.

Một gia đình 8 người đang hạnh phúc bị bức hại:
5 người chết và 1 bị tàn phế






Bà Vương Tú Hà, vợ của ông Tôn Hồng Xương, học viên Pháp Luân Công huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Linh,
sau khi bị bắt 16 ngày thì qua đời trong thời kỳ cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại
học viên Pháp Luân Công, cả nhà Tôn Hồng Xương 8 người thì 5 người bị chết và 1 tàn phế.


Tên giết người Trịnh Mẫn, chân mang giày da đạp mạnh lên ngực bà Vương Tú Hà, mỗi lần dùng lực nhấn mạnh chân là mỗi lần máu miệng bà Vương trào ra…

Ông Tôn Hồng Xương gần đây đã gửi đơn kiện lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao về việc vợ của ông chết sau 16 ngày bị bắt cóc mang đi.Trong thời kỳ ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, phát động bức hại học viên Pháp Luân Công, cả nhà ông Tôn Hồng Xương 8 người thì 5 người chết, 1 tàn phế. Bản thân ông Tôn Hồng Xương cũng bị tra tấn dã man đến tàn phế; vợ ông bị bức hại đến chết; người con nhỏ Tôn Phong nhớ mẹ, quá lo lắng cho an nguy của mẹ rồi kinh sợ quá cũng qua đời; người cha già không chịu nổi nỗi oan ức cũng qua đời; người em là Tôn Hồng Sâm vì nhiều lần bị cảnh sát quấy nhiễu, khủng bố cũng qua đời; người em dâu cũng vì chuyện em trai bị bắt rồi quá sợ hãi mà chết.

Dưới đây là tường trình của ông Tôn Hồng Xương về cảnh cả gia đình bị bức hại.

Bà Vương Tú Hà qua đời sau 16 ngày bị bắt




Bà Vương Tú Hà
(Ảnh: minhhue.net)

Ông Tôn Hồng Xương kể lại, từ khi bà Vương Tú Hà trở thành học viên Pháp Luân Công đã sống tốt hơn hẳn:

“Tôi và mẹ chửi mắng cô nhưng cô vẫn chỉ im lặng, còn vui vẻ nhẹ nhàng gọi mẹ. Cả nhà ai cũng yêu quý Vương Tú Hà.”

Khi còn sống, bà Vương Tú Hà nói:

“Sư phụ Pháp Luân Công thường nói ‘”đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (tạm dịch – bị đánh không đánh lại, bị mắng
chửi không đáp trả lại), tôi luôn thực hiện theo lời dạy của thầy.”

Ngày 29/5/2003, bà Vương Tú Hà cùng hai học viên Pháp Luân Công khác bị Đội Cảnh sát Hình sự Phủ Thuận, Đông Châu và hai đồn cảnh sát địa phương là Tân Đồn và Vạn Tân, tổng cộng hơn 20 cảnh sát đã bắt cóc họ, thế rồi chỉ sau 16 ngày bà Vương đã qua đời.

Bị đánh hiểm và chích kim

Bà Vương bị bắt đến một đồn công an tại Phủ Thuận rồi bị tra tấn dã man. Cảnh sát dùng kim châm đầy người bà, họ còn dùng cách kéo căng dạng hai chân bà ra, đổ nước đá lên đầu, lên mặt; sau đó còn ghì bà lên giường chúc đầu xuống rồi lại dội nước đá lên.

Cho “hun khói”

Bà Vương Tú Hà còn bị cực hình “hun khói”. Họ dùng một tờ báo lớn cuốn thành cái loa kèn, đầu nhỏ của loa kèn chụp vào mũi và miệng người bị tra tấn, đầu lớn chúc xuống và dùng lửa đốt, khói đi trực tiếp vào mũi và miệng…Cảnh sát không cho bà ngủ, họ luân phiên tra tấn bức cung và đe dọa: Nếu bà không thay đổi niềm tin của mình, họ sẽ lột áo ra rồi còng tay vào tường, sau đó mở cửa sổ cho mọi người nhìn.

Sau đó bà Vương bị còng tay và cùm chân rồi bị mấy phạm nhân khiêng nhốt vào trong buồng giam dành cho tù nhân nữ.

Ngồi ghế sắt và dội nước

Ngày làm việc thứ 3 với cảnh sát bà tiếp tục bị tra tấn như vậy. Sau khi bị khiêng ra, họ cho bà ngồi ghế sắt rồi dội nước vô cùng dã man.Cứ thế, ban ngày bà bị khiêng ra, đến tối lại khiêng vào, khi vào lại bị những phạm nhân khác ép hai tay bị còng vào chỗ cái ống khí nóng của nhà vệ sinh. Vì cái ống quá thấp nên bà chỉ có thể ngồi trên nền đất qua đêm.

Lông ở cơ quan sinh dục bị tù nhân nhổ khiến bà không tiểu tiện được

Một lần bà Vương Tú Hà được một học viên Pháp Luân Công cùng phòng giam giúp cho đi vệ sinh, tuy nhiên dù ngồi rất lâu vẫn không đi được. Giám sát phạm nhân vì sốt ruột cũng bỏ đi. Cô ta còn nói nhỏ với một người bên cạnh: Lông cơ quan sinh dục và nách của cô ta bị đám tù nhân nhổ hết, sưng tấy lên, hiện không thể đi tiểu được.

Bị tội phạm giết người chân mang giày da đạp vào tim làm trào máu miệng

Bà Vương Tú Hà liên tục bị cực hình, toàn thân bị thương tích. Tên tội phạm giết người Trịnh Mẫn, chân mang giày da đạp lên ngực làm bà Vương trào máu miệng, cứ thế hắn đạp liền 3 lần, lúc đó một người trông coi phạm nhân là ông Trương Bảo Hoa hơi thấy lo nên đã vào ngăn tên Trịnh Mẫn lại.

Sự việc này sau đó đích thân ông Trương thuật lại, ông ta vừa kể vừa diễn tả lại động tác của tên Trịnh Mẫn.

Bà Vương Tú Hà bị chết trong phòng giam

Bà Vương bị tra tấn đến nói chuyện cũng rất khó khăn, chân và cánh tay đầy vết đâm tăm xỉa răng. Sau khoảng 8, 9 ngày, do bà quá khó thở mới không bị khiêng ra ngoài nữa, còng tay và cùm chân được cởi bỏ và được cho truyền dịch ngay trong phòng giam, ăn thì phải có người đút.Tối ngày 15/6, sắc mặt bà Vương trắng bệch, hơi thở khó khăn, tình trạng nguy cấp. Nhưng cảnh sát quản lý phạm nhân vẫn không quan tâm, không đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời, cuối cùng bà đã qua đời ngay tại phòng giam. Thời gian lúc đó vào khoảng 9h30 phút tối. Trưởng ca trực khi đó là Thái Lâm, giám ngục là Lang Húc Minh.

Cảnh sát không cho xem thi thể

Tối ngày 15/6, đồn cảnh sát Phủ Thuận thông báo cho gia đình biết về cái chết của bà Vương Tú Hà. Khi gia đình đến thì thấy thi thể của bà bị cho đóng băng. Gia đình muốn nhìn nhưng cảnh sát không cho xem; khi gia đình hỏi nguyên nhân cái chết thì không ai trả lời.

Sáng 17/6 cảnh sát cho nhập liệm thi thể một cách qua loa.

Bi kịch về cái chết của con nhỏ

Ông Tôn Hồng Xương kể:

“Ngày 25/8/2005 là ngày tôi vô cùng tuyệt vọng. Ngày này, cậu con nhỏ yêu quý của tôi vừa 14 tuổi, ngờ đâu cũng chính là ngày nó qua đời.”

Ông Tôn Hồng Xương nói tiếp:

“2 năm trước lúc cậu bé 12 tuổi, người mẹ thương yêu bị bức hại mà chết, tâm hồn yếu đuối của nó khó chấp nhận được nỗi đau quá lớn này. Mấy năm trước, vợ chồng tôi bị ép buộc đến không nơi nương thân, chúng tôi phải gửi con nhỏ cho người thân trong gia đình, cháu bé nhớ mẹ và lo sợ mẹ bị công an bắt nên lúc nào cũng hoảng hốt ngơ ngác. Lúc đó tôi đang bị truy bức không nơi nương tựa, bặt vô âm tín. Thế rồi bé bị bệnh do suốt ngày sống trong hoảng sợ và vô vọng, cuối cùng bé không chịu được áp lực và đã qua đời.”“Nếu không có cuộc bức hại điên cuồng học viên Pháp Luân Công thì con tôi sẽ được lớn lên dưới sự che chở của cha mẹ, làm sao nó có thể bị bệnh rồi qua đời như thế?”

Bản thân ông Tôn Hồng Xương cũng bị cực hình, bị tra tấn bằng điện




Ông Tôn Hồng Xương

Chiều ngày 28/3/2006, ông Tôn Hồng Xương đang lắp thiết bị trong gian phòng nhỏ ở tiểu khu Hưng Long huyện Thông Nguyên thì bị 7 viên cảnh sát thuộc Đội An ninh Quốc gia Cục Cảnh sát Phủ Thuận bắt về Đồn Cảnh sát trấn Thông Nguyên huyện Thông Nguyên, Phủ Thuận.11 giờ ngày 28, 6 cảnh sát thuộc Đội An ninh Quốc gia thành phố Phủ Thuận (hung thủ chính bức hại chết bà Vương Tú Hà) trong đó có cảnh sát Hách Kiến Quan và Triệu Đại Tráng, họ dùng cực hình tra tấn ông Tôn Hồng Xương vô cùng tàn nhẫn, đặc biệt là hai cảnh sát Quan và Tráng.

Cảnh sát Quan đánh ông Tôn Hồng Xương gần cả tiếng đồng hồ, anh ta dùng nắm đấm và cả roi điện tra tấn khiến ông liên tục bị hôn mê bất tỉnh mấy lần.

Bị cực hình bổ hông, hôn mê bất tỉnh

Cảnh sát tên Quan Dũng tra tấn đánh đập ông Tôn dã man, trong tư thế chân phải ông bị cột chặt vào cái giường, hắn dùng hai tay bổ vào hông chân trái của ông Xương (bổ hông là một trong những thủ đoạn tàn nhẫn mà An ninh Phủ Thuận tra tấn học viên Pháp Luân Công, người bị cực hình này chân sẽ bị tàn phế, khi tra tấn thì đau đớn đến khó có ngôn ngữ nào diễn tả nổi); chỉ trong thoáng chốc, ông Tôn vì quá đau đớn đã hôn mê bất tỉnh.

Sau khi ông Tôn tỉnh lại còn nghe tiếng mấy cảnh sát bàn tán cách tra tấn, rồi họ cho người đi lấy hai cây gỗ, mua băng keo. Chúng dùng băng keo và hai cây gỗ cố định mặt ngoài hai chân của ông Xương từ trên xuống dưới để chân không bị uốn cong khi đánh, sau đó họ cột chặt chân phải của ông vào giường rồi dùng hai tay bổ mạnh vào hông chân trái của ông, sau một lúc ông đau đớn quá lại hôn mê bất tỉnh.

Cứ thế, khi đến đêm ngày thứ ba, người dân xung quanh nghe được tiếng kêu thảm thiết của ông Tôn, mỗi lần tra tấn như thế kéo dài đến 5 giờ sáng.Trong quá trình tra tấn, cảnh sát Phủ Thuận liên tục hét lên:

“Chúng tao không có nhân tính! Vợ mày chính là chúng ta đánh chết! Đánh chết mày chúng tao cũng không phải bồi thường!”

Chân bị phế sau 3 ngày cực hình bổ hông

Tối 30/3/2006, cảnh sát sau khi đánh đập ông Tôn điên cuồng đã tiếp tục dùng cực hình bổ hông, miệng quát: “Cho mày đi cầu độc mộc!” Họ vừa đạp mạnh vào chân trái vừa hỏi giọng biến thái: “Có đau không?”Sau lần đó, chân trái của ông Tôn cũng bị tàn phế.Ông Tôn Hồng Xương nhớ lại:

“Lần trước tra tấn làm toàn bộ chân trái của tôi tím bầm, sưng to, lần này đau đến tận tủy làm chân tôi tàn phế không thể đứng lên được, tôi chỉ có thể nằm, cuộc sống hoàn toàn mất tự do.”

Ngày 31, ông Tôn Hồng Xương bị khiêng vào giam giữ trái phép tại trại giam Đại Sa Câu ở huyện Thông Nguyên. Trong khi bị nhốt giam, chân của ông bị tê buốt từng giây từng phút, ông không ngừng phải rên rỉ và nằm trên giường suốt cả tháng.

An ninh Quốc gia: Nên đánh nó chết từ đầu

Ngày 9/5/2006, trại giam huyện Thông Nguyên gọi điện yêu cầu gia đình ông Nguyên gửi tiền cho ông đi trị bệnh, họ nói trong bệnh viện huyện không trị được.

Mẹ ông sau khi biết tin con bị nguy kịch liền vội đến trại giam trấn Thông Nguyên đòi người. Đội trưởng đội cảnh sát là Vương Hưng Truyền không những không thả người mà còn nói: Người luyện Pháp Luân Công có đánh chết cũng không phải bồi thường, biết thế lúc đầu đánh chết cho xong.

Cảnh sát tên Quan Dũng không những không phải chịu trách nhiệm, tòa án còn kết án ông Tôn Hồng Xương một cách vô lý. Ngày 18/9/2006, tòa án Thông Nguyên quy tội “cản trở thi hành pháp luật” cho ông Tôn Hồng Xương và xử tù 5 năm, toàn bộ trình tự xét xử hoàn toàn không phù hợp quy trình tố tụng. Tuy nhiên, do tình hình sức khỏe tồi tệ của ông Xương nên nhà giam cũng không nhận.

Sau này có những vấn đề rắc rối nên họ đã đồng ý cho thả người, tuy nhiên cảnh sát Phủ Thuận vì sợ tội ác của họ bị phanh phui ra nên tìm mọi cách ngăn cản, vì thế ông Tôn Hồng Xương mãi bị nhốt ở trại giam Đại Sa Câu huyện Thông Nguyên.

Cha bị hàm oan rồi qua đời

Người cha già của ông Tôn Hồng Xương vì chuyện con dâu và con trai mình bị hại đã quyết tâm đòi lại công bằng, sau mấy năm bôn ba chạy tới tất cả các cấp chính quyền, bị vô số đe dọa và áp bức khiến thân tâm bị tổn thương nặng nề. Đến tối ngày 4/11/2009 ông cũng qua đời.

Em trai và em dâu bị đe dọa, chết vì sợ hãi

Em trai ông Tôn Hồng Xương là Tôn Hồng Sâm, từ một tên lưu manh lừa đảo, sau khi tu luyện Pháp Luân Công đã trở thành người lương thiện, luôn chỉ muốn giúp đỡ người khác, cuối cùng cũng chết vì liên tục bị cảnh sát khủng bố, quấy nhiễu. Người em dâu cũng vì việc em trai bị bắt cóc mà quá sợ hãi, cuối cùng cũng qua đời.

Yêu cầu xử lý “tên đầu sỏ” Giang Trạch Dân

Ông Tôn Hồng Xương nói:

“Chỉ trong mấy năm, một gia đình đang vui vẻ, hạnh phúc, bị bức hại quá thê thảm. Cả nhà 8 người thì 5 chết 1 tàn phế. Thảm cảnh này chính là do tên Giang Trạch Dân ra lệnh bức hại học viên Pháp Luân Công gây ra, hắn chính là tên chủ mưu đã tàn sát hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công, kẻ phải chịu trách nhiệm chủ yếu chính là hắn.”

“Vì thế, tôi thỉnh cầu Tòa án Nhân dân Tối cao bắt tên đầu sỏ Giang Trạch Dân, kẻ đã gây ra thảm cảnh gia đình tôi cùng hàng vạn gia đình học viên Pháp Luân Công, phải chịu trách nhiệm trước công lý, phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch