Hy Lạp là bài học nhắc nhở về sự mong manh của tiền bạc và nỗi khốn khó liên quan đến nợ nần

Tác giả: Joe Deville, Lancaster University | Dịch giả: Xuân Dung
18 Tháng Bảy , 2015


Khi cả thế giới chờ đợi kết quả các cuộc đàm phán giữa chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ, sự chú ý của chúng ta hướng về tính mong manh của đồng tiền khi nhìn vào dòng người xếp hàng tại các cây ATM ở Hy Lạp. Dự án đồng euro vốn đã căng thẳng từ lâu thì nay có thể sớm bắt đầu rạn vỡ không cứu vãn được.
Tính mong manh này sinh ra từ sự căng thẳng không có cơ hội cứu vãn ở trung tâm của hệ thống tiền tệ hiện đại, giữa tính di động rõ ràng của đồng tiền – hầu hết các loại tiền ngày nay thường lưu thông khá dễ dàng qua các đường biên và biên giới bằng đủ mọi cách thức – và tính bất động tiềm năng của nó. Tại Hy Lạp, hình ảnh dòng người xếp hàng bên máy ATM thấp thỏm vì lượng tiền mặt bị hạn chế đã thể hiện rõ sự mong manh này. Khi thế giới công nghệ, thứ mà rất nhiều người trong chúng ta dựa vào để làm cho cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn, đột nhiên trở nên không đáng tin cậy hoặc không thể tiếp cận, chúng ta đương đầu với những hậu quả rất thực tế của những gì có thể xảy ra khi đồng tiền dừng di chuyển.
Tính mong manh của tiền sinh ra từ sự căng thẳng không có cơ hội cứu vãn ở trung tâm của hệ thống tiền tệ hiện đại.
Xuyên biên giới

Nếu các nền kinh tế hiện đại phụ thuộc vào sự biến động không ngừng của đồng tiền, khi đó, vấn đề cụ thể đối với các công dân của Hy Lạp là đồng tiền mà họ phụ thuộc vào không phù hợp với tính di động của họ. Điều này được tượng trưng bởi một tập hợp các sự cố xảy ra do hậu quả của việc hạn chế rút tiền của chính phủ Hy Lạp. Một số người Hy Lạp đã tận dụng quyền tự do di chuyển giữa các nước EU, vượt biên vào Bulgaria, nước hàng xóm gần nhất trong EU, để thử xem liệu có thể rút tiền mặt của họ từ các máy ATM dễ hơn rút tiền tại Hy Lạp không.
Lượng tiền mặt ứng trước cho người Hy Lạp được xác định không phải do vị trí của chiếc máy rút tiền mà do vị trí của tài khoản của họ. Nhưng bạn có thể thấy lý do tại sao họ đã cố thử. Tại trung tâm của đồng euro là quan niệm về sự biến động không bị trói buộc vào vật chất (dù tất nhiên chỉ dành cho các công dân EU có đặc quyền, khi số người bị chết tăng cao trong số những người di cư đang cố gắng đến châu Âu liên tục nhắc nhở chúng ta một cách rõ ràng) được hỗ trợ và gia tốc bằng dòng tiền không bị trói buộc như nhau. Các du khách Hy Lạp đến Bulgaria có đủ lý do hợp lý để thử nghiệm, chỉ để bị chạm trán với thực tế rằng – đối với họ – đồng euro chỉ đơn giản là không đủ tính linh hoạt.
Những vấn đề nhiều người Hy Lạp đang gặp phải bị một số đồng bào của họ làm cho tồi tệ hơn. Trong những tháng qua, những khoản tiền khổng lồ đã rời đất nước khi các cư dân giàu có hơn cố gắng bảo vệ tài sản của họ. Điều này đến lượt nó đã góp phần đáng kể vào việc làm suy yếu ngành ngân hàng của Hy Lạp. Trong một phản ứng cục bộ, chính phủ được cho là đang xem xét một lệnh ân xá thuế trị giá hàng tỷ euro đang được cất giấu ở Thụy Sĩ. Trong những trường hợp như vậy, nguồn tiền không chỉ di chuyển loanh quanh đâu đó, mà sẽ có ở đó khi xảy ra vấn đề.
Người dân Hy Lạp xếp hàng ở trước Ngân hàng Quốc gia để sử dụng máy ATM rút tiền mặt, Athens, Hy Lạp, vào ngày 27 tháng 6, 2015. (Milos Bicanski / Getty Images)

Miễn nợ

Tất nhiên, khi nói đến cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp hiện nay, vấn đề thực sự mà người Hy Lạp và chính phủ của họ đang phải đối mặt không phải là thách thức của việc đồng tiền luân chuyển ra sao hoặc nó không dịch chuyển qua không gian như thế nào, mà điều họ quan tâm ở đây là qua thời gian như thế nào. Thách thức đối với các nhà đàm phán Syriza là thuyết phục các chủ nợ của họ rằng những lời hứa trước đây của chính phủ Hy Lạp không thể và không nên gây tác hại cho đời sống của người dân Hy Lạp hiện nay. Điều này có nghĩa rằng ít nhất một số khoản nợ của họ cần phải được xoá sổ.
Đây là một tài sản nợ có thể kéo theo việc người dân và các chính phủ phải đưa ra những lời cam kết, mà cuối cùng thì lại tỏ ra hoàn toàn không có khả năng thực hiện những lời hứa đó.
Tôi học ngành công nghiệp tín dụng tiêu dùng và thực tế này là hoàn toàn không cần tranh luận. Trong khi chủ nợ có thể không thích con nợ thất hứa, họ nhận ra rằng họ làm nên, dựng nên điều này trong các mô hình phòng ngừa rủi ro của họ, và quan trọng nhất là sau đó họ phải chấp nhận giảm bớt khoản nợ khi họ bị bắt buộc.
Đó là một tài sản nợ mà nó có thể kéo theo việc người dân và các chính phủ phải đưa ra những lời cam kết, mà cuối cùng thì lại tỏ ra hoàn toàn không có khả năng thực hiện những lời hứa đó.
Trong hầu hết các hình thức hiện đại của cho vay tiêu dùng, điều đơn giản là không đúng khi nói rằng nghĩa vụ duy nhất của các con nợ là trả nợ. Các xã hội đã dần dần phát triển một loạt các cơ chế, thậm chí nếu không sẵn lòng, đặt ra nghĩa vụ cho các chủ nợ, trong những hoàn cảnh nhất định, cho phép những con nợ được phá bỏ lời hứa. Với cơ chế như phá sản, liên quan đến khả năng cuối cùng của các con nợ rũ sạch trách nhiệm, chúng tôi đã nhận ra rằng quá khứ của một con nợ không thể được phép chi phối tương lai của họ trong tất cả mọi trường hợp.
Trong nhóm ba chủ nợ của Hy Lạp, chỉ có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra có chút cảm giác mơ hồ nhận ra điều này mặc dù khá muộn, khi đề xuất rằng giảm nợ sẽ là cần thiết để Hy Lạp hồi phục. Họ miễn cưỡng thừa nhận do sự phụ thuộc sâu sắc của họ vào những dòng nợ, đồng tiền hiện đại đòi hỏi những cơ chế như vậy về miễn nợ như một bí mật mở. Tuy vậy điều khá rõ ràng là đa số các chủ nợ của Hy Lạp sống trong sự sợ hãi khốn khổ khi bí mật mở này được thốt ra quá lớn trong tầm lắng nghe của các thành viên khu vực đồng euro mắc nợ. Đồng tiền họ bảo vệ phụ thuộc vào điều này.
Không giống như trong trường hợp tín dụng tiêu dùng, vấn đề của EU là không có cơ chế thực được đưa ra cho phép miễn nợ. Sự lựa chọn sai lầm của họ buộc cho người dân Hy Lạp phải thắt lưng buộc bụng hơn hoặc quốc gia của họ bị buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro. Trừ khi các chủ nợ có khả năng giải quyết một cách nhanh chóng việc làm thế nào để cho phép phá vỡ những hứa hẹn về nợ nần, sau đó, có hoặc không có Hy Lạp, đồng euro sẽ vẫn mong manh một cách nguy hiểm.
Joe Deville là một giảng viên tại trường Đại học Lancaster. Bài viết này đã được xuất bản lần đầu trên trang TheConversation.com
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Tác giả: Joe Deville, Lancaster University | Dịch giả: Xuân Dung