.
Vài hàng chia sẻ
về cố TT. Lý Quang Diệu


Kính thưa cả nhà, đặc biệt là quý ông bà anh chị ở Úc,

Vừa qua chúng ta chứng kiến cựu TT. Malcolm Fraser ra đi để lại nhiều tiếc nuối cho người Úc nói chung, và cộng đồng Việt tỵ nạn nói riêng. Ông Malcom người Úc mới từ giã cõi đời này, thì kế đó là cựu TT Lý Quang Diệu, người cầm cân nảy mực đất nước Singapore, hòn đảo Sư Tử hơn 31 năm trời. Ông là vị cha già dân tộc đúng nghĩa, người đã lèo lái, dẫn dắt đưa đất nước nhỏ bé ấy lên hàng Top 10 các nước có chỉ số GPD cao nhất thế giới (hạng 3 trên thế giới).

Quả là đáng nể, bái phục vì ở chỗ một đảo quốc từ thuở lập quốc chẳng có gì ngoài tấm lòng & quyết tâm của ông Thủ tướng họ Lý cùng sự niêng năng của người dân. Một đảo quốc nhỏ bé, không có tài nguyên, thậm chí thiếu nước uống phải nhập từ quốc gia lân bang Mã Lai.

Ôi, có quá nhiều cái hay, cái đẹp để ca tụng đất nước này và cá nhân ông Lý Quang Diệu. Quả là không ngoa khi người ta nói là nếu không có ông Lý Quang Diệu thì chưa chắc có một Singapore của hôm nay. Hơn 20 năm về trước vào tháng 8/1994 khi tôi khăn gói từ Úc lên đường qua Singapore kiếm việc làm thì khi đó đảo quốc này đã tích lũy được một nguồn dự trữ lên đến gần 1,000 tỷ Mỹ Kim.

Vì phúc lợi hầu như không có, cho nên chính phủ muốn người dân có quỹ hưu cao. Quỹ hưu là 40% lương, trong đó chủ nhân bỏ vào 20% và cá nhân bỏ vào 20%. Người dân có thể dùng quỹ hưu này để đặt cọc mua nhà.

Phải nói Singapore có chính sách thu dụng nhân tài, nhân lực cần cho xứ sở. Đến Sở Di Trú tại Singapore có thể thấy những người sắp hàng làm thủ tục xin Visa lao động thuộc đủ mọi sắc dân. Cùng lứa với tôi khi đó có nhiều người Việt (sống ở Úc) đã bay qua đó xin việc làm vì vào thời điểm đó kinh tế Úc đang gặp khủng hoảng, tìm kiếm việc khó khăn.

Công ty nhận tôi vào làm là Strait Steamship Land mà sau trở thành Keppel Land, thuộc Tập đoàn Keppel, là một trong 4 tập đoàn lớn nhất Singapore (Keppel Group có Keppel Bank, Keppel Land, Keppel Engineering, Keppel Finance, Keppel Shipyard,...). Phó chủ tịch Keppel Land khi đó là ông Lim (mà sau này là chủ tịch), cùng thời với cựu TT. Goh Chok Tong và là một trong 4 tứ đệ của ông Lý Quang Diệu. Trước khi nắm giữ chức vụ này ông từng là chủ tịch Công đoàn Singapore (NTU).

Khắp nơi trên đất nước Singapore đều có các hạng mục xây dựng hằng ngày, không ngừng nghỉ. Các sinh viên đi học xa, vắng 1-2 năm khi quay trở về còn phải bở ngỡ với những đổi thay chung quanh.

Có quá nhiều cái đẹp, cái hay để nói về đất nước này mà không thể không nhắc đến công lao của ông Lý Quang Diệu. Sách vở đã nói nhiều, các bài báo tiếng Việt gần đây nhất như của ông Trần Trung Đạo cũng đã nói nhiều về ông Lý Quang Diệu rồi.

Nói cái hay, cái đẹp mà quên nói qua mặt tối của nó cũng là một thiếu sót, bởi vì "nhân vô thập toàn". Nói ra cái không hoàn mỹ ở đây không có nghĩa là tôi chỉ trích mà xem đó là một cách học hỏi.

Cả hai vợ chồng ông Lý Quang Diệu đều là những luật sư tài giỏi. Bản thân ông lại là một lãnh tụ giỏi, độc đoán cho nên ông cũng đòi hỏi quá cao từ con cháu của mình. Ông bà có tất cả 3 người con: 2 trai, 1 gái. Người con trai cả là Lý Hiển Long, đương kim thủ tướng; người con gái kế, chưa lập lập gia đình, là bác sĩ chuyên khoa não, là viện trưởng một viện y khoa; còn người con trai út là Chủ tịch/Tổng Giám đốc điều hành công ty điện thoại SingTel của Singapore (Cty này đã mua đứt Cty Optus của Úc hơn 10 năm nay).

Nhiều người cứ tưởng người vợ hiện nay là vợ duy nhất của TT. Lý Hiển Long. Không phải thế. TT. Lý Hiển Long có người vợ đầu đã mất, được cho là bị đau tim mà chết. Hơn 20 năm trước khi có mặt ở đó, tôi đã nghe râm ran câu chuyện này mà sự thật là bà ấy đã tự tử bằng cách tự chích vào mình liều thuốc độc mạnh, khiến cho tim ngừng đập. Bà tự tử vì ông bà Lý Quang Diệu không vui, hay áp lực lên bà, vì bà đã sinh ra một đứa con bị bệnh Abino (bệnh bạch tạng. Người bị bệnh này tư chất vẫn bình thường, duy có điều là vẻ bên ngoài trông có khác với người thường: da & tóc và đôi mắt).

(Xem: https://groups.google.com/forum/#!to...re/I0O56jaZDXI)

Sau cái chết của mẹ, đứa cháu này được ông nội "tống" khỏi Singapore để tránh sự dị nghị của công chúng.

Trong tư duy của ông Lý Quang Diệu, ông nghĩ rằng sự kết hợp của người đàn ông thông minh hoàn hảo với người phụ nữ có bộ óc tương tự, sẽ cho ra những thế hệ thông minh, hoàn hảo, có lợi cho đất nước Singapore sau này.

Hãy xem cách hành xử & trả lời của ông Lý Quang Diệu với một nữ sinh trong một buổi nói chuyện với sinh viên của trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS):

Lee Kuan Yew's 'below the the belt' answer
http://www.theonlinecitizen.com/2011...e-belt-answer/

Câu hỏi của cô sinh viên đang học lấy học vị Tiến sĩ tại Phân khoa Sinh học là "thời gian gần đây dòng nhập cư tăng nhanh trong một thời gian ngắn, phần nào làm loãng đi tính thuần nhất, chúng ta có thể làm gì để khiến cho người ta cảm thấy gần hơn và gắn bó với xứ sở này".

Nên nhớ rằng, vào thời điểm những năm 90s tôi đã thấy phong trào di dân từ Trung Quốc sang đảo quốc này rồi. Hiện nay chắc là khủng khiếp lắm. 2 đại minh tinh Trung Quốc là Lý Liên Kiệt và Củng Lợi cũng có quốc tịch Singapore.

Thay vì trả lời thẳng vào câu hỏi của cô sinh viên này thì ông LQD lại đặt ngược nhiều câu hỏi có vẻ bêu riếu cô ấy trước đám đông cử tọa như:

- Năm nay cô bao nhiêu tuổi rồi?
- Cô đang học ngành gì?
- Có gia đình chưa?

Cô ấy đáp chưa, thì ông hỏi tiếp "đã có bạn trai chưa?"

Và câu kết của ông là "cô hãy biết quý thời gian đi", rồi ông quay sang cử tọa nói rằng người phụ nữ nên lập gia đình rồi sinh son trước tuổi 35t, vì nếu sinh sau tuổi này thì sát xuất cho ra đứa con có bệnh cao hơn (có thể là ông học bài học từ cô con dâu đầu tiên, người đã lấy cái chết để phản đối lối suy nghĩ của ông và chứng minh rằng ông sai).

Ngoài ra, khi làm việc, gần gũi với người Singapore, tôi có một số nhận xét.

Tháng 8/1994, khi tôi đến Singapore, sau khi được nhận việc, tôi được yêu cầu đến phòng mạch khám bệnh đầy đủ trước khi đi làm. Khi đến phòng mạch, ngồi được một lát, thì tôi thấy có một cai thầu người Sing, dẫn vào một nhóm thợ người Thái. Cả nhóm khoảng 15-20 người thợ được yêu cầu ngồi bệt dưới đất, chờ gọi tên đến phiên vào khám bệnh.

Từ việc ngồi dưới đất cho đến cái nhìn những người thợ này, khiến cho tôi chạnh lòng, thương cảm họ. Vì hơn 10 năm trước, vào 3/1984 khi tôi làm đại diện/thông dịch cho một phái đoàn 87 người gồm 3 sắc tộc Việt-Miên-Lào để làm giấy tờ tại Phi trường Bangkok, trước khi lên máy bay sang Úc. Lúc đó, ngoài tôi ra, còn lại đều được yêu cầu ngồi bệt dưới đất. Khi ấy phi trường còn ghế nhựa. Các ông đi qua, bà đi lại, nhìn thấy đám tỵ nạn chúng tôi lếch thếch, ngồi dưới đất,...

Cũng là người Hoa, nhưng cái nhìn của người Mã gốc Hoa có vẻ nhân ái, thân thiện hơn người Sing gốc Hoa. Các cô cậu sinh viên qua đây du học, thường có cái nhìn ganh tỵ dân bản xứ vì họ đóng tiền học phí cao, nhưng họ quên rằng bên Singapore chỉ đóng thuế cá nhân 10% trong khi tại Úc thuế xuất có thể lên đến 48.95%.

Chính phủ Sing, thông qua Tòa Đại sứ, có nhiều chính sách, liên lạc, để tạo cho các cặp đôi trong số nhóm du sinh, để làm sao các sinh viên nam nữ này kết bạn với nhau, rồi có thể tạo ra những cặp đôi "tuyệt đẹp", theo như ý của họ.

Tùy quan điểm của mỗi người, thiển ý tôi cho rằng cá nhân ông Lý Quang Diệu đã làm được những điều tốt đẹp đến 99% cho đất nước Singapore, sau khi đã "trừ" đi những điểm bên trên.

Thân kính
Lê Minh