Những bức ảnh tố cáo con người đang hủy hoại Trái đất

Việc xây dựng các công trình, canh tác trồng trọt, khai thác mỏ, hay chỉ đơn giản như thói quen sinh hoạt của con người đang vô tình làm biến dạng bề mặt hành tinh.

Các loại rác thải, bao bì thực phẩm và chai nhựa bị cuốn theo một con sóng lớn ngoài khơi bờ biển Java, Indonesia.
Thành phố Mexico là một trong những đô thị đông dân cư nhất thế giới. Hình ảnh này đã cho thấy sự quá tải dân số ở đây. Tình trạng ô nhiễm không khí cũng đã vượt ngoài tầm kiểm soát.
Băng tan tại vùng Đông Bắc Svalbard, Na Uy. Mặc dù hiện tượng này không ảnh hưởng mạnh đến dòng chảy đại dương, nó vẫn rất đáng sợ vì các tảng băng trôi đang hiện diện khắp các đại dương do biến đổi khí hậu. Băng tan không chỉ thu hẹp môi trường sống mà còn dẫn đến sự thay đổi các mùa trong năm, làm đảo lộn sự phát triển của các sinh vật, gây ra thảm họa sinh thái.
Mir, mỏ kim cương lớn nhất thế giới của Nga, giống như một lỗ hổng lớn trên mặt đất. Mỏ sâu 525 m và có đường kính 1.200 m. Trong những năm 1960, mỏ đã cung cấp 2.000 kg kim cương mỗi năm. Sản lượng hiện nay giảm xuống còn 400 kg mỗi năm.


Hình ảnh bãi rác thải công nghệ ở Accra, Ghana. Nhiều thiết bị công nghệ cũ đang trở nên lỗi thời, dẫn đến sự hình thành các bãi rác thải điện tử cực lớn và phải xử lý trong thời gian dài, gây ô nhiễm nghiêm trọng tới cuộc sống người dân, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Những mỏ dầu tại California, Mỹ đã được khai thác từ năm 1899. Đến cuối năm 2006, sản lượng dầu tích lũy tại đây ước tính đạt khoảng 2 tỷ thùng. Việc khai thác những mỏ dầu không chỉ làm cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên quý giá của Trái Đất, mà dầu được đốt cháy làm giải phóng các khí nhà kính, tiếp tục gây thiệt hại hành tinh của chúng ta.
Chặt phá cây để phát triển hồ chứa tại rừng quốc gia Willamette ở bang Oregon, Mỹ. Nạn phá rừng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta hiện nay. Cây cối đóng góp một lượng lớn oxy, loại bỏ khí carbon dioxide và các khí khác có hại trong khí quyển. Nạn phá rừng cũng phá hủy môi trường sống của động vật, và làm giảm sự đa dạng trong các hệ sinh thái.
Hình ảnh chim hải âu chết vì nuốt phải các loại nhựa thải. Bên cạnh việc bảo tồn các loại nhiên liệu hóa thạch quý giá, con người đang tạo ra các loại vật liệu có thể cướp đi sự sống của hàng nghìn loài động vật hoang dã.
Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng do sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp lớn. Theo ước tính, phần lớn diện tích đã bị ô nhiễm của Trung Quốc có thể nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Nhiều người lựa chọn việc đeo mặt nạ thường xuyên để giảm tác động của ô nhiễm tới cơ thể.
Athabasca, Mỹ là khu mỏ dầu cát chứa sản lượng nhựa đường lớn nhất thế giới, cung cấp ra thị trường khoảng 1,7 nghìn tỷ thùng mỗi năm. Tuy nhiên, việc khai thác cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.




Theo Zing