Đại tuyệt chủng trên Trái đất: hung thủ là đại dương


Không phải hóa thạch đâm vào Trái đất mà chính sự biến đổi của các đại dương đã gây nên đại họa tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử.
Đại tuyệt chủng “Cái chết lớn” là thảm họa chết chóc lớn nhất trong lịch sử nhân loại, vốn được ghi nhận xảy ra cách đây khoảng hơn 200 triệu năm về trước. Đó là thời điểm phần lớn sinh vật sống trên Trái đất vĩnh viễn biến mất hoàn toàn.




Gần như không loài vật nào còn nhìn thấy ánh Mặt trời sau thảm họa này

Từ trước tới nay, người ta thường cho rằng nguyên nhân của cuộc đại tuyệt chủng ấy là do một thiên thạch va vào hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra: nguyên nhân gây nên thảm họa này chính là sự axit hóa của các đại dương.




Theo đó, cách đây khoảng 252 triệu năm, ngọn núi lửa khổng lồ ở Siberia đã phun trào. Hiện tượng kéo dài trong khoảng một triệu năm và có dấu hiệu ở rộng tại thời kỳ chuyển giao kỷ Permian và kỷ Triassic.



Vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong vòng 500 triệu năm trở lại đây là nguyên nhân khiến các đại dương ngập trong axit

Vụ phun trào đã giải phóng một lượng khổng lồ khí CO2 ra môi trường bên ngoài, khiến các đại dương nhiễm axit nặng. Sự thay đổi lớn về mặt địa chất này dẫn tới hậu quả là hơn 96% các sinh vật biển thời đó biến mất hoàn toàn. Trên mặt đất, 70% các loài động vật sinh sống không bao giờ còn được nhìn thấy ánh Mặt trời.




Theo giới nghiên cứu, thảm họa “Cái chết lớn” này còn khủng khiếp hơn sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long diễn ra 65 triệu năm về trước. Họ cũng cho biết thêm, rất có thể quá trình axit hóa cũng đang diễn ra ở thời điểm hiện tại trong các đại dương.

Phát hiện này vì thế vô cùng quan trọng bởi nó mở ra cơ hội nghiên cứu và đánh giá những ảnh hưởng của sự axit hóa các đại dương tới con người. Các chuyên gia hi vọng, trong tương lai gần họ có thể trả lời câu hỏi: Liệu một “Cái chết lớn” mới có xảy ra đối với nhân loại như cách đây hơn 200 triệu năm hay không?


Nghiên cứu của các chuyên gia ĐH Edinburgh, được đăng tải trên tạp chí Science.

Nguồn: NBC News

Theo
Việt Anh /Trí Thức Trẻ