việt Nam Thương Tín. Vậy mà khi cập bến Guam, phần do nội tuyến VC tuyên truyền, phần vì ly biệt người thân, 1652 người đã chấp nhận lên tàu Việt Nam Thương Tín quay trở lại Việt Nam, vào tháng 10/1975, dưới sự điều khiển của Trung Tá Hải Quân Trần Đình Trụ.

    Sau khi cập bến, tất cả những người trở về đã bị cầm tù ngoại trừ một bé trai 7 tuổi.

    Cựu Trung Tá Trụ đã bị tù 13 năm. Cuối cùng ông được trả tự do và ông cùng với gia đình đã được định cư tại Hoa Kỳ qua diện HO năm 1990.

    Kể từ khi cộng sản chiếm đóng miền Nam, nhiều người đã hậm hực tiếc rẻ không chạy thoát trước ngày 30/04, ra nước ngoài. Vì thế, mọi người đã sững sờ khi nghe tin hơn 1600 người "đòi về" với chế độ cộng sản chứ không thèm ở trên xứ tự do!

    Người Mỹ trên đảo lúc đó đã tìm đủ mọi cách để dỗ dành, chiều chuộng họ để họ ở lại nhưng không được. Họ nhất quyết tin tưởng nếu "thành tâm" về với cộng sản như vậy, họ sẽ được cộng sản đãi ngộ tử tế và coi như anh hùng ! Lúc đó, người nào cũng hy vọng là sự trở về của họ sẽ được cộng sản thích thú chấp nhận và đãi ngộ tử tế. Người Mỹ thì biết những người trở về sẽ vô cùng cực khổ vì thiếu thốn nên đã trang bị cho họ đủ thứ mùng mền, chăn gối, lương thực ê hề. Có người đã phải nói người Mỹ cho nhiều đồ như cho con gái về nhà chồng!

    Nào ngờ đâu khi tàu Việt Nam Thương Tín cập bến Nha Trang, Việt Cộng đã cho lột sạch sẽ quần áo và của cải trước khi đưa tất cả vào trại giam. Mỗi người phải trút bỏ hết quần áo và được cấp phát 2 bộ quần áo cũ hay quần áo tù. Cộng sản làm như vậy để tiện lục soát trong quần áo và tịch thu toàn bộ của cải, kể cả những bộ quần áo của người tỵ nạn.

    Kết quả là mỗi người được cộng sản đón bằng cái còng số 8, bất kể đàn bà trẻ con ! Tất cả phải lột sạch quần áo để công an khám người, khám tóc tìm cái gì có thể giấu được. Quần áo bị tịch thu để công an có thời giờ lục soát kỹ càng và lấy luôn. Trong số những người về có tới 400 sĩ quan cảnh sát, và mấy trăm sĩ quan quân đội. Đàn bà và trẻ con bị giam tối thiểu 9 tháng, những người khác từ 5 năm trở lên, tuỳ theo thành phần, lý lịch. Một số lớn bị tình nghi do CIA "cài" về để làm gián điệp, tình báo thì còn bị giam lâu hơn!

    Thân nhân gia đình của những sĩ quan trở về đã thất vọng và nguyền rủa chồng họ không tiếc lời. Báo hại những người vợ nghèo nàn này còn phải lo tiền bạc đồ ăn đi thăm nuôi. Nhiều bà đã quá giận bỏ chồng khiến cho gia đình tan nát. Các "nạn nhân" chỉ còn cúi đầu sống trong sự tiếc hận, tủi hổ với lương tâm và với mọi người, và tiếc nuối một dịp may đã mất đi vĩnh viễn.

    Nhưng trong số những người trở về VN trên tàu Việt Nam Thương Tín cũng có nhiều hoàn cảnh thương tâm. Thí dụ như Trường Sa. Trả lời phỏng vấn của Thy Nga, ông cho biết:

    -" Khi đó, tôi là Chỉ huy trưởng cái đoàn hộ tống công-voa các thương thuyền của các nước đi tiếp tế cho chính quyền Lon Nol tại Campuchia. Ngày 29 thì tôi ở Vàm An Long trên sông Cửu Long. Khi mà tôi liên lạc với các cấp chỉ huy của tôi thì người ta đi hết rồi, thành ra đêm hôm đó, tôi dùng một chiếc tàu nhỏ trở về Sài Gòn nhưng không vô được bên trong nữa. Và từ đó, tôi gặp chiến hạm từ Sài Gòn đi ra, tôi lên chiến hạm, đi tới đảo Guam luôn. Khi lên tàu, tôi tìm khắp trên các chiến hạm đang di tản, không có gia đình tôi. Không liên lạc được với gia đình, vợ con tôi ở Sài Gòn. Tôi không bỏ rơi gia đình trong cảnh khó khăn như thế. Khi đến đảo Guam thì tôi xin Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc can thiệp cho tôi trở về Việt Nam. Hoàn cảnh nào, tôi cũng chấp nhận hết. Vì vậy, tôi theo tàu Việt Nam Thương Tín trở về Việt Nam. Khi tàu tới Nha Trang, VC bắt tôi lên Ty Cảnh Sát cũ tại Nha Trang ở đó 2 tháng, rồi chuyển ra trại A 20 Phú Khánh. Một thời gian ngắn sau thì chuyển ra Bắc, trại Nghệ Tĩnh đến năm 1984, mất cả thảy 9 năm ! Chỉ vì đã ra đi, rồi lại trở về. Năm 1986 thì tôi vượt biên, bị bắt. Từ cửa biển vào Mỹ Tho, dọc đường tôi bị đánh dữ lắm. Họ giam tôi 45 ngày trong xà-lim tối, sau đó, họ cho ra lao động. 2 năm sau thì thả tôi về.

    Đến tháng 04/1989, tôi tiếp tục đi nữa. Lần này thành công, tôi cùng 3 con đến Pulau Bidong, phải chờ 28 tháng, mới được Canada nhận vào".

    Giống như nhạc sĩ Trường Sa, ông M Ngọc Phan cũng vì vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, nên đã từ đảo Guam trở lại VN trên tàu VN Thương Tín để rồi trải qua 6 năm tù đầy trong trại tù cải tạo của CS và 12 năm sau, ông và gia đình mới vượt biên thành công, đến được Hoa Kỳ.

    Sau đây là đoạn hồi ký của ông M Ngọc Phan.

    * * * * *
    Thằng Quốc ngả người về phía bố, mặt nhăn nhó vì ù tai khi chiếc Boeing 747 hạ thấp để chuẩn bị đáp xuống phi trường San Francisco .

    - Ba ơi, lỗ tai con bị nhức quá.

    - Ráng chút đi con, mình sắp tới nơi rồi. Máy bay xuống tới phi đạo là hết ngay ấy mà. Coi mẹ và các chị em con có ai than thở gì đâu.

    Nói xong, tôi lấy tay day day hai bên lỗ tai thằng nhỏ, giúp nó làm giảm áp lực không khí cho dễ chịu.

    Rồi máy bay cũng đã hạ cánh an toàn. Bên ngoài nắng nhạt cuối ngày trải dài lên hai tấm thảm cỏ màu xanh lá mạ chạy dài tít tắp hai bên phi đạo. Tôi thở dài nhẹ nhõm:

    - Thế là cuối cùng mình đã đến nơi, muộn hơn những 12 năm.

    Máy bay vừa ngừng, đèn an toàn chưa tắt thì mọi người đã ào ào đứng dậy, báo hại nhân viên phi hành phải la ơi ới, yêu cầu bà con ngồi xuống lại.

    Chuyến máy bay này do Cao Uỷ thuê bao để chở người tỵ nạn, mà phe ta phần đông không rành tiếng Anh và luật lệ trên máy bay mới ra nông nỗi. Riêng tôi nghĩ mình chờ đã bao năm nay, thì có chờ thêm vài chục phút nào có sá gì, nên nói với vợ con cứ từ từ, chờ cho mọi người xuống hết rồi mới đứng dậy lấy hành lý.

    Hoàn thành xong thủ tục Quan Thuế, người đại diện Hội Bảo Trợ hướng dẫn gia đình tôi đến ... Cổng Thiên Đàng.

    Thật đúng như vậy, bao nhiêu là người thân ăn mặc đẹp đẽ, đang náo nức chờ đợi đón rước gia đình tôi vào miền đất hứa mà tôi đã trót một lần từ bỏ.

    Sau những niềm vui và choáng váng với hạnh phúc chan hoà giữa đại gia đình anh chị em trong bữa tiệc đoàn tụ, nằm trên giường đã lâu mà tôi vẫn còn thao thức mãi. Vì khác biệt múi giờ cũng có, mà cái chính là đầu óc vẫn còn quay cuồng, với quá khứ sau bao năm rồi mà vẫn còn hiển hiện như mới ngày hôm qua.

    * * * * *

    Vào đầu tháng 04/1975, căn cứ Hải Quân Phú Quốc cấm trại 100 % vì tình hình đất nước càng lúc càng mịt mờ, tôi đưa vợ con lên tàu vào đất liền để rảnh tay lo nhiệm vụ của một Sĩ Quan luôn luôn chấp hành lệnh cấp trên.

    Bé Dương mới hơn 2 tuổi và vợ lại gần sanh, nên tôi nghĩ không gì tốt và an toàn hơn là gửi cả về bên Ngoại ở Rạch Giá, để có người giúp đỡ lúc sanh nở.

    Ngày 29/04 thì tình hình đã rối beng lên, tất cả tàu trong căn cứ được lệnh nhổ neo, tôi đi theo chiếc Tuần Duyên Hạm HQ 600.

    Mặc dầu đã cố gắng liên lạc về Rạch Giá với gia đình, nhưng làm sao mà kịp được nữa!

    Lệnh đầu hàng của tướng Dương Văn Minh như nhát gươm cuối cùng cắt đứt hy vọng của mọi người. Ngồi trên boong tàu nhìn về quê hương mà nước mắt tôi chan hoà. Thôi thế là hết! Thế là tán gia vong quốc.

    Trước đấy hơn một tháng, đã có biết bao công chức, lính tráng di tản về hòn đảo cuối vùng đất nước này, nên HQ cố gắng hết sức để đưa họ ra khơi, mà lúc này cũng chưa ai biết sẽ đi về đâu.

    Tàu tôi đã chuyển rất nhiều chuyến ra Tuần Dương Hạm. Tôi chứng kiến bao cảnh thương tâm vợ chồng con cái la khóc vì lạc nhau, thảm cảnh tai nạn khi chuyển lên tàu lớn, có người rớt xuống biển mà không thể nào vớt được.

    Trong hoàn cảnh hỗn quan hỗn quân ấy, tôi đã hết lòng giúp đỡ mọi người, những ghe nhỏ từ đảo Phú Quốc hay từ Rạch Giá chạy ra chở đầy người, nhưng vợ con mình thì lại không thấy đâu!

    Hạm Trưởng ra lệnh chạy về hướng Singapore, ba ngày sau tàu cặp bến thì tôi chuyển qua chiếc HQ 229 để đi Subic Bay- Philippines. Nơi đây tôi đã đứng nghiêm, đau lòng tham dự lễ hạ quốc kỳ VNCH trên con tàu, tháo cặp lon trên vai áo bạc màu, làm thủ tục ở đây 20 ngày rồi lên máy bay qua đảo Guam.

    Suốt những ngày ở trại Asan, tôi thẫn thờ như kẻ không hồn, lạc lõng giữa những người đồng số phận lưu vong. Chỉ có một số người may mắn đầy đủ gia đình, họ mau mắn tiến hành thủ tục định cư càng sớm càng tốt.

    Nhìn cảnh gia đình họ mà tôi thèm thuồng và tủi cho thân phận mình. Tuy nhiên tôi vẫn lo làm giấy tờ để đi định cư mà lòng thì ngao ngán. Rồi đây trên xứ người, trơ trọi một thân một mình, không cha mẹ anh em, vợ con thì mình sẽ sống ra sao. Càng nghĩ càng buồn.

    Đêm đêm tôi ra ngồi sát bãi biển, mắt đăm đắm nhìn về hướng quê nhà, nơi có người cha già yếu, vợ dại con thơ đang lo lắng không biết tôi sống chết ra sao. Tôi nhớ đến miền quê nghèo mà mình đã sống từ nhỏ, có bà con lối xóm đầy ấp tình người, luôn luôn thuận hoà và bảo bọc nhau trong mọi hoàn cảnh ngặt nghèo. Nhất là bây giờ không biết vợ tôi sanh nở có mẹ tròn con vuông hay không. Mình đi rồi thì mẹ con nó lấy gì sanh sống và tồn tại đây.

    Tôi nhớ tới cuộc di cư mà cha mẹ mình đã trải qua 20 năm về trước mà lòng não nề. Trong một nước mà còn không thể gặp nhau, huống hồ bây giờ tôi ra nước ngoài thì biết bao giờ gặp lại.

    Đến cuối tháng Sáu, trong trại có tin đồn là nếu ai muốn về VN thì chính phủ Mỹ sẽ cho về. Tôi nghe một cách lơ là vì cho rằng khó có chuyện đó xẩy ra, nhưng càng lúc tin đồn càng lớn mạnh, một người quen nói với tôi là rất nhiều người đã ghi danh để trở về.

    Cùng lúc ấy, có một nhóm khá đông hàng ngày tụ tập trước Văn phòng Đại diện, biểu tình yêu sách "được mau trở về VN vì nước nhà đã được độc lập, đã hết chiến tranh rồi. Hoà bình đến thì nước nhà cần bàn tay của mọi công dân"?. Cho đến lúc này, việc định cư của tôi vẫn còn mù mờ, không có tin tức gì cả. Tinh thần tôi dao động, khủng hoảng, đắn đo không biết tính sao.

    Nếu đi định cư thì chắc chắn là phần vật chất thì no ấm rồi đó, nhưng về tinh thần thì có gì bù đắp được, khi không có gia đình và một người thân nào ở bên cạnh. Nhưng trở về thì sẽ ra sao? Họ có bắt bớ tra tấn tù đày gì không? Tôi trằn trọc thao thức nhiều đêm để quyết định cho hướng đi của cuộc đời mình.

    Người xưa đã nói : "Thà chết một đống, còn hơn sống một người". Cả gia đình tôi còn ở miền quê hương ấy, tôi lại là con trai cả, có nhiệm vụ với nguyên một đại gia đình và với vợ con. Nhất định mình phải trở về, không lẽ bây giờ họ thắng rồi, mà lại "Đánh kẻ chạy lại". Cùng lắm là sau vài tuần điều tra, thấy chẳng có gì là họ cho về với gia đình chứ cơm đâu mà nuôi mãi.

    Đọc lịch sử thế giới ai cũng thấy rằng người thắng trận bao giờ cũng mã thượng, như cuộc chiến Nam Bắc ở Hoa Kỳ 1861-1865, Bắc Quân thắng trận nhưng lính Nam Quân vẫn an lành trở về nhà, cả hai miền đều chung sức làm nên nước Mỹ ngày càng cường thịnh.

    Rồi như nước Nhật, nước Đức kia, thua trận thê thảm năm 1945 mà được cựu thù Hoa Kỳ giúp đỡ, nên chỉ chừng một thập niên sau là trở thành những cường quốc ngay. Việt Nam chắc hẳn cũng thấy ra điều đó. Nhất định là mình phải trở về. Nghĩ vậy nên khi tôi bước lên tàu VNTT mà lòng khấp khởi.

    Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín đã vào hải phận Vũng Tàu.

    Hôm đó là ngày 29/09/1975 có trên dưới 1450 hành khách, với rất nhiều lương thực và hành lý do chính phủ Hoa kỳ trao tặng gồm chăn màn, quần áo và thuốc men như những món quà của người đi xa mang về cho gia đình ...

    Không biết tại sao mà liên lạc từ trước rồi, mà mãi ngày hôm sau mới thấy hai chiếc tàu Hải Quân bây giờ trương cờ đỏ sao vàng ra đậu cách đó khoảng 200 m, rồi họ bắc ống dòm nhìn sang chăm chú. Mấy tiếng đồng hồ sau mới ra hiệu hướng dẫn chiếc VNTT chạy ngược ra phía miền Trung.

    Bây giờ thì nỗi lo lắng đã hiện lên nét mặt nhiều người, nhưng ai cũng nán lòng chờ đợi vì chưa biết rồi ra sẽ như thế nào.

    Ngày hôm sau thì tàu cập bến Nha Trang. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân nơi tôi theo học còn đây, mà sao phố phường im vắng như thành phố chết ?

    Tất cả mọi người lớn bé đều bị dồn lên xe bít bùng mà chở về Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II cũ. Lúc này thì ai cũng lờ mờ nhận thấy rằng khốn nạn đến nơi rồi!

    Mọi người phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào những căn barrack.

    Nhớ mới đây, thực phẩm ở trại Mỹ ê hề thịt trứng, nho, cam mà bây giờ chỉ có cá mối ươn kho mặn là chính, thỉnh thoảng mới được ca canh nấu bằng rau muống hoặc rau cải già. Mỗi ngày một nhóm phải đi khai báo lý lịch trên Phòng Chấp Pháp: trước đây làm chức vụ gì trong Nguỵ Quyền, hoạt động ra sao, trong bao nhiêu năm ... Mỗi người được phát một số tờ sơ yếu lý lịch và ít tờ giấy trắng để viết lời khai. Cán bộ thì ông nào ông nấy mặt lạnh như tiền, cặp mắt thò lỏ ra như mắt chuột và hàm răng thuốc lào thì cứ vẩu tướng mãi lên, họ luôn luôn nói lải nhải câu: "Nếu các anh thành thật khai báo, thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho về".

    Bây giờ thì cái câu ông Thiệu nói, nó hiển hiện lên trí óc mọi người: "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm." Về sau này ai cũng hiểu rằng đám cán bộ này thuộc Cục Tình Báo Nước Ngoài thuộc Bộ Công An.

    Suốt 2 tháng trời, tinh thần mọi người trở về đều bị khủng bố, ép cung, còn về vật chất thì quá thiếu thốn, cực khổ. Những dòng nước mắt hối hận đêm đêm ứa ra mà không ai dám than với ai, chỉ thầm đấm ngực ăn năn "Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng".

    Họ chụp mũ mọi người là CIA, Mỹ gài lại VN phá hoại, chống phá nhà nước. Không biết bao nhiêu lần tôi phải giải thích tại sao tôi lại trở về.

    Tôi kể về nỗi nhớ nước thương nhà, lưu luyến vợ con và gia đình, nhưng những con người không có trái tim đó họ không chịu hiểu. Điều phiền muộn nhất cho mọi người là về đến nước nhà rồi mà không ai được liên lạc với gia đình. Chúng tôi cũng biết chắc rằng người thân cũng lo lắng rất nhiều vì mình biệt vô âm tín.

    Vài tháng sau thì đàn bà con nít đã được thả ra, nhưng hơn 500 Sĩ Quan, Cảnh Sát hoặc những người làm bên ngành An Ninh bị tách riêng ra.

    Đến đầu năm 1976 thì tôi bị chuyển đến trại A-30 Xuân Phước ở gần Tuy Hoà để "Cải tạo lao động" với câu quen thuộc cũ:

    "Nếu các anh cải tạo tốt, lao động tốt, học tập tốt thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho các anh về".

    Chẳng còn ai tin những lời hứa hẹn này và câu sau của ông Thiệu lại vang vọng: "hãy nhìn kỹ những gì VC chúng làm".

    Tôi nghe nói những người từ cấp Đại Uý trở lên đã bị chở ra ngoài Bắc, riêng những người thuộc Ban Đại Diện tàu này thì đã bị đưa về khám Chí Hoà từ những ngày đầu. Chắc chắn là họ thê thảm rồi chứ không được tưởng thưởng vì đã đem về cho VC một con tàu đâu.

    Thời gian tù đày càng ngày càng vô vọng vì tù mà không có án, thân thể hao mòn vì thiếu thốn. Sự đói khát, kiểm thảo, phê bình, lao khổ trong tù thì đã có quá nhiều người nói đến, kể ra chỉ rườm lời. Tôi xuống tinh thần rồi đổ bệnh tưởng không qua khỏi.

    Sự hối hận này so với những người khác cũng chưa thấm vào đâu, nhất là những người vì ngây thơ, đã chia tay với gia đình khi ở bên trại mà trở về một mình. Còn những ông khi biểu tình đòi về VN to mồm thế nào, thì sự hối hận càng tăng thêm độ nặng chừng đó. Họ không dám nhìn ánh mắt những bạn đồng tù.

    Rồi cũng không ai hiểu tại sao đội của tôi lại được tuyên dương là có thành tích lao động nên được cho phép viết thư về nhà. Dĩ nhiên với nội dung là ca tụng đảng và nhà nước chăm sóc cho mình rất chu đáo.

    Mấy tháng sau thì vợ và đứa em trai ra thăm, nhưng tôi vì không đi lao động nổi nên bị phạt không cho gặp mặt gia đình, cũng không được nhận quà thăm nuôi!

    Sau này tôi mới biết được mùa nước năm ấy, quê tôi bị nước lũ tràn về, lúa chưa chín đã bị chìm trong làn nước lụt, mất trắng. Thế mà gia đình chỉ còn con heo độc nhất đành phải bán đi mà ra thăm nuôi tôi.

    Thời điểm ấy đi đâu cũng phải trình báo, xe cộ khó khăn, nếu không phải là công nhân viên, cán bộ thì chỉ còn có nước mua vé chợ đen mà thôi. Từ miền quê Rạch Giá ra đến Tuy Hoà biết bao vất vả tốn hao, thế mà không được nhìn mặt nhau cho dù là qua một hàng rào kẽm gai.

    Rồi qua một năm dài đằng đẵng nữa, tôi mới được phép thăm nuôi. Lần này vợ tôi bồng thằng Quốc đi theo. Hai người ngồi 2 bên mép bàn, tên quản giáo với ánh mắt cú vọ ngồi đầu bàn. Cả hai đều không nói nên lời khi thấy nhau ốm yếu như que tăm, một người trong nhà tù nhỏ còn người kia trong tù lớn rộng ra cả nước.

    15 phút trôi qua thật nhanh, biết bao tâm tình muốn nói mà cả hai không thể thốt nên lời, cuối cùng tôi gắng gượng bảo:

    - Mình cố ráng săn sóc gia đình thay anh, còn anh thì không cần đi thăm nuôi nữa đâu nghen.

    Tôi lủi thủi trở vào bên trong dẫy trại giam, không dám quay lại nhìn vợ con đang giọt ngắn giọt dài. Tưởng là về để giúp đỡ vợ con, ai ngờ mình lại trở nên gánh nặng cho cả gia đình.

    Cả đời nào có biết văn chương là gì, thế mà hôm ấy tôi cũng viết được một bài thơ :

    Hết chiến tranh rồi phước hoạ ai
    Đợi mong mòn mỏi tháng năm dài
    Lặn lội thăm chồng đi khắp chốn
    Đường xa vạn dặm trĩu đôi vai

    Viếng thăm chưa thoả niềm thương nhớ
    Chia ly thêm nặng nỗi u hoài
    Lỡ bước sa cơ đời đen tối
    Thương người thiếu phụ lắm chông gai


    Xuân qua hè tới, thấm thoát mà đã hơn sáu năm trời mang thân tù tội, nhìn những hàng cây xoài, cây nhãn do chính tay mình trồng đã đâm hoa kết trái, mà mình vẫn còn ở nơi đây chúng tôi càng hối hận. Nhưng cuối cùng đến giữa năm 81 thì họ thả tôi ra.

    Tôi phải mất ba bốn ngày trời mới từ miền Trung lần mò về đến quê nhà. Những người tài xế xe đò, những người buôn gánh bán bưng, bà già bán cơm ... khi biết tôi là tù được tha đều tỏ lòng quí mến mà giúp đỡ trên quãng đường qui hồi cố hương. Lòng tôi nao nao. À thì ra lòng con người Việt Nam vẫn còn đây chứ không phải đã bị nhuộm màu đỏ hết.

    Dọc đường về, nhìn đâu cũng thấy cảnh u ám, người người đói khát, da mặt ai cũng đen đúa xấu xí. Từ đường lộ về đến nhà gần ba cây số, tôi tự hỏi sao hàng cây xanh tươi ngày xưa bây giờ lại xơ xác quạnh hiu, không còn sinh khí như vậy.

    Đến nhà, con chó vàng xồ ra sủa rồi vẫy đuôi mừng rỡ. Cha tôi lọm khọm buông gậy mà chạy ra đón con. Vợ và 2 đứa nhỏ tíu tít quấn quít mà sao căn nhà coi bộ vắng vẻ hơn xưa nhiều quá. Thì ra các em tôi đã lần lượt theo nhau vượt biên hết rồi. Bà con xóm ngõ cũng đang tiếp tục âm thầm ra đi mỗi ngày một nhiều.

    Tôi thẩn thơ ra vào trong căn nhà vắng hẳn tiếng cười, lo lắng như con chim đã một lần bị tên, thấy cành cây cong cũng sợ, nên dù có nhiều người đề nghị đi vượt biên lắm mà tôi chưa biết tính sao. Tôi đã một lần quyết định sai lầm, lần này nếu ra đi mà bị bắt thì chắc là ở tù lâu lắm.

    Rồi tôi cũng phải ra đi mà thôi, nhưng phải mất đến 6 năm sau, với bao lần thất bại vì bể bãi, rồi cả gia đình tôi mới đến được bến bờ tự do.

    Hôm nay, những người bà con đến chung vui, có ông bạn trẻ Đinh Đoan tặng cho bài thơ "Đố Ai":

    Người ơi có nhớ năm nao
    Cái ngày tan tác ba đào thương đau
    Đố xem kẻ kẹt trên tàu
    Đảo Guam phải đến dạ sầu nhớ ai
    Mênh mông với nỗi u hoài
    Theo tàu Thương Tín đưa ngài về quê
    Gian nan khổ ải chẳng nề
    Ai ngờ bóc lịch ê chề thảm thương
    Ra tù với nỗi sầu vương
    Ngược xuôi dẫn vợ tìm đường vượt biên
    Trời cao cũng độ kẻ hiền
    Giúp ông tìm được đến miền tự do
    Thiên đàng kia vẫn còn chờ
    Gia đình hạnh phúc ước mơ đã thành.
    Hỏi em hỏi chị hỏi anh
    Xin cho tôi biết quí danh của ngài?


    Mục Đồng ở New York có bài thơ "Ông Là ..." hoạ lại:

    Tôi còn nhớ chuyện năm xưa.
    Cái ngày tan tác như vừa hôm qua
    Tuần duyên vượt sóng hải hà
    Đưa chàng chiến sĩ rời xa quê mình
    Nhưng sau vì nghĩa vì tình
    Nên đành chấp nhận hy sinh trở về
    Bao nhiêu gian khổ chẳng nề
    Dù cho bóc lịch ê chề thảm thương
    Cuộc đời dâu bể khôn lường
    Bao đêm dắt vợ tìm đường ra khơi
    Hình như cũng thuận ý trời
    Qua cơn bĩ cực đến thời thái lai
    Ông là : bác Ngọc chứ ai
    Đêm đen bỏ lại, tương lai đang chờ
    Mừng vui hai chữ tự do
    Gia đình đoàn tụ giấc mơ đây rồi


    Phải ! Giấc mơ đây rồi. Giấc mơ này tôi đã ao ước từ 12 năm trước, mong được đoàn tụ với mọi người trong gia đình. Đến nay mới đạt được, và tôi đã phải trả một giá quá đắt.

    Hơn 15 năm ở xứ Huê Kỳ trôi qua thật nhanh, bây giờ mái tóc đã muối nhiều hơn tiêu, mà trên chỏm đầu tóc đã đi chơi hết trơn nên trọc boong như cái hột vịt lộn, tôi ngồi vò đầu ngẫm nghĩ lại thì mình đúng là ở hiền gặp lành, chung tình với vợ con nên bây giờ được vợ cưng như cái trứng mỏng, con cái ngoan ngoãn.

    Tôi tuy đến muộn, nhưng biết thân biết phận mình, vợ chồng cố ráng làm ăn, nên nay cũng "đi xe hơi, ở nhà lầu, nhà có TV tủ lạnh đủ cả; cơm ăn ngày 3 bữa, quần áo mặc cả ngày" (just kidding). Giá mà hồi đó không trở về, có khi mình đã lấy một cô vợ Mễ, và nay thì cô ta đã xay mình nát ra như cám, "tiêu diêu nơi miền cực nhọc" rồi, mà vợ con mình cho đến bây giờ không biết ở nơi nao.

    Người ta nói trâu chậm uống nước đục, mà tôi sao lại cứ được uống sữa tươi thế này ? Hoàng thiên đối với tôi như vậy nghĩ cũng là quá hậu đãi.

    Tác giả : M Ngọc Phan


    -http://www.vcomtech.net/vn/index.php?option=com_content&view=article&id=181:n hng-s-phn-ca-ngi-chy-trn-cs-nhng-tr-v-tren-tau-vn-thng-tin&catid=54:nguoiviethaingoai&Itemid=532

  3. #3
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Chuyện 30 Năm Tị Nạn: Biển Mặn
    Người viết: DÂN ĐEN

    Việt Báo: Sau đây là bài viết về đảo Guam 1975 của Dân Đen Đệ Nhị Bảo Bình. Tác giả cho biết ông tên thật là Lý-Văn-Năm sinh năm 1950, cựu học sinh trường Trần Lục/Chu Văn An 63/70, cựu sĩ quan Hải Quân QLVNCH. Hiện là kỹ sư điện tử làm việc tại tiểu bang Oklahoma. Hy vọng bài viết của ông sẽ gợi ý cho nhiều hồi ức đặc biệt khác.

    Lời tác giả:
    Cốt chuyện nầy thật sự xảy ra tại hải đảo Guam, sau khi miền Nam xụp đổ, quân dân Việt Nam phải di tản đến nước Mỹ năm 1975. Sắp gần 30 năm kể từ ngày tan hàng, tác gỉa lúc nào cũng mong muốn biết tin tức của nhân vật đựơc gọi bằng “ông Hạm Phó”. Bây giờ và mãi mãi, tấm lòng thủy chung của nhân vật Hạm Phó luôn luôn in hằn trong tâm tửơng của tác gỉa, chắc chắn… cho đến hết cuộc đời. Mong ông được bình an, thanh thản sau bao cơn sóng gió.


    ***

    Tin tức nổi loạn từ trại tỵ nạn Asan loan truyền thật nhanh, không những trong các trại khác ở lân cận mà còn lan rộng đến mọi người dân địa phương ở đây. Tất cả các đài truyền thanh, truyền hình trên hải đảo Guam đều sôi nổi bình luận, đề nghị những giải pháp với chánh phủ về vấn đề đòi hỏi của một số dân tỵ nạn xin trở về Việt Nam.

    Đài truyền hình địa phương khai thác tận tình về việc mấy tên lính Mỹ bị đánh đập tơi tả, bàn ghế bị đập phá tứ tung, cộng với việc khai hỏa đốt trại làm mọi người đều sợ, nhất là bọn thông dịch viên làm việc cho sở Di Trú ở đây.

    Dũng chẳng biết tin tức đó cho tới sáng ngày hôm sau vụ nổi loạn, khi đã sẵn sàng chờ xe bus xuống trại Asan để làm việc. Ông xếp đã đứng sẵn ngoài cửa, bảo bọn Dũng phải đợi ở khu cư xá này cho tới khi có lệnh mới.

    ***
    Trời tháng Năm ở hải đảo Guam nóng như lò lửa, bên trong căn lều nhà binh dầy chịt, không gió, sức nóng càng tăng thêm. Trung úy Hoài chạy chung một tàu từ Bộ Tư Lệnh Hạm Đội tới đây, xách khăn gói ra bờ biển GapGap, chắc đang nằm ngủ dưới gốc cây dừa nào đó. Dũng không muốn đi, không muốn làm gì hết, cái độ nóng thiêu đốt cháy da làm có thể Dũng đâm ra lười biếng, mệt mỏi, chậm chạp.

    Những ngày hôm nay, Dũng vẫn không muốn sắp hàng làm thủ tục sang lục địa, cố ý chần chờ ở đây để mong tìm kiếm thân nhân, nhưng vẫn bằn bặt tin tức.

    Căn lều của Dũng nằm gần cổng chánh nhưng cũng gần dẫy nhà cầu cho dân tỵ nạn, có lẽ tụi Mỹ bỏ chất thuốc gì đó hay là cái mũi của Dũng đã quen nên không cảm thấy mùi hôi gì hết. Phía đằng sau cũng là nhà tắm lộ thiên, nhộn nhịp nhất là buổi tối mấy cô, mấy bà đưa nhau đi tắm, đi giặt. Xa hơn nữa là cái trạm nấu ăn. Mỗi lần trại cho ăn cá Tuna hay là thịt Gà đóng hộp là cả lều đều biết trước, bởi vì cái mùi hôi nặng của cá hộp, gà hộp cứ bay ra quanh quẩn đến lều.

    Bé Hiệp, con của một người trong lều, lên tiếng khi thấy một người đàn ông bước vào:

    -Chào chú!

    Dũng ngẩng đầu lên, thì ra là ông Hạm phó của Dũng tạt ngang:

    - Dũng này! Có muốn đi hái dừa xiêm không"

    - Chào Hạm phó! Hái dừa ở đâu vậy"

    - Ở về phía Tây Nam của trại Orote nầy. Mấy “thằng em” ở cùng lều mới cho tôi biết . Ông ta nói.

    ***
    Ông Hạm Phó, sĩ quan Hải quân Nha Trang là đàn anh trước Dũng rất nhiều khóa. Cả hai cùng phục vụ trên chiếc tàu tiếp tế của Hải Đội Vận Chuyển một năm về trước

    Ông ta có khuôn mặt thông minh, nhưng nổi bật nhất là cặp mắt thật to - một trông bốn loại người khó tánh - “Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ lộ”, Uống một ngụm bia là mặt đỏ bừng.

    Cái tuổi đời hơn ba mươi của ông mới lập gia đình chắc hẳn nếu không phải khó tính thì cũng là một tay kén chọn người vợ rất kỹ lưỡng.

    Ngày cưới của ông ở mãi tận xứ Gò Công, thật xa thành phố, cả toán sĩ quan của tàu đèo xe Honda đi ăn cưới mà cứ lo ngay ngáy mấy thằng VC chặn đường, ngày ấy cách đây không lâu lắm.

    Trên tàu, mỗi lần đi nhậu, có hai tên phá mồi là Hạm phó và Dũng - Sĩ Quan Tiếp Liệu. Nhưng có ai dám làm mất lòng hai tên này đâu" Tội gì mà mất lòng, hai tên này toàn là chổ “nhờ cậy” không" Họ mà ghét thì mai mốt đừng có hòng mà năn nỉ “giúp đỡ” này nọ.

    Những ngày ấy, Dũng cũng đang học Luật với ông ta, đang lúc công tác ở Mỹ Tho, cả hai được Hạm trưởng ký sự vụ lệnh, khăn gói về Saigon đi thi, như những thí sinh “trói gà không được chặt” làm mấy ông thượng sĩ già lắc đầu lia lịa.” Mấy ông quan tàu thủy này định lập chí lớn gì đâ"”

    Những ngày công tác ở Vũng Tàu, cả băng sĩ quan độc thân Nha Trang được lòng mấy em nữ sinh trường Pháp. Cũng hẹn hò thắm thiết cảm động dài dài, cũng tiếu lâm, chọc ghẹo thân tình, lại học được mấy em hai tiếng “Xì trum”. Sau đó trên tàu hai tiếng “Xì trum” thông dụng được các quan xử dụng dài dài trong những ngày công tác.

    Những ngày tàu đậu ở Saigon, kể cả Hạm trưởng, cả băng sĩ quan Nha Trang kéo tới nhà bố vợ một sĩ quan niên trưởng -Trung úy Long- hào hoa phong nhã để tập “nhẩy đầm” mệt nghỉ.

    Mỗi khi tàu về Saigon trong dịp cuối tuần, lại có mục tới trường đua Phú Thọ để thưởng thức những món ăn thật ngon, cũng để cả bọn “tập tành” thử mùi đánh cá ngựa.

    Những kỷ niệm thật vui của một sĩ quan đàn em đối với niên trưởng nhiều đến nỗi hai tiếng “Hạm Phó” cũng không thể nào bỏ được.

    Có lúc ông ta bảo Dũng:

    -Anh đừng gọi Hạm phó nữa. Đất nước, quân đội của mình tan nát hết rồi! Gọi như vậy người ta nghe được, khó chịu lắm!

    Dũng lặng thinh, cười trừ, cứ bảo là sẽ bỏ, mà không thể nào “dứt điểm” được cái danh từ xa xưa đó được.

    Ngày hôm qua, Hạm phó khuôn mặt nửa buồn, nửa vui bảo Dũng:

    -Tôi nghe tin Cao Ủy Liên Hiệp Quốc bắt đầu nhận đơn những dân tỵ nạn muốn xin về Viêt Nam, Chắc tôi sẽ trở về....

    Dũng kinh ngạc, la lớn:

    -Bộ Hạm phó không sợ tui nó làm thịt hay sao? Về lúc nầy thì chỉ có nước chết mà thôi...

    -Tôi cũng nghĩ vậy, nhưng nhà tôi đang có bầu, lại yếu ớt quá, không biết có chịu nổi cảnh sống dưới chế độ mới hay không? Tôi đã hèn nhát chạy tới đây cũng vì sợ chết cho thân mình, bỏ lại vợ con. Trời cao, bể rộng biết đến bao giờ gặp lại. Lỗi lầm này chỉ có một đường là trở lại, cũng như một lần chuộc lỗi với người vợ thương yêu.

    Ông ta nói xong, lặng nhìn cái nhẫn vàng đính hôn trên bàn tay trái, cặp mắt xa diệu vợi.

    Dũng cũng lặng thinh, không biết nói thế nào đây. Không lẽ gọi ông là kẻ ngu đần! Dũng còn quá trẻ, độc thân, không hề biết được cái tình cảm của một người chồng đối với vợ, với con.

    Khi còn tại chức, Hạm phó là một vị chỉ huy rất khó tánh, ông dùng lý trí để điều hành chỉ huy công việc hàng ngày, thẳng thừng trừng phạt những nhân viên bê bối, không bao giờ để tình cảm chi phối. Dũng không ngờ tới bây giờ ông lại quá yếu ớt, giống như một kẻ “nhi nữ thường tình.”

    Anh Tịnh, người ở cùng lều, nghe vậy, cũng lên tiếng:

    -Ông Phó à! Theo tôi nghĩ, ông nên nấn ná ở lại đây. Có thể, mấy ông Tướng yêu nước sẽ trở về lập khu kháng chiến, một vài năm thế nào cũng giải phóng được Viêt Nam. Ông trở về lúc này thì khác gì “đưa dê vào hang cọp”, tụi nó không giết thì cũng cầm tù ông suốt đời. Cái gương ngoài Bắc năm 1954 còn rõ ràng ra đó. Mấy thằng thanh niên đảng viên trung thành thế đó, đấu tố cả cha mẹ, mà tụi nó còn cầm tù, giết hết. Còn tụi mình lính tráng, công chức của chế độ cũ, hận thù mấy chục năm, thì đừng hòng ở yên với tụi nó. Ông về lúc này thì chẳng giúp gì cho vợ con hết, mà lại thêm khổ sở cả gia đình...

    Ông Tịnh nói rất nhiều, nhưng Dũng cũng đã biết tánh ông Phó từ lâu. Dự tính trở về cố hương kỳ này chắc ông ta đã có quyết định rồi! Dũng nói:

    -Nếu Hạm Phó quyết định trở về thì thử xem tình hình ra sao" Coi thử Liên Hiệp Quốc có bảo đảm gì hay không" Sau đó thì ghi danh cũng chưa trễ"

    Hạm Phó lặng thinh, gật đầu bước trở về lều, đầu cúi xuống. Mới có mấy ngày mà ông ta trông già hẳn ra.

    Mới một thoáng qua đây, cả một hạm đội hùng mạnh, lực lượng bảo toàn, thế mà lẳng lặng rút lui, bỏ ra biển, đem theo những gia đình thân nhân của những vị quan lớn. Có lẽ đất nước chiến tranh lâu quá rồi, những ý niệm công bằng, ngay thật cũng đã bị bom đạn, chết chóc tàn phá. Thời thế đưa đẩy, không còn lý tưởng, không còn danh dự một đời. Bây giờ chỉ là những chăm sóc, những sự bảo vệ cho bản thân, cho gia đình của mình mà thôi. Bất kể từ vị tướng chỉ huy hay một thủy thủ thấp nhất, khi đã “tan hàng” thì ai nấy đều bình đẳng với nhau không còn hơn kém. Phải giữ lấy mạng sống của họ trước hết như là một sự tự nhiên không còn cách khác.

    ***
    Dũng nhìn ông Phó, để nhận xét khuôn mặt của ông về quyết định ngày hôm qua, nhưng không muốn bàn đến chuyện trở về khó nghĩ đó nữa. Chuyện ông Phó rủ đi hái dừa xiêm thấy dễ nói hơn. Chàng nhanh nhẹn đứng bật dậy nói:

    -Vậy thì mình đi liền đi!

    Ông Tịnh nghe mấy tiếng “dừa xiêm” cũng hăng hái xin tham dự. Ông Tịnh –một công chức chính phủ - lần di tản này đem đuợc cả gia đình vợ, hai đứa con và bà nhạc. Vào tuổi trung niên không biết nói tiếng Anh, ông ta nhiều lúc đăm chiêu nhìn những cảnh vật xa tầm mắt, xa tận chân trời, có thể đang tiếc nuối một thời vàng son đã qua, có thể đang lo nghĩ đến tương lai mịt mùng đang chờ trước mặt.

    Từ những vùng đất đã được công binh Mỹ dọn dẹp, bằng phẳng cho những căn lều của dân tỵ nạn, chung quanh là rừng lá thấp, chằng chịt những gai. Bọn Dũng muốn tới rừng dừa, bắt buộc phải vượt qua cánh rừng đầy gai, để xuống sát bờ biển phía Nam hoang vu nhưng có những cây dừa xiêm thật cao, đầy trái.

    Mấy tên di cư, không có cái gì trên tay, chỉ trừ cái búa đẻo mà ông Tịnh đã mượn được của mấy người dân Phước Tỉnh. Đường rừng cây cối chằng chịt, thỉnh thoảng có những cây đu đủ hoang, đầy trái xanh, có những cây ổi, trái nhỏ như trái chanh, rất nhiều hột.

    Đời sống tỵ nạn lúc này, ăn không ngồi rồi, chỉ bận rộn sắp hàng đi lãnh cơm, lúc đi tìm thân nhân, hay đi tắm biển, lúc chờ tối trời đi xem ci-nê. Nếu được dịp thám hiểm như thế này thì Dũng không thể nào bỏ được. Tương lai thế nào, Dũng cũng đôi lúc nghĩ tới, nhưng lúc này Dũng phải làm cái gì để xoa dịu phần nào những nỗi nhớ nhà khủng khiếp, gắng quên đi những cô đơn của cuộc đời.

    Rừng dừa đầy trái, thân cây cao ngất trên trời, Dũng tưởng mình đến sớm, nhưng dân tỵ nạn thật là hay, tin tức “dừa xiêm” mới đó mà rải rác ở đây có những toán người đã tới với cùng mục đích giống nhau.

    Chiếc búa “mầu nhiệm” của ông Tịnh đốn ngã cả thân cây dừa lâu năm, có cả trăm trái. Ông Tịnh nhắc khéo:

    -Mấy ông uống nước dừa thì uống vừa vừa thôi. Coi chừng “Tào Tháo rượt” tối nay thì khổ lắm đấy!

    Dũng đang thưởng thức ngon lành trái dừa thứ ba, bỗng khựng lại, sực nhớ ra cái vụ nước dừa ở Long Xuyên năm ngoái. Cái ông sĩ quan Vận Chuyển thích nước dừa quá đỗi, uống quá nhiều, uống như uống nước lúc ban ngày, đến buổi tối ông ta cứ lên giường xuống giường cả mười mấy lần để thăm cái nhà vệ sinh.

    Với những bàn tay không, cộng với cái búa đẽo mượn theo, ông Tịnh đề nghị đem một mớ dừa về trại để làm việc bán buôn. Ông nói:

    -Tối hôm qua, tôi ra “Ngã Tư Quốc Tế,” thấy họ bán dừa một đồng một trái! Tụi mình đem về được là ngày mai có thuốc hút rồi!

    Dũng hơi ngần ngừ bởi vì ông Phó và Dũng đâu có hút thuốc, vả lại làm sao mang được mấy trái dừa bằng tay không. Muốn trở về trại phải leo đồi, băng rừng chớ có phải “xa lộ thênh thang” như ở thành phố đâu!

    Nhưng cuối cùng, những trái dừa cũng được xỏ xâu bằng những sợi dây leo, cột thành một hàng dài. Mỗi sợi dây trên mỗi trái dừa được cột thành vòng tròn để được lòn khúc cây rừng xuyên qua trở thành cái đòn gánh dã chiến.

    Ông Tịnh quá hăng hái với công việc “làm ăn” nên làm tới hai cái đòn gánh dã chiến, dài đến mấy thước.

    Trong bọn chỉ có ba tên, Dũng còn trẻ nên được chỉ định một mình phải vác hai đầu đòn gánh. Ông Phó gánh một đầu, đầu kia Dũng vác bên vai phải, ông Tịnh gánh một đầu của đòn thứ hai, đầu kia Dũng vác bên tay trái. Đường về, hành trang quá nặng, cả bọn phải đi vòng ven biển để về trại, thật xa nhưng không phải băng rừng. Hai bả vai của Dũng, lúc về trại ê ẩm cả mấy ngày.

    ***
    Thời tiết cuối tháng Sáu càng ngày càng nóng, dân tỵ nạn lần lượt chuyển trại đưa sang Mỹ. Dũng vẫn muốn chờ đợi thân nhân, một vài đứa bạn cùng khóa Hải quân có gặp rồi lại xa. Thằng Thạch –bạn cùng phòng suốt thời gian thụ huấn ở quân trường – quyết định sang Thụy Sĩ xum họp với gia đình bà chị ruột. Dũng chỉ gặp có một lần ở ngã Tư Quốc Tế, tính khuyên nó ở lại, nhưng lại thôi. Ít ra là hắn cũng có thân nhân để đòan tụ.

    Thằng Châu, lúc đó túng tiền đang đi dạo bán sợi dây chuyền vàng trên cổ, gặp một lần ở nhà ăn rồi cũng mất tiêu. Thằng Hùng đi với đứa em có gặp trên chiếc tàu HQ11, lúc đến trại Orote thì cũng chẳng thấy ở đâu.

    Thằng Giám thì đánh bóng chuyền tối ngày ngoài bãi biển. Đứa nào cũng không biết tương lai, cuộc đời sẽ ra thế nào, nên đứa nào cũng không có thì giờ nghĩ đến bạn bè nữa rồi.

    Dũng cũng có gặp cô hàng xóm, bạn thân. Thời buổi này mà có được quen với một nàng con gái ở trong trại thì cũng đỡ thấy cô đơn. Một buổi tối, Dũng tới lều của nàng, mới vỡ lẽ ra rằng nàng đã có người đàn ông khác đang bảo bọc. Chim đã vào lồng thì Dũng đâu còn muốn liên lạc làm chi.

    Bây giờ Dũng chỉ còn ông hạm Phó ở đây. Dũng rời tàu của ông ta từ lâu lắm, để đi thụ huấn ở trường Sinh Ngữ Quân Đội. Nhưng những ngày chia sẻ ngọt bùi trên chiếc tàu dầu như có một sợi dây vô hình nào đó, vẫn luôn gắn bó thân tình của Dũng đối với ông Phó.

    Có một lần, Dũng tới lều ông Phó. Hành trang của ông là chiếc vali nhỏ nhắn, đồ đạc xếp thật ngăn nắp. Ông soạn ra, nhìn mãi, cặp mắt ướt, xa xăm, ông nói:

    -Đây là những gì nhà tôi soạn ra để tôi mang theo khi di tản. Không ngờ lại cách biệt ngàn trùng...

    Dũng thở dài, lặng thinh, không biết nói thế nào để an ủi.

    Cuộc chiến tranh ý thức hệ nầy chắc có ngày phải kết thúc. Thằng Mỹ đã hoàn toàn phủi tay với quân đội quốc gia. Thằng Nga, thằng Tàu chắc không còn lý do nào để cung cấp súng đạn cho quân đội Cộng Sản. Bây giờ di sản của quê hương sẽ là những phân ly đau khổ, những thù hận không quên, những dân lành nghèo đói, những bảo thủ ác độc, những tụi cướp ngày có giấy phép, hay là những nhà tù không biết ngày ra. Ở nơi này, biết bao nhiêu người thương nhớ gia đình như ông Phó, ở xứ sở VN xa xôi kia biết bao nhiêu người trông ngóng kẻ ra đi, có thể bỏ xác ở xó rừng, ở một dòng sông hay ngoài biển cả bao la, hay là đang định cư ở một quốc gia nào xa lạ.

    Hạm Phó âm thầm chuyển trại, không muốn nói lời từ giã với Dũng. Chắc ông ta không còn muốn nghe những lời cản ngăn nóng nẩy của một người đàn em chân thật. Ông ta đã được Liên Hiệp Quốc chấp nhận đơn xin trở về VN.

    Dũng bây giờ không còn một ai thân thiết, ngay như tên bạn di tản cùng tàu cũng sửa soạn qua Mỹ về California đoàn tụ với gia đình. Dũng không muốn đi với nó, mình như chim trời cá nước, vùng vẫy tự do, tội gì phải lệ thuộc vào những người khác, mặc dù hắn cũng muốn Dũng đi cùng.

    ***
    Dũng được chính thức trả lương, sau một thời gian tình nguyện làm thông dịch viên trong những trại tạm trú. Hơn ba tháng qua, tất cả dân tỵ nạn đã nên đường sang Mỹ, chỉ lưa thưa vài trại tạm trú cuối cùng ở đảo cho khoảng hai ngàn người xin trở về quê hương. nhóm thông dịch viên được chỉ định công tác hàng ngày, mỗi cá nhân sẽ thay đổi nhiệm sở tùy theo nhu cầu đòi hỏi.

    Sở di trú cũng là chủ hãng của Dũng dành riêng một cư xá của sĩ quan độc thân cho bọn thông dịch viên trên một ngọn đồi Nimitz thật cao, tên của một vị Đô Đốc Hải quân anh hùng của thời thế chiến. Từ vị trí đó, dưới mắt những người trở về VN, bọn Dũng được họ coi là những nhân viên CIA, mà sự thật nhóm thông dịch viên này chỉ là những nhân viên tầm thường làm việc với đồng lương tối thiểu mà thôi.

    Mấy ngày bạo động vừa qua đã làm một số thông dịch viên sợ hãi, từ chức và đã lên đường sang Mỹ. Còn lại bọn Dũng phải làm việc một ngày mười mấy tiếng, phần lớn dân di tản được tập trung ở trại Asan là một trại có đủ tiên nghi, nhà bếp, bệnh xá, vòng rào kẽm gai chằng chịt, để tránh tình trạng nhưng người quá khích rời trại, ra phố biểu tình đòi chính quyền Mỹ cấp phương tiện về VN.

    Các công ty du lịch ở Guam gần như phá sản, bởi vì không còn du khách nào tới thăm, họ sợ cái cảnh nổi loạn, đốt nhà, đập phá vừa qua. Cái hình thật to của Hồ Chí Minh quá khổ treo ngay trước trại, như một hung thần canh cửa, không một du khách nào cả gan dám tới. Cả quốc hội địa phương biểu quyết 100% đòi ông Thống Đốc phải có biện pháp khẩn cấp để cứu nguy cho nền kinh tế của đảo.

    *
    Anh trưởng toán thông dịch viên, như thông lệ, chia cắt nhiệm vụ hằng ngày:

    -Các anh hôm nay làm việc dưới tàu Việt Nam Thương Tín nhé…Có thể cho tàu chạy ra biển thử máy khoảng một ngày… Trên tàu có đủ thức ăn, chổ ở cho các anh. Lần này có cả ông Tướng đi theo, các anh nên cố gắng làm việc đàng hoàng!

    Bến tàu của Hải Quân Mỹ rộng lớn thênh thang, chiếc tàu VNTT được sơn sửa mới tinh, sẵn sàng hết mọi thứ để ra khơi, thử máy móc một lần chót, trước khi đơn độc hải hành trở lại VN.

    Dũng được chỉ định làm thông dịch viên cho tên Thiếu úy Mỹ ở ngay hầm máy. Cái máy tàu khổng lồ cao ngất, chạy rầm rầm, ồn ào không nghỉ. Mùi dầu cặn nồng nồng, cay cay lúc nào cũng thoang thoảng trong phòng cơ khí, chỉ dể chịu hơn khi tàu chạy ra khơi, nhờ những làn gió biển thật mát thổi vào.

    Như thế, nếu mọi việc hoàn hảo, êm xuôi, thì nguyện vọng của những người VN sẽ đươc thỏa mãn. Họ sẽ được trở về quê hương, về với chế độ cách mạng Cộng Sản, nổi tiếng thâm độc, tàn ác đã có từ hơn hai mươi năm dài của cuộc chiến tranh. Trong số người sẽ trở về đó có cả một sĩ quan đàn anh của Dũng, những quân nhân anh hùng đủ mọi binh chủng. Chỉ vì tình thương gia đình, họ đã bất chấp những nguy hiểm trước mắt, bất chấp những hận thù nóng bỏng mới đây, họ trở về như một lần chuộc lỗi với gia đình, với vợ hiền, con dại.

    Dũng gặp Hạm Phó lần cuối cùng trong phòng Thông Tin. Ông có vẻ ốm đi, giương mặt tươi tỉnh, nhưng không còn có vẻ gì oai hùng như những ngày ở đơn vị. Dũng hỏi trước:

    -Hạm Phó khỏe không"

    -Cám ơn anh! tôi vẫn bình thường!

    Ông nói tiếp:

    -Tôi tưởng anh đi qua Mỹ rồi! Qua đó nhanh lên để học hành cho mau! Nấn ná ở lại đây cũng không tốt đâu.

    Dũng định nói thật nhiều, khuyên ông ta ở lại, nhưng chỉ buông tiếng thở dài:

    -Thế thì Hạm Phó có bỏ ý định trở về không" Sang Mỹ, anh em mình cùng đi học như ngày nào ở trường Luật. Cùng nhau đi nhậu “phá mồi” như ngày xưa.....

    Ông ta cắt ngang, vội vã:

    -Tôi đã quyết định rồi, không còn thay đổi nữa...Nếu mạng sống này đổi lấy sự thứ lỗi của nhà tôi thì tôi cũng sung sướng để nhận lấy. Đã nhiều tháng qua, những cô đơn đã gậm nhấm tâm hồn, không trở về VN thì tôi cũng như một cái xác biết đi mà thôi.

    Trước khi từ giã nhau, ông nói:
    - Thôi thì tôi cũng chúc anh thành công, thật thành công cho tương lai trước mặt.

    ***
    Chiếc tàu chở hàng mang cái tên dài quen thuộc Việt Nam Thương Tín từ từ ra khơi với hơn một ngàn người đứng đầy trên boong, đa số mọi người cầm trên tay những lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam. Sau lái tàu là cây cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Đây là công trình của họ với mấy chục chiếc máy may, người Mỹ đã cung cấp tất cả mọi thứ, bất cứ những gì những đại diện của họ đòi hỏi.

    Trên tầu còn được cung cấp thừa mứa lương thực, hàng hoá tiêu dùng. Đây là sự tử tế của người Mỹ dành cho những người Việt trở về quê hương. Từ trên đảo nhìn theo con tầu định mệnh ra khơi, Dũng cũng như mọi người đều biết trước rằng họ sẽ bị những sự kiềm chế, điều tra khắc nghiệt, tận tình của chánh quyền cách mạng.

    Những thủy thủ trên chiến hạm, những người lính thủy thương nhớ gia đình, trong đó có những đàn anh của Dũng tốt nghiệp từ lâu, có những hạm trưởng anh hùng, những vị chỉ huy một lòng với quân đội. Con tàu đó mang về một người đàn anh của Dũng, về một vùng đất của Mẹ, một vùng đất vừa đổi chủ, vùng đất của hận thù, của một chủ nghỉa xa vời, độc ác.

    Hai ngàn dậm trên biển rộng, cộng với hai cơn bão đang hoành hành trên biển Thái Bình Dương, để từ đây tới được một bến bờ có hình cong như chữ S.

    Dù sao, những người trở về sẽ không phải chịu cảnh cô đơn tận cùng trong một xứ Mỹ quá xa. Dũng cầu mong cho tất cả được an lành về tới quê hương, sẽ được xum họp với gia đình, không có những ân hận một đời.

    Chiếc tàu xa dần ở chân trời phía Tây, để lại những kỷ niệm mất mát, đắng cay nào đó cho Dũng, trên cái hải đảo xa lạ nầy, nơi đây chỉ là một chốn dừng chân tạm thời của những kẻ thật sự mất nước.

    Tất cả những hiện thể của cuộc đời, có thể là số mạng, có thể là những quyết định nào đó của con người. Hãnh diện một đời cho những ai làm đúng. Thật là đáng buồn cho nhưng ai chọn sai con đường. Tất cả, đúng hay sai, có một lúc nào đó hay ngay hiện tại, chỉ còn là những quá khứ thật xa, thật cũ.

    Tin tức về sau cho biết khi tầu Việt Nam Thương Tín cập bến Việt Nam, tất cả mọi người trở về đều được lệnh cởi hết quần áo trước khi xuống tầu. Từng đoàn xe bít bùng đã chờ sẵn, chở họ vào nhà tù. Mười hai năm sau, có người còn gặp vị trung tá hạm trưởng tên Trụ tại trại tù Hàm Tân. Không biết ông “Hạm Phó” ra sao.

    Sắp gần 30 năm kể từ ngày tan hàng, tác gỉa lúc nào cũng mong muốn biết tin tức của nhân vật đựơc gọi bằng “ông Hạm Phó”. Bây giờ và mãi mãi, tấm lòng thủy chung của nhân vật Hạm Phó luôn luôn in hằn trong tâm tửơng của tác gỉa, chắc chắn… cho đến hết cuộc đời.

    Mong ông được bình an, thanh thản sau bao cơn sóng gió.
    Dân Đen
    Đệ nhị Bảo Bình
    -http://vietbao.com/a163204/chuyen-30-nam-ti-nan-bien-man
    Last edited by tieulacphong; 05-04-2011 at 01:47 AM.

  4. #4
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết
    .

    Người trở về từ tàu VN Thương Tín

    Ngòai ra, tòa Lãnh sự Mỹ tại Sài gòn tiếp tục nhận đơn cuả những người trở về từ đảo Guam trên chiếc tàu Việt Nam Thương Tín đã được báo Ngày Nay và một số báo chí hải ngoại loan tải đã gây được sự chú ý của nhiều người Việt trong và ngoài nước, nhất là những có thân nhân trở về trên chiếc tàu này. Một số đông đảo đã lên tòa Lãnh sự Mỹ tại số 4 Lê Duẩn, Sài gòn để xin nộp đơn xin định cư tại Mỹ. Một số khác đã liên hệ với hội VAHF để biết thêm chi tiết.

    Mặc dầu hầu hết những người trở về trên chiếc tàu VN Thương Tín đã được định cư tại Hoa Kỳ qua diện HO nếu họ từng là quân nhân và đã đi tù CS từ 3 năm trở lên. Tuy nhiên, cũng còn một số không ít vì một lý do nào đó hoặc tù dưới 3 năm, hoặc không thuộc quân đội, hoặc nghĩ rằng mình đã tự ý đòi về thì sẽ không được cứu xét vào Mỹ nên nay còn sót lại. Theo sự tìm hiểu của hội VAHF và nhất là qua sự liên lạc với hội VAHF của những người thân của những người đã từng trở về thì số người còn lại này cũng không ít.

    Đây cũng là một đóng góp đem đến từ chuyến đi Guam của hội VAHF để nhận lãnh tài liệu lịch sử của người Mỹ gốc Việt vào tháng 4 năm 2006 vừa qua. Chuyến đi đã khơi dậy một sự kiện lịch sử tưởng như đã chìm vào lãng quên cuả thời gian.

    Được biết , tàu Việt Nam Thương Tín I do cựu Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ điều khiển về VN cùng với 1652 người vào tháng 10 năm 1975. Sau khi cập bến, tất cả những người trở về đã bị cầm tù ngoại trừ một bé trai 7 tuổi. Cựu Trung tá Trụ đã bị tù 13 năm. Cuối cùng ông được thả tự do và ông cùng với gia đình đã được định cư tại Hoa Kỳ qua diện HO năm 1990.

    Mọi tin tức liên quan về vấn đề xin định cư của những người ra về từ chiếc t àu VN Thương Tín năm 1975 , độc gỉa có thể liên lạc với hội qua điện thoại số (512) 844-9417 hoặc email: <nancy@vahf04.org

    ”Hát Cho Hành Trình 32 năm Viễn Xứ”

    Ngoài ra, ngưồn tin của hội VAHF, hội sẽ tổ chức Đại nhạc hội gây quỹ mang chủ đề :”Hát Cho Hành Trình 32 năm Viễn Xứ” tai Austin vào ngày 21 thang 4 năm 2007 sắp tới. Trong dịp này, hội sẽ triển lãm trước công chúng những tài liệu hội đã sưu tần được tại Guam. Buổi ca nhac sẽ có sự góp mặt của ban nhạc The Fever, ca sĩ Nguyên Khang, Thanh Lan, Loan Châu và nhiều tên tuổi khác.

    Cũng nên nhắc lại, Hội VAHF được thành lập từ năm 2004 với mục đích sưu tầm, bảo tồn, cổ võ, và tán dương lịch sử người Mỹ gốc Việt. Hội đã thu thập trên 200,000 trang tài liệu về lịch sử người Mỹ gốc Việt. Chuyến viếng thăm đảo Guam của hội trong tháng 4 vừa quan đã gây được tiếng vang trong cộng đồng người Việt và chính phủ cũng như người dân đảo Guam.

    Ngoài ra, hội cũng sát cánh hoạt động và hỗ trợ với các hội đòan và cộng đồng người Việt khắp nơi trong công tác bảo tồn văn hoá người Mỹ gốc Việt.
    Mọi liên lac xin thư về:VAHF P.O. Box 29534, Austin, TX. 78755.
    Hoặc email về địa chỉ: -nancy@vahf04.org
    Hoặc điện thoại số: 512-844-9417
    * Triều Giang
    Tháng 1/2007
    -http://www.levanduyet.com/cgi-bin/yabbSP1/YaBB.pl?action=print;num=1160750360

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-04-2015, 02:15 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-18-2014, 12:15 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-16-2014, 03:14 AM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-12-2014, 03:18 AM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-06-2014, 11:54 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •