Một phát ngôn viên của kênh Dragon TV, thuộc đài truyền hình Trung Quốc, đang trình bày bản kháng cáo của Hiệp hội cựu sinh viên Đại học Thiên Tân và kêu gọi đóng góp tiền quỹ cho chi phí pháp lý giúp một Giáo sư người Trung Quốc đang bị buộc tội làm gián điệp ở Mỹ (Ảnh chụp màn hình thông qua Sina)

Hội cựu sinh viên của một trường đại học của Trung Quốc đang tìm cách gây quỹ công cộng để thuê một luật sư bào chữa cho một giáo sư đã bị bắt vào tháng trước ở Los Angeles, truyền thông nhà nước đưa tin. Vị giáo sư này là một trong hai bị cáo bị buộc tội ăn cắp những bí mật thương mại, một hành động dường như được tài trợ bởi trường đại học này.




Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tham gia tham dự phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc toàn quốc lần thứ 18 của vào ngày 14 tháng 11 năm 2012 tại Bắc Kinh. (Feng Li/Getty Images)

Các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc cùng với nhóm cựu sinh viên của trường đại học này thường tìm cách để mô tả hành vi buộc tội trên là không công bằng. Họ đăng một tít giật gân: “Mỹ lại kiện những công dân Trung Quốc vì tội ‘gián điệp kinh tế'”.

Gần đây, Hội cựu sinh viên của trường đại học này đã quyết định gây quỹ cứu trợ nhằm có được nhiều tiền hơn để trả khoản chi phí pháp lý cho Trương Hảo, 36 tuổi, sau khi họ được vợ của anh Trương cho biết là một công ty luật nói rằng cô phải có từ 20 đến 30 triệu nhân dân tệ (từ 3,2 triệu đến 4,8 triệu USD) để thoát được vụ kiện trên.

Nhóm cựu sinh viên này cũng đã nhấn mạnh rằng anh Trương sẽ không thuê được luật sư nếu không đủ tiền. “Theo luật pháp Mỹ, Trương Hảo phải tìm một đội ngũ pháp lý phù hợp để bảo vệ lợi ích của riêng mình thông qua các biện pháp pháp lý và chứng minh rằng anh vô tội. Tuy nhiên, chi phí pháp lý rất tốn kém và gia đình của anh Trương không có khả năng chi trả vì họ sinh sống trong một làng quê nghèo nàn, và chỉ kiếm được những đồng lương ở mức trung bình”, Hội cựu sinh viên Đại học Thiên Tân đã đăng phát biểu trên nhằm kêu gọi sự đóng góp vào quỹ cứu trợ.

Trương Hảo và một giáo sư khác tên Vệ Phương ở đại học Thiên Tân và 4 đồng phạm khác đã bị bắt tại Mỹ vào ngày 16 tháng 5 vì bị cáo buộc ăn cắp từ 2 công ty của Mỹ một loại công nghệ cho phép lọc tần số vô tuyến vốn không thể thiếu trong điện thoại di động.

Trước khi hợp tác với giới lãnh đạo Đại học Thiên Tân – một trường đại học nằm về phía đông bắc Trung Quốc – thì từ năm 2009, anh Trương đã làm việc trong tập đoàn Skyworks Solutions Inc tại bang Massachusetts, và trong thời gian ấy, anh Vệ Phương là một cựu nhân viên của công ty Avago Technologies tại bang Colorado.

Theo cáo trạng dài 32 trang, các bị cáo này sẽ phải đối mặt với án tù giam rất nặng, dựa theo giá trị đồng đô la trong những bí mật thương mại mà họ bị cáo buộc là đã ăn cắp.

Cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin rằng Đại học Thiên Tân đã bày tỏ “sự phẫn nộ” về vụ bắt giam này. Vào ngày 5 tháng 6, trường đại học lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc đã nhấn mạnh tính hàn lâm của nó cùng với sự cống hiến vì sự nghiệp đổi mới, cũng như ca ngợi “nhân vật xuất chúng” như Trương Hảo. Thông tin trên được đăng trên trang Sina Weibo chính thức của Đại học Thiên Tân. Sina Weibo là một trang mạng xã hội dạng tiểu blog của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đại học Thiên Tân thường liên kết rất chặt chẽ với các hoạt động gián điệp kinh tế, bản cáo trạng nêu rõ.

Trong năm 2008, giới lãnh đạo của trường đại học này đã gặp Trương Hảo, Vệ Phương và 4 bị cáo khác tại San Jose, California và đã đồng ý thành lập một công ty liên doanh tên ROFS Microsystem, sản xuất hàng loạt các công nghệ lọc các tín hiệu. Trương Hảo và Vệ Phương vừa làm việc tại các công ty của mình tại nước Mỹ, lại vừa hợp tác với Đại học Thiên Tân. Sau đó họ nghỉ việc vào năm 2009 và đã lên chức Giáo sư, giảng dạy tại trường đại học Trung Quốc.

Nhiều tin tức kêu gọi gây quỹ cứu trợ đã được công bố rộng rãi trên những tờ báo của nhà nước, bao gồm Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) và Tin Tức Bắc Kinh (Beijing News) – đây là 2 hai ấn phẩm chính thống của truyền thông Trung Quốc. Nhiều ý kiến phản hồi rất sôi nổi đã được đăng trên những trang báo mạng. Đặc biệt là trên trang Sina, một trang mạng rất nổi tiếng, có những lúc tin tức về đề tài này đã thu hút được hơn 4.000 lượt bình luận. Một số người sử dụng Internet đã cam kết hỗ trợ, cho dù người đàn ông này có tội hay không. Số khác tự hỏi tại sao chi phí pháp lý lại quá cao. Và những người khác thì hỏi rằng liệu họ có thể lấy lại được tiền không, nếu như người đàn ông này bị kết án là thực sự có tội.


Theo Epoch Times