['Made in China' có thể trở thành hàng hiệu?




(Ảnh: Getty Images)

Người giàu Trung Quốc bấy lâu nay ưa dùng hàng ngoại, đặc biệt là đồ xa xỉ làm tại phương Tây. Nhưng nay có thể sẽ thay đổi.
Những hàng thượng thặng của Trung Quốc phục vụ nội địa nay bắt đầu nổi lên thành đối thủ thực sự để thỏa mãn giới thượng lưu Trung Quốc. Tuy thị phần còn rất nhỏ nhưng xu thế này sẽ kéo dài.
Trong khi ta vẫn còn thấy nhiều áo váy của Louis Vuitton hoặc Gucci ở các tủ áo Trung Quốc hơn là áo váy của các hãng Uma Wang hoặc Masha Ma, thì hàng nội địa đã tăng gấp ba lần.
Trước hết, người giàu Trung Quốc chuyển từ hàng hào nhoáng sang hàng đẳng cấp cao. Hai là, việc cải thiện chất lượng đã đưa hàng “sản xuất tại Trung Quốc” ngang hàng với đối thủ cạnh tranh thế giới. Cuối cùng là tình yêu nước đã trỗi dậy từ việc Chủ tịch Tập Cận Bình phát động “giấc mơ Trung Hoa”.
“Thương hiệu Trung Quốc đã nổi lên là thương hiệu của riêng họ,” Jean-Baptiste Andriani nói, ông là Giám Đốc chi nhánh Thượng Hải của IFA, trường thiết kế & thời trang Paris.
Một số nhãn hiệuvà sản phẩm xa xỉ Trung Quốc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và cũng xuất hiện trên gian hàng thế giới, bao gồm hãng The Herborist, Ye Mingzi, Bao Bao Wan và trứng cá nuôi thả.
Trước đây, người ta ái ngại với mọi thứ làm tại Trung Quốc, nhưng nay thì không còn thế nữa,” Shaun Rein nói, ông là tác giả của cuốn 'Sự Chấm dứt của Hàng Nhái Trung Quốc' và là người thành lập Tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc. “Nhìn chung đây là thời gian thú vị cho các thương hiệu Trung Quốc. Người ta đang tìm hiểu về lối sống của Trung Quốc như niềm cảm hứng.”
Thí dụ, nhà thiết kế thời trang cao cấp Guo Pei mười năm trước đây chỉ thể hiện văn hoá Châu Âu thì nay thiết kế áo váy đỏ và mẫu mã váy dân tộc thiểu số Trung Quốc. Bà Pei, người thường may váy cho các VIP trong những sự kiện lớn, nói rằng năm 2008 là năm bản lề. “Đó là khi tôi cảm thấy tự hào mình là người Trung Quốc,”
Bí quyết sắc đẹp

(Ảnh Mark Ralston/AFP/Getty Images) Năm 2013 thị trường mỹ phẩm ở Trung Quốc có giá trị 26.5 tỷ USD, năm 2010 mới chỉ 14.5 tỷ USD theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Trong khi những hãng quốc tế lớn như Procter & Gamble hoặc L’Oreal vẫn chiếm lĩnh Hoa lục thì thị phần của họ suy giảm hàng năm do các thương hiệu nội địa đang thâm nhập dần.
“Phụ nữ Trung Quốc không thích các thương hiệu nước ngoài do chỉ thích hợp với người da trắng,” Shaun Rein nói với China Market Research Group.
Người Trung Quốc không ngần ngại chuyển thương hiệu và sử dụng sản phẩm dưỡng da theo mùa. Họ dùng nhiều lớp trang điểm hơn người Châu Âu và dùng loại tốt nhất làm trắng và sáng da. “Hàng mỹ phẩm Trung Quốc được quảng cáo là để dùng cho người châu Á. Tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều sản phẩm ra đời theo định hướng đó,” bà Rein nói.
Một trong những thương hiệu này là The Herborist, nhãn hiệu đắt tiền của Jahwa (thuốc hãng dược phẩm được niêm yếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải) ra mắt. Năm 2007, hãng mở chi nhánh ở nước ngoài với mục tiêu là dùng thảo mộc và thuốc Bắc để thu hút người tiêu dùng châu Á và thế giới. Sản phẩm kèm theo chỉ dẫn mat xa và châm cứu, phân tích lợi ích của thảo mộc. Cửa hàng của hãng ở Đại Lộ Opera danh tiếng ở Paris và là cửa hàng mỹ phẩm xa xỉ đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài. Sản phẩm bán chạy nhất là kem bôi mặt T’ai Chi, có giá là 61USD.
Thành công của hãng này khiến cho Jahwa giới thiệu tiếp một sản phẩm Shanghai VIVE (hai chị em) vào 2010. Sản phẩm này nhắm tới những khách hàng không ngần ngại sài hàng đắt tiền. Một lọ 50 ml giá 143 USD.
“Là một công ty Trung Quốc, chúng tôi hiểu sâu hơn về thuốc cổ truyền Trung Quốc,” Sun Peiwen, Giám Đốc nghiên cứu và phát triển của Jahwa nói vậy với truyền thông trong dịp giới thiệu sản phẩm. Các công ty đa quốc gia có thể dùng thuốc cổ truyền Trung Quốc, “nhưng người ta cần phải nắm bắt được gốc rễ đời sống Trung Quốc” mới có thể khai thác hết tiềm năng thị trường, ông nói.
Thời trang tiến bước nhưng chậm chạp



(Ảnh: Vittorio Zunino Celotto/Getty Images) Brand New China (BNC, Thương hiệu TQ mới) nằm ở khu Sanlitun ở Bắc Kinh, nơi trình diễn thời trang cao cấp nhất của Trung Quốc. Cửa hàng, ở ngay sát các hãng thời trang quốc tế như Chanel và Armani, phục vụ cho một hạng khách hàng Trung Quốc mới, họ đang chuyển từ dùng hàng có nhãn nổi tiếng sang hàng thuộc thị trường khan hiếm, với tên tuổi thuộc dạng còn hiếm.
Thay vì dùng các lô gô hào nhoáng hoặc các bản sao của cái đã có, cửa hàng 200 m2 trưng bày toàn hàng lụa in, áo váy, giày và túi xách có gu đời mới như tranh của Mondrian. Tất cả đều có điểm chung: đó là có phảng phất nét Trung Quốc, trong chất liệu hay trong thiết kế.
Báo cáo cuối cùng của Bain & Co về hàng xa xỉ cho hay người tiêu dùng sành điệu Trung Quốc ngày càng sẵn sàng đổi một túi xách Louis Vuitton lấy một túi nền nã hơn. 40% người được hỏi trả lời rằng họ sẵn sàng dùng một thương hiệu mới trong 3 năm tới. Điều này là dấu hiệu tốt để nhiều nhà thiết kế Trung Quốc mở cửa hàng ở Thượng Hải hoặc Bắc Kinh.
Trong khi còn quá sớm để định hình bản sắc thời trang Trung Quốc thì ngày càng có nhiều hãng Trung Quốc ra đời và hợp tác với hãng nước ngoài. Thí dụ Ye Mingzi và Bao Bao Wan đã thiết kế đồ trang sức có cảm hứng Trung Quốc cho Swarovski.
Một số người cho rằng TQ đã trở thành thị trường tiềm năng và thị trường mà nguời tiêu dùng sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm mới.
“Chúng tôi không muốn cái gì cũng bắt chước phương Tây. Chúng tôi muốn cho người tiêu dùng có sự lựa chọn.” Raphael le Masne de Chermont nói, ông là Giám đốc điều hành của hãng Shanghai Tang của Trung Quốc. “Nếu ta nghĩ về công nghiệp hàng xa xỉ trên khắp thế giới, ta thấy mọi sản phẩm bắt nguồn từ kỹ năng sản xuất của từng quốc gia.”
Trứng cá ba sao đạt tiêu chuẩn

(Ảnh: Giorgio Brandinelli) Trong chưa đầy 10 năm Trung Quốc đã trở thành một trong những nước sản xuất lớn nhất về trứng cá cavia, bù được lượng thiếu hụt do đánh bắt thái quá và đánh bắt trộm ở biển Caspian. Loại trứng quý hiếm này, đầu tiên là thu hoạch từ cá tầm nhập khẩu từ Nga và Iran cách đây 20 năm và nuôi ở các hồ khắp đất nước, trứng có chất lượng sánh kịp các nơi sản xuất truyền thống và được chứng nhận “sản xuất tại Trung Quốc” để xuất khẩu năm 2006.
Hiện nay, trứng cá Trung Quốc nằm trong thực đơn của nhà hàng Michelin ba sao trên khắp thế giới.
“Năm năm trước, trứng có vị như bùn. Nhưng nông dân đã tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao chất lượng. Trong 2-3 năm qua, chất lượng đã thực sự tốt,” Giorgio Brandinelli nói, ông là Tổng Giám đốc của Gourmet Fine Foods là nhà cung cấp thức ăn xa xỉ cho các khách sạn và các nhà hàng ở Hoa lục.
Người Ý bán trứng cá với nhãn Aristocrat. Trứng là bắt nguồn từ các hồ ở Trung Quốc và được trộn với muối nhập khẩu từ Ý.
Cho đến nay trứng cáTrung Quốc vẫn trước hết là phục vụ thị trường nước ngoài, 70% là để xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm do sự quan tâm của giới người giàu của Trung Quốc tăng lên. “Thị trường đang chuyển dịch theo hướng đó,” Brandelli nói.

Rượu vang đang hình thành

(Ảnh: Peter Parks/AFP/Getty Images) Khi mà một loại rượu vang Trung Quốc đoạt giải thưởng năm 2008 những nhà phê bình rượu vang trên khắp thế giới tới tụ họp ở Trung Quốc để tìm niềm cảm hứng tại đây. Các nhà sản xuất rượu nước ngoài như Remy Cointreau, Moët & Chandon hoặc LVMH liên kết với các nhà sản xuất rượu vang Trung Quốc để tìm hiểu nguyên nhân tại sao Trung Quốc lại trở thành một trong những nước uống rượu vang lớn nhất.
Trung Quốc hiện là nước số 1 thế giới về tiêu thụ vang đỏ và là nước thứ 6 về sản xuất vang, theo Vinexpo, một nhà xuất khẩu rượu vang ở Bordeaux. Chưa đầy 10 năm giới trung lưu có học Trung Quốc đã học cách đưa rượu vang của họ lên tầm ngang hàng. Việc uống trộn Coca Cola với rượu vang Bordeaux chỉ còn là chuyện của quá khứ.


Trong khi người tiêu dùng Trung Quốc vẫn còn ưa chuộng rượu vang Pháp và Ý thì một số nhà sản xuất rượu vang Trung Quốc đã tạo được chỗ đứng. Những thương hiệu như Grace Vineyard đã thu hút được một số người tiêu dung nhất định. Hãng rượu này được thành lập năm 1997 và đổi tên vào năm 2002 khi mà con gái của người sáng lập tiếp quản vị trí điều hành. Kể từ đó, rượu vang này lan tới các nhà hàng ở Trung Quốc và kể cả ở Hong Kong.


Moet & Chandon năm 2014 cho ra loại rượu nhắm tới người tiêu dùng Trung Quốc với giá 24 USD một chai. Chất lượng của rượu vang Trung Quốc dự đoán sẽ tăng dần với sự trưởng thành dần của thị trường.


“Chấy lượng rượu vang Trung Quốc chắc chắn sẽ khá hơn. Nhưng việc sản xuất sẽ vẫn còn vấn đề về nguyên liệu còn kém và về vệ sinh tại các cơ sở làm rượu,” Edward Ragg nói, ông là người đồng sáng lập của Dragon Phoenix, một hãng tư vấn rượu ở Bắc Kinh. “Nhưng cũng có những rượu vang cao cấp. Bạn phải tìm thì sẽ thấy.”



BBC