Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Có hai loại người:những người có thể sung sướng được mà không sung sướng, và những kẻ tìm hạnh phúc mãi mà không thấy.
Danh ngôn Ả Rập
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Nhân ngày giỗ đầu nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, lật lại chồng báo cũ

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    7,107
    Thanks
    9
    Được Cám Ơn 14 Lần
    Trong 14 Bài Viết

    Nhân ngày giỗ đầu nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, lật lại chồng báo cũ

    .
    Nhân ngày giỗ đầu nhà thơ Nguyễn Chí Thiện,
    lật lại chồng báo cũ


    Masuoka : Anh Hùng Của Những Anh Hùng.

    Lời mở đầu : Bài viết này được trích ra từ nhật báo Việt Nam Tự Do phát hành tại San Jose Bắc Cali ngày 16-11-1995.

    Đây là buổi phỏng vấn giữa ký giả Đỗ Mùi và cố Đại Tá hồi hưu Noboru Masuoka, người đã đứng ra bảo lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến được bến bờ tự do ngày 1-11-1995.

    Theo bài báo “ Noboru Masuoka, người cựu đại tá không quân hồi hưu Mỹ gốc Nhật này quả đã làm một việc phi thường. Ông tuy không cùng giòng giống Việt Nam, nhưng với tấm lòng cao cả thương người , đã cùng đứng chung một giàn với những tâm hồn bất khuất yêu chuộng tự do dân chủ và tiến bộ. Masuoka, đối với người Việt Nam, ông là anh hùng của những anh hùng, một ân nhân cũng như một người bạn chân tình” .

    Cuộc vận động cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thành công là nhờ vào nhiệt tâm của người bảo trợ, nhờ vào dư luận của cả thế giới bấy giờ rúng động về tập thơ, tiếng nói của một người, chỉ vì đứng lên chống cái ác mà phải bị chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong vòng lao lý, và cuối cùng cũng là nhờ vào thời điểm cái nôi Liên Sô đã sụp đổ, CSVN chới với, e ngại kẻ thù phương Bắc nên phải bắt tay vuốt ve Mỹ, cấp giấy xuất cảnh cho Nguyễn Chí Thiện hầu mong sau bang giao sẽ được vào WTO.

    Bài phỏng vấn này đã cho thấy những nghi vấn về, Thiện thật Thiện giả, là điệp viên CS nằm vùng, là ăn cắp thơ…..chỉ là trò đánh phá bỉ ối bẩn thỉu của bọn người đầy ác tính lại được điều khiển bởi mụ nhà báo bất lương, luôn vỗ ngực tự xưng là chống cộng nhưng lại hành xử của một kẻ đâm thuê chém mướn làm lợi cho NQ 36 gây chia rẽ cộng đồng !

    Cali tháng Mười 2013
    Nhóm Thân Hữu Nguyễn Chí Thiện




    Masuoka : Anh Hùng Của Những Anh Hùng.

    LTS: 27 năm ngục tù, hơn nửa đời người kể cả những năm tháng tuổi thanh xuân vùi chôn trong chốn lao tù, Nguyễn Chí Thiện một thanh niên đầy nhựa sống của thời Nhân Văn Giai Phẩm năm nào (*) đã bị đày ải triền miên trong chốn lao tù Cộng Sản Hà Nội kể cả nhà giam Hoả Lò ô danh thế giới, cũng chỉ vì bất đồng chính kiển và không chịu khuất phục trước bạo quyền bạo lực. Rung động trước tâm hồn quả cảm và bất khuất này, cựu không quân Noboru Masuoka, một người Mỹ gốc Nhật đã từng đưa người hùng nhảy dù Bùi Quyền sang Hoa Kỳ hồi năm 1990 và anh hùng không quân Nguyễn Quí An đến Mỹ năm 1992, một lần nữa Masuoka với tấm lòng cao cả thương người đã thành công trong việc vận động Hoa Thịnh Đốn áp lực buộc Hà Nội để cho nhà thơ Nguyến Chí Thiện đến được bến bờ tự do, tiếp tục các hoạt động chống tội ác của nhà thơ hầu tái lập một nền công lý đích thực cho quê hương Việt nam.

    Sau đây xin mời quí vị theo dõi cuộc tiếp xúc của Truyền Hình Việt Nam Tự Do cùng đại Tá hồi hưu Noboru Masuoka.

    Mùi Đỗ (MĐ) : Đại tá Masuoka, cám ơn ông đã đến với chúng tôi, xin ông cho biết động cơ nào đã khiến ông đem ông Nguyễn Chi Thiện ra khỏi Việt Nam?

    Noboru Masuoka (NM) : Sau khi tôi mang ông Bùi Quyền ra, cô có đề cập đến một văn sĩ người Việt Nam đã bị nhốt tù nhiều năm bởi vì những gì mà ông ấy viết gửi ra ngoài Việt Nam. Vào lúc đó tôi đang cố gắng đem ông Nguyễn Quí An ra khỏi VN. Sau khi tôi đưa ông Nguyễn Quí An đi được, tôi khởi sự tìm hiểu xem ông Nguyễn Chí Thiện là ai, bởi vì tôi không biết ông ta là ai, và sau đó khi tôi nói chuyện với một số người , tôi khám phá ra ông ấy là một người rất đáng nể. Do đó tôi khởi sự lo cho trường hợp của ông ta.

    MĐ : Ông đã phải làm gì trong tất cả diễn tiến đó?

    NM : Việc đầu tiên là tôi phải tìm biết xem phương cách mà tôi phải làm để mang một người như vậy đi, bởi vì ông ta khác với những người trước đây. Những người khác mà chúng tôi đã lo liệu là những quân nhân đã phục vụ trong quân đội Nam VN. Còn đây là một người không phải quân nhân, sống ở miền Bắc VN. Tôi có thể nhìn thấy một sổ khó khăn trong việc xin chiếu khán xuẩt cảnh ra khỏi VN. Đồng thời tôi cũng phải bảo đảm là bộ ngoại giao Hoa Kỳ đồng ý cho ông ta đến Mỹ như một người tị nạn.

    Tôi đã đi Hoa Thịnh Đốn vào tháng 7 năm ngoái (1994). Tôi nói chuyện với ông James Hall, ông ta chưa đi VN, ông ta là phụ tá giám đốc của văn phòng đại diện HK tai VN. Và tôi cũng nói chuyện với bác sĩ Stern và một vài người khác, và tất cả những người đó đều biết ông Nguyễn Chí Thiện.

    Tôi biết tôi phải làm một cái gì đó, với một phương cách nào đó để mang ông ta ra khỏi VN. Việc đầu tiên là tôi phải tiếp xúc với ai đó trong chính phủ Hà Nội để biết xem ông Nguyễn Chí Thiện có thể đến Mỹ với lý do nhân đạo , hoặc chữa bệnh hay không? Do đó tôi viết thơ cho Lê Văn Bằng, lúc đó là đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn, cho biết tôi muốn người này được đến Mỹ để chữa bệnh với mục tiêu nhân đạo. Tôi thỉnh nguyện ông ta vào khi đó và đó là điều mà tôi khởi sự.

    MĐ : Toàn thể diễn trình mất bao lâu?

    NM : Khoảng một năm rưỡi.

    MĐ : Khoảng thời gian đó có bằng với thời gian mà ông giúp đưa ông Bùi Quyền và Nguyễn Quí An ra khỏi Việt Nam?

    NM : Thưa không, có những khác biệt, nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của nội vụ. Trường hợp ông Bùi Quyền, tôi đi ra khỏi VN vào năm 1990, tôi phỏng vấn ông ta và biết được ông ta là một sĩ quan VN được nhiều huân chương của chính phủ Hoa Kỳ và tôi đưa ông ta ra trong vòng một năm sau, 1991, để ông ta có thể tham dự lễ tốt nghiệp của con trai ông ta tại trường sĩ quan không quân vào tháng 5 – 1991. Khi đỏ TT Bush trao tặng lại những huân chương của Hoa Kỳ mà ông ta đã được trao trước đây và đó là trường hợp của ông ta. Trường hợp của Nguyễn Quí An thì khó hơn nhiều bởi vì ông ta không hội đủ điều kiện để được đi như một người tị nạn theo chương trình ODP.

    MĐ : Trong suốt diễn trình ông đã gặp những khó khăn gì?

    NM : Trong trường hợp Nguyễn Chí Thiện , khó khăn duy nhất tôi gặp phải mà tôi được biết là cơ quan ODP sẵn sàng phỏng vấn ông ta bởi vì ông ta đã ở trong tù cải tạo lâu năm nhưng vẫn không nhận được chiếu khán xuất cảnh. Do vậy, một lần nữa, tôi viết thư cho ông Lê Văn Bằng thỉnh cầu giải thích là người này cần phải được cấp giấy xuất cảnh, và liền sau đó ông ta được giấy xuất cảnh.

    MĐ : Trước đây ông có đề cập là ông cố gắng đưa ông Nguyễn Chí Thiện ra vì lý do chữa bệnh và với qui chế nhân đạo, do vậy ông ta phải tự túc tài chính một khi đến Mỹ. Ai đã điền giấy tờ bảo lãnh cho ông Thiện?

    NM : Người anh của ông ta sống ở Herdon, Virginia. Ông ấy nộp mẫu đơn I-130 cùng với thệ chứng thư bảo trợ.

    ĐM : Trong suốt diễn trình ông đã không gặp khó khăn gì với cả hai phía Hà Nội và cơ quan ODP?

    NM : Tôi rất may mắn đối với chính phủ Hoa Kỳ. Tôi tiếp xúc với những nhân viên Toà Bạch Ốc mà tôi biết và khi đó tôi được cho biết một viên chức của Bộ Ngoại Giao đang trên đường đến Bangkok. Viên chức này phụ trách khu vực Đông Á và chương trình tị nạn. Do đó nhân viên Toà Bạch Ốc yêu cầu người đó nói chuyện với giám đốc cơ quan ODP để nhanh chóng mang Nguyễn Chí Thiện đi. Việc đó tạo áp lực đối với giám đốc ODP, đồng thời khi đó tôi cũng nhận được điện thoại từ bộ ngoại giao yêu cầu tôi đừng đi Việt Nam và rằng họ sẽ giải quyết vấn đề. Tôi nói được, tôi sẽ ở nhà.

    MĐ : Tại sao?

    NM : Tôi muốn sang bên đó vào tháng 7 nhưng các viên chức của Bộ Ngoại Giao nói lần này họ sẽ lo để mang ông ta ra ngoài nước. Vì thế…với áp lực từ Bộ Ngoại Giao Hoa Thịnh Đốn, mà viên giám đốc ODP làm việc cho Bộ Ngoại Giao, điều đó tạo áp lực với bà ta để làm một cái gì đó.

    MĐ : Trong nổ lực để mang ông Nguyễn Chí Thiện ra khỏi Việt Nam, ông có nhận một sự trợ giúp hoặc khuyến khích nào từ bất cứ một đoàn thể, tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam nào không?

    NM : Tôi có nói chuyện với một số người Việt Nam tại Hoa Kỳ, và họ đều ca ngợi ông ta. Tất cả những người đó đều khuyến khích tôi giúp ông ta. Nhưng tôi đã không được ai cho biết làm cách nào để mang ông ta ra khỏi nước. Tất cả họ chỉ nói cho tôi biết ông ta là một học giả đại tài và đó là một điều rất tốt nếu tôi đưa ông ta đi. Tôi có nói chuyện với cả những người của tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Hoa Thịnh Đốn, họ cũng khuyến khích tôi thế nhưng họ không thể làm được gì cả. Còn những người Viêt Nam tại địa phương…tôi nghĩ họ có quá nhiều sĩ diện để viết thư cho Lê Văn Bằng thỉnh nguyện cho trường hợp của Nguyễn Chí Thiện.

    MĐ : Ông đã nói chuyện với ai trong cộng đồng Việt Nam?

    NM : Thưa không may là tôi gặp trở ngại về tên tuổi của người Việt Nam và tôi đã nói chuyện với rất nhiều người nên tôi cần phải nhớ lại đã.

    MĐ : Còn những hội đoàn cũng như những tổ chức thì sao? Mà ông có tiếp xúc?

    NM : Thưa không.

    MĐ : Cho đến nay ông là người duy nhất có gan, có khả năng và quan trọng nhất là hết lòng can thiệp để nhận diện những anh hùng chiến tranh VN đã bị bỏ quên bởi phe đồng minh và bởi ngay cả những đồng đội của mình, trong số đó có ông Bùi Quyền, Nguyễn Quí An, và hiện nay ông đang giúp ông Nguyễn chí Thiện, một người hùng của nhiều người Việt Nam và những người khác. Trớ trêu thay không có ai trong cộng đồng VN có khả năng hoặc ý chí để làm những gì ông đã và đang làm. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

    NM : Thưa tôi làm điều này chỉ để thoả lòng tôi thôi. Đó là một điều rất hữu ích để giúp đỡ người khác, dù là người Việt hay không, đó không phải là lý do tại sao. Tôi chỉ nghĩ là nếu tôi giúp được một người nào đó đáng nhận hưởng sự giúp đỡ của tôi thì tôi giúp họ và tôi nghĩ những người này không nhất thiết vì họ là người VN. Những người này đã làm được việc gì đó và họ cần giúp đỡ mà tôi có thể trợ giúp họ được thì tôi cố gắng giúp họ. Đó là lý do duy nhất mà tôi giúp những người này. Bùi Quyền và Nguyễn Quí An là những người được biết đến nhưng cũng còn những người khác mà tôi đã giúp đưa ra khỏi VN.

    MĐ : Không phải ai cũng có thể làm những gì ông đã làm hoặc sẽ làm trong tương lai, vậy ông phải ở trong một vị thế đặc biệt để làm những điều đó. Ông làm cảch nào và cần phải làm gì?

    NM : Cần phải viết thư. Để thiết đặt một phương cách, bạn cần phải biết đúng người, một số người nào đó để tiếp xúc. Một số người không ở đúng vị thế, bạn phải biết tìm đúng những cơ quan mà ông ta phải tới để có được sự lưu tâm, để làm được điều gì đó. Do đo tôi phải tìm biết tiếp xúc với những ai ngay trong chính quyền của chúng ta để rồi những người đó tiếp xúc với ai đó của nhà cầm quyền Hà Nội, để cho tôi sự trợ giúp đó. Và tôi phải khai điền tốt về những người này, nói cách khác tại sao chúng ta phải giúp đưa họ ra khỏi VN.

    MĐ : Ai đã là tài trợ cho tất cả hoặc một phần những tổn phí của ông? Những chi tiêu của ông ?

    NM : Cho đến nay tôi đã phải tự trả cho tất cả, còn về vấn đề gây quỹ thì khi họ đến đây sẽ được thực hiện bởi cộng đồng người Việt. Đề nghị trợ giúp duy nhất mà tôi nhận được là từ chính cô, đề nghị trả tiền di chuyển máy bay đi VN để phỏng vấn ông Nguyễn Chí Thiện. Thế nhưng liền sau khi tôi nhận được điện thoại của Bộ Ngoại Giao cho biết họ sẽ lo liệu tất cả.

    MĐ : Ông đã tốn bao nhiêu tiền để giúp cho những người này, ông Bùi Quyền, Nguyễn Quí An , và bây giờ Nguyễn Chí Thiện, và những tổn phí liên hệ khác?

    NM : Thưa tôi rất là dở trong việc tính toán chi tiêu, tôi không biết rõ và việc đi qua VN cùng liên hệ đến những việc làm khác của tôi như là một du khách. Tôi chưa bao giờ sang VN cho đến năm 1990 khi tôi phỏng vấn ông Bùi Quyền. Vì thế nên tôi không hề tìm biết xem là tôi đã tiêu xài bao nhiêu tiền để giúp những người này .

    MĐ : Có người hoặc nhóm nào trong cộng đồng VN đóng góp tiền chia xẻ với ông, hoặc bất cứ điều gì?

    NM : Không, và tôi cũng không đòi hỏi bất cứ điều gì.Tôi biết cộng đồng VN có nhiều phe nhóm khác nhau và tôi không muốn dính dáng vào vấn đề chính trị của họ. Vì thế tôi muốn đứng ngoài và không mưu tìm những sự trợ giúp của họ.

    MĐ : Một khi ông Thiện đến đây, ông nghĩ tương lai của ông ta sẽ như thế nào? Ông có thể tiên đoán tương lai của ông Thiện?

    NM : Tôi nghĩ ông ta là một thi sĩ, văn sĩ đại tài. Tôi nghĩ ông ta có cơ hội đi du thuyết. Và tôi biết ông ta nói ít nhiều tiếng Anh và tiếng Pháp, vì thế những người như ông Douglas Pike của đại học University of California có thể giúp ông ta tổ chức một cuộc du thuyết và những tổ chức khác có thể giúp ông ta để ông ta có thể tiếp tục viết và việc phát hành văn phẩm sẽ giúp ông ta sinh sống bằng cách đó.

    MĐ : Ông có sẽ tiếp tục giúp đỡ một khi ông Thiện đến đây?

    NM : Hiện nay tôi sẽ giúp ông ta những gì ông ta cần. Tôi đã viết thư cho giám đốc cơ quan ODP và cho biết tôi sẽ giúp ông Thiện trang trải tiền máy bay và trợ giúp tài chánh để đoan chắc là ông ta đến được đây. Thệ chứng thư trợ giúp tài chính cần phải có, đồng thời người anh cũng đã điền thệ chứng thư trợ giúp tài chính trả tiền cho vé máy bay , do đó đã không tốn gì cho tôi cả về phương diện tài trợ cho ông Thiện. Có rất nhiều người Việt ở Mỹ tổ chức những chương trình khác nhau cho ông ta, vì ông ta là một học giả rất nổi tiếng. Vào thời điểm đó, ông Thiện sẽ tự quyết định lấy điều gì ông ta thích làm.

    MĐ : Sau Nguyễn Chí Thiện ông còn có ý định giúp ai khác ra khỏi VN không?

    NM : Tôi không được ai hỏi…Tôi đã đến giai đoạn cũng không còn trẻ gì nữa và cũng có giới hạn.Nếu tôi biết có người nào đó cần giúp đỡ thì tôi sẽ giúp họ . Nhưng đó phải là một trường hợp tốt và khó khăn mà tôi có thể làm được gì đó thì tôi có thể sẽ giúp người đó.

    MĐ : Còn hai ông Nguyễn Đan Quế và Đoàn Viết Hoạt mà ông được nghe nói, họ đã bị bỏ tù bởi nhà cầm quyền VN vì tranh đấu cho nhân quyền tại VN một cách bất bạo động. Ông có thể giúp những người này không?

    NM : Thưa điều này đối với tôi, tôi không biết cá nhân hai người này, tôi phải coi xét các trường hợp đó. Và nếu họ cần giúp đỡ vì một lý do gì đó. Tại sao Hà Nội không để cho họ đi? Tại sao họ bị nhốt tù? Tôi phải xem xét lại các trường hợp này.

    MĐ : Tôi chắc là đối với những người mà ông đã giúp đỡ cũng như với thân nhân của họ thì ông rất là tốt. Ông rất là có lòng với họ. Tôi cũng chắc ông đã làm rất nhiều cho cộng đồng VN.

    NM : Thưa tôi thực sự coi những người này như những cá nhân riêng biệt, thực sự tôi nghĩ là tôi đã giúp những cá nhân, đó là điều mà tôi quan niệm. Đối với cộng đồng người Việt, tôi biết họ biết ơn những việc tôi làm nhưng tôi chỉ nhìn nhiều đến khía cạnh giúp đỡ cá nhân hơn là bất kỳ điều gì khác.

    MĐ : Và điều đó rất là bổ ích cho ông?

    NM : Đó là điều bổ ích cá nhân. Đời tôi đã có những lúc thăng trầm, và bên Mỹ này đời không phải lúc nào cũng tươi như hoa hồng cho người Mỹ gốc Á Châu vào thập niên 30 và qua thập niên 40, và đặc biệt trong giai đoạn Đệ Nhị Thế Chiến. Có lúc tôi cũng bị bỏ vào trong trại bởi vì cha mẹ tôi đến từ Nhật Bản. Nhưng dĩ nhiên tôi cũng đã động viên vào lục quân, do vậy tôi thương những người này. Họ không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tiến thối lưỡng nan. Do vậy ở thời điểm này , tôi chỉ cảm thấy tôi có thể làm được gì đó để giúp đỡ ai đó. Tôi nghĩ luôn luôn có những lời nhắn gửi gấm qua những việc làm từ thiện giúp đỡ người khác.

    MĐ : Xin cám ơn ông rất nhiều và chúc ông thành công trong mọi cố gắng của ông trong tương lai.

    NM : Cám ơn cô.

    *Nguyễn Chí Thiện chưa bao giờ tuyên bố ông thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, mà đó chỉ là tin do những người khác viết ra.

    Nhân bác sĩ Hạnh nhắc đến Đào Nương Hoàng Dược Thảo:

    > Dược Thảo vì tự do ngôn luận
    > Nêu lên một nghi án văn chương
    > Cớ sao giở giọng cương cường
    > Dùng chữ “trừng trị” như phường Cộng nô”


    Xin đưa lên bài viết của đương sự để hiểu vì đâu mà lại có cái gọi là “Nghi Án Văn Học”?





    Sức Mạnh Của Dollar?

    Mười lăm năm trước một bên ngỏ
    Tại Paris bàn chuyện nhỏ to
    SGGP Saigon Nhỏ
    Làm người đọc cũng phải đoán mò
    Một triệu đô đăng tin cán chó
    Phải lấy bài cộng sản ban cho
    Nghèo kiết xác, tài chánh phải lo
    Kẻ giàu có thể đã đang o
    O Hoàng Dược Thảo thành giàu có
    Chủ tuần báo bắt đầu sừng sỏ
    Đánh xả láng, dựng tin méo mó
    Hoà Thượng Quảng Độ bị bôi lọ
    Ngài là tấm gương chống tội đỏ
    Tranh đấu cho tôn giáo tự do
    Thế nhưng Saigon Nhỏ bôi xóa
    Nghi ngờ Nguyễn Chí Thiện này nọ
    Cắp thơ của tác giả “chưa có”
    Thật hư đã bao lần sáng tỏ
    Hoàng Dược Thảo vẫn mãi cãi cọ
    Nay Thảo hợp với Nhâm cùng bó
    Thiên hạ coi như là chuyện nhỏ
    Đọc báo xưa nên phải dặn dò
    Đồng tiền có sức mạnh dản co
    Chống đó nhưng mà theo đó!

    Những Giải Mây Chiều
    8/09

    NhanSF
    _http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=25165
    Last edited by khieman; 05-12-2015 at 06:20 PM.

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-22-2015, 09:50 PM
  2. Gia đình nhà báo bị hành quyết lên tiếng
    By duyanh in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-04-2014, 03:17 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-24-2013, 01:08 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •