.


Vấn đề Thanh Niên Xung Phong
trong chiến tranh Việt Nam

Tác giả: François Guillemot
Người dịch: Phương Hòa


Trực Diện Cái Chết và Nỗi Đau trên Đường Mòn Hồ Chí Minh





Bài khảo cứu khá dài về lịch sử và văn học nhằm chỉ ra một góc tối trong chiến tranh Việt Nam. Đọc để hiểu biết và tưởng nhớ những con người hết sức tội nghiệp (đa số thuộc phái nữ) đã đánh mất cả cuộc đời mình, chuốc lấy đau khổ cùng cực trong và sau khi phục vụ chiến tranh mà hầu như không được mấy ai chú ý. Và cũng để nhận ra sự phản bội sau chiến thắng của giới cầm quyền cao độ đến mức nào vì không mang lại tự do và hạnh phúc cho dân tộc như đã hứa hẹn.

"Không phải đảng viên, không phải dân quân, không phải quân đội, TNXP tồn tại giữa sự hy sinh và trừng phạt, giữa chủ nghĩa ái quốc và cạm bẫy chính trị."


"Máu V2 có thể chảy nhưng đường V2 không thể tắc"
(Biển tuyên truyền trên đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh)

"Lúc ấy họ là những người lính chỉ đáng giá ba xu"
(Những cô gái bị lãng quên của đường mòn Hồ Chí Minh, 2003)

Dẫn nhập

Dù "chiến tranh Việt Nam" đã chính thức kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn cách đây 35 năm, nhưng sự xung đột tại Việt Nam vẫn còn là đề tài cho rất nhiều câu hỏi đang được nghiên cứu.

Như mọi người đều biết, từ năm 1954 đến 1975, ngoài việc bị lôi cuốn trong khuôn khổ Chiến tranh lạnh với một tầm vóc quốc tế quan trọng, sự xung đột này được thể hiện dưới hình thức một cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa hai Nhà nước đối lập nhau về một ý thức hệ và ngăn cách nhau bằng một đường biên giới. Ai cũng biết rõ những khía cạnh chính trị và quân sự của cuộc chiến, nhưng còn những vùng tối khác cần phải được nghiên cứu thêm, đặc biệt là ảnh hưởng của nó với các lực lượng dân công, bản chất của những đoàn quân được tuyển mộ, vai trò của phụ nữ, hàng loạt vấn đề xoay quanh "văn hóa chiến tranh" và những đoàn thể bị mắc trong gọng kềm của cuộc chiến đó.

Khi nêu lên vấn đề về bản chất của cuộc chiến, công trình nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu lịch sử của một lực lượng xã hội và quân sự có tên là "Thanh niên xung phong" trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam giữa hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Việt Nam Cộng hòa (miền Nam) chủ yếu diễn ra từ năm 1965 đến 1975.

Nụ cười rạng rỡ của các cô gái anh hùng trên nhật báo và phim ảnh tuyên truyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến tranh đã chu du khắp thế giới, nhưng số phận bi thảm của chính những người nữ anh hùng vô danh này vẫn chưa được mọi người biết đến đầy đủ. Vấn đề này vẫn còn mang tính nhạy cảm ở Việt Nam dù người ta đã giới thiệu một bộ sử mang tính thực chứng về cuộc đấu tranh giải phóng đất nước; bộ sử này mới đây đã góp phần trong việc xác định một vị trí quan trọng hơn của các nhân vật lịch sử bị lãng quên, đặc biệt là của thành viên các đoàn Thanh niên xung phong.

Được chia làm bốn phần, đề tài tôi sẽ đề cập đến là cuộc phiêu lưu đầy giông bão của những "Thanh niên xung phong" đắm chìm trong ngọn lửa chiến tranh.

Trong phần đầu, điều quan trọng là đặt ra những cột mốc lịch sử cần thiết để người đọc hiểu được việc hình thành lực lượng tập thể phục vụ chiến tranh này
và,
Trong phần thứ hai, nhận ra được cơ cấu của nó, cùng những nam nữ thanh niên đã tham gia trong cuộc.

Trong phần thứ ba, tôi xem xét hiện thực khốc liệt đổ lên cơ thể thanh niên xung phong, những người trải qua bao gian khó chiến tranh; đây cũng là vấn đề trọng tâm của công trình nghiên cứu này. Tôi sẽ phác thảo bức tranh những cơ thể trong chiến tranh này, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; tôi sẽ xem xét quá trình sáng tạo, kết cấu, tan rã và cuối cùng là tái tạo những cơ thể đó.

Trong phần cuối, tôi sẽ đề cập một cách ngắn gọn hậu quả của kinh nghiệm bi thảm này, và xem xét vai trò của các yếu tố tâm lý và hồi ức cá nhân, cũng như các nhân tố xã hội và lịch sử có liên quan. Những người chịu trách nhiệm và việc quản lý khó khăn thời hậu chiến sẽ được đề cập ngầm ẩn trong phần kết luận của công trình nghiên cứu bước đầu này.

Mời mở link xem toàn bộ nội dung:

http://hcmtrail.blogspot.com/2012/12/an-e-thanh-nien-xung-phong-trong-chien.html

Tác giả: François Guillemot
Người dịch: Phương Hòa

Talawas