Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Đời người như một cành hoa mà Ái-Tình là một giọt mật.
Victor Hugo
Trang 8 / 8 ĐầuĐầu ... 678
Results 71 to 77 of 77

Chủ Đề: Nhất kiếm động giang hồ

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Nhất kiếm động giang hồ

    Nhất Kiếm Động Giang Hồ

    Tác giả: Độc Cô Hồng








    MỤC LỤC
    Chương 1 - Quan Đế miếu
    Chương 2 - Đỗ Thập Nương
    Chương 3 - Tư Mã Thường
    Chương 4 - Bệnh Tây Thi
    Chương 5 - Hoàng Kim thành
    Chương 6 - Lão ưng khuyển
    Chương 7 - Đại Hoàng Phong
    Chương 8 - Khách si tình
    Chương 9 - Trong rừng mai
    Chương 10 - Bạch Y Khách
    Chương 11 - Lý Thanh Cuồng
    Chương 12 - Hoàng Phủ Ngọc
    Chương 13 - Sầu càng sầu
    Chương 14 - Xác không hồn
    Chương 15 - Bàn tay ngọc
    Chương 16 - Đại Mã Hầu
    Chương 17 - Độc
    Chương 18 - Nửa hoàn thuốc giải
    Chương 19 - Trí...
    Chương 20 - Chuyển bại thành thắng
    Chương 21 - Tổng hộ pháp Phi Long bảo
    Chương 22 - Chân hay giả
    Chương 23 - Chánh hay tà
    Chương 24 - Si tình
    Chương 25 - Long Hổ trấn
    Chương 26 - Đông Môn sa lưới
    Chương 27 - Xú văn sĩ
    Chương 28 - Kim Sắc Kỳ Nữ
    Chương 29 - Cửu U địa phủ
    Chương 30 - Dưới đáy giếng
    Chương 31 - Thiên Trúc bí lục
    Chương 32 - Hung án
    Chương 33 - Thượng Bất Chánh
    Chương 34 - Vào Hang Hùm
    Chương 35 - Phi Long Bảo
    Chương 36 - Chân Tướng
    Chương 37 - Kẻ Chủ Mưu
    Chương 38 - Chậu Hoa Bằng Sắt
    Chương 39 - Si Tình
    Chương 40 - Kiếm Tuốt Gươm Giương
    Chương 41 - Giải Vây
    Chương 42 - Tranh Đoạt
    Chương 43 - Chặt Bỏ Cánh Tay
    Chương 44 - Vào Đất Lạ
    Chương 45 - Tiêu Dao Cốc
    Chương 46 - Tiêu Dao Tửu
    Chương 47 - Dã Tâm
    Chương 48 - Đấu Trí
    Chương 49 - Tây Thiên Trúc
    Chương 50 - Nhiếp Hồn Pháp
    Chương 51 - A Tu La
    Chương 52 - Nguy Cơ
    Chương 53 - Hoạt Cương Thi
    Chương 54 - Kế Trúng Kế
    Chương 55 - Chẳng Buông Tha
    Chương 56 - Hậu Đắt Kỷ
    Chương 57 - Trúc Lâm Kỳ Trận
    Chương 58 - Đao Kiếm Dậy Phong Ba
    Chương 59 - Tình Ái
    Chương 60 - Biến Chuyển
    Chương 61 - Thâm Sơn Cùng Cốc
    Chương 62 - Điều Kiện
    Chương 63 - Công Đức Vô Lượng
    Chương 64 - Vong Hồn Cốc
    Chương 65 - Dị Thuật
    Chương 66 - Xà Nữ Tầm Phu
    Chương 67 - Người Với Người
    Chương 68 - Dịch Dung Tuyệt Kỷ
    Chương 69 - Tán Tận Lương Tâm
    Chương 70 - Phong Ba Trong Cốc
    Chương 71 - Nhân Vật Đáng Sợ
    Chương 72 - Hạ Chiến Thư
    Chương 73 - Dò Hư Thực
    Chương 74 - Một Chọi Một
    Chương 75 - Kinh Thiên Động Địa
    Chương 76 - Tìm Lý Tam Lang
    Chương 77 - Ba Mà Là Một
    Chương 78 - Thành Chúa Hoàng Kim Thành





    CHƯƠNG 1 - QUAN ĐẾ MIẾU
    Lý Tam Lang là một con người, một nam nhân, một tu mi trượng phu ngang tàng bất khuất...
    Nhưng Lý Tam Lang thực ra là hạng tốt hay xấu, là người thiện lương hay là kẻ bất nhân thì chẳng một ai biết chắc cả, vấn đề còn mù mờ quá.
    Có người bảo chàng là một đại hiệp sĩ chánh phái.
    Lại có người nói: “Hắn là đại ma đầu tà ác!...” Lý Tam Lang từng đọc sách thánh hiền, mà cũng đã học qua kiếm thuật.
    Xét về sự học vấn của chàng thì tài hoa tuyệt thế, văn chương cẩm tâm tú khẩu, chữ nghĩa uyên thâm sắc sảo, mọi môn thi phú cầm kỳ đều tinh thông, điêu luyện.
    Còn về trình độ kiếm thuật, tuy chàng mới xuất hiện vài ba năm nay, nhưng chưa một ai xứng tay đối thủ, đã lắm tay kiệt liệt đều không chịu nổi quá ba chiêu kiếm của chàng.
    Chàng thường tự giam mình trong thư trai để nghiền ngẫm sử kinh; mà cũng hay ra vào nhưng ca lâu tửu điếm, xem bề ăn chơi rất mực phong nguyệt hào hoa.
    Có lúc chàng giết người không kịp nhắm mắt; nhưng có khi lại không nở sát hại con sâu cái kiến.
    Đến phần niên kỷ của chàng thì dư luận càng bất nhất.
    Có người cho rằng chàng không quá hai mươi tuổi, nhân vì chàng quá phong lưu tình tứ.
    Có người đoan quyết chàng khoảng ba mươi, bởi căn cứ vào khí độ, cung cách quả là hạng tuổi trung niên. Thậm chí, có người lại nhứt định chàng phải năm mươi tuổi trở lên thì mới có thể học vấn sâu rộng dường ấy và mới có thời gian mà luyện kiếm đến độ xuất quỷ nhập thần như thế...
    Vậy, Lý Tam Lang đích xác ra sao?
    Mọi người đều biết chắc có Lý Tam Lang và cả thảy đều nhìn nhận tài hoa, bản lĩnh kinh thế hãi tục của Lý Tam Lang. Nhưng chưa một ai gặp tận mặt Lý Tam Lang bao giờ.
    Tuy nhiên, tất cả đều có thể nói về Lý Tam Lang hoặc thế này, hoặc thế nọ, chẳng ai nói giống ai.
    Rốt lại, Lý Tam Lang vẫn phiêu phiêu diễu diễu, thần bí, tung tích mông lung...
    * * * * * “Lý Tam Lang đang ở trong miếu Quan Đế!” Tin tức ấy không biết xuất phát từ đâu ra mà chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã loan truyền như sấm động khắp gần xa.
    Thế là già, trẻ, nam nữ từ tứ phương bát hướng giang hồ đồng lũ lượt kéo đến Quan Đế miếu.
    Quan Đế miếu: một ngôi cổ miếu trơ gan cùng tuế nguyệt, tuy đã hư hao chẳng ít, nhưng nước tàn phá không đến nổi quá nhiều. Có điều nó âm u, lạnh lẽo rợn người, vì từ lâu rồi không ai hương khói.
    Mọi khi, Quan Đế miếu đã chẳng lạ gì với nhiều người, vì nhiều người từng đi ngang qua lại nhiều lần và nhìn vào nhiều lượt. Nhưng ghé vào thì chẳng ai ghé làm gì, vì chẳng có chi đáng tò mò cả.
    Hôm nay lại khác hẳn. Quan Đế miếu trở thành cái đích háo hức nhất của cả võ lâm giang hồ.
    Chung quanh và nhất là khu đất trước cửa miếu đã đông nghẹt những người và người.
    Đầu nhấp nhô như sóng biển; tiếng trò chuyện, tiếng kêu nhau, những lời qua câu lại dành chỗ đứng, các cuộc cãi vã vì đủ thứ lý do... thật ồn ào, thật náo nhiệt. Giữa biển người, dù hai người đối diện sát nhau mà nói với nhau cũng khó mà nghe hết được.
    Hai cánh cửa miếu đóng im ỉm. Cửa bằng gỗ, nhưng sơn dầu đen cũ kỹ trông tựa bằng sắt.
    Bên trong miếu hoàn toàn vắng lặng như tờ.
    Trước hai cánh cửa đóng, một lão nhân đứng trơ chẳng khác pho tượng. Lão mặc trường bào xanh, dáng người cao ráo quắc thước, phụng mục trường mi, mũi trái mật, miệng vuông, nhìn qua tất hiểu buổi thanh niên ắt lão là một trang anh tuấn, mỹ nam tử vậy.
    Lão đứng hướng mặt ra phía đám đông, sau lưng chỉ cách cửa miếu vài bước.
    Lão đến tự bao giờ không ai rõ. Chỉ thấy hiện giờ lão đang chấp tay sau lưng hững hờ nhìn biển người ồn ào.
    Đám đông xô đẩy, chen lấn nhau, mỗi lúc một tràn tới gần sát lão nhân thanh bào.
    Đột nhiên lão xua tay, lạnh lùng khai khẩu:
    - Các vị bất tất phải nôn nóng. Quan Đế miếu đã bị vây chặt rồi, dù một giọt nước cũng khó rỉ ra, dù một con chuột cũng đừng hòng chạy thoát. Lý Tam Lang nếu quả có mặt trong đây thì rồi các vị sẽ thấy mặt, chắc chắn như vậy. Các vị cần gì tranh giành hỗn loạn, vạn nhất mà làm sập tòa cổ miếu thì e rằng vĩnh viễn hết thấy Lý Tam Lang được nữa!
    Quanh Quan Đế miếu nhiệt náo là thế mà thanh bào lão nhân không cần to tiếng vẫn đưa âm thanh rõ rệt xoáy thẳng vào màng nhĩ mọi người.
    Dứt lời, lão không buồn quan tâm chú ý đến đám đông. Nhưng đám đông thì đã bị lời nói của la chận dừng lại, không còn xô lấn tràn tới nữa.
    Mọi người đứng cúi đầu, vừa thở vừa lau mồ hôi và sửa lại y phục xốc xếch.
    Ngay lúc ấy bỗng bóng người thấp thoáng, một thiếu phụ mặc áo trắng xuất hiện. Bộ y phục như tuyết bó sát thân hình lồ lộ diễm kiều chan chứ nét tình tứ, khêu gợi của nàng.
    Nàng uyển chuyển lưng ong tiến lại gần thanh bào lão nhân khiến đôi mắt hững hờ của lão phải bừng sáng lên hẳn chăm chú nhìn. Và nàng nhoẻn cười cam mật, say đắm lòng người hỏi:
    - Lão nhân gia, tiểu Tam Lang quả thực có trong Quan Đế miếu không ạ?
    Thanh bào lão nhân nhíu mày, làm ra vẻ lãnh đạm hỏi lại Bạch Y thiếu phụ:
    - Chẳng hay Lý Tam Lang là người có liên hệ ra sao với cô nương?
    Bạch Y thiếu phụ cười tươi như hoa, giương mi đáp:
    - Chàng là người yêu trong mộng của ta.
    Lời nàng chưa dứt thì trong đám đông sau lưng nàng liền vang lên một giọng the thé:
    - Không biết xấu! Đã có chồng rồi mà còn đi tìm trai!
    Mọi người chợt hoa mắt và nghe “bốp” một tiếng. Gã hàn tử thốt chưa trọn câu ấy đã lãnh trọn cái tát đích đáng, đến nỗi trên da mặt xám xịt của gã hằn rõ vết đỏ năm ngón tay dài dài. Không biết Bạch Y thiếu phụ đã xuất thủ cách nào mà chẳng một ai kịp thấy. Xem lại, người ta thấy nàng vẫn đứng nguyên chỗ cũ và dung mạo diễm kiều vẫn tươi cười như thường, tựa hồ chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
    Hán tử bị tát tai vẫn dửng dưng như không, lại cười nham nhở:
    - Nếu nàng chưa chồng hoặc chồng đã chết rồi thì còn có ta đây; ta đang góa vợ, mà lại khoẻ mạnh, nàng về làm vợ ta là đắc sách nhất.
    Bạch Y thiếu phụ không giận, mặt ửng hồng như e thẹn. Hán tử cao hứng, vươn tay chụp vào người nàng.
    Tà Bạch Y phất phới, không biết nàng tránh né thế nào mà bàn tay hán tử trở thành vô duyên, chụp vào khoảng không.
    Hán tử bật tiếng la:
    - A! Giai nhân cũng biết võ! Nhưng tránh né đâu cho thoát!
    Gã lại vươn tay chụp tới lần nữa, thủ pháp quái dị, cực kỳ thần tốc.
    Nhưng thêm lượt nữa gã lại chụp vào khoảng không và chẳng biết do quá đà lỡ bộ hay do một kình lực vô hình nào kéo tới, gã loạng choạng chúi nhũi.
    Bạch Y thiếu phụ quắt mắt nhìn gã cười khúch khích:
    - Cái đó kêu bằng “vì yêu hoa mà khổ vì hoa” đấy! Dẫu có chết cũng là quỷ phong lưu phải không? Nhưng muốn chạm tới ta một mình người chưa đủ đâu, hãy gọi cả ba huynh đệ của ngươi mà lại xem sao?
    Đám đông cười ồ.
    Đại hán vừa thẹn vừa tức, sấn tới, sa sầm nét mặt nói:
    - Hay lắm! Giai nhân đã cao giọng lớn lối như vậy, chắc tự tin ở bản lãnh võ công lắm!
    Để ba anh em lão gia chìu ý người đẹp cho vui...
    Gã đang nói thì có thêm hai hán tử nữa, song song bước ra.
    Bạch Y thiếu phụ giương đôi mày liễu cười lạt:
    - Ba Đông tam quỷ! Sẽ không hối hận chứ?
    Tuy hỏi vậy nhưng nàng không đợi đối phương trả lời, đã uyển chuyển dáng đài các tiến lại, cất cánh tay mềm mại lên, khẽ phất một cái, năm ngón tay mũi viết xỉa thẳng vào ngực hán tử đứng giữa.
    Hán tử bất thần như bị độc xà mổ trúng, biến sắc kinh hồn, buột miệng la hoảng:
    - Tán Hoa Thủ!
    Hai hán tử đứng gần cũng tái mặt. Cả ba đồng thoát lui hai bước, hấp tấp xoay người lủi nhanh vào đám đông.
    Bạch Y thiếu phụ quát lạnh tợ băng:
    - Đứng lại!
    Ba hán tử như bị đóng đinh, một chút cử động cũng không dám.
    Bạch Y thiếu phụ lại phục hồi nét cười rạng rỡ, cất giọng ngọt lịm:
    - Hãy trở lại đây cho ta xem thử nét uy phong tàn độc của các ngươi, coi có đúng như danh tiếng lừng lẫy lâu nay không...
    Ba hán tử liền quay lại và thình lình quì mọp xuống hết.
    Hán tử gây sự nãy giờ vội run run cất tiếng:
    - Đỗ cô nương, bọn huynh đệ Mã Quân Võ này đã “hữu nhãn vô châu”...
    Bạch Y thiếu phụ cười càng tươi nói:
    - Bữa nay nhằm lúc ta đi tìm gặp tiểu Tam Lang của ta nên chỉ muốn lòng dạ vui vẻ, không thích mang bàn tay vấy máu khi diện kiến tiểu Tam Lang. Vậy ba huynh đệ các ngươi tạm quì đây... chơi nhé!
    Nói xong, coi như mọi việc đều êm xuôi, đẹp đẽ, nàng chẳng nhìn đến bọn Mã Quân Võ nữa, mà nhoẻn cười xoay sang thanh bào lão nhân, nhắc lại:
    - Lão nhân gia! Người vẫn chưa trả lời hộ câu hỏi thăm ban nãy.
    Thanh bào lão nhân hơi xẵng giọng:
    - Làm sao mà trả lời chắc được! Sự thực bên trong Quan Đế miếu có Lý Tam Lang hay không, ai dám quả quyết.
    Bạch Y thiếu phụ nói:
    - Thế thì mở cửa miếu ra tất rõ chứ gì?
    Thanh bào lão nhân lắc đầu đáp:
    - Không nên!
    Bạch Y thiếu phụ hỏi:
    - Có ai cấm cản hay sao?
    Thanh bào lão nhân lại lắc đầu:
    - Chẳng ai cấm cản gì cả.
    Bạch Y thiếu phụ lại hỏi:
    - Vậy sao lão nhân gia còn đợi gì mà chẳng mở cửa miếu ra đi?
    Thanh bào lão nhân trả lời:
    - Ta không mở, ta đợi người khác làm việc ấy.
    Thoáng lộ vẻ ngạc nhiên Bạch Y thiếu phụ hỏi:
    - Đợi người khác khai miếu môn, nhưng đợi ai bây giờ? Lão nhân giâ sẵn đứng gần đấy, chỉ cần đẩy tay một cái là cửa miếu mở ngay chớ gì?
    Thanh bào lão nhân nhún vai nói:
    - Đâu phải đơn giản quá vậy. Hai cánh cửa này chẳng phải là thứ dễ mở!
    Bỗng có một hán tử trung niên tách đám đông rảo bước tiến lại bảo:
    - Hai cánh cửa miếu thì có chi khó mở, để tại hạ mở cho.
    Thanh bào lão nhân quét mắt nhìn hán tử trung niên lạnh lùng hỏi:
    - Ai đầu tiên mở cửa miếu này, kẻ đó sẽ ngã chết ngay tại cửa. Các hạ tự tìm tử lộ chăng?
    Hán tử trung niên khựng lại ngay, rồi gầm đầu trở gót biến lẹ vào đám đông.
    Bạch Y thiếu phụ kêu “A” một tiếng, rồi lại cười thật duyên dáng nói một hơi:
    - Hóa ra có sự đáng sợ đó, thảo nào và cho tới bây giờ vẫn chẳng một ai dám khai miếu môn. Đã vậy, không lẽ ta mở cửa. Chết thì ta chẳng sợ, nhưng ta không muốn chết trước khi gặp tiểu Tam Lang. Mà nếu có chết thì cũng phải chết trong vòng tay tiểu Tam Lang mới đành lòng...
    Last edited by giavui; 05-18-2020 at 06:30 PM.

  2. #71
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 72 - HẠ CHIẾN THƯ
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Bởi thế nên tại hạ mới thỉnh cầu Hạnh cô nương xuất chinh một phen, để trợ lực chúng ta, mới mong đương đầu nổi nhân vật Kiệt Ma ấy.
    Nam Cung Thu Lãnh hỏi:
    - Hạnh cô nương có thể chống nổi vị sư đệ của A Nan Hoạt Phật ư?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Hạnh cô nương thiện tinh Tây Thiên Trúc dị thuật, tất cả những dị thuật mà Kiệt Ma biết, thì Hạnh cô nương đều biết nhưng có nhiều dị thuật Hạnh cô nương biết, mà Kiệt Ma không biết.
    Nam Cung Thu Lãnh dè dặt hỏi tiếp:
    - Thế còn về võ công thì Hạnh cô nương...
    Văn Nhân Tuấn trả lời:
    - Hạnh cô nương chỉ lo đối phó với Kiệt Ma về mặt Tây Thiên Trúc dị thuật thôi.
    Nam Cung Thu Lãnh lo lắng ra mặt, lại hỏi gấp:
    - Vậy, về võ công, ai đối phó với Kiệt Ma?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Tại hạ xin đảm đương phần đó.
    Nam Cung Thu Lãnh sững sốt:
    - Sao Văn huynh không cho biết sớm, để nảy giờ tiểu đệ lo đến trái tim suýt nhảy ra ngoài!
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Thì bây giờ cho biết cũng vậy. Có điều, xin nhắc rõ rằng chúng ta đi phen nầy là thập phần nguy hiểm...
    Nam Cung Thu Lãnh khẳng quyết:
    - Dù chết, tiểu đệ cũng chẳng sờn dạ, miễn chết cho đáng.
    Văn Nhân Tuấn bông đùa:
    - Coi! Đừng xem thường cái chết, vì Bá Đao huynh không sợ chết, nhưng có một người sợ thay cho huynh.
    Hậu Đắt Kỹ ửng hồng đôi má diễm kiều, nói:
    - Văn đại hiệp, coi chừng tiểu muội mét với Thu Ngâm thư thư bây giờ!
    Tiếu Bao Tự mỉm cười:
    - Muội muội đừng lo, lúc nào ta cũng bênh vực muội muội cả, nhưng Văn đại ca có nói câu vừa rồi, quả nhiên đúng sự thật!
    Hậu Đắt Kỷ lại đỏ bừng gương mặt mỹ miều, day qua Hạnh Bội Thi và La Ỷ Hương, nói:
    - Nhị vị coi đó, hai người ấy mà họp lại với nhau thì vô cùng lợi hại.
    Hạnh Bội Thi, La Ỷ Hương đều bật cười. Mọi người đều cười. Bầu không khí vui nhộn cơ hồ chẳng coi vào đâu cái nguy tử vong khi phải đối đầu với đại địch sắp tới.
    Bỗng Nam Cung Thu Lãnh bỗng trở lại chánh đề:
    - Văn huynh, suýt tý nữa đệ quên hỏi, chẳng hay tại sao vị sư đệ Kiệt Ma của A Nan Hoạt Phật lại rời Trung thổ, sang ở luôn bên Tây Thiên Trúc vậy?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Nếu kể thật tỉ mỉ thì dài lắm, chỉ xin nói gọn lại, nguyên vị sư tôn đã chân truyền y bát cho A Nan Hoạt Phật mà không truyền cho Kiệt Ma, đó đã là một điểm khiến cho Kiệt Ma oán hận; đến sau, khi từ Tây Thiên Trúc trở về, A Nan Hoạt Phật có kiến lập thêm ngôi Tiểu Lôi Âm Tự, thì Kiệt Ma đòi giao cho y trụ trì, nhưng xét vì y kém đạo hạnh, A Nan Hoạt Phật không thể thỏa mãn sự đòi hỏi ấy của y, lại giao ngôi chùa Tiểu Lôi Âm Tự cho một vị sư đệ khác trông nom, thành thử Kiệt Ma càng oán giận, bèn thoát ly sư môn, đến Tây Thiên Trúc...
    Nam Cung Thu Lãnh gật đầu:
    - Nguyên do là như thế! E rằng phen nầy y quyết quét sạch võ lâm Trung Nguyên chỉ vì...
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Chỉ vì... tự ái cá nhân, vì một lời thề! Kiệt Ma từng thề rằng sẽ có ngày thôn tính võ lâm Trung Nguyên và đánh bại cả A Nan Hoạt Phật.
    Nam Cung Thu Lãnh thở dài:
    - Thế thì vị Kiệt Ma ấy tâm địa hẹp hòi, cố chấp quá! À, nầy Văn huynh, đầu đuôi câu chuyện nảy giờ, nhờ đâu mà huynh biết rõ quá vậy?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Do gia sư kể cho nghe.
    Nam Cung Thu Lãnh gật gù, lẩm bẩm:
    - Hạnh cô nương đối phó về dị thuật Tây Thiên Trúc, Văn huynh đối phó mặt võ công, còn bọn tiểu đệ thì đương đầu với các tôn giả thuộc cấp của Kiệt Ma... Thế là ổn lắm, chẳng đến nổi lo ngại gì nữa.
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Xin đừng quên các tôn giả ấy đều biết dị thuật, chư huynh đệ có thể thắng họ về võ công chân chính, nhưng về dị thuật, e rằng...
    Nam Cung Thu Lãnh chưng hửng:
    - Ai chà! Lại còn chuyện rắc rối ấy! Thế thì... biết tính sao đây?
    Hạnh Bội Thi đáp:
    - Đấy, chính vì điểm ấy mà chúng ta cần bàn kỹ trước, để đến lúc lâm trận, chúng ta sẽ khỏi lúng túng.
    Nam Cung Thu Lãnh gật đầu lia lịa:
    - Phải! Phải! Hạnh cô nương nói đúng lắm!
    Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Hạnh cô nương ắt có dự liệu kế sách gì rồi, xin cho nghe cao kiến.
    Hạnh Bội Thi không khách sáo, cứ nói thẳng ra:
    - Xin đề nghị thế này:
    Văn đại hiệp làm Đại soái, toàn quyền chỉ huy tập thể!
    Văn Nhân Tuấn kêu lên:
    - Cô nương! Thiết tưởng...
    Hạnh Bội Thi thành khẩn:
    - Ấy là lời thành thật, vì lợi ích chung, xin Văn đại hiệp chớ từ chối trọng trách.
    Nam Cung Thu Lãnh cũng phụ họa:
    - Văn huynh phải gánh bổn phận đó mới xong!
    Văn Nhân Tuấn cười nhăn nhó:
    - Vâng, âu là cung kính bất như phụng mạng vậy. Bây giờ, tại hạ xin nói ngay phương châm kế sách, là:
    “Bắn người trước hết nên bắn ngựa, bắt giặc trước hết nên bắt chúa đảng; rắn mất đầu là hết bò; cây ngã thì chim chóc tự nhiên tán loạn”... Chẳng hay chư vị nghĩ sao?
    Hạnh Bội Thi khẽ gật đầu:
    - Quả nhiên cao kiến.
    Nam Cung Thu Lãnh đặt nghi vấn:
    - Đó là cách hay nhứt, nhưng chỉ sợ tới lúc ấy vị Kiệt Ma không chịu xuất thủ trước.
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Cũng có thể như thế lắm. Vậy xin đề nghị thêm:
    đến lúc lâm trận, phía chúng ta đừng xuất thủ trước, mà để họ ra tay trước.
    Nam Cung Thu Lãnh ngạc nhiên, hỏi:
    - Nói thế, tiểu đệ thật chẳng được thông, vì xưa nay, hể đối địch, điều cốt yếu là tiên hạ thủ vi cường, cớ sao chúng ta lại để họ hạ thủ trước?
    Văn Nhân Tuấn giải thích:
    - Vì trường hợp nầy đặc biệt, chúng ta nhường họ xuất thủ trước để tùy theo đó mà đưa người của chúng ta ra đối phó.
    Nam Cung Thu Lãnh gật đầu:
    - Hiểu rồi! Mọi người chúng ta ở đây, tin chắc là đều nhẫn nại mà nhường đối phương xuất thủ trước được cả, duy có Tư Mã Thường, e rằng tánh nóng, không nhịn nổi, vậy xin gọi y tới đây để căn dặn y cho thật kỹ mới xong.
    Nói đến đây, Nam Cung Thu Lãnh bỗng quay mặt ra ngoài, lớn tiếng gọi:
    - Đại Hoàng Phong! Lại đây lẹ! Có chuyện cần cho nhà ngươi biết đây nầy!
    Chỉ chốc lát, liền thấy Tư Mã Thường nắm tay Xà Nữ, song song từ trong bóng tối phía đằng xa bước ra, đến thẳng tới đám đông. Xà Nữ ửng hồng sắc diện...
    Tư Mã Thường tươi cười, hỏi ngay:
    - Bá Đao, có chuyện chi?
    Nam Cung Thu Lãnh bèn thuật đầu đuôi những điểm mọi người thảo luận nảy giờ và đem lời dặn của Văn Nhân Tuấn nhấn mạnh cho Tư Mã Thường ghi nhớ. Rốt lại còn dặn thêm:
    - Đấy, nghe rõ chưa? Tuyệt đối không được nổi nóng mà xuất thủ trước, là hỏng đại sự đấy!
    Tư Mã Thường nghiêm chỉnh đáp:
    - Xin ghi nhớ! Đã có lời dặn là nhứt định phải tuân theo chứ!
    Hạnh Bội Thi nói:
    - Thế là xong! Bây giờ, còn chưa biết chắc bọn họ sẽ đến lúc nào, tuy thế nào rồi họ cũng đến, không phải chờ lâu lắm đâu, vậy thì, còn được chút thời khắc nào, tưởng chúng ta nên lợi dụng mà dưỡng thần, nghỉ ngơi cho khỏe...
    Văn Nhân Tuấn bổng đứng phắt dậy, xua tay ra hiệu và khẽ bảo:
    - Xin im lặng hết! Đừng khua động! Có người đến.
    Nam Cung Thu Lãnh lạnh lùng nói:
    - Có lẽ không phải bọn họ, vì tiếng chân đi lại từ hướng đằng nầy, khá đông người đấy!
    Văn Nhân Tuấn hất hàm ra ngoài:
    - Đến rồi kia!
    Quả nhiên cả một đám đông, có đến gần hai chục người, như những cánh chim đêm, phi thân xẹt đến vèo vèo, đứng lố nhố ngay trước cốc khẩu.
    Khoảng cách chẳng xa mấy, mà nhóm người của Văn Nhân Tuấn lại đang ở lợi thế là từ trong rừng kín đáo nhìn ra, nên trông thấy rất rõ ràng.
    Văn Nhân Tuấn là người đầu tiên ngạc nhiên, khẽ kêu lên:
    - Ủa! Sao lại là bọn người nầy?
    Chẳng ai lạ, số người mới đến chính là Lỗ Thiếu Hoa với khá đông thuộc hạ của Hoàng Sơn thế gia và có cả ba mẹ con Đường Tam Cô.
    Nam Cung Thu Lãnh nắm đốc đao, đứng vụt lên.
    Chợt nghe tiếng của Đường Tam Cô vọng vào:
    - Sao chả thấy người nào hết thế nầy? Ta nghe tin chắc chắn là họ sẽ đi về hướng nầy mà!
    Lỗ Thiếu Hoa nói:
    - Đường tiền bối, thiển nghĩ, nếu chúng gặp được các vị ấy rất tốt, nhưng dù không gặp cũng chẳng hề chi, miễn chúng ta tận lực vì võ lâm Trung Nguyên là được, nghĩa là chúng ta cứ tận lực chống ngăn ngoại địch dù không có các vị ấy tại đây cũng vậy.
    Văn Nhân Tuấn sững sốt, lẩm bẩm:
    - Thì ra, là chuyện đáng cảm kích!
    Lại nghe Đường Tam Cô lên tiếng:
    - Vâng, Lỗ thiếu chủ nói phải.
    Bỗng nghe thêm giọng Hoàng Thanh:
    - Thiếu chủ, hình như trong cốc có mùi máu tanh.
    Lỗ Thiếu Hoa vội nói:
    - Ta cũng cảm thấy như vậy. Tức là có thể bọn A Tu La viện đã đến đây rồi và đã từng xảy cuộc ác chiến rồi...
    Đường Tam Cô nói:
    - Trong cốc tối quá, nhìn chả thấy được gì hết.
    Hoàng Thanh lại lên tiếng:
    - Thưa thiếu chủ, xin để thuộc hạ vào đó xem thử.
    Và hắn chớp động thân, toan phóng vào cốc.
    Thình lình Văn Nhân Tuấn lớn tiếng gọi:
    - Hoàng tổng quản, bất tất vào đó mà chi, mọi người đều đang ở đây nầy!
    Lỗ Thiếu Hoa, Đường Tam Cô và mọi người bên ngoài cốc khẩu đều kinh ngạc.
    Văn Nhân Tuấn tươi cười bước ra, ôm quyền thi lễ:
    - Đường tiền bối, Lỗ thiếu chủ, cùng chư vị quả đáng bội phục!
    Lỗ Thiếu Hoa hỏi:
    - Thế là nãy giờ các hạ đã nghe rõ hết những lời của Đường tiền bối và tại hạ?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Đúng vậy! Nếu không nghe rõ thì tại hạ đâu dám bước ra.
    Đường Tam Cô nói xen vào:
    - Thật là xấu hổ cho bọn ta! Văn đại hiệp với chư vị bằng hữu đã sớm vì đại nghĩa mà hành động, bọn nầy mới lục tục tới đây, không bị trách cứ đã là may. Văn đại hiệp còn bảo là bội phục cái gì!
    Nam Cung Thu Lãnh từ trong mé rừng nói ra, giọng sang sảng, cởi mở:
    - Đường tiền bối, xin chớ quá khiêm nhượng, quả nhiên chư vị đã khiến người ta phải kính mến.
    Nam Cung Thu Lãnh, Hậu Đắt Kỷ, Tiếu Bao Tự, Hạnh Bội Thi, La Ỷ Hương, Tiểu Thanh, Xà nữ và Hoàng Phủ Ngọc đều kéo cả ra.
    Lỗ Thiếu Hoa cười lớn, gọi:
    - A ha! Nam Cung Bá Đao! Đại Hoàng Phong! Coi vậy mà chúng ta cứ có duyên gặp nhau hoài, nhĩ!
    Tư Mã Thường cũng cười hô hố:
    - Nhưng phen nầy thì gặp nhau đầy ý nghĩa, nghe sướng cả trong người!
    Văn Nhân Tuấn đứng ra giới thiệu cho đôi bên biết nhau, đúng ra là hầu hết cũng chẳng còn ai lạ gì ai, chỉ còn cần giới thiệu mấy người mới gặp, như Hạnh Bội Thi, Xà nữ, thế thôi.
    Qua một lúc chào mừng, trao đổi mấy lời xã giao, Đường Tam Cô hỏi:
    - Văn đại hiệp, ta nghe nói Kim Thiếu Thu với người của Vong Hồn Cốc cũng đã đến rồi, sao chẳng thấy họ đâu cả vậy?
    Văn Nhân Tuấn còn chưa kịp trả lời thì Tư Mã Thường đã chỉ tay vào cốc nói:
    - Bọn họ có tới đông đủ đấy chứ! Nhưng đều nằm yên trong đó hết rồi!
    Đường Tam Cô sững sốt, muốn hỏi thêm mà chẳng biết hỏi thế nào.
    Văn Nhân Tuấn buồn đau kể lại tự sự.
    Mọi người mới tới đều chăm chú lắng nghe.
    Đường Tam Cô thở dài, nói:
    - Thế mới biết cái hậu quả của hành động tà gian bao giờ cũng bi đát. Tưởng cũng cần có thế, mới răn được người đời.
    Lỗ Thiếu Hoa thành thật lên tiếng:
    - Nhân vụ nầy, tại hạ càng thấm thía. Nếu chẳng sớm tỉnh ngộ, chắc ngay cả tại hạ cũng bỏ xương nơi đây như Kim Thiếu Thu! Xem ra, người tốt vẫn sống dai, nhĩ!
    Tư Mã Thường nói:
    - Hay! Nói nghe hay lắm! Và cũng đáng phục lắm! Chẳng những sống dai, mà người tốt còn dễ kết giao bằng hữu nữa đấy, Thiếu chủ xem, bây giờ tại hạ có rất đông bằng hữu!
    Nam Cung Thu Lãnh tiếp theo:
    - Đừng nói là chỉ bằng hữu mà thôi, lại có thêm cả... hiền thê nữa chứ!
    Mọi người đều cười ồ.
    Thình lình Văn Nhân Tuấn ra dấu, bảo:
    - Xin im lặng! Có người!
    Ai nấy đều ngưng tiếng cười tức khắc và vận thính lực nghe ngóng, đúng là đang có tiếng động lạ:
    từ trong cốc vọng ra một chuỗi âm thanh “ào ào” liên tục, như luồng gió to thổi tới vậy.
    Hậu Đắt Kỷ hỏi khẽ:
    - Cái gì mà kỳ lạ vậy kìa?
    Tiếu Bao Tự nói:
    - Có lẽ là gió.
    Tư Mã Thường gật đầu:
    - Đúng, giống như gió thổi mạnh.
    Hạnh Bội Thi bỗng lên tiếng:
    - Đó là một loại dị thuật Tây Thiên Trúc, không gây thương tích...
    Nàng chưa dứt lời, từ trong cốc ào ra một luồng gió lạnh buốt, nhưng liền đó, gió tắt và đã có một người vận tử y xuất hiện tại phía trong cốc khẩu mấy bước:
    lại là một Tử Y Tôn giả.
    Mọi người thấy vậy không khỏi kinh ngạc.
    Chợt nghe Tử Y Tôn giả lạnh lùng hỏi:
    - Trong các người, ai là Văn Nhân Tuấn?
    Văn Nhân Tuấn đáp lẹ và hỏi lại:
    - Chính tại hạ đây. Còn các hạ, phải chăng là một Tử Y Tôn giả của A Tu La viện?
    Tử Y Tôn giả gật đầu:
    - Không sai.
    Văn Nhân Tuấn hỏi tiếp:
    - Có điều chi chỉ giáo?
    Tử Y Tôn giả nói:
    - Có cái nầy, của Trụ trì bổn viện gởi cho các hạ!
    Vừa nói, hắn vừa phất tay áo một cái, liền vọt tới một phiến hồng quang.
    Văn Nhân Tuấn ngầm vận công lực vào cánh tay, xòe chưởng đón lấy, thì ra là một mảnh giấy hồng, trên mặt giấy viết mấy hàng kim tự:
    “Hừng đông tới đây, dẫn các nhân vật võ lâm Trung Nguyên cùng đi với ngươi, đến phía trước ba dặm, tại chân Ma Vân Lãnh, để lãnh cái chết.” Trên đầu mảnh giấy chẳng có tiêu đề, bên dưới cũng chẳng có ký tên.
    Văn Nhân Tuấn đọc lên cho mọi người nghe.
    Ai nấy đều biến sắc.
    Văn Nhân Tuấn điềm nhiên mỉm cười, bảo Tử Y Tôn giả:
    - Không có sẵn giấy mực, tại hạ không tiện biên thư, phiền tôn giả về nói lại giùm một câu:
    Văn Nhân Tuấn sẽ cùng các bằng hữu đến phó ước đúng thời khắc.
    Tử Y Tôn giả chỉ gật đầu chớ chẳng nói gì thêm, hắn phất hai tay áo, tự dưng nổi gió, cát bay đá chạy và hắn vọt người lên một cái, lập tức mấy dạng theo âm thanh “ào ào” xa dần...

  3. #72
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 73 - DÒ HƯ THỰC
    Đường Tam Cô kinh mang lên tiếng:
    - Sống đến từng tuổi này, đêm nay ta mới được mở rộng tầm mắt...
    Lỗ Thiếu Hoa cũng bàng hoàng nghi hoặc:
    - Cái đó là pháp thuật gì mà gần như tiên đằng vân giá võ thế nhĩ?
    Văn Nhân Tuấn giải thích:
    - Ấy là một loại dị thuật Tây Thiên Trúc, mệnh danh “ngự phong thuật”, so với thân pháp khinh công của chúng ta thì nhanh hơn nhiều, nhưng không đi được lâu và xa như khinh công.
    Lỗ Thiếu Hoa hỏi:
    - Thế thì dị thuật Tây Thiên Trúc ắt còn lắm thứ quái gở, ly kỳ khác nữa?
    Văn Nhân Tuấn gật đầu:
    - Đúng vậy, trong “Thiên Trúc bí kíp” có đến cả trăm loại dị thuật.
    Đường Tam Cô hỏi:
    - Văn đại hiệp, chúng ta tính sao?
    Vưu Nguyệt Cầm lên tiếng:
    - Cô cô, vừa rồi cô cô không nghe Văn đại hiệp nói là chuẩn bị phó ước đó sao?
    Đường Tam Cô nói:
    - Nghe thì ta nghe rõ lắm rồi, nhưng điểm ta muốn thỉnh ý Văn đại hiệp là bọn họ tự dưng đưa ra ước hẹn tại chân núi Ma Vân Lãnh, nếu bọn họ đặt ngầm những bẫy rập gì đó, chúng ta khinh xuất tiến vào thì có phải là...
    Văn Nhân Tuấn mỉm cười:
    - Đường tiền bối cảnh giác dè dặt như thế là chí lý. Tuy nhiên, xin Đường tiền bối cùng chư vị an tâm. Vị trụ trì A Tu La viện vốn rất cuồng ngạo tự đại, chắc sẽ không đặt mai phục đâu, tuy nhiên tại hạ vẫn có sẵn dự định đề phòng.
    Đường Tam Cô lại hỏi:
    - Đại hiệp biết rõ vị trụ trì A Tu La viện ấy sao?
    Văn Nhân Tuấn còn chưa kịp trả lời, thì Nam Cung Thu Lãnh đã khai khẩu; y đem những điều Văn Nhân Tuấn cho biết trước đó mà thuật cho mọi người nghe.
    Nghe qua, cả Đường Tam Cô lẫn Lỗ Thiếu Hoa đều chấn động tâm thần, biến sắc. Lỗ Thiếu Hoa kêu lên:
    - Ôi chao! Nói vậy vị trụ trì ấy nguyên là sư đệ của A Nan Hoạt Phật! Ai thì tại hạ không biết chứ về vị A Nan Hoạt Phật thì tại hạ từng nghe gia phụ nhắc đến luôn, rằng đó đúng là một vị Hoạt Phật, chẳng những xứng danh cao tăng, lại có một bản lãnh võ công quán cổ tuyệt kim, luyện đến thành tấm thân kim cương bất hoại, đạt tới mức cao tột mọi tuyệt học tuyệt kỹ... Vị trụ trì A Tu La viện đã là sư đệ của A Nan Hoạt Phật, tất nhiên bản lãnh đâu kém A Nan Hoạt Phật bao nhiêu, thảo nào y dám ngang nhiên tiến phạm võ lâm Trung Nguyên!
    Đường Tam Cô đã trấn tỉnh, nói:
    - Tuy thế chớ chẳng hề chi, Thiếu chủ chẳng vừa nghe Nam Cung Bá Đao nói đó sao, về võ công đã có Văn đại hiệp đối phó, về dị thuật thì Hạnh cô nương sẽ thừa sức trấn áp y.
    Như vậy, chúng ta không đến nỗi phải kinh mang nữa.
    Lỗ Thiếu Hoa xua tay, tươi cười:
    - Đường tiền bối hiểu lầm ý của vãn bối rồi! Chẳng phải vãn bối sợ y mà muốn nói rằng y tính chuyện quét sạch võ lâm chúng ta là một sự thật rất hiển nhiên, vì quả nhiên y đủ tài làm được chuyện đó, cho nên chúng ta càng cần phải hợp quần hợp lực, đem toàn năng toàn tâm đối phó.
    Tư Mã Thường bỗng tỏ vẻ hăm hở, ngó Văn Nhân Tuấn, hỏi:
    - Hay là nếu cần thì cho tại hạ đến chân núi Ma Vân Lãnh trước, để do thám hư thực xem sao?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Tình hình hư thực của đối phương thì rất cần dò biết, nhưng huynh khỏi đi.
    Tư Mã Thường lại hỏi:
    - Sao không cho tại hạ đi?
    Nam Cung Thu Lãnh hỏi lại:
    - Cái đó còn phải hỏi, luận về võ công, ngươi liệu có đáng là đối thủ của vị Kiệt Ma ấy hay không; còn nói về dị thuật Tây Thiên Trúc, ngươi càng mù tịt; đã thế, để ngươi đi là đi tìm cái chết sao?
    Tư Mã Thường hết cãi, đành ngắt ngư hỏi:
    - Vậy thì... ai... ai đi?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Hạnh cô nương với tại hạ đi.
    Mọi người nghe nói đều xôn xao hẳn lên.
    Đường Tam Cô nói:
    - Mới nghe qua thì chẳng ai tán thành, vì nhị vị vốn là đầu não cuộc chiến đấu sinh tử này mà lại đi như thế, rũi có bề nào thì sao. Nhưng gẫm kỹ, chính nhị vị đi thì mới hoàn toàn không ngại sơ thất gì hết.
    Lỗ Thiếu Hoa bỗng đặt nghi vấn:
    - Hãy khoan! Có một điểm, Văn huynh có nghĩ tới không:
    nếu họ dùng kế điệu hổ ly sơn, để cho Văn huynh với Hạnh cô nương đi dò hư thực, rồi họ sẽ ập đến đây...
    Hạnh Bội Thi hiểu ngay ý của Lỗ Thiếu Hoa, liền mỉm cười nói:
    - Điều đó thì xin chư vị an tâm, trước khi đi, tại hạ sẽ bố trí một thuật cầm chế kẻ địch, dù họ có đến đây đông đảo đến mấy, cũng chẳng tìm thấy chư vị đâu hết. Từ bây giờ đến sáng không còn bao lâu nữa, xin chư vị an tâm nghỉ ngơi, dưỡng thần, chung quanh chỗ chư vị nghỉ ngơi sẽ có một bức màn kỳ diệu bảo vệ. Chúng tôi đi mau và sẽ về lẹ.
    Theo đề nghị của Hạnh Bội Thi, mọi người lại kéo vào khoảng trống trong bìa rừng, tập trung ngồi nghỉ. Nàng liền vung đôi cánh tay ngọc, xoa xoa vào không gian một lúc, lập tức cảnh trí biến đổi hẳn và toàn trường trông như một khu đá cát trống trơn, chẳng thể thấy ra một người nào cả.
    Văn Nhân Tuấn ca ngợi:
    - Cô nương cao minh thật!
    Hạnh Bội Thi mỉm cười:
    - Đây chẳng qua là một chút tiểu kỹ, chỉ tổ múa rìu trước cửa Lỗ Ban đối với Văn đại hiệp mà thôi! Nào chúng ta đi, kẻo muộn.
    Nàng giăng hai tay ra, chớp động hai lần, tự dưng cả nàng lẫn Văn Nhân Tuấn liền biến dạng.
    Văn Nhân Tuấn chỉ cảm thấy có một luồng gió nhẹ nhẹ nổi lên, cho đến khi gió ngừng, thì hai người đã đến một vùng lạ rồi.
    Ngước mắt nhìn, thấy cách trước mặt không xa, là một ngọn núi vừa to, vừa cao chọc trời. Dưới chân núi mờ mịt bao phủ một màn sương mù dày đặc, chẳng thể nhìn thấy được gì cả.
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Thì ra, chính bọn họ cũng dùng dị thuật tạo sương mù để phòng bị.
    Hạnh Bội Thi gật đầu:
    - Không sai! Người bọn họ hiện ở trong phiến sương mù dày nhứt, cách trước mặt chúng ta chừng trăm trượng, nếu người ngoài tiến vào thì không thể thấy họ, nhưng bị họ phát giác liền.
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Họ cũng cậy vào dị thuật đấy chứ!
    Hạnh Bội Thi hỏi:
    - Chúng ta có cần tiến gần vào họ để xem không?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Nếu được thế thì còn gì bằng!
    Hạnh Bội Thi bảo:
    - Vậy thì mời Văn đại hiệp cứ đi theo sau lưng Bội Thi.
    Nàng liền tiến thẳng tới.
    Như vậy, đủ biết nàng đã có thuật gì đó, khả dĩ tiến sâu vào vùng sương mù của đối phương mà không bị lộ hình tích... Văn Nhân Tuấn tin tưởng hoàn toàn, lẹ làng bước theo này.
    Hai người, một trước một sau, cứ tự nhiên sấn sâu mãi vào phiến sương mù. Thì ra đây là một bãi cỏ bằng phẳng, thật rộng, đạp cỏ đi một hồi, bỗng Hạnh Bội Thi đứng lại và khẽ dặn:
    - Văn đại hiệp ngàn vạn lần đừng đi cách xa Bội Thi quá năm bước nhé.
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Vâng, cô nương an tâm, tại hạ nhớ rồi.
    Nàng tiếp tục cất bước, rẽ sang mé tả.
    Đi chừng vài chục trượng nữa, thì nàng lại đình bộ và ngoãnh lại, khẽ bảo:
    - Văn đại hiệp, xin mời xem thử...
    Văn Nhân Tuấn liền phóng nhãn tuyến vào chòm sương mù dễ dàng, như trông cảnh vật giữa ban ngày vậy.
    Chàng thấy hằng mấy chục con người ngồi thành nhiều lớp vòng tròn, chân xếp bằng, mặt hướng ra ngoài, mắt đều nhắm.
    Vòng ngoài hết là mười Tử Y Tôn giả.
    Vòng thứ nhì là tám Hắc Y Tôn giả.
    Vòng thứ ba là sáu Bạch Y Tôn giả.
    Vòng thứ tư là Hồng Y Tôn giả.
    Ngồi riêng một mình ở trung tâm điểm là một nhân vật hình dáng nhỏ bé, mình khoát cẩm y sắc nâu.
    Cộng cả thảy ba mươi mốt người.
    Bỗng nghe Hạnh Bội Thi hỏi:
    - Nhân vật ngồi giữa có phải là vị sư đệ của A Nan Hoạt Phật mà Văn đại hiệp đã nói?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Có thể lắm, vì theo đẳng cấp thì Hồng Y Tôn giả là cao nhứt ở A Tu La viện, thế mà nhân vật ngồi giữa lại tôn cao hơn nữa, tức là vị Trụ trì vậy.
    Hạnh Bội Thi khẽ thở dài:
    - Phen này A Tu La viện đem toàn lực viễn chinh, nếu chẳng có Văn đại hiệp sớm lo liệu đề kháng, e rằng võ lâm Trung Nguyên sẽ bị quét sạch thật chớ chẳng phải chuyện thường.
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Cô nương đề cao tại hạ, chớ thực ra, cô nương mới giữ phần chánh yếu trong cuộc vãn cứu bạo kiếp này vậy.
    Hạnh Bội Thi lắc đầu:
    - Nhưng Bội Thi xuất lực có điều kiện, làm sao bì nổi Văn đại hiệp...
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Bất luận có hay không có điều kiện, cô nương vẫn là người vãn cứu bạo kiếp như thường.
    Hạnh Bội Thi lại lắc đầu:
    - Một mình Bội Thi chẳng tài nào cứu nổi cả đại cuộc đâu.
    Văn Nhân Tuấn gật đầu:
    - Tại hạ cũng đâu có thể chỉ một mình mà vãn hồi nổi bạo kiếp.
    Hạnh Bội Thi mỉm cười, nụ cười tuyệt diễm, khiến rung động lòng người, đến nổi Văn Nhân Tuấn không khỏi sững sờ.
    Lại nghe Hạnh Bội Thi hỏi:
    - Nhận thấy dường như chả có mai phục gì hết, Văn đại hiệp xem thế nào?
    Văn Nhân Tuấn lắc đầu, đáp:
    - Tại hạ cũng không thấy gì là mai phục cả.
    Hạnh Bội Thi lại hỏi:
    - Vậy thì chúng ta đi nhé? Nhưng, trước khi đi, có nên lưu lại vết tích gì cho họ biết là chúng ta có đến đây, để cảnh cáo họ chăng?
    Văn Nhân Tuấn hỏi lại:
    - Ý cô nương là muốn lưu lại cái gì đây?
    Hạnh Bội Thi đề nghị:
    - Nếu đồng ý thì xin phiền Văn đại hiệp, dùng chỉ lực thay cho bút, cứ viết ngay trên phiến đá bên cạnh mấy chữ.
    Văn Nhân Tuấn không đợi nhắc lần thứ hai, lập tức vận chỉ lực, viết rành rành lên phiến đá mười ba chữ:
    “Văn Nhân Tuấn, Hạnh Bội Thi đã một lần dạo bước đến đây.” Hạnh Bội Thi tươi cười:
    - Tuyệt diệu! Nếu lão Kiệt Ma là người thức thời vụ thì tự ý rút lui, sẽ đỡ biết bao nhiêu. Nào, chúng ta đi, xin cũng theo sau tại hạ, đừng xa quá năm bước.
    Nàng rão bước, Văn Nhân Tuấn cũng tiến lẹ theo.
    Hai người lại một trước một sau, thoát ra khỏi màn sương mù, đến chỗ mới tới lúc đầu.
    Hạnh Bội Thi bỗng vung ngọc thủ, lại một cơn gió thoảng dậy, cả hai đều biến dạng.
    Gió tắt, hai người đã trở về tới cốc khẩu bên kia, Hạnh Bội Thi liền triệt giải âm trận, đám đông nhìn thấy hai người đã về, vội vây quanh hỏi han.
    Hạnh Bội Thi nhứt nhứt thuật rõ mọi chi tiết. Mọi người không khỏi le lưỡi lắc đầu khi nghe nói toàn lực A Tu La viện đã xuất chinh. Đến lúc nghe kể chuyện Văn Nhân Tuấn lưu lại mấy chữ, mọi người đồng cao hứng cười rầm lên.
    Lại nghe Hạnh Bội Thi nói:
    - Còn một thời biểu nữa thì trời hừng đông, xin chư vị dưỡng thần cho thật tinh minh trước khi cùng nhau đi phó ước.
    Mọi người đều làm theo lời nàng ngay.
    Thời khắc trôi qua... Phương Đông ửng hồng...
    Mọi người có vẻ phấn chấn tinh thần, lần lượt đứng dậy.
    Các vị cô nương với Hạnh mẫu và cả Đường Tam Cô thì ngồi lên hai cổ xe; còn nam nhân đi bộ, hăm hở đăng trình.
    Chẳng bao lâu, mọi người đã vượt qua ba dặm, đến dưới chân ngọn núi Ma Vân Lãnh chọc trời.
    Không có sương mù, từng ngọn cây khóm cỏ đều hiện rõ.
    Từ đằng xa, mọi người đã thấy những người của A Tu La viện. Họ vẫn ngồi xếp bằng y nguyên chỗ cũ.
    Hạnh Bội Thi nói:
    - Không ngờ cái lão Kiệt Ma vẫn chưa chịu thức tỉnh!
    Nam Cung Thu Lãnh góp ý:
    - Có lẽ lão cậy vào võ công, tự tin sẽ thủ thắng.
    Tư Mã Thường “hừ” lạnh lùng:
    - Với ngần nầy nhân số của phía chúng ta, e rằng họ muốn thắng còn khó hơn lên trời!
    Đường Tam Cô lên tiếng:
    - Văn đại hiệp, có cần sử dụng độc chất của Đường môn không?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Hiện giờ thì chưa cần, đến chừng nào quả nhiên quá cần thì vãn bối sẽ cho tiền bối hay để động thủ.
    Đường Tam Cô gật đầu:
    - Hay lắm, cứ như thế, ta cũng nên chuẩn bị sẵn cái đã.
    Mọi người đã đến gần, Văn Nhân Tuấn đưa tay ra hiệu cho ai nấy đều dừng lại, chỉ còn cách đối phương chừng hai trượng. Những chữ của Văn Nhân Tuấn viết trên phiến đá, mọi người đều đọc thấy rõ ràng.
    Văn Nhân Tuấn hướng vào nhân vật nhỏ bé khô cằn đang ngồi giữa, ôm quyền thi lễ, ứng tiếng:
    - Đại sư! Văn Nhân Tuấn cùng bạn hữu đã đến phó ước y hẹn.
    Nhân vật nhỏ thó khô cằn bỗng bắn tia nhãn tuyến như hai luồng điện, xạ qua phía Văn Nhân Tuấn rồi cất giọng tợ băng giá:
    - Các hạ là Văn Nhân Tuấn?
    Văn Nhân Tuấn khẽ gật đầu:
    - Không sai!
    Nhân vật khô cằn lại hỏi:
    - Còn ai là Hạnh Bội Thi?
    Hiển nhiên lão đã đọc qua rồi, mười ba chữ trên phiến đá, nên mới biết mà hỏi như vậy.
    Hạnh Bội Thi tươi cười đáp:
    - Thưa đại sư, chính là tiểu nữ đây.
    Nhân vật khô cằn quét hai luồng nhãn điện về phía Hạnh Bội Thi, khẽ “hừ” một tiếng lạnh lùng nói:
    - Thì ra, đều là một lũ hậu sinh tiểu tử, miệng còn hôi sữa cả!
    Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Đại sư, cái đạo lý “lớp sóng sau đè lớp sóng trước” và “anh hùng hào kiệt xuất hiện từ thiếu niên” chẳng lẽ đại sư không biết?
    Nhân vật khô cằn vẫn ngồi bất động, nhưng chiếc cẩm bào bỗng phình to ra và hai luồng mục quang lãnh điện càng sáng rực, trầm giọng quát:
    - Lẽo mép! Bọn ngươi chỉ biết chút ít Thiên Trúc thần thuật mà đáng gì?
    Văn Nhân Tuấn mỉm cười, hỏi lại:
    - Còn trình độ dị thuật Thiên Trúc của đại sư cao thâm tới đâu?
    Nhân vật khô cằn đang ngồi, thình lình rời khỏi mặt đất, bay vọt lên, nhưng rồi lại hạ xuống, cất giọng mai mỉa:
    - Được! Được! Hãy tại cho phép các ngươi khua môi múa mõ một chốc lát cũng chẳng sao. Nghe ta hỏi đây, bọn ngươi đã học được Thiên Trúc thần thuật ở đâu?
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Đúng ra là phải hỏi Hạnh cô nương chớ không nên hỏi tại hạ.
    Nhân vật khô cằn ngó Hạnh Bội Thi, hỏi:
    - Sao? Ngươi biết Thiên Trúc thần thuật?
    Hạnh Bội Thi khẽ gật đầu:
    - Không sai! Đại sư không ngờ?
    Nhân vật khô cằn lớn tiếng:
    - Ta không tin! Chỉ có chuyện là ta từng nghe môn hạ cho hay ở Tiêu Giao Cốc...
    Văn Nhân Tuấn ngắt lời:
    - Vụ đại náo Tiêu Giao Cốc là do tại hạ. Mặc dầu cũng có biết Thiên Trúc dị thuật, nhưng sự thật tại hạ chỉ biết chút ít thôi. Còn Hạnh cô nương mới đáng kể là một đại gia, có thể xưng là Đệ nhứt hảo thủ Thiên Trúc dị thuật mà không ngại ai tranh nổi.
    Nhân vật khô cằn chầm chậm nhìn Hạnh Bội Thi, hỏi:
    - Nói vậy ngươi biết Thiên Trúc thần thuật thật chứ?
    Hạnh Bội Thi đáp:
    - Đương nhiên là thật.
    Nhân vật khô cằn lại hỏi:
    - Ngươi đã học Thiên Trúc thần thuật của ai, ở đâu?
    Hạnh Bội Thi đáp:
    - Nói cho Đại sư biết cũng chẳng hại gì, tiểu nữ đã học từ trong một quyển sách.
    Nhân vật khô cằn hỏi tiếp:
    - Một quyển sách ư? Đó là sách gì?
    Hạnh Bội Thi vừa trả lời, vừa hỏi lại:
    - Thiên Trúc bí kíp, Đại sư từng nghe nói chưa?
    Nhân vật khô cằn liền biến sắc, hỏi gấp:
    - Nói sao? Ngươi có Thiên Trúc bí kíp ư?
    Hạnh Bội Thi đáp:
    - Không sai!
    Nhân vật khô cằn cười lạt:
    - Ta biết là có một quyển Thiên Trúc bí kíp và chính ta đã từng kiếm tìm bí kíp ấy trên mười năm rồi mà chưa thấy, thì kẻ hậu sinh như ngươi làm sao có được?

  4. #73
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 74 - MỘT CHỌI MỘT
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Đại sư, cái đó còn tùy thuộc ở cơ duyên phúc phận của mỗi người...
    Nhân vật khô cằn ngắt lời:
    - Ta không tin thị có phúc duyên thủ đắc quyển Thiên Trúc bí kíp chi bảo ấy.
    Văn Nhân Tuấn mỉm cười:
    - Nếu không luyện được bí kíp ấy thì dễ gì tối qua Hạnh cô nương xâm nhập nổi nơi nầy, mà lại đến và đi như chỗ không người?
    Nhân vật khô cằn biến sắc, nhưng còn cố cãi lại:
    - Như thế, biết đâu chừng bọn ngươi đã áp dụng một thứ trá thuật gì đó...
    Nam Cung Thu Lãnh bỗng lạnh lùng lên tiếng:
    - Thật là một hạng người bất thức thời vụ nhứt thế gian! Hạnh cô nương đã tội nghiệp cho cái công trình tu luyện bao nhiêu năm của lão nên không nở ra tay trừng trị ngay, mà chỉ dụng ý cảnh cáo, cho lão tự biết thân, rút lui:
    tại sao lão vẫn mê muội, ngoan cố hoài vậy?
    Lão không tin thì thử ngay đi cho biết!
    Nhân vật khô cằn xạ thần quang lấp loáng sang Nam Cung Thu Lãnh, hỏi:
    - Ngươi là kẻ nào?
    Nam Cung Thu Lãnh hững hờ đáp:
    - Nam Cung Thu Lãnh!
    Nhân vật khô cằn âm trầm nói:
    - Vô danh tiểu tốt, ta chưa từng nghe ai nhắc đến tên ngươi bao giờ! Hừ... ngươi sợ ta không biết, thì ta cho ngươi biết đây...
    Lão cất tả thủ lên, nhắm ngay Nam Cung Thu Lãnh mà vẫy một cái.
    Hạnh Bội Thi cũng dùng tả thủ nhắm vào Nam Cung Thu Lãnh, đẩy nhẹ.
    Chỉ có thể nhìn thấy động tác hai tay của song phương như thế thôi, chớ chẳng ai trông ra cái gì khác.
    Nhưng nhân vật khô cằn lập tức biến sắc, quát lên một tiếng giận dữ và tự dưng cả con người lão biến đâu mất.
    Hạnh Bội Thi cười lạt, cũng thoắt biệt dạng.
    Mọi người sững sốt kinh dị. Chợt thấy nhân vật khô cằn xuất hiện tại chỗ cũ.
    Nhưng Hạnh Bội Thi lại đang đứng ngay sau lưng lão.
    Nàng mỉm cười nói:
    - Đại sư, tiểu nữ ở đây nầy!
    Nhân vật khô cằn hoảng vía, quay phắt lại, toan động thủ.
    Giữa chớp mắt ấy, đã thấy Hạnh Bội Thi trở về chỗ cũ bên nầy rồi. Và nàng vẫn ung dung tươi cười nói:
    - Đại sư, xin đừng sợ, tiểu nữ không thèm đã thương đại sư đâu.
    Nhân vật khô cằn tái ngắt diện mục, giọng hơi run:
    - Ngươi... quả nhiên đã luyện thành Thiên Trúc bí kíp...
    Nam Cung Thu Lãnh cười rộ:
    - Bây giờ lão chịu tin sự thật rồi!
    Nhân vật khô cằn thở dài ảo não:
    - Trời già đã quá bạc đãi ta!
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Đại sư, con người ta ở đời cần phải biết người biết ta, đại sư đã biết như thế là hay.
    Nhân vật khô cằn lại chớp chớp nhãn tuyến, giọng hậm hực:
    - Ta hiểu, ta không chối cãi là so với Hạnh cô nương quả nhiên ta còn kém xa về Thiên Trúc thần thuật.
    Văn Nhân Tuấn cười lạt:
    - Xin thành thật bội phục đại sư về lời thú nhận bộc trực ấy. Nhưng, đáng tiếc, đại sư vẫn là con người cố chấp, háo thắng quá.
    Nhân vật khô cằn quát hỏi:
    - Ai nói là ta cố chấp, háo thắng?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Nếu không cố chấp, chẳng háo thắng thì ngày trước đại sư đã chẳng lặn lội qua Tây Thiên Trúc.
    Nhân vật khô cằn đứng phắt dậy, không thấy lão cử động mà đã lướt ra khỏi mấy lớp vòng tròn các Tôn giả đang ngồi.
    Lão đứng lên, thân hình mới trông qua chỉ cao đến vai người bình thường mà thôi, nhưng tự dưng cao vụt lên thêm chừng hai gang tay nữa, thật là kỳ quái.
    Lão cất giọng băng giá hỏi:
    - Ngươi nhắc tới chuyện đó, ta cần hỏi ngươi, tại sao ngươi biết chuyện riêng ấy của ta?
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Đại sư đừng hỏi tại sao tại hạ biết chuyện riêng của đại sư, mà đại sư nên nhớ lại xem có đáng là sư đệ của A Nan Hoạt Phật...
    Nhân vật khô cằn gầm thét:
    - Câm miệng! Ta không phải là sư đệ của y!
    Văn Nhân Tuấn gật đầu:
    - Cũng được! Đại sư có thể là không thừa nhận là sư đệ của A Nan Hoạt Phật nhưng không thể chối cãi đã từng xuất thân từ Đại Lôi Âm Tự...
    Nhân vật khô cằn ngắt lời:
    - Ta cũng không thừa nhận.
    Văn Nhân Tuấn cũng gương cao mày, nhãn quang sáng ngời uy mãnh quét thẳng vào mặt lão, trầm giọng nhấn mạnh từng tiếng:
    - Đại sư, khinh sư diệt tổ là điều đại kỵ trong võ lâm!
    Nhân vật khô cằn chạm phải ánh mắt nghiêm khắc của Văn Nhân Tuấn, liền tái mặt, run run hỏi:
    - Ừ, thì ta thừa nhận, đã sao?
    Hiễn nhiên lão cũng còn mấy phần lương tri vậy.
    Văn Nhân Tuấn lại nhấn mạnh:
    - Đại sư nên nhớ, Đại Lôi Âm Tự vốn là Phật Môn, và đại sư đã là người xuất gia đầu Phật.
    Nhân vật khô cằn lại hỏi:
    - Nhớ như thế rồi sao?
    Văn Nhân Tuấn hỏi lại:
    - Đã là người xuất gia, làm đệ tử cửa Phật, cớ sao đại sư cứ mãi sân si tranh đoạt, cứ ôm ấp ý niệm gây hấn, sát nhân?
    Nhân vật khô cằn nói:
    - Cái đó cũng không thể trách ta được.
    Văn Nhân Tuấn lại hỏi:
    - Thế thì trách ai?
    Nhân vật khô cằn đáp:
    - Nếu muốn trách thì trách A Nan, vì căn nguyên là bởi y bức bách ta ly khai Lôi Âm Tự.
    Đến nay, ta cần trở về võ lâm Trung Nguyên cũng do sự uất ức ấy.
    Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Đại sư đã nghiễm nhiên là đệ tử Phật Môn, đã dày công tu luyện, lẽ nào đại sư còn có thể nói rằng vì một sự uất ức mà đi bạo hành thế nầy thế khác?
    Nhân vật khô cằn lớn tiếng:
    - Đối với ta, không có gì có thể hay không có thể cả! Tại sao mọi sự đều cho là A Nan đúng, mà cứ trách ta là sai?
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Đại sư, thiết tưởng A Nan Hoạt Phật chẳng hề có điều gì lầm lỗi cả. Ngày ấy, nguyên nhân khiến đại sư ly khai Lôi Âm Tự, vì muốn tranh quyền trụ trì, quả thật nguyên nhân chẳng chánh đáng chút nào, vì không một ai muốn lấn át đại sư cả, mà trong thực tế, đáng lẽ đại sư nên tự khản tỉnh, tự trách về đạo hạnh của mình, mới phải, chớ sao lại lo trút đổ hết oán hận cho A Nan Hoạt Phật? Thật ra:
    A Nan Hoạt Phật chẳng những không ghét bỏ đại sư, mà còn hết lòng thương yêu, nên sau khi đại sư bỏ đi rồi, ngài rất buồn, chẳng hề bước ra khỏi Đại Lôi Âm Tự nửa bước.
    Nhân vật khô cằn lại kêu to:
    - Những chuyện đó, tại sao ngươi cũng biết cả vậy?
    Văn Nhân Tuấn ôn tồn:
    - Đại sư bất tất phải hỏi...
    Nhân vật khô cằn cười lạnh tợ băng:
    - Ngươi trả lời hay không cũng chẳng cần, vì đó đã là quá khứ, cho đến hôm nay ta cũng không hơi đâu mà để ý nữa làm gì.
    Văn Nhân Tuấn liền hỏi:
    - Nếu thật tình không để ý tới nữa, tại sao đại sư còn đi bạo hành vì một sự uất ức? Tại sao đại sư lại tiến phạm võ lâm Trung Nguyên?
    Nhân vật khô cằn đáp sắc lạnh:
    - Ta muốn gặp lại A Nan để tỷ đấu xem ai nhược cường, cao hạ.
    Văn Nhân Tuấn lắc đầu:
    - Đại sư đã lầm to! A Nan Hoạt Phật tuyệt đối không hề có mảy may ý niệm ganh đua, háo thắng gì cả; mà trước sau không hề rời Đại Lôi Âm Tự nửa bước, cũng không hề sử dụng đến công lực bản lãnh vào việc cạnh tranh với bất cứ ai.
    Nhân vật khô cằn vặn lại:
    - Nếu thế, làm sao người võ lâm Trung Nguyên biết y như thế nào mà ai cũng đều gọi là Hoạt Phật?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Trên đời, hễ sự thật là sự thật, dầu không khoe mà thật sự là hay, là tốt thì người ta vẫn biết và vẫn tôn kính; còn kẻ cố khoa trương đến mấy mà thật sự là dở, là không ra gì, thì người ta vẫn coi thường... Sở dĩ mọi người tôn kính A Nan Hoạt Phật, vì đạo hạnh cao siêu của ngài.
    Nhân vật khô cằn cười khẩy:
    - Ta thì không thích chờ cho người ta tự nhiên hiểu ra mà tôn kính, ta nhứt định bắt buộc người ta phải cúi đầu tùng phục.
    Văn Nhân Tuấn lắc đầu:
    - Bắt buộc người ta tùng phục sao bằng để người ta tự nguyện tâm phục. Một bực xuất gia đầu Phật lâu năm như đại sư mà có ý nghĩ như thế, kể cũng lạ, quá đổi kỳ lạ! Thế thì đại sư thích được nịnh bợ chớ đâu phải được mến phục?
    Nhân vật khô cằn nói:
    - Ngươi thì biết cái quái gì! Ta nhứt định bắt mọi người phải sợ cả ngoài mặt lẫn trong lòng mới nghe! Ta muốn thế nhân đều phải nhìn nhận rằng ta có thể giỏi hơn, mạnh hơn A Nan, mới vừa bụng.
    Văn Nhân Tuấn cau mày:
    - Đại sư, như thế không xứng đáng là đệ tử Phật Môn đâu! Chỉ nội điểm háo thắng ngông cuồng ấy, đủ chứng tỏ đại sư đã kém xa A Nan Hoạt Phật rồi!
    Nhân vật khô cằn nói:
    - Ta đâu cần đua tranh với y về tâm lý tánh tình, ta chỉ cần thắng về võ công là đủ.
    Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Đại sư bằng vào cái gì mà mong thắng A Nan Hoạt Phật về võ công?
    Nhân vật khô cằn đáp bằng giọng tự đắc:
    - Bằng vào công trình khổ luyện lâu năm.
    Văn Nhân Tuấn nhún vai, nói:
    - Đại sư quên rằng sự học là vô bờ bến và mình giỏi còn có người khác giỏi hơn, cái gọi là lâu năm khổ luyện của đại sư chưa chắc bằng ai đâu!
    Nhân vật khô cằn quắt mắt nẩy lửa, hỏi:
    - Ngươi dám xúc phạm ta?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Tại hạ nói đúng lý mà nghe chớ có ích gì mà xúc phạm hay không xúc phạm một con người như đại sư.
    Nhân vật khô cằn bĩu môi, hỏi kháy:
    - Không lẽ ngươi tự cho là tài ba xuất chúng, giỏi hơn cả ta?
    Văn Nhân Tuấn ngẫng đầu nhìn trời, đáp:
    - Tại hạ đâu dám tự đề cao lố lăng như thế, có điều là tại hạ tin chắc rằng không sợ đại sư chút nào hết. Mà trong võ lâm Trung Nguyên ngày nay, hạng người không sợ đại sư như tại hạ, e rằng còn nhiều hơn cát ở sông Hoàng Hà nữa kia! Cho nên, trước khi muốn cuồng ngạo tiến phạm võ lâm Trung Nguyên, trước hết đại sư phải ráng sức vượt qua khỏi bọn tại hạ cái đã, nếu không đủ bản lãnh thông qua cái ải tầm thường nầy thì tốt hơn đại sư nên dẹp ngay cái ý đồ cuồng ngạo ấy đi và cũng đừng hòng đua đòi so sánh với A Nan Hoạt Phật.
    Nhân vật khô cằn lại bĩu môi, hỏi:
    - Bọn ngươi cậy vào sự luyện thành Thiên Trúc bí kíp mà dám đương đầu với ta chăng?
    Văn Nhân Tuấn đáp ngay:
    - Không! Nếu đại sư đừng giở đến dị thuật, thì bọn tại hạ cũng không cần lấn hiếp đại sư bằng Thiên Trúc bí kíp. Tại hạ muốn lấy võ học thuần túy để cùng đại sư ấn chứng sự cao hạ.
    Nhân vật khô cằn nói:
    - Nữ nhân họ Hạnh kia quả đã luyện thành Thiên Trúc bí kíp, đáng coi là đệ nhứùt hảo thủ về Thiên Trúc thần thuật đương thời, ta thành thật nhìn nhận không phải là đối thủ của thị. Nhưng nếu chỉ luận về võ học thuần túy, ta tin chắc rằng cả võ lâm hiện tại không kẻ nào xứng là đối thủ của ta!
    Văn Nhân Tuấn cười lạt:
    - Đại sư khoan nói thế, hãy chờ sự thật trả lời cái đã.
    Nhân vật khô cằn đảo mục quang, hỏi gặng:
    - Người có thể đảm bảo là thị không xử dụng Thiên Trúc thần thuật chứ?
    Văn Nhân Tuấn lại cười lạt:
    - Đại sư bất tất lo ngại làm chi, tại hạ đã bảo rằng chỉ cần phía đại sư đừng giở dị thuật ra, là bên tại hạ sẽ không khi nào dùng Thiên Trúc bí kíp áp đảo đại sư cả. Tại hạ cam kết chỉ dùng võ học thuần túy mà tỷ đấu với đại sư cho đến phân thắng bại.
    Nhân vật khô cằn gật đầu:
    - Hay lắm! Vậy cả ta lẫn ngươi, đồng cho người của mỗi bên lùi lại ngoài vòng tỷ đấu cái đã. Ta xem rồi, hầu hết ở đây đều là đệ nhứt cao thủ, mà ngươi là trội hơn cả, ta sẽ tỷ đấu với ngươi, nếu thắng, cố nhiên ta sẽ tức khắc xua lực lượng tiến vào võ lâm Trung Nguyên ngay; bằng không thắng nổi ngươi, ta cũng lập tức rút về Thiên Trúc và nguyện sẽ vĩnh viễn không tiến nhập nửa bước sang Trung Nguyên.
    Văn Nhân Tuấn nhìn thẳng vào lão, nhấn mạnh:
    - Đại sư, chính đại sư đã tự ý thốt ra lời đoan kết ấy, xin chớ thất tín.
    Nhân vật khô cằn gật đầu:
    - Được rồi! Miệng ta nói, tai ta nghe, nhứt định ta phải giữ đúng lời.
    Văn Nhân Tuấn mỉm cười:
    - Thế thì hay lắm.
    Chàng xua tay ra hiệu, nói lớn:
    - Xin mời chư vị lùi lại sau ba trượng sắp lên cho!
    Hạnh Bội Thi chẳng nói gì hết, ngó chàng một cái, rồi bước lui ngay.
    Tiếu Bao Tự băn khoăn gọi:
    - Tuấn lang! Có chắc sẽ...
    Văn Nhân Tuấn tươi cười, bảo:
    - Đừng lo! Tại hạ sẽ không đem danh dự võ lâm Trung Nguyên làm trò cười đâu. Hãy yên tâm. Mau lùi ra đi.
    Tiếu Bao Tự cúi đầu, xoay lưng cất bước.
    Đường Tam Cô ngập ngừng hỏi:
    - Thiếu hiệp, có cần ta...
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Đa tạ tiền bối! Vạn nhất vãn bối thất bại, chừng đó tiền bối sẽ tùy tiện có biện pháp.
    Đường Tam Cô gật đầu:
    - Được rồi, ta nghe lời thiếu hiệp vậy.
    Nói đoạn, bà liền kéo Vưu Nguyệt Cầm và Vưu Hương Cầm lùi lại.
    Nam Cung Thu Lãnh, Tư Mã Thường ngất cao hào khí, thân thiết hỏi:
    - Văn huynh, hay là để bọn tiểu đệ đấu với lão một trận trước cái đã!
    Văn Nhân Tuấn lắc đầu:
    - Hảo ý của chư vị, tại hạ rất cảm kích, nhưng xin để tại hạ đảm đang chừng nào không xong, nhị vị sẽ tùy cơ ứng phó.
    Nam Cung Thu Lãnh, Tư Mã Thường như định nói thêm, nhưng vừa máy môi, lại thôi, rồi cùng nắm tay nhau song song lướt ra xa ba trượng.
    Hoàng Phủ Ngọc hỏi:
    - Phu thê tiểu đệ hoàn toàn tin tưởng Văn huynh, xin tuân lời đứng ngoài vậy.
    Nói đoạn, chàng dắt La Ỷ Hương bước lui.
    Lỗ Thiếu Hoa với nhóm Hoàng Sơn thế gia cũng lùi lại.
    Văn Nhân Tuấn quay lại, nhìn thẳng vào nhân vật khô cằn, nói:
    - Đại sư, trong khi còn chưa động thủ, tại hạ xin có một lời khuyên. Đại sư đã trải qua công trình tu luyện mấy chục năm, đang là bật tôn cao, tưởng không nên biến thành mây khói...
    Nhân vật khô cằn lạnh lùng ngắt lời:
    - Đừng dài dòng! Ta đã tiến tới đây rồi, chớ hòng dùng hoa ngôn xảo từ lay chuyển nổi ý định của ta.
    Văn Nhân Tuấn nén buông chuổi thở dài:
    - Đại sư đã quyết tâm thì đành vậy. Nào, xin đại sư cũng bảo những người của đại sư lui ra xa ba trượng đi.
    Nhân vật khô cằn liền khoát tay một cái, tất cả Tôn giả đang ngồi xếp bằng đều đứng dậy, nhứt tề hậu thoái...

  5. #74
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 75 - KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA
    Các tôn giả A Tu La viện cũng dang ra xa hơn ba trượng.
    Nhân vật khô cằn ngưng mục nhìn Văn Nhân Tuấn, bảo:
    - Văn Nhân Tuấn, ngươi có thể xuất thủ đi.
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Xin mời đại sư chuẩn bị chu đáo cái đã.
    Nhân vật khô cằn quắc mắt hỏi:
    - Ngươi tin là có thể hạ nổi ta chăng?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Cái đó cũng không biết chừng.
    Nhân vật khô cằn cười gằn:
    - Con nít như ngươi mà cũng bày đặt cuồng ngạo! Ta đã mấy mươi năm tu vi, còn ngươi có đáng gì...
    Văn Nhân Tuấn ngắt lời:
    - Đại sư đành rằng công lực của mỗi người có quan hệ đến số tuổi cùng kinh nghiệm, nhưng không hẳn mọi người đều giống nhau.
    Nhân vật khô cằn hỏi:
    - Ngươi muốn nói là ngươi có thiên phú cường mạnh hơn người khác và có phúc duyên thâm hậu hơn người khác chăng?
    Văn Nhân Tuấn khẽ gật đầu:
    - Có thể nói như vậy.
    Nhân vật khô cằn ngưng đọng mục quang, quan sát từ đầu chí gót Văn Nhân Tuấn một lượt, bật tiếng cười khẩy nói:
    - Kể ra thì quả nhiên ngươi cũng có thiên phú hơn người thật, nếu gặp danh sư thì sự thành tựu rất khả quan; nhưng ta tin rằng võ lâm Trung nguyên không có kẻ nào bằng ta và ta càng tin rằng với số tuổi của ngươi, có giỏi lắm là ngươi chỉ khổ công luyện được chừng mười mấy, hai mươi năm là cùng, làm sao sánh kịp ta đã hơn ba mươi năm tu luyện.
    Văn Nhân Tuấn nhún vai:
    - Đại sư xem chừng đại sư tụ phụ thái quá rồi! Chuyện đại sư tin hay không tin chẳng qua là do chủ quan chưa thấy rộng của đại sư mà thôi, chớ không đúng đâu. Để chứng minh, đại sư cứ xuất thủ tất biết ngay.
    Nhân vật khô cằn cười gằn:
    - Ngươi sợ ta không biết ư?
    Vừa hỏi, lão vừa cất hữu chưởng lên, năm ngón tay khoằm khoằm, lắc lư liên hồi, từ từ chụp tới.
    Bàn tay lão vừa gầy đét xương xẩu, vừa đen, cả năm móng tay cũng đen, trong như bàn tay quỉ.
    Đang chụp tới nửa chừng, lão bỗng ngừng lại, băng lạnh bảo:
    - Văn Nhân Tuấn, ngươi xuất thủ trước đi!
    Văn Nhân Tuấn cười lạt:
    - Đại sư quá ư xem trọng thân phận. Được rồi, đã vậy thì tại hạ cung kính không bằng phụng mạng.
    Chàng chầm chậm quạt ra một chưởng.
    Thế chưởng chẳng giống đánh mà y như vẫy tay gọi nhau vậy.
    Nhưng Nam Cung Thu Lãnh với mọi người vốn là nhất lưu cao thủ nên liền nhận ngay đó quả là một chưởng lực xô núi lệch rừng, kinh khí cuồng phiêu, ngầm chứa ngàn cân trọng lượng.
    Nhân vật khô cằn tự nhiên càng sớm nhận biết như thế hơn ai hết. Thần sắc tự nhiên càng sớm nhận biết như thế hơn ai hết. Thần sắc lão hiện lên nét kinh dị, liền ngưng tụ chân lực, tiếp tục đẩy thế trảo nữa chừng vừa rồi ra một chút nữa, rồi lại dừng tay lại, đứng bất động.
    Đột nhiên y phục toàn thân lão phần phật tung bay.
    Nét kinh dị trên nét mặt càng rõ hơn, vọt miệng hỏi:
    - Văn Nhân Tuấn, năm nay ngươi bao nhiêu tuổi?
    Văn Nhân Tuấn không trả lời ngay câu hỏi, mà nói:
    - Bất động thân pháp của đại sư khiến người ta bội phục!
    Nhân vật khô cằn lại hỏi:
    - Ta hỏi ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Thưa đại sự tại hạ hai mươi hai tuổi.
    Nhân vật khô cằn nói:
    - Công lực chiêu chưởng vừa rồi của ngươi chưa đầy hai mươi năm.
    Văn Nhân Tuấn mĩm cười hỏi:
    - Do đó, nên đại sư tự tin là hơn ba mươi năm công lực của đại sư sẽ thắng tại hạ chớ gì?
    Nhân vật khô cằn hỏi lại:
    - Văn Nhân Tuấn, với chưởng lực vừa rồi ngươi không đủ hai mươi năm tu luyện thì làm sao đương đầu nổi với ta?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Công lực của tại hạ cứ gặp gió thì phì to ra, đại sư nên cẩn thận đấy.
    Nam Cung Thu Lãnh với mọi người nghe qua như thế đều cười ồ lên.
    Tiếu Bao Tự cũng cười, nhưng trong nụ cười không khỏi pha trộn nét âu lo.
    Bỗng nghe nhân vật khô cằn thốt:
    - Ta không tin!
    Văn Nhân Tuấn mỉm cười nói:
    - Không tin thì đại sư tiếp tục xem đây...
    Chàng lại nhẹ nhàng vung tay từ từ quạt ra thêm một chưởng nữa.
    Nhân vật khô cằn thản nhiên không xuất cũng không tránh né.
    Nhưng y phục lão tung bay loạn xạ và hai chân lão lún xuống đất sâu cả tấc.
    Lão biến sắc, bật tiếng la:
    - Văn Nhân Tuấn, ngươi...ngươi tự dưng có đến năm mươi năm công lực!....
    Văn Nhân Tuấn tươi cười:
    - Đấy, đã bảo công lực của tại hạ hễ gặp gió là phình to ra mà!
    Nhân vật khô cằn trố mắt gật gù:
    - Ta hiểu rồi, ngươi đã được ai đó truyền cho công lực.
    Văn Nhân Tuấn vẫn tươi cười:
    - Vâng. Đại sư quả không hổ là một cao nhân.
    Nhân vật khô cằn hỏi:
    - Văn Nhân Tuấn, ai đã truyền công lực cho ngươi?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Đại sư tu luyện thâm hậu, lịch duyệt phong phú, cứ gẫm xét một hồi là hiểu ra ngay, cần gì phải hỏi.
    Nhân vật khô cằn nhìn thật sâu vào Văn Nhân Tuấn, gật gù nói:
    - Hay lắm! Ngươi coi chừng ta sắp xuất thủ đây!
    Bàn tay đang đặt trước ngực lão bỗng xoay ngược ra, giương năm ngón chụp lên không trung một chảo.
    Nụ cười trên môi Văn Nhân Tuấn liền ngưng, chàng không cử động cũng không xuất thủ.
    Nhưng tự dưng vạt áo chàng phất động về phía trước.
    Nhân vật khô cằn quắc mắt, lại chụp mạnh một chảo nữa.
    Y phục Văn Nhân Tuấn ào ạt phiêu động, song người chàng vẫn bất động.
    Nam Cung Thu Lãnh bật tiếng la hoảng:
    - Không hổ là sư đệ của A Nan Hoạt Phật! Xem chừng nhất thân tu luyện của đại sư này đã đến trình độ hễ nảy ý là có thể đả thương người được ngay. Bữa nay nếu Văn huynh ngăn không nổi lão thì toàn thể chúng ta đây chẳng một ai đáng là đối thủ của lão cả!
    Đường Tam Cô nói:
    - Mãi tới nay chúng ta mới được dịp sáng mắt. Văn thiếu hiệp như thế này thì Đông Môn Trường Thanh còn siêu tuyệt biết chừng nào. Thế mà...nhớ lại những ngày trước, chúng ta cứ theo gây sự, nếu Văn thiếu hiệp chẳng nương tay thì có phải là đã mất mạng cả lũ vì ngu si rồi chăng?
    Bỗng nghe nhân vật khô cằn gầm lên một tiếng chấn động tâm thần mọi người và lão sàn nhanh tới, tống thẳng vào Văn Nhân Tuấn hai chưởng liền.
    Văn Nhân Tuấn cũng tiến lên, huy xuất hai chưởng.
    Hai chưởng ấy không thể phân định được là ai cao hạ cường nhược. Vì cả hai người có tiến có thoái và lại tiếp tục động thủ.
    Hai người bước tới bước lui có vẻ chầm chậm, đến những chiêu thức đánh ra cũng từ từ, trông phiêu phiêu đãng đãng cơ hồ chẳng mang một chút lực đạo nào.
    Nhưng Nam Cung Thu Lãnh với mọi người tuy đã đứng xa cách đấu trường hơn ba trượng, nhưng cứ liên miên cảm thấy hằng loạt những luồng lực đạo mãnh liệt không ngớt tạt vào mình, khiến chẳng một ai có thể đứng vững.
    Mọi người kinh hãi.
    Tư Mã Thường bật tiếng la hoảng:
    - Trời ơi! Nếu chẳng tận mắt thấy thì nghe nói chắc chẳng tin. Đường tiền bối nói đúng, ngày trước Văn huynh nếu không nhân hậu thì chúng ta đã thành ma cả rồi!
    Ngay lúc ấy, trong đấu trường cả nhân vật khô cằn lẫn Văn Nhân Tuấn bỗng từ chậm đổi thành nhanh, chỉ có thể thấy hai bóng người chớp động lẫn lộn cào nhau không còn phân biệt được ai là ai nữa.
    Mọi người bên này, cũng như các tôn giả bên kia thảy đều không còn cách nào có thể đứng nguyên chỗ cũ được nữa, lại phải lùi lại ra xa thêm cả trượng.
    Tiếu Bao Tự tái xanh diện mục, cứ tròn xoe mắt ngó ra đấu trường, con tim cơ hồ muốn nhảy vọt ra ngoài.
    La Ỷ Hương dịu dàng nắm lấy cánh tay nàng, khe khẽ nói:
    - Diệp cô nương đừng kinh mang thái quá, phu thê tiểu muội đảm bảo rằng Văn thiếu hiệp nhất định sẽ thắng.
    Tiếu Bao Tự nghe mà như không nghe, chẳng nói chẳng rằng gì cả.
    Bỗng nghe Đường Tam Cô lên tiếng:
    - Kể cũng quái lạ, bản lãnh sư phụ Văn thiếu hiệp siêu đẳng thế này mà sao truy nã mãi không được Lý Tam Lang?
    Hạnh Bội Thi liền ứng đáp:
    - Không hẳn thế đâu, thưa Đường tiền bối, Lý Tam Lang đã bị Đông Môn lão nhân gia bắt giữ rồi!
    Đường Tam Cô nói:
    - Chuyện ấy thì ta có nghe rồi, nhưng...
    Lỗ Thiếu Hoa chợt thở dài:
    - Thật chẳng ăn nhằm gì nhất cốc tam bảo nhị thế gia. Võ lâm đương kim rõ ràng đệ nhất kỳ nhân đứng đầu thiên hạ, phải kể là sư đồ Đông Môn Trường Thanh và Lý Tam Lang.
    Tư Mã Thường nói:
    - Tình hình này chắc phải chờ trên cả trăm chiêu, hai người đó mới phân thắng bại.
    Nam Cung Thu Lãnh hỏi:
    - Ngươi có đếm được hay không mà nói vậy?
    Tư Mã Thường cười nhăn nhó:
    - Thì độ chừng thế thôi chớ làm sao phân biệt được mà đếm với không đếm.
    Nam Cung Thu Lãnh nói:
    - Chẳng biết mấy chiêu mà nói, chúng ta chỉ còn có đợi, chừng nào cuộc đấu ngừng là ngừng, vậy thôi.
    Đột nhiên trong đấu trường vang lên một tiếng "ầm" khủng khiếp và bỗng thấy hai bóng gười đồng bay vọt lên thật cao.
    Tiếu Bao Tự há hốc mồm như muốn kêu lên nhưng cổ tắc nghẹn, chẳng thốt thành lời.
    Kỳ thực chẳng riêng gì Tiếu Bao Tự mà đến Nam Cung Thu Lãnh với mọi người cũng giống trình trạng như vậy cả, ai nấy cảm thấy như máu ngưng lưu thông trong huyết mạch vì hồi hộp, lo lắng.
    Ngay lúc ấy, hai bóng người không trung lại lẫn lộn vào nhau và như hai cánh bướm quyện chặt lấy nhau, xoay tít nhiều vòng cùng hạ xuống đất.
    Lại nghe một tiếng "ầm" tợ sấm dậy, rồi hai bóng người đột nhiên phân khai, đứng sững, bất động.
    Văn Nhân Tuấn sắc diện ngưng trọng, trán đẫm mồ hôi, trên toàn thân vẫn bình thường.
    Nhân vật khô cằn thì cả chiếc cẩm y ướt đẫm, sắc diện xám tợ tro tàn, ngực dồn dập hơi thở, còn toàn thân cũng chẳng thấy có gì khác thường.
    Tiếu Bao Tự buột miệng thét gọi:
    - Tuấn lang!....
    La Ỷ Hương nhanh tay giữ lại không thì nàng đã chạy xô đến bên Văn Nhân Tuấn rồi.
    Chợt thấy toàn thân y phục của nhân vật khô cằn phình to ra như cái trống và song chưởng giang rộng như cánh đại bàng, đánh dồn vào hai bên hông Văn Nhân Tuấn.
    Văn Nhân Tuấn cũng vung song chưởng đẩy thẳng ra.
    "Ầm! Ầm!"...
    Kình phong cuồng xạ tứ phiá.
    Mọi người nghe như nghẹt thở.
    Văn Nhân Tuấn hơi chao động thân hình một cái.
    Nhân vật khô cằn lảo đảo lùi lại nửa bước.
    Trong chớp mắt ấy, lão càng biến sắc như màu đất, gầm lên, giọng vừa thịnh nộ, vừa kinh mang, lẫn thê lương:
    - Văn Nhân Tuấn, ngươi... ngươi là truyền nhân của A Nan?
    Văn Nhân Tuấn khẽ gật đầu, từ tốn lên tiếng:
    - Không sai!
    Nhân vật khô cằn nghiến răng hỏi:
    - Giỏi cho A Nan!.... Thế sao ngươi nói y chẳng rời hỏi Đại Lôi Âm tự nửa bước?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - A Nan Hoạt Phật thật sự không rời Đại Lôi Âm tự nửa bước.
    Nhân vật khô cằn vặn lại:
    - Nhưng y đã đem toàn thân công lực truyền cho ngươi, để ngươi xuất đầu lộ diện khắp võ lâm, như thế thì có khác gì y đã rời khỏi Đại Lôi Âm tự.
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - A Nan Hoạt Phật không rời Đại Lôi Âm tự nhưng chẳng lẽ nhất thân thần công tuyệt nghệ của ngài lại để thất truyền, cũng không lẽ không cho truyền nhân ra ngoài? Hơn nữa, ngài đã liệu định trước là thế nào rồi đại sư cũng tiến phạm Trung nguyên, nên ngài đem toàn thân công lực truyền cho tại hạ, để tại hạ thay ngài mà bảo vệ võ lâm Trung Nguyên.
    Nhân vật khô cằn hỏi:
    - Thế thì hiện giờ A Nan còn ở tại Đại Lôi Âm tự không?
    Văn Nhân Tuấn trả lời:
    - Vẫn còn chớ! Và ngài quyết vĩnh viễn gởi thây nơi Đại Lôi Âm tự!
    Nhân vật khô cằn kêu lên:
    - Vĩnh viễn gởi thân? Không khéo A Na đã viên tịch rồi chăng?
    Văn Nhân Tuấn trầm trầm giọng:
    - Đại sư ngay sau khi đại sư ly khai hai năm thì A Nan Hoạt Phật đã tây qui Phật quốc!
    Nhân vật khô cằn nghiến răng hằn học:
    - Được! Được! A Nan cho đến lúc chết cũng còn muốn đè nén ta! Ta không san bằng võ lâm Trung Nguyên không thể cam tâm.
    Văn Nhân Tuấn quắc mắt đầy uy mãnh, cất giọng băng giá rợn người:
    - Đại sư! Luận về Thiên Trúc dị thuật thì đại sư không đáng là đối thủ của Hạnh cô nương. Luận về võ công thì đại sư cũng chẳng hơn nổi truyền nhân của A Nan Hoạt Phật.
    Như vậy đại sư còn cậy vào cái gì để san bằng võ lâm Trung Nguyên?
    Nhân vật khô cằn toàn thân run lên, hậm hực nói:
    - Thôi! Thôi! Thôi!.... Ta biết rồi! Không ngờ bao nhiêu năm khổ tu luyện của ta rốt lại cũng chẳng hơn được ai, thật là đáng hận. Văn Nhân Tuấn, Kiệt Ma này xin thề trọn kiếp này ta sẽ không bao giờ tái hiện nửa bước sang Trung NGuyên Lão xoay người định đi.
    Văn Nhân Tuấn bỗng cung kính khom lưng nói:
    - Thành kính tống tiển sư thúc.
    Kiệt Ma chưng hửng, quay phắt lại hỏi:
    - Văn Nhân Tuấn, ngươi vừa nói gì?
    Văn Nhân Tuấn một mực thủ lễ, đáp:
    - Tiểu điệt xin thành kính tống tiến sư thúc Kiệt Ma hỏi:
    - Ngươi gọi ta là sư thúc?
    Văn Nhân Tuấn từ tốn:
    - Vâng, xin sư thúc cho phép.
    Kiệt Ma nói:
    - Nên biết ta không thừa nhận là sư đệ của A Nan.
    Văn Nhân Tuấn vẫn từ tốn:
    - Thưa đó là phần sư thúc nghĩ, chớ tiểu điệt chỉ biết rằng cho tới ngày viên tịch, không một thời khắc nào sư phụ không nhớ đến người sư đệ đã ra đi biền biệt...Vì thế, tự nhiên tiểu điệt cũng phải tôn trọng người là sư thúc.
    Kiệt Ma trầm ngâm một hồi, bỗng hỏi:
    - Văn Nhân Tuấn, ngươi có thể tin ta không?
    Văn Nhân Tuấn ngập ngừng:
    - Chẳng hay ý sư thúc người muốn...
    Kiệt Ma đáp ngay:
    - Ta sẽ cho những người đi theo ta hiện tại quay về Thiên Trúc ngay, phần ta, một thân một mình muốn đến Đại Lôi Âm tự để nhìn lại A Nan...
    Văn Nhân Tuấn không chút do dự, trả lời:
    - Làm sao tiểu điệt dám không tin sư thúc, xin mời sư thúc cứ tự nhiên.
    Kiệt Ma hỏi gặng:
    - Ngươi có thể tin ta được sao? Do đâu mà ngươi tin ta ngay vậy?
    Văn Nhân Tuấn thành khẩn:
    - Vì ngày trước sư thúc đã xuất thân từ Đại Lôi Âm tự, vì sư thúc là sư đệ của A Nan Hoạt Phật, vì tiểu diệt đã gọi người là sư thúc...
    Kiệt Ma lộ vẻ khích động, buồn buồn nói:
    - Xem ra, chính ta đã lầm lẫn! Một lầm lẫn là mất cả mấy chục năm!....Văn Nhân Tuấn hiền điệt, để thực tâm hối lỗi, kể từ nay sư thúc sẽ cải danh A Tu La viện thành Tiểu Lôi Âm...
    Văn Nhân Tuấn ngạc nhiên sửng sốt, rồi lại lộ vẻ xúc động, khom lưng cung kính:
    - Tiểu điệt vô cùng cảm phục sư thúc.

  6. #75
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 76 - TÌM LÝ TAM LANG
    Kiệt Ma nói:
    - Có gì mà đáng cảm phục, sư thúc chỉ sợ không còn kịp ngày tháng để ăn năn hối lỗi! Chính sư thúc phải đa tạ hiền điệt đã cảnh tỉnh sư thúc thoát bến mê.
    Lão quay lại sau, khoát tay ra hiệu. Các tôn giả A Tu La viện nhứt tề cung thân, đoạn xoay hướng đi vòng theo chân núi trở về.
    Kiệt Ma lại nói:
    - Bây giờ sư thúc cần đến Đại Lôi Âm tự sớm thời khắc nào hay thời khắc ấy, sau khi quì tạ lỗi trước A Nan rồi, sư thúc sẽ quay lại Thiên Trúc ngay, không một bước ngưng nghỉ.
    Hai tay áo khẽ phất, gió nổi lên lão đã mất dạng.
    Nam Cung Thu Lãnh cùng mọi người phi thân ào lại, vây quanh Văn Nhân Tuấn.
    Tư Mã Thường lên tiếng đầu tiên:
    - Văn huynh! Xin bái phục, xin...
    Văn Nhân Tuấn bỗng "ụa" một tiếng, phun ra một bún máu tươi.
    Tiếu Bao Tự hoa dung thất sắc, hoảng vía, nhảy xổ tới, ôm lấy Văn Nhân Tuấn cuống cuồng gọi:
    - Tuấn lang! Có bề nào...
    Văn Nhân Tuấn khẽ lắc đầu, mỉm cười nói:
    - Không hề chi! Nảy giờ người ta phải ráng dằn nén, mới chưa mửa, bây giờ cho ra được nghe dễ chịu lắm.
    Tiếu Bao Tự vẫn lo lắng:
    - Đại ca không hề chi thật chứ?
    Nam Cung Thu Lãnh cười hì hì, nói:
    - Diệp cô nương, đừng sợ, Văn huynh chưa làm đám cưới, thì chưa chịu chết đâu.
    Tiếu Bao Tự ửng hồng đôi má, gắt:
    - Thôi đi, nói bắt ghét!
    Tư Mã Thường cũng cười hì hì, xen vào:
    - Cái đó kêu bằng... thương chàng đứt cả ruột gan, sợ chàng long thể bất an.. thiếp hết hồn!
    Mọi người cười ồ.
    Tiếu Bao Tự càng đỏ bừng mặt mũi...
    Nam Cung Thu Lãnh vồn vã vỗ vai Văn Nhân Tuấn:
    - Văn huynh giỏi giấu người ta lắm nhé! Bấy lâu giữ kỷ tung tích nay đùng một cái hoá ra là truyền nhân của A Nan Hoạt Phật, khiến tiểu đệ cứ tưởng như mình nằm mơ!
    Văn Nhân Tuấn thân mật nói với mọi người:
    - Hiện tại thì hết giấu nổi chư vi nữa rồi. Vâng tại hạ vốn là truyền nhân của A Nan Hoạt Phật.
    Tư Mã Thường hỏi:
    - Thế thì, không khéo Đông Môn lão nhân gia rốt ra là A Nan Hoạt Phật chăng?
    Văn Nhân Tuấn cười đáp:
    - Về vụ đó ư? Tốt hơn chờ khi nào gặp lão nhân gia thì Tư Mã huynh hỏi thẳng lão nhân gia sẽ rõ.
    Tư Mã Thường lại hỏi:
    - Thì ngay bây giờ Văn huynh nói toạt ra cho rồi, còn tiếc với nhau làm gì?
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Đại Hoàng Phong, chuyện ấy chẳng gấp mà điều cần làm ngay là thực hiện điều kiện tại hạ đã giao kết với Hạnh cô nương...
    Hạnh Bội Thi vội lên tiếng:
    - Chẳng giấu gì Văn đại hiệp, trước đây quả tình tôi có ý không phục hiền sư đồ về việc làm khó dễ Lý đại hiệp, nhưng bây giờ sau khi mục kích Văn đại hiệp chẳng quản thân mình, tận tâm lực đương đầu cùng đại địch, để bảo vệ võ lâm, khiến tôi vô cùng cảm phục, và cũng suy nghĩ thêm việc hiền sư đồ bắt giữ Lý đại hiệp hẳn có lý do chính đáng gì đó, mà tôi chưa hiểu. Vậy, điều kiện ấy có thể xét lại. Một là thực ra tôi cũng chẳng phải sử dụng bao nhiêu Thiên Trúc dị thuật trong cuộc thoái địch hôm nay, tức chẳng có công lao gì không thể đổi lấy sự phóng thích Lý đại hiệp được. Hai là...
    Văn Nhân Tuấn ngắt lời:
    - Hạnh cô nương nói vậy là không ổn rồi! Sự thật nếu không nhờ có bản lãnh siêu việt về Thiên Trúc dị thuật của cô nương, chưa chắc cục diện được tốt đẹp như hiện tại, xin cô nương đừng quá khiêm tốn. Bây giờ bất luận như thế nào tại hạ cũng xin đưa cô nương đến gặp gia sư, để thực hiện điều kiện đã giao kết.
    Tư Mã Thường hỏi:
    - Như thế tức là chẳng còn việc gì nữa, phải không? Chúng ta có thể tạm chia tay được chưa?
    Văn Nhân Tuấn gật đầu:
    - Tại hạ xin được đưa tiễn chư vị lên đường...
    Đường Tam Cô chận ngang:
    - Khỏi tiễn, bọn ta chưa đành chia tay đi đâu cả, vì còn chưa thỏa mãn một điều. Bấy lâu nay Lý Tam Lang là một nhân vật thần bí, hầu như ai cũng muốn gặp qua một lần cho biết. Nhân đây, có cơ hội hy hữu, bọn ta muốn tháp tùng Văn thiếu hiệp với Hạnh cô nương đi xem Lý Tam Lang một phen.
    Tư Mã Thường vỗ tay tán thành ngay:
    - Phải! Ý kiến của Đường tiền bối thật là hay, đã nhắc mọi người nhớđến một việc không thể bỏ qua, Bá Đao, ngươi với đại tẩu có đi không nào?
    Nam Cung Thu Lãnh đáp:
    - Còn phải nói, đương nhiên là đi chớ sao không.
    Lỗ Thiếu Hoa nói:
    - Tại hạ cũng xin cùng đi với, để được chiêm ngưỡng vị tuyệt thế hào hoa phong nhã Lý Tam Lang.
    Thế là toàn thể đều muốn đi cả, riêng Hoàng Phủ Ngọc bỗng nói:
    - Văn huynh, phần phu thê tiểu đệ xin cáo biệt.
    Nam Cung Thu Lãnh vội hỏi:
    - Ủa! Hiền khang lệ không đi xem Lý Tam Lang sao?
    Hoàng Phủ Ngọc cười đáp:
    - Vì phu thê tiểu đệ đã từng gặp vị thần bí ấy rồi. Chẳng giấu gì chư vị, chính Lý Tam Lang đã là ông mai cho Hoàng Phủ Ngọc này với La Ỷ Hương thành giai ngẫu đấy.
    Nam Cung Thu Lãnh kinh ngạc:
    - Chà! Lại có vụ đó ư?
    Tư Mã Thường vội hỏi:
    - Hoàng Phủ huynh, chẳng hay Lý Tam Lang hình dáng ra sao?
    Hoàng Phủ Ngọc tươi cười đáp:
    - Chư vị sắp đi gặp Lý Tam Lang, nếu nói ra ngay đây thì mất hứng thú cả đi!.... Chư vị, hậu hội cũng hữu kỳ, xin tạm biệt, lúc nào thuận tiện xin mời chư vị quang lâm Phiêu Hương Tiểu Trúc uống chén rượu.
    Chàng cùng La Ỷ Hương đồng chào mọi người rồi đem Tiểu Thanh ra đị..
    Đường Tam Cô quay qua Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Văn thiếu hiệp, hiện lệnh sư ở đâu, cách đây có xa lắm không vậy?
    - Nói xa không hẳn xa, mà nói gần cũng chẳng gần, hay hơn hết là cứ đi, sẽ tới.
    Đường Tam Cô thúc giục:
    - Xem chừng chẳng gần, chúng ta sớm lên đường đi thôi!
    Tư Mã Thường hỏi:
    - Tiền bối gấp chi dữ vậy?
    Đường Tam Cô trừng mắt ngó y một cái hỏi lại:
    - Thế bộ ngươi không gấp à?
    Tư Mã Thường cười hì hì:
    - Vãn bối hả? Vãn bối chỉ muốn gặp Lý Tam Lang liền chớ chẳng gấp.
    Đường Tam Cô bật cười, mọi người cũng bật cười.
    Và chẳng ai bảo ai, đều chuẩn bị đăng trình. Nữ nhân ngồi mã xa, nam nhân đi bộ.
    Đi một lúc, Tư Mã Thường đến gần Văn Nhân Tuấn nói:
    - Văn huynh, theo tại hạ thấy thì vị Hạnh cô nương có vẻ sâu đậm tình ý đối với Lý Tam Lang lắm đấy.
    Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Thật thế không?
    Tư Mã Thường đáp:
    - Nhãn lực của Văn huynh đâu phải tầm thường, chả lẽ chỉ có điểm dó mà không nhận thấy.
    Văn Nhân Tuấn lại hỏi:
    - Tại vì tại hạ không có để ý. Theo Đại Hoàng Phong huynh thấy thì thế nào?
    Tư Mã Thường tỏ ra rành rẽ:
    - Còn phải hỏi! Nếu không vì Lý Tam Lang thì Hạnh cô nương đã không đặt điều kiện đòi hiền sư đồ phải thả gã, mới khứng xuất mã tương trợ.
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Nếu chỉ bằng vào điểm ấy e rằng huynh xét lầm mất. Theo chỗ tại hạ hiểu thì Hạnh mẫu nữ đã nợ họ Lý một trọng ân gì đó.
    Tư Mã Thường lắc đầu lia lịa:
    - Không, không phải thế đâu! Đệ cũng từng thiếu nợ ân nghĩa với người ta vậy, nhưng trả ơn thì khác, mà tình ý khác thường là khác; đệ đâu có khác thường như Hạnh cô nương đối với Lý Tam Lang!
    Văn Nhân Tuấn nói:
    - Cái đó đã hẳn vì huynh là nam nhân.
    Tư Mã Thường chưng hửng. Y vốn thẳng thắng nghĩ sao nói vậy, nhưng lời lẽ không không được dồi dào, nên bây giờ muốn nói thêm, mà chẳng biết lập luận thế nào cho rõ ý.
    Nam Cung Thu Lãnh bật cười, xen vào:
    - Đại Hoàng Phong làm sao đấu mồm cho lại Văn huynh mà cứ đấu! Đến người chết mà y còn nói thành sống được huống chi chuyện này.
    Lỗ Thiếu Hoa pha trò:
    - Nếu thế thì các trại bán quan tài mà gặp Văn huynh thì chỉ có nước đóng cửa gấp.
    Nam Cung Thu Lãnh cười rộ.
    Bỗng nghe phía sau từ trên xe vọng tới tiếng của Đường Tam Cô hỏi:
    - Các ngươi đang cười chuyện gì đó?
    Nam Cung Thu Lãnh vẫn cười đáp:
    - Dạ, chẳng có chi, kiếm chuyện cười tào lao cho quên đường xa vậy mà!
    Đường Tam Cô lại hỏi:
    - Văn thiếu hiệp, gần đến nơi chưa?
    Văn Nhân Tuấn trả lời:
    - Còn một đỗi nữa ạ!
    Tư Mã Thường nói:
    - Đường tiền bối đừng gấp, thế nào cũng để tiền bối thấy mặt Lý Tam Lang mà.
    Đường Tam Cô nạt:
    - Ai mượn ngươi xía vô.
    Tư Mã Thường cười hì hì:
    - Đó là vãn bối an ủi tiền bối...
    Đường Tam Cô lại nạt:
    - Ngươi ráng tự an ủi trước đi, vì nếu đường cóxa thêm bao nhiêu đi nữa thì ta vẫn ngồi trên xe, còn ngươi thì rã đôi chân đấy.
    Tư Mã Thường lại chỉ biết cười trừ, một lúc mới lắc đầu than với Nam Cung Thu Lãnh:
    - Xem chừng ngươi nói đúng, ta quả kém về khoa ăn nói thật!
    Mọi người nghe y nói không thể nín cười.
    Nam Cung Thu Lãnh khẽ lên tiếng:
    - Tiểu đệ đột nhiên phát giác một điều.
    Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Phát hiện điều chi?
    Nam Cung Thu Lãnh nói:
    - Một khi đã trở thành hảo nhân rồi, nhận thấy sao chung quanh mình ai cũng dễ mến cả, bất cứ chuyện gì cũng rất dể thông cảm nhau, chả ai chấp nhất ai.
    Văn Nhân Tuấn gật đầu:
    - Đúng thế. Tất nhiên phải như thế vì người tốt thì tâm ý không mấy khi tính chuyện mờ ám, tức thường xuyên thanh thản, cởi mở, dù ai nói gì cũng không mặc cảm rằng người ta xỏ xiêng mình. Hơn nữa, hảo nhân thì biết chuộng nghĩa lễ, trọng chữ lý, thành thử đâu có làm phiền lòng ai làm gì, và khi nghe cái chi hữu lý, là phục tùng ngaỵ..
    Nam Cung Thu Lãnh gật đầu lia liạ:
    - Phải! Phải! Phân tách rất hay, xin thọ giáo.
    Ngừng một chút, lại hỏi:
    - Văn huynh nói địa phương chúng ta sắp đến gặp lệnh sư và Lý Tam Lang là ở đâu nhỉ?
    Văn Nhân Tuấn hỏi lại:
    - Còn nhớ vụ bị hãm trong trúc lâm trận dạo nọ không?
    Nam Cung Thu Lãnh bỗng kêu lên:
    - Thì ra, lại là nơi đó ư? Trời đất? Bộ Văn huynh lại tính đùa giai một phen nữa hay sao?
    Tư Mã Thường xen vào:
    - Ở đó thì có gì không hay đâu? Không phải nhờ vụ bị mắc kẹt trong trâÏn ấy mà ngươi đã lợi thêm một nữ nhân đó sao?
    Nam Cung Thu Lãnh chợt đỏ mặt.
    Văn Nhân Tuấn cười nói:
    - Không biết ai chớ riêng Bá Đao huynh với Đắt Kỷ đại tẩu là nhớ mãi nơi ấy như là một kỷ niệm ngọt mật nhất trong đời...
    Nam Cung Thu Lãnh cười cười không nói, mặt mũi chỉ đỏ bừng lên.
    Tư Mã Thường nheo mắt nhìn Nam Cung Thu Lãnh kêu lên:
    - Úi chao! Sao lại có chuyện lạ thế này, Nam Cung Bá Đao mà biết đỏ mặt là cuộc đời bắt đầu tràn ngập tình thương.
    Nam Cung Thu Lãnh vung chưởng đập vào vai Tư Mã Thường một cái, cả hai cười hô hố.
    Nhờ ai nấy đều vui vẻ cởi mở, vừa đi vừa trò chuyện huyên thuyên nên chẳng thấy đường xa, và khi đến nơi, chẳng ai nghe mệt mỏi chi cả.
    Mọi người tề tựu phía trước cốc khẩu.
    - Ái chà! Sao lại là nơi này?
    Tư Mã Thường nói to:
    - Nơi đây thì có gì không hay đâu. Xin mời chư vị xuống xe.
    Vừa hạ xa, Tiếu Bao Tự đã tiến lên, nắm tay Văn Nhân Tuấn hỏi:
    - Tuấn lang, lão nhân gia ở đây sao tiểu muội không nghe đại ca cho biết?
    Văn Nhân Tuấn mỉm cười đáp:
    - Lão nhân gia có hẹn, hễ xong việc thì tới đây tìm lão nhân gia.
    Hạnh Bội Thi tha thướt bước tới hỏi:
    - Văn đại hiệp, cả Lý đại hiệp cũng có ở đây ư?
    Văn Nhân Tuấn gật đầu:
    - Vâng, đúng vậy. Ngày thứ nhì ngay sau khi ước hẹn điều kiện với cô nương, thì tại hạ lập tức cho người trình báo đến sư phụ nên người tạm giữ Lý đại hiệp ở đây để tiện bề đáp ứng điều kiện của cô nương.
    Hạnh Bội Thi nói:
    - Lão nhân gia thật là chu đáo.
    Văn Nhân Tuấn quay qua Nam Cung Thu Lãnh, thò tay ra bảo:
    - Cho tại hạ mượn thanh đao của huynh một chút.
    Nam Cung Thu Lãnh làm lạ, hỏi:
    - Văn huynh định làm việc chi vậy?
    Văn Nhân Tuấn đáp:
    - Phiến trúc lâm đã trở thành vô dụng vì có thể tại hạ bị nghi ngờ là định đùa dai như lần trước nên tại hạ muốn phá bỏ đi.
    Tư Mã Thường mau mắn giành phần:
    - Tưởng việc gì chớ việc đốn trúc chặt cây xin chư vị khỏi tốn công, hãy để cho tiểu đệ phụ trách.
    Vừa dứt lời, y đã nhanh như chớp phi thân vèo tới vung trường kiếm.
    Hào quang lấp loáng, kiếm khí đầy trời, chẳng mấy chốc quả nhiên y đã phá rạp phiến trúc lâm.
    Thu kiếm, y lạng người nhảy lùi lại nói:
    - Xong rồi đấy.
    Văn Nhân Tuấn liền lên tiếng:
    - Tại hạ xin đi trước dẫn đường...
    Chàng cùng Tiếu Bao Tự song song tiến bước...
    Trong cốc có một dòng suối nhỏ, dọc theo bờ suối cỏ mọc như thảm, điểm thêm những cụm hoa lá tuyệt đẹp. Nhìn chung quả là một thạch cốc u tĩnh, thơ mộng.
    Dựa vách đá trong cùng, gian cốc có một huyệt động cao hơn đầu người, đường vào động thẳng tắp chừng một trượng thì đến khúc quanh.
    Văn Nhân Tuấn giơ tay chỉ vào huyệt động, nói:
    - Gia sư với Lý Tam Lang đang ở trong động ấy.
    Tư Mã Thường há miệng định kêu nhưng liền bị Văn Nhân Tuấn ngăn lại. Văn Nhân Tuấn dẫn mọi người đến trước cửa động và quay lại nói:
    - Mời chư vị Ở đây nghỉ chân và đợi một lúc, để tại hạ vào mời gia sư.
    Chàng không chờ mọi người kịp có ý kiến gì, đã chuyển thân tiến thẳng vào động.
    Tư Mã Thường phàn nàn.
    - Thật là mất công, còn phải mời gì nữa, thì cứ ở đây gọi to một tiếng là được liền.
    Nam Cung Thu Lãnh nhắc chừng:
    - Như thế là vô lễ, ngươi hiểu không?
    Tư Mã Thường gật đầu:
    - Đúng! Hảo nhân không thể thiếu lễ nghĩa!
    Chừng một khắc từ trong động tiến ra một người, không là Đông Môn Trường Thanh thì là ai nữa!
    Tư Mã Thường vọt miệng gọi ngay:
    - A! Lão ưng khuyển!
    Bỗng nghe Đông Môn Trường Thanh lên tiếng:
    - Tư Mã Thường! Nếu không nghe qua đồ đệ ta vừa cho hay là ngươi đã thoát thai hoàn cốt thì ta không vả rụng răng ngươi, không xong.
    Lão bước luôn ra khỏi cửa động, ôm quyền thi lễ, nói:
    - Được chư vị đồng tâm hiệp lực cùng đẩy lui ngoại địch mới rồi, thật là nghĩa cử cao đẹp, Đông Môn Trường Thanh xin trân trọng cảm tạ.....

  7. #76
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết



    CHƯƠNG 77 - BA MÀ LÀ MỘT
    Tư Mã Thường nhăn răng cười nói:
    - Không cần khách sáo, chỉ cần hai bữa nữa lão mời mọi người ăn uống một bữa no say là được rồi.
    Đông Môn Trường Thanh cũng cười:
    - Ngươi yên tâm, với người khác thì có thể quên mời, chớ phần ngươi thì nhất định không thiếu đâu.
    Tư Mã Thường lại toét miệng cười thích thú.
    Đông Môn Trường Thanh hướng về phiá Hạnh mẫu ôm quyền nói:
    - Lâu ngày không gặp, lão phu nhân vẫn an hảo chứ?
    Hạnh mẫu vội đáp lễ:
    - Không dám! Đại nhân hẳn cũng khương ninh!... Thưa, chắc Lý Tam Lang đại hiệp đang có mặt tại đây?
    Đông Môn Trường Thanh trả lời:
    - Lý Tam Lang còn ở trong kia, ý có điều ái ngại chưa tiện ra đây.
    Hạnh mẫu ngạc nhiên hỏi:
    - Lý đại hiệp có điều chi mà ái ngại?
    Đông Môn Trường Thanh khẽ hắng giọng một tiếng đáp:
    - Y cậy lão phu giúp cho một việc, nhưng không biết việc sẽ thành hay không, nên y chẳng khỏi ái ngại bước ra.
    Hạnh mẫu lại hỏi:
    - Có chuyện như thế ư? Nhưng, chẳng hay Lý đại hiệp cậy nhờ đại nhân việc chi vậy?
    Đông Môn Trường Thanh trầm ngâm một lát, mới nói:
    - Việc ấy, tuy nói là y cậy nhờ lão phu nhưng kỳ thực phải nhờ lão phu nhân và Hạnh cô nương giải quyết mới xong.
    Hạnh mẫu khẳng khái:
    - Xin đại nhân cho biết, chỉ cần là việc không quá sức, còn thì bất luận việc gì có thể được, mẹ con chúng tôi quyết chẳng từ nan.
    Đông Môn Trường Thanh lại ôm quyền, nói:
    - Trước hết, lão phu xin đa ta lão phu nhân. Việc ấy là như thế này... Lý Tam Lang cậy lão phu đóng vai ông tợ..
    Hạnh Bội Thi lộ nét kinh ngạc, rồi hoa dung ửng hồng, nàng cắn môi cúi đầu.
    Tư Mã Thường buột miệng:
    - Úi chà chà! Nghĩa là Lý Tam Lang cậy lão thay cho y, cầu hôn Hạnh cô nương phải không?
    Đông Môn Trường Thanh mỉm cười:
    - Tư Mã Thường sao mà thông minh quá!
    Tư Mã Thường toét miệng cười hề hề:
    - Ấy, Đại Hoàng Phong này vốn là kẻ dễ thương từ lâu mà!
    Mọi người đều cười ồ.
    Đường Tam Cô xen lời:
    - Xem chừng chúng ta sắp được uống chén rượu mừng tới nơi đấy.
    Đông Môn Trường Thanh nói:
    - Cái đó cũng còn tùy, vì Hạnh lão phu nhân vẫn chưa trả lời kia mà.
    Bỗng nghe Hạnh mẫu lên tiếng:
    - Lão thân thật tình không ngờ tại sao Lý đại hiệp lại cậy đại nhân đứng ra cầu hôn giúp.
    Lý đại hiệp là một đại anh kiệt đương thời, thiên hạ đều tôn kính là nhân vật hiệp nghĩa, vô luận nhân phẩm, sở học đều thượng thặng, lão thân cầu mong sợ chẳng được, huống hồ còn lưỡng lự hay không bằng lòng. Duy có điều, vấn đề này lão thân chỉ có thể đứng chủ một nửa, còn phần tiểu nữ, dù sao cũng phải có quyền chọn lựa trong hôn nhân đại sự của chính nó, vậy xin để lão thân hỏi qua ý nó xem sao. Này, Bội Thi con...
    Chợt nghe Hạnh Bội Thi thỏ thẻ:
    - Sao mẹ còn hỏi con? Mẹ định đâu con tuân đó.
    Tư Mã Thường hô to:
    - Hay rồi! Ha ha, chén rượu mừng nhất định chẳng chạy đâu thoát!
    Đông Môn Trường Thanh ôm quyền, nói:
    - Đa tạ lão phu nhân và Hạnh cô nương đã không đến đổi khiến lão phu xe chẳng nổi mối tơ hồng.
    Mọi người thi nhau đưa lời hỉ chúc Hạnh mẫu và Hạnh Bội Thi.
    Đường Tam Cô thúc giục Đông Môn Trường Thanh:
    - Tróc phạm danh quan các hạ, các hạ còn ở đây làm chi nữa, bọn ta lặn lội đường xa đến đây đâu phải để xem các hạ, mau vào mời tân lang ra đây đi thôi!
    Đông Môn Trường Thanh gật đầu:
    - Vâng, lão phu tuân lệnh.
    Lão quay vào phía trong động, gọi to:
    - Việc đã xong, rất tốt đẹp, các hạ có thể bước ra, xin mời!....
    Không nghe thấy trong động có tiếng người trả lời gì cả.
    Mọi người đều giương mắt dòm vào, nhưng vẫn không thấy ai đi ra hết.
    Đông Môn Trường Thanh lắc lắc đầu nói:
    - Coi bộ Lý bằng hữu còn e lệ thẹn thùa quá chừng! Lão phu đành phải vào trong lôi y ra vậy.
    Lão bèn rảo bước vô động.
    Đông Môn Trường Thanh tiến vào chỉ một lát thì từ trong động đi ra một người tuất dật, phong nhã, rất trẻ tuổi, vận y phục toàn trắng, càng tăng vẻ tiêu sái, cao khiết, so với Văn Nhân Tuấn còn khôi ngô hơn mấy phần.
    Mọi người tròn xoe mắt mà nhìn, nín thở mà nhìn.
    Đường Tam Cô không khỏi lẩm bẩm trầm trồ.
    Tiếu Bao Tự vừa trông thấy đã nhận ra ngay chính là vị thanh niên khách mà nàng từng gặp một lần, trên đường đến Đại Xa Tập dạo ấy.
    Bạch y khách mới bước ra khỏi động, thì mục quang đã trước hết nhìn vào diện mạo Hạnh Bội Thi. Bốn ánh mắt giao nhau, Hạnh Bội Thi nghe rộn rã con tim, liền gầm đầu ngó xuống.
    Bạch y khách đoan trang ngó sang Hạnh mẫu, vòng tay thi lễ:
    - Lão phu nhân! Hạnh cô nương!....
    Tư Mã Thường bỗng gọi giựt giọng:
    - Lý Tam Lang!
    Bạch y khách ngoãnh mặt sang khẽ kêu:
    - Ồ! Đúng là Đại Hoàng Phong Tư Mã Thường!
    Tư Mã Thường lưỡng nhãn sáng hẳn lên, vội hỏi:
    - Các hạ nhận biết tại hạ ư?
    Lý Tam Lang tươi cười, nói:
    - Chẳng những nhận biết các hạ, mà tại hạ còn biết tất cả chư vị Ở đây, như Nam Cung Bá Đao này, Lỗ Thiếu chủ này, Triệu cô nương, Diệp cô nương, Đường tiền bối, lưỡng vị Vân cô nương...
    Tư Mã Thường lại kêu lên:
    - Trời! Đúng là các hạ nhận biết tại hạ thật!
    Đường Tam Cô chú mục nhìn Lý Tam Lang nói:
    - Được gặp các hạ, thật là vinh hạnh, quả nhiên còn hơn tiếng đồn nhiều.
    Nam Cung Thu Lãnh hỏi:
    - Lý Tam Lang, các hạ từng gặp Nam Cung Thu Lãnh này rồi sao?
    Lý Tam Lang mỉm cười:
    - Tự nhiên là từng gặp rồi, tại hạ còn chưa kịp cung hỉ các hạ đã sánh duyên cùng mỹ nhân như hoa như ngọc.
    Nam Cung Thu Lãnh chưng hửng:
    - Ủa! Vụ ấy các hạ cũng biết sao?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Về vụ ấy, thực tình sở dĩ tại hạ biết là do Văn Nhân Tuấn kể cho nghe.
    Nam Cung Thu Lãnh gật gù:
    - Thì ra, là như vậy...
    Lý Tam Lang nhìn sang Hạnh Bội Thi nói:
    - Nghe Đông Môn đại nhân với Văn Nhân Tuấn nói thì cô nương đã vì muốn giải cứu tại hạ mà đã một phen lao khổ, thật tại hạ vô vàn cảm kích.
    Hạnh Bội Thi thỏ thẻ:
    - Lý đại hiệp, xin đừng nên khách sáo, Hạnh gia thọ trọng ân của Lý đại hiệp thì cố nhiên phải nhớ đến ân mà hết lòng đền đáp.
    Đường Tam Cô kêu "úi chu choa" và nói:
    - Thế là thế nào? Cứ một tiếng cũng Hạnh cô nương, một chữ cũng Lý đại hiệp!....Đã trở thành vị hôn phu thê với nhau rồi mà còn khách sáo như thế sao? Lý đại hiệp, không phải ta nhiều chuyện nhưng xin đề nghị Lý đại hiệp nên theo truyền thống cởi mở thành thật của võ lâm, hãy đê đầu lạy ra mắt và gọi nhạc mẫu coi nào!
    Lý Tam Lang ửng hồng sắc diện, khẽ đáp:
    - Đa tạ tiền bối đã chỉ giáo.
    Ngay đó, chàng quỳ thụp xuống, dâng lên một lạy Hạnh mẫu và nói:
    - Thanh Cuồng xin bái kiến nhạc mẫu.
    Hạnh mẫu cười hiền hòa, vội xua tay bảo:
    - Mau đứng dậy! Mau đứng dậy! Được rồi, được rồi!.... Như thế này thật là ủy khúc cho con quá!....
    Lý Tam Lang vừa đứng lên vừa nói:
    - Có chi mà nhạc mẫu bảo là ủy khúc, mà đây chính là phúc phận cho Thanh Cuồng vậy.
    Hạnh mẫu lại bảo:
    - Nếu không còn việc gì nơi đây thì con mời Đông Môn lão nhân gia với Văn đại hiệp dời gót ra ngoài này một lúc, để chúng ta cáo biệt rồi đi.
    Tiếu Bao Tự mau mắn:
    - Thế để vãn bối mời nhị vị ấy ngaỵ..
    Nàng thướt tha cất bước, sắp tiến vào động.
    Chợt nghe Lý Tam Lang gọi lại:
    - Diệp cô nương, hai vị ấy đã rời khỏi nơi đây rồi.
    Không riêng gì Tiếu Bao Tự kinh ngạc, mà mọi người đều sửng sốt.
    Tiếu Bao Tự hỏi gấp:
    - Sao? Chàng.. chàng với Đông Môn lão nhân gia đã đi rồi? Đi đâu?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Cái đó thì tại hạ không được rõ. Có điều là trước khi ra đi, Văn Nhân Tuấn có nhờ tại hạ nhắn lại với cô nương hãy cùng đi với tại ha.....
    Mọi người càng thêm kinh ngạc.
    Tiếu Bao Tự biến sắc, hỏi gặn:
    - Các hạ nói sao? Văn đại ca bảo ta cùng đi với các hạ ư?
    Lý Tam Lang khẽ gật đầu:
    - Không sai. Diệp cô nương, so với Văn Nhân Tuấn thì Lý Tam Lang đâu có khác chi.
    Tiếu Bao Tự không nói gì nữa, quay lưng toan bỏ đi.
    Bất thần Lý Tam Lang nắm chặt cổ tay Tiếu Bao Tự kéo giữ lại.
    Tiếu Bao Tự vùng mạnh, giận dữ quát:
    - Buông ta ra!
    Nhưng nàng không tài nào thoát khỏi tay Lý Tam Lang.
    Mọi người đều trông thấy rõ ràng cảnh trạng biến đổi bất thường trước mắt.
    Hạnh Bội Thi tròn xoe mắt ngạc nhiên.
    Bỗng nghe Hạnh mẫu hỏi:
    - Thanh Cuồng, đầu đuôi câu chuyện là thế nào vậy?
    Lý Tam Lang chẳng trả lời, mà thò tay vào túi lấy ra một vật, đưa lên mặt, xoa xoa vài cái.
    Mọi người càng mở toạt mắt ra mà nhìn.
    Tư Mã Thường buột miệng hô:
    - Trời đất! Thì ra là y!
    Thật không ngờ, một Lý Tam Lang đang rõ ràng đó bây giờ đã trở thành Văn Nhân Tuấn rồi!
    Tiếu Bao Tự thảng thốt:
    - Thế này... thế này là thế nào?
    Lý Tam Lang cười bảo:
    - Thu Ngâm, nghĩa là Văn Nhân Tuấn tức là Lý Tam Lang và Lý Tam Lang tức là Văn Nhân Tuấn!
    Hạnh mẫu gật gù:
    - Thảo nào ta nghe giọng nói của hai người rất giống nhau.
    Hạnh Bội Thi vội hỏi:
    - Văn đại hiệp, không.. Thanh Cuồng, rốt lại là... ai?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Trên đời chỉ có Thanh Cuồng, tức là Lý Tam Lang, còn Văn Nhân Tuấn là hóa thân của Lý Tam Lang.
    Hạnh Bội Thi hỏi lại:
    - Nói vậy trước sau từ lần dưới đáy giếng, đến lần vào sơn cốc mời gọi muội ra đối phó với A Tu La viện, chung qui chỉ là một người?
    Lý Tam Lang mỉm cười:
    - Đúng thế, đó là Lý Tam Lang mà cũng là Văn Nhân Tuấn.
    Hạnh Bội Thi hỏi thêm:
    - Sao đại ca không nói sớm?
    Lý Tam Lang trả lời:
    - Lúc ấy chưa tiện nói vì nói ra chỉ có hại chớ chẳng có lợi gì hết. Gia dĩ, tiểu huynh lại có lời thề cho đến chừng nào võ lâm chưa bình yên thái hòa thì Lý Tam Lang với Văn Nhân Tuấn vẫn chưa thể là một.
    Hạnh Bội Thi hỏi tiếp:
    - Nhưng vì sao đại ca phải làm thế?
    Lý Tam Lang giải thích:
    - Vì lẽ, có những việc mà người chốn công môn cán đáng rất tiện, lại có những việc phải dùng thân phận giang hồ mới giải quyết tốt đẹp.
    Tư Mã Thường bỗng xen vào:
    - Kể ra muốn che giấu mọi người chuyện hóa thân như thế không phải dễ, thành thử mới có vụ hiền sư đồ nhị vị cứ tróc nã Lý Tam Lang hoài mà không gặp... Lệnh sư hiện giờ...
    Lý Tam Lang đáp:
    - Gia sư hiện có mặt tại đây.
    Chàng lại thò tay vào túi lấy ra một tấm mặt nạ được chế tạo bằng da người, cực kỳ tinh xảo...
    Mọi người mới sực hiểu ra, Tư Mã Thường lại la lớn:
    - Trời đất! Đông Môn Trường Thanh cũng là... Lý Tam Lang!
    Lý Tam Lang gật đầu:
    - Không sai.
    Tư Mã Thường lắc đầu ngoầy ngoậy:
    - Qúa chừng! Lắc léo quá chừng! Ba nhân vật nhưng chỉ thường xuyên xuất hiện hai mà thôi, rốt lại, chỉ cần thấy rõ một người mà biết được ba người. Bội phục! Xin lạy năm lạy để mà bội phục.
    Đường Tam Cô nói:
    - Hay lắm! Tự mình hoá trang thành... mình, lấy cái ta tạo thành cái ta! Thế là chẳng sợ bị ai trách móc mạo danh, giả dạng gì cả.
    Lý Tam Lang hồn nhiên tươi cười.
    Hạnh Bội Thi ngó chàng một cái:
    - Xem chừng gan mật của đại ca không phải tầm thường đã dám lộng giả thành chân, qua mắt cả thiên hạ đấy nhé! Lại dám đi làm ông mai cho chính mình nữa!
    Lý Tam Lang đưa tay rờ lên mặt, nói:
    - Cứ có lớp da mặt hơi dày lên một chút thì là dám làm ngay đó mà.
    Mọi người đồng cười ầm lên.
    Hạnh mẫu mắng yêu:
    - Thanh Cuồng, thế là ngươi đã xuất hiện qua đủ ba thân phận để lừa ta bốn lần, một lần là Lý Tam Lang dưới đáy giếng, một lần là Đông Môn Trường Thanh đi Phi Long bảo; một lần là Văn Nhân Tuấn vào sơn cốc, và một lần là Đông Môn Trường Thanh làm ông mai mới đây. May là cả bốn lần bị ngươi lừa xét ra đều có lợi, nên ta cũng không thắc mắc gì.
    Mọi người lại cùng cười.
    Chợt nghe Tiếu Bao Tự khẽ nhắc:
    - Đại ca, buông tay tiểu muội ra chứ!
    Lý Tam Lang mới sực nhớ nãy giờ vẫn nắm chặt tay người ngọc, liền buông tay và ôm quyền hướng về phía mọi người nói:
    - Bất quản như thế nào ngày nay võ lâm cũng đã thái bình, thật là điều đáng mừng, ấy cũng nhờ chư vị trượng nghĩa tận lực, Lý Tam Lang này xin một lần nữa lấy làm bội phục chư vi.....
    Tư Mã Thường xua tay:
    - Phải nhìn nhận, phần lớn vẫn là nhờ các hạ với Hạnh cô nương, chớ bọn tại hạ nào có công lao gì.
    Lý Tam Lang nói:
    - Đại Hoàng Phong huynh nói vậy sao phải, hợp quần bao giờ cũng là đại lực lượng, còn một vài cá nhân thì khả năng chỉ có giới hạn mà thôi... À nhân đây xin nhờ chư vị giúp cho một vu.....
    Nam Cung Thu Lãnh vội hỏi:
    - Sao lại gọi là nhờ giúp cho? Mà chúng ta phải có bổn phận đối với lẫn nhau chứ. Nào, vụ gì, nói nghe thử?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Có một vụ rắc rối cho Lý Tam Lang mà tiểu đệ rất lấy làm ái ngại...
    Tư Mã Thường ngắt lời:
    - Các hạ thì rắc rối gì mà chẳng thừa sức vượt qua?
    Lý Tam Lang nói:
    - Nhưng riêng vụ rắc rối này tiểu đệ không tài nào chủ động được, phải nhờ chư vị, mỗi vị giúp cho mấy lời khuyên giải, mới xong. Ấy là vụ Đỗ Thập Nương phu nhân của Vương Lang Quân, trang chủ An Lạc Sơn Trang...
    Tư Mã Thường ngắt lời:
    - À, hiểu ra rồi, Đỗ Thập Nương đã si mê Lý Tam Lang đến đô..... ái chà! Cái vụ rắc rối này khiến người ta phải nhức đầu thật!
    Nam Cung Thu Lãnh nói:
    - Quả nhiên là một vụ rắc rối đáng nhức đầu thật! Đáng lẽ là xui hàng nhưng đã là việc cần lo cho Lý Tam Lang thì đù gian nan mấy, thiết tưởng chúng ta cũng nên cố gắng.
    Lý Tam Lang ôm quyền cảm tạ.
    Bỗng nghe Hậu Đắt Kỷ khẽ nói:
    - Thu Lãnh! Chúng ta rút lui chớ?
    Đường Tam Cô hưởng ứng:
    - Phải đấy, đã gặp Lý Tam Lang là thỏa ước vọng rồi, chúng ta nên chia tay để còn kịp chuẩn bị quà cưới cho thật ý nghĩa chứ!....

  8. #77
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,725
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    CHƯƠNG 78 - THÀNH CHÚA HOÀNG KIM THÀNH
    Nam Cung Thu Lãnh gật đầu:
    - Nói thật hữu lý!
    Bèn ôm quyền thi lễ, tiếp lời:
    - Lão phu nhân, Tam Lang, Diệp cô nương, Hạnh cô nương, chúng tôi xin cáo biệt, đến ngày lành tháng tốt xin đừng quên gởi đến mỗi người một hồng thiếp nhé.
    Hạnh mẫu hoan hỉ rạng rỡ, đáp:
    - Vâng, vâng... Xin chư vị yên tâm, nhứt định không dám quên chư vị đâu.
    Nam Cung Thu Lãnh cùng mọi người lần lượt rời khỏi cốc.
    Tiếu Bao Tự hỏi:
    - Tam Lang, bây giờ chúng ta đi đâu?
    Lý Tam Lang hỏi ý Hạnh mẫu:
    - Lão nhân gia có cao kiến chi ạ?
    Hạnh mẫu đáp:
    - Bây giờ chẳng gì hơn là đi tìm một nơi nào để nghỉ ngơi cho khỏe cái đã.
    Lý Tam Lang nói:
    - Nếu vậy thì ngay tại đây cũng tiện, xin mời lão nhân gia vào trong động nghỉ ngơi, vì bên trong vốn sẵn tiện nghi.
    Chàng bước lại dìu Hạnh mẫu.
    Hạnh Bội Thi nhìn chàng nói:
    - Đại ca lo liệu cho mẫu thân nhé, để tiểu muội bàn chuyện với Thu Ngâm thư thư một chút rồi vào ngay.
    Lý Tam Lang tiếp tục đưa Hạnh mẫu tiến nhập động.
    Hạnh Bội Thi với Diệp Thu Ngâm đứng sát vào nhau không biết nói gì, chập sau cũng theo vào.
    Trong thạch động là cả một gian phòng thật rộng, và đúng như Lý Tam Lang vừa nói, có đầy đủ các tiện nghi:
    bàn, ghế, giường, vân vân...đều bằng đá hoặc mây, trúc, rất tinh xảo.
    Trên giường lại có nệm da thú thật tươm tất.
    Tiếu Bao Tự buột miệng khen:
    - Đây quả là một nơi cư trú lý tưởng.
    Lý Tam Lang nói:
    - Đây vốn là chổ ở của tiểu huynh nên phía trước tiểu huynh đã phải lập trúc trận để ngăn chặn người lạ xâm nhập, như hiền muội đã biết đó.
    Hạnh mẫu ngã lưng xuống thạch sàn, nói:
    - Quả tuế nguyệt chẳng dung tha một ai cả, kẻ nào rồi cũng phải già mà già rồi thì thành suy nhược, ta ngồi xe mà còn thấy mỏi mệt.
    Hạnh Bội Thi ân cần:
    - Vậy mẹ nên nằm nghỉ lâu lâu, cho thật khỏe, hiện giờ cũng chẳng cóviệc gì, xin mẹ cứ an tâm ngơi nghỉ.
    Hạnh mẫu nói:
    - Sao không có việc gì. Vừa rồi Thanh Cuồng bảo rằng có việc cần đi đâu đó mà!
    Hạnh Bội Thi vội quay sang Lý Tam Lang hỏi:
    - Đại ca có việc chi vậy?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Về vụ Hoàng Kim Thành ấy mà!
    Hạnh Bội Thi tròn xoe đôi mắt:
    - Đại ca bảo sao? Hoàng Kim Thành có thật ư? Hiện ở đâu?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Ở đâu thì chưa biết, nhưng tiểu huynh tin chắc là có tòa Hoàng Kim Thành ấy và nhứt định sẽ tìm được.
    Tiếu Bao Tự hỏi:
    - Nhưng chẳng dễ gì tìm, mà tìm làm gì đại ca? Hiện chúng ta đâu cần phải có kho tàng châu báu mới có hạnh phúc?
    Lý Tam Lang giải thích:
    - Hiền muội hiểu lầm ý huynh rồi, huynh không vì tham làm kẻ đại phú mà đi tìm Hoàng Kim Thành đâu. Hiện nay mấy tỉnh ở Đông Nam đang thất mùa, lại bị thiên tai nên nhiều người lâm cảnh đói rách rất khổ sở, tiểu huynh hy vọng sẽ tìm được kho tàng Hoàng Kim Thành để dùng của cải ấy mà tế chấn cứu giúp bá tánh lầm than.
    Hạnh mẫu lên tiếng:
    - A di đà phật! Như thế là còn gì bằng.
    Hạnh Bội Thi lại hỏi:
    - Đất trời bao la, Hoàng Kim Thành ở đâu, làm sao tìm cho ra, đại ca định đi tìm tận phương nào?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Tiểu huynh cũng biết là không phải dễ tìm, nhưng phải cố gắng...
    Ánh mắt chàng cũng lấp loáng chớp động, nói gấp:
    - Phía ngoài có người tới, hai muội ở trong này với lão nhân gia, để tiểu huynh ra xem ai.
    Chàng rảo bước tiến ra ngay.
    Vừa ra khỏi động, chàng liền thấy một lão già tóc bạc vận y phục thật hoa lệ, sang trọng, tay dắt một nữ nhi đồng chừng tám chín tuổi, đang đứng trước cốc khẩu.
    Chàng vội bước thẳng ra, với vẻ mặt ngạc nhiên nhìn sững lão bà tóc bạc và cô bé.
    Lão bà tóc bạc cũng lấy làm lạ khi ngó thấy Lý Tam Lang và khẽ thốt:
    - Ủa! Không ngờ tại đây cũng có chủ nhân rồi, vậy chúng ta đi tìm nơi khác...
    Lão bà liền kéo tiểu cô nương, xoay hướng toan cất bước.
    Lý Tam Lang vội lên tiếng:
    - Lão nhân gia, xin nán lại chốc lát.
    Và chàng tiến lại gần hơn.
    Bạch phát lão bà dừng bước, quay người lại ngó Lý Tam Lang hỏi:
    - Người tuổi trẻ, chẳng hay có điều chi?
    Lý Tam Lang nói:
    - Vãn bối xin mạn phép hỏi thăm, chẳng hay lão nhân gia định dẫn vị tiểu muội muội ấy đi tìm ai...
    Bạch phát lão bà thần sắc dàu dàu, lắc đầu giọng buồn bã:
    - Không nói ra cũng kỳ, mà nói ra cũng chẳng ích gì, tốt hơn để lão thân đi cho được việc. Đây là việc cấp bách chậm trễ chút nào là tai hại chút ấy...
    Lý Tam Lang ôn tồn:
    - Là việc chi lão nhân gia có thể vui lòng cho biết, may ra vãn bối có thể góp chút ít sức mọn mà đỡ được tay chân phần nào cho lão nhân gia chăng.
    Bạch phát lão bà bỗng hỏi:
    - Người tuổi trẻ, quí danh tánh là chi?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Thưa, vãn bối là Thanh Cuồng.
    Bạch phát lão bà ngưng thần nhìn chàng, rồi trầm ngâm một lúc mới nói:
    - Được, cho Lý các hạ biết cũng chả sao... Này, người tuổi trẻ nghĩ mà buồn nản, thiên hạ tuy rộng lớn, nhân thế tuy đông đảo nhưng lão thân đã kiếm mãi, tìm hoài vẫn chẳng gặp được, một người nào có thể giúp cho lão thân mà cứu nổi đứa cháu gái của lão thân đây, hỡi ơi!.... Còn biết liệu sao!....
    Lý Tam Lang sinh tò mò, lại hỏi:
    - Lão nhân gia, sự việc thật ra là như thế nào.
    Bạch phát lão bà thở dài, kể lể:
    - Người tuổi trẻ, đầu đuôi sự việc là thế này... Nói không phải khoe chớ gia thế lão thân vốn giàu có, tài sản có thể gọi là đại phú gia địch quốc, thiên hạ vô song. Nhưng... về nhân khẩu trong nhà thì lại quá đơn bạc! Lão thân chỉ có một mụn con trai, cưới vợ cho nó rồi, hai vợ chồng nó vừa sinh được đứa con gái đầu lòng này thì đều lâm bạo bịnh mà chết cả, thành thử trong nhà chỉ còn mỗi mình lão thân với đứa cháu nội mồ côi đây. Thế mà con bé này lại mang quái bịnh, cứ bảy ngày một lần, tự dưng nổi cơn, cào cấu cắn xé người, không ai có thể kềm giữ, chế ngự nổi. Đến nay, nó đã làm hại cả chục người rồi. Dù đền tiền thường bạc cho người ta bao nhiêu lão thân cũng không tiếc, nhưng điều đáng lo là chứng bịnh kỳ dị của đứa cháu, nên lão thân bất kể tốn hao đã tìm khắp danh y nhờ chữa trị. Khổ thay, danh y nào cũng bó tay và bảo rằng cháu gái của lão thân là quái vật, nên giết bỏ đi, kẻ càng lớn lên tai họa càng khủng khiếp. Người tuổi trẻ, thử nghĩ xem dầu gì lão thân cũng chỉ có nó đây là cháu nội, lão thân đâu thể nhẫn tâm giết bỏ nó. Nghĩ mãi chẳng biết biện pháp nào, lão thân đành đi vào rừng núi xa vắng, định kiếm một sơn động nào kín đáo để đem nó vào mà giam giữ một chỗ, rồi lão thân ở luôn đấy mà lo lắng, phục dịch cho nó, được ngày nào hay ngày ấy.
    Lý Tam Lang chăm chú lắng nghe, đoạn hỏi:
    - Lão nhân gia có biết ấy là chứng bịnh gì chăng?
    Bạch phát lão bà lắc đầu:
    - Không biết! Cả các danh sư cũng không biết nốt.
    Lý Tam Lang phóng nhãn tuyến nhìn từ đầu chí gót nữ nhi đồng một lượt chỉ thấy là một tiểu cô nươong mặt hoa da phấn mày tằm mắt phượng, băng cơ ngọc cốt, thật xinh xắn duyên dáng, rất dễ mến chớ tuyệt chẳng có chút triệu chứng gì là đáng sợ cả.
    Chàng càng lấy làm lạ và càng muốn tìm cho ra lẽ, liền nói:
    - Lão nhân gia xin phép lão nhân gia cho vãn bối xem qua bệnh trạng, mạch lý của tiểu muội muội đây một chút...
    Bạch phát lão bà ngạc nhiên hỏi:
    - Người tuổi trẻ, họ biết là y dược sao?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Thưa, cũng có biết đôi phần, cũng có thể chữa được một vài quái bịnh xin mời lão nhân gia quá bước vào trong.
    Chàng uyển chuyển, toan dẫn khách vào động.
    Bỗng nghe Bạch phát lão bà gọi:
    - Hãy đợi một chút.
    Lý Tam Lang quay lại hỏi:
    - Lão nhân gia còn điều chi chỉ giáo ạ?
    Bạch phát lão bà nói:
    - Như thật mà người tuổi trẻ cứu trị được quái bệnh cho tôn nữ của lão thân, thì lão thân nguyện hiến dâng trọn gia tài sự sản.
    Lý Tam Lang mỉm cười:
    - Hảo ý của lão nhân gia, vãn bối rất cảm tạ nhưng... vãn bối lại không nghĩ như thế, vãn bối chỉ mong chữa được bệnh của quí tôn nữ, chớ tuyệt đối xin không đòi lão nhân gia phải trả một đồng nào hết.
    Bạch phát lão bà chưng hửng hỏi:
    - Nói sao? Các hạ không đòi lão thân phải trả một đồng nào cả?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Vâng, đó là lời thành thật của vãn bối.
    Bạch phát lão bà lại hỏi:
    - Người tuổi trẻ có biết là của cải tài sản nhà ta nhiều ít thế nào không?
    Lý Tam Lang trả lời khẳng khái:
    - Lão nhân gia, dầu nhiều hay ít cũng vậy, vãn bối vẫn không đòi hỏi một đồng nào?
    Bạch phát lão bà càng ngạc nhiên, hỏi thêm:
    - Người tuổi trẻ, thế là thế nào? Nhân thế, nếu không ham danh thì cũng ham lợi, chẳng lẽ các ha.....
    Lý Tam Lang tươi cười:
    - Lão nhân gia, người khác thì thế nào tùy họ riêng vãn bối thật tình chẳng ham danh, không ham lợi. Xin lão nhân gia cho quí tôn nữ vào bên trong để xem bệnh.
    Bạch phát lão bà xua tay, ngắt lời:
    - Hãy thủng thẳng! Người tuổi trẻ, nên biết điều này, nhà ta từ trước đến nay bất luận đối với ai về bất cứ sự việc gì thảy đều không hề mắc nợ ân tình, chỉ muốn luôn luôn sòng phẳng.
    Lý Tam Lang thành khẩn:
    - Lão nhân gia, xin chớ nên câu nệ điều ấy mà nên coi bệnh trạng của quí tôn nữ là trọng, cần lo chữa cái đã.
    Bạch phát lão bà nói:
    - Người tuổi trẻ, lúc nào lão thân cũng coi bệnh trạng của đứa cháu duy nhất này là điều trọng đại, còn hơn bản thân của lão thân nữa, nhưng trong dòng họ lão thân vốn có lời căn dặn lưu truyền của tổ tiên, là không được mắc nợ ân tình của ai cả. Do đó, nếu các hạ nhứt định không tiếp nhận gia tài của lão thân thì lão thân cũng nhứt định không để cho các hạ chữa bệnh cho cháu gái lão thân.
    Lý Tam Lang chưng hửng liền năn nỉ:
    - Lão nhân gia, không nên như thế.
    Bạch phát lão bà ngắt lời:
    - Đó là lời di huấn của tổ tiên. Người tuổi trẻ đừng nói nữa.
    Lý Tam Lang hoàn toàn không ngờ hôm nay lại gặp phải một bà lão như thế này cũng không ngờ trên thế gian này lại có lời di huấn của tổ tiên một dòng họ như thế, trong khi thiên hạ lừa đảo, bội bạc với nhau còn chưa thỏa! Chàng nhíu mày khó xử quá. Thình lình chàng nhớ ra, liền nói:
    - Lão nhân gia, hay là như thế này vậy, nếu vãn bối chữa lành được bệnh của lệnh tôn nữ, thì xin lão nhân gia thay vì cho vãn bối cả gia tài hãy đem của cải ấy mà cứu giúp những nạn nhân đói lạnh vì thiên tai ở các tỉnh Đông Nam...
    Bạch phát lão bà gật đầu:
    - Người tuổi trẻ, quả các hạ rất hảo tâm, như thế thì được, lão thân ưng thuận điều kiện ấy. Bây giờ phiền các hạ chờ một chút, bà cháu lão thân đi lấy mấy món vật dụng, còn để ngoài kia rồi trở vào ngay.
    Lão bà chẳng đợi chàng trả lời, đã nắm tay vị tiểu cô nương kéo đi ngay.
    Lý Tam Lang đành nhìn theo và sẵn sàng chờ đợi.
    Bỗng nghe phía sau lưng có tiếng bước chân và giọng oanh của Tiếu Bao Tự vang lên:
    - Ai vậy, đại ca?
    Lý Tam Lang quay lại, đáp:
    - Một lão thái thái với một tiểu cô nương.
    Tiếu Bao Tự ngạc nhiên lại hỏi:
    - Sao? Một lão thái thái với một tiểu cô nương ư? Có chuyện chi vậy?
    Lý Tam Lang liền thuật lại chuyện nảy giờ.
    Nghe xong, Tiếu Bao Tự chợt kêu lên:
    - Có thể có chuyện lạ như thế ư? Nhưng vị tiểu cô nương ấy bị bệnh gì, đại ca có rõ không?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Cái đó không hẳn là bệnh, mà có thể lúc sơ sanh vị tiểu cô nương ấy có sự trục trặc như thế nào đó ở một hai huyệt mạch thuộc não bộ, sự mất bình thường đó tạo sinh phản ứng khiến cô bé thỉnh thoảng nổi cơn cuồng, nếu không cứu chữa chừng nửa năm nửa thì hết phương giải trị nổi.
    Tiếu Bao Tự lại hỏi:
    - Đại ca đã xem qua bịnh trạng cô bé ấy chưa?
    Lý Tam Lang lắc đầu:
    - Chưa!
    Tiếu Bao Tự lấy làm lạ:
    - Thế sao đại ca biết?
    Lý Tam Lang đáp:
    - A Nan Hoạt Phật tinh thông y thuật, đã từng cả đời cứu sống vô số người, hầu hết là các chứng bịnh ngài đều trị được. Ngài đã tuyền dạy cho huynh nên sau khi nghe qua lời kể của lão thái thái thì huynh liền đoán ra ngay chứng bịnh của tiểu cô nương đó.
    Tiếu Bao Tự ngước mắt nhìn ra ngoài cốc khẩu hỏi:
    - Hai bà cháu đi lấy vật gì mà sao hơi lâu rồi chưa thấy trở vào?
    Lý Tam Lang đáp:
    - Ai mà biết, đành chờ...
    Chàng đang nói tới đó, đột nhiên có một đạo quang từ ngoài cốc khẩu bay vèo vào.
    Tiếu Bao Tự vội kinh hô:
    - Mau coi kìa, cái gì thế?
    Lý Tam Lang ngạc nhiên, lập tức sấn lên hai bước, án ngữ ngay trước mặt Tiếu Bao Tự.
    Tiếu Bao Tự lại hô:
    - Đại ca coi chừng.
    Phiến hoàng quang bay tới cực nhanh, chớp mắt đã đến gần trước mặt hai người. Nhưng, đang xẹt tới như tên bắn, bỗng dưng phiến hoàng quang ngừng lại, xoay tít mấy vòng, rồi rơi xuống.
    Thì ra, là một tấm da dê với một chiếc chìa khoá.
    Lý Tam Lang lượm lấy tấm da dê xem thử thì thấy trên có vẽ một vùng sơn xuyên, chính giữa là một tỏa cổ thành chú rõ:
    "Hoàng Kim Thành".
    Chàng lại nhặt chiếc chìa khóa lên thì rõ ràng là một chìa khóa toàn bằng vàng, hình dạng kỳ quái, tựa một cánh tay người vậy., Tiếu Bao Tự buột miệng thảng thốt:
    - Địa đồ và chìa khóa Hoàng Kim Thành!
    Lý Tam Lang không khỏi nghe rộn rã trong tâm thần.
    "Lý Tam Lang quả là con người hiệp nghĩa nhân ái chân chính, danh bất hư truyền; vậy xin trân trọng đem kho tàng Hoàng Kim Thành dâng tặng, để cứu tế chẩn tai.
    Phụng mệnh Hoàng Kim Thành Thành chúa đời thứ Soái Hộ Pháp ấn ký" Tiếu Bao Tự cũng liếc mắt đọc nhanh và lại kêu lên:
    - Thì ra vị tiểu cô nương đó chính là Hoàng Kim Thành đệ lục thập đại Thành chúa!
    Lý Tam Lang nói:
    - Thì ra là như vậy! Vị tiểu cô nương ấy là Thành chúa đời thứ Hoàng Kim Thành và lão bà bà là hộ pháp. Hai vị đã đặt chuyện quái bịnh để thử tiểu huynh. Bằng vào thủ pháp ném bức địa đồ và chìa khóa vào như vừa rồi thì võ công của họ quả đã đến trình độ siêu thần nhập hóa vậy. Nếu họ không tự ý đem dâng tặng kho tàng thì e rằng chẳng ai có thểå xâm phạm nổi. Vừa rồi tiểu huynh đã ngẫu nhiên hạnh ngộ cao nhân mà không biết!....
    Bỗng nghe một luồng âm thanh truyền lại:
    - Chúng ta không dám nhận hai tiếng "cao nhân" của Lý đại hiệp vừa xưng tặng ấy đâu.
    Chính Lý đại hiệp mới đúng là cao nhân chân chánh đấy. Mục đích của chúng ta đã xong, xin cáo biệt để trở về Hoàng Kim Thành. Mong rằng sẽ được tái ngộ trong tương lai.
    Lý Tam Lang nghe rõ chính là tiếng nói của Bạch phát lão bà.
    Lời dứt bốn bề hoàn toàn vắng lặng.
    Lý Tam Lang ôm quyền hô lớn:
    - Kính chúc nhị vị đăng trình vạn an, xin thứ lỗi cho Lý mỗ không kịp tiễn bước. Nhị vị yên tâm, kho châu báu của quí thành tại hạ nhứt định sẽ dùng tất cả vào công cuộc cứu tai chẩn tế, càng sớm càng tốt!
    Không nghe tiếng đáp lại nhưng âm thanh lời nói của Lý Tam Lang đã vọng ra thật xa, chắc chắn hai nhân vật Hoàng Kim Thành đều nghe không sót tiếng nào...



    Hết

Trang 8 / 8 ĐầuĐầu ... 678

Chủ Đề Tương Tự

  1. Những bộ đồ độc đáo làm từ chocolate
    By giavui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-19-2010, 11:26 PM
  2. Những nhà chờ xe bus độc đáo nhất thế giới
    By giavui in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-16-2010, 08:42 PM
  3. Asiad nÃng đát ngát và hot girl trÃn ngáp sÃn đáu
    By giavui in forum Tin Tức Quốc Tế
    Trả Lời: 3
    Bài Viết Cuối: 11-16-2010, 06:29 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-15-2010, 01:30 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-11-2010, 06:54 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •