Vụ nổ Thiên Tân: Tập đoàn Giang Trạch Dân “cò kè bớt một thêm hai” với ông Tập Cận Bình





Sau vụ nổ xảy ra tại khu Tân Hải, thành phố Thiên Tân, có nguồn tin nói rằng ông Tập Cận Bình đã nổi giận lôi đình, cha con ông Giang đã bị quản thúc tạm thời. Còn có nguồn tin nói rằng, ông Giang thông qua sự kiện Thiên Tân này muốn “cò kè bớt một thêm hai” với các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình và đề đạt lên hai “nguyện vọng”.

Sau vụ nổ xảy ra tại khu Tân Hải, thành phố Thiên Tân, có nguồn tin nói rằng ông Tập Cận Bình đã nổi giận lôi đình, cha con ông Giang đã bị quản thúc tạm thời. Còn có nguồn tin nói rằng, ông Giang thông qua sự kiện Thiên Tân này muốn “cò kè bớt một thêm hai” với các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình và đề đạt lên hai “nguyện vọng”.
Tập đoàn Giang Trạch Dân muốn “cò kè bớt một thêm hai”

Theo nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, tập đoàn của ông Giang Trạch Dân đã lợi dụng sự kiện này để đưa ra hai “nguyện vọng” lên các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình:

  1. Được xuất hiện trong lễ duyệt binh vào ngày 3 tháng 9 tới đây.

2. Yêu cầu ông Tập Cận Bình dừng ngay cuộc thanh trừng, bắt giữ người của tập đoàn ông Giang Trạch Dân, đặc biệt là bản thân ông Giang.
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 5, cơ quan Tòa án ở Trung Quốc đại lục bắt đầu thực thi cơ chế đăng ký lập án, điều này đã tạo điều kiện cho các học viên Pháp Luân Công phát khởi một làn sóng khởi kiện đối với ông Giang Trạch Dân, hung thủ chính của cuộc bức hại đã diễn ra trong hơn một thập kỷ qua. Theo bản tin của mạng Minh Huệ (minghui.org), bắt đầu từ cuối tháng 5 đến ngày 13 tháng 8, đã có hơn 146.000 học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước cùng với gia đình của họ đã đưa đơn kiện lên Viện Kiểm sát Tối cao, hối thúc cơ quan này tiến hành điều tra đối với hành vi bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Tất cả những cáo buộc này đều chỉ đích danh tính của ông Giang Trạch Dân, có cả số điện thoại, địa chỉ nhà ở. Những hành động đầy dũng khí này của họ rất có thể sẽ thúc đẩy các cơ quan dưới quyền ông Tập nhanh tay hơn trong việc bắt giữ Giang Trạch Dân. Theo diễn biến của sự kiện, xã hội quốc tế cũng dần dần tham gia vào làn sóng khởi kiện này.
Quảng cáo

Được biết, điều này đã khiến cho ông Giang phải tim đập chân run.
Đại Kỷ Nguyên thu được nguồn tin cho hay, vào ngày 15 tháng 8, các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đã có động tác quản thúc đối với con trai của ông Giang Trạch Dân, và một tâm phúc khác của ông Giang là ông Tăng Khánh Hồng cũng bị quản thúc tại nhà. Bản thân ông Tập Cận Bình vốn không muốn xử lý ông Giang nhanh đến vậy, nhưng vụ nổ ở Thiên Tân đã trở thành một bước ngoặc, đã công khai mâu thuẫn giữa ông Tập và ông Giang, hai bên đang đứng trước tình thế một mất một còn.
Nguyên Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trương Cao Lệ tham gia vào câu chuyện

Lần này, vụ nổ Thiên Tân còn liên quan đến thường ủy của Giang phái, nguyên Bí thư Thành ủy Thiên Tân Trương Cao Lệ. Trước đó, có kênh truyền thông đưa tin tập đoàn quốc tế Thụy Hải có “bối cảnh sâu xa”. Trước đó, các kênh truyền thông ở Trung Quốc điều tra phát hiện, đằng sau tập đoàn quốc tế Thụy Hải có hành động “lén lút chuyển cổ đông”, ngoài ra bối cảnh cũng khá đặc biệt. Theo nguồn tin được biết, dây chuyền cất giữ các hóa phẩm độc hại của Thụy Hải có rất nhiều chi tiết vi phạm quy định.
Mạng tin hải ngoại Bowenpress vào ngày 14 tháng 8 đưa tin, có người hiểu rõ sự việc đã chỉ ra, vụ nổ ở Thiên Tân phát sinh tại kho vật liệu nguy hiểm của công ty Thụy Hải thuộc khu Tân Hải, công ty này có Chủ tịch pháp nhân của công ty biểu hiện giống như là một người bình thường, nhưng nắm quyền thực chất là Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, phó Tổng lý Quốc vụ viện Trương Cao Lệ và gia quyến của ông ta. Ông Trương Cao Lệ lúc còn chấp chính ở thành phố Thiên Tân, thân thích của ông ta đã từng nhận được giấy phép xây dựng kho chứa hóa phẩm độc hại, tờ giấy phép đó không những không đúng tiêu chuẩn thẩm tra của các cơ quan quản lý môi trường về bảo đảm an toàn, thậm chí cũng không có tính khả thi.
Kênh truyền thông hải ngoại này còn đưa tin, thân gia của ông Trương Cao Lệ là một người rất có tiếng trong giới thương nhân ở Hồng Kông – Ma Cao, là người nắm giữ “vương quốc thủy tinh” lớn thứ ba trên thế giới, trong năm 2013 đứng thứ 281 trong bảng xếp hạng các tỷ phú Trung Quốc của tạp chí Forbes. Qua thẩm tra nguồn tin, những điều mà bản tin nói đến khá tương đồng với chủ tịch của Tín Nghĩa Pha Lê thuộc công ty Thượng Thị, Hồng Kông Lý Hiền Nghĩa. Trương Cao Lệ và Lý Hiền Nghĩa đều là người có gốc gác Phúc Kiến, con gái nuôi của ông Trương là Trương Hiểu Yến được gả cho Lý Kiên Ba, con trai lớn của ông Lý Hiền Nghĩa.
Nickname Hiệp Khách Đảo trên mạng Weixin là nơi đầu tiên phát đi tin tức ngay sau khi vụ nổ Thiên Tân phát sinh, đã đưa ra nghi vấn “doanh nghiệp có liên quan đến vụ nổ Thiên Tân có gốc gác như thế nào?”, nó điểm trúng yếu huyệt của sự kiện này.
Bản tin còn dẫn lời của người hiểu rõ sự việc cho hay, vụ nổ được châm ngòi từ một chiếc ô tô, nghi ngờ là có người sắp đặt, bộ Công an đã phái nhân viên trực tiếp điều tra xem có phải là liên quan đến âm mưu khủng bố hay không.
Chính miệng ông Trương Cao Lệ từng nói cần phải ngừng điều tra Giang Trạch Dân

Ông Trương Cao Lệ là một tâm phúc sắt đá với ông Giang Trạch Dân, đường hoạn lộ của ông Trương luôn luôn nhận được sự nâng đỡ của ông Giang và ông Tăng Khánh Hồng, mãi cho đến khi tiến vào Trung ương Bộ Chính trị. Ông Trương Cao Lệ đã được lọt vào mắt xanh của ông Giang và được ông Giang trọng dụng, chủ yếu vẫn là nhờ chăm chỉ theo đuổi chính sách bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, đối với cuộc bức hại này không hề nương tay. Ông Trương cũng là một trong những đối tượng điều tra của tổ chức “Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công”.
Ngày 24 tháng 6 năm 2015, nhân viên tổ chức “Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công” đã lấy thân phận là Thư ký Văn phòng Giang Trạch Dân, đã thu được rất nhiều những chứng cứ liên quan đến việc ông Giang Trạch Dân đã hạ lệnh mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công thông qua phỏng vấn điện thoại với ông Trương Cao Lệ tại Kazakhstan.
Trong cuộc gọi, ông Trương Cao Lệ không hề phủ nhận đối với việc “Giang Trạch Dân đã hạ lệnh mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công”, cũng không biểu thị bất cứ sự kinh ngạc nào; ông ta còn nói với điều tra viên rằng, ông Giang còn yêu cầu ông ta “trong những cuộc thảo luận chính trị cần phải ngăn chặn truy cứu những sự kiện như thế nào”, ông ta còn hứa hẹn “tôi nhất định vậy”, đồng thời còn an ủi ông Giang cứ “yên tâm”.
Vụ nổ khủng khiếp và cục diện chính trị của ĐCSTQ

23 giờ 30 ngày 12 tháng 8, khu Tân Hải, thành phố Thiên Tân, một nơi có cự ly rất gần Bắc Đới Hà, đã xảy ra một vụ nổ lớn. Vụ nổ phát sinh tổng cộng hai lần, lần thứ nhất có sức công phá tương đương với 3 tấn thuốc nổ TNT, ba mươi giây sau lại tiếp tục phát sinh một vụ nổ thứ hai với sức công phá tương đương 21 tấn TNT.
Vụ tai nạn này đã tạo ra rất nhiều thương vong cho các nhân viên. Theo bản tin của truyền thông Trung Quốc, đến ngày 16 tháng 8, vụ tai nạn đã tạo ra cái chết của 112 người, làm bị thương 722 người, 95 người mất tích, trong đó có 85 nhân viên chữa cháy; trong số những người bị nạn chỉ xác định được thân phận của 24 người. Quân đội của ĐCSTQ xác nhận rằng hiện trường vụ nổ đã phóng thích hàng trăm tấn hóa chất độc hại.
Thủ tướng Lý Khắc Cường trong ngày 16 đã đến Thiên Tân, trực tiếp thị sát ở bệnh viện và hiện trường vụ nổ. Trước khi rời khỏi đó ông còn trả lời phỏng vấn cho kênh truyền hình cáp của đài Phượng Hoàng về sự cố này: “Chúng tôi nhất định sẽ điều tra tường tận, nghiêm túc truy cứu trách nhiệm, điều tra triệt để nguyên nhân sự cố, kiên quyết truy cứu trách nhiệm pháp luật và các phương diện liên quan khác”.
Các giới có một nhận định phổ biến, đó là vụ nổ ở Thiên Tân không phải là một sự cố liên quan đến vấn đề an toàn, mà là một sự kiện chính trị, có một bối cảnh chính trị hết sức phức tạp, có dính líu trực tiếp đến canh bạc của giai tầng lãnh đạo cấp cao đời trước của ĐCSTQ. Bao gồm cả việc ông Tập Cận Bình liên tiếp lật mặt “ngũ đại lão hổ”; cùng lúc đó, các kênh truyền thông của ĐCSTQ cũng dùng phương thức bán công khai để điểm đến cái tên Giang Trạch Dân, và đặt ra câu hỏi ai chính là người đề bạt Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, những tín hiệu nhắm thẳng vào Giang Trạch Dân vô cùng rõ rệt.
Hai họ Tập – Lý nói rằng vụ nổ này có liên quan đến sự ổn định của toàn cục

Trước và sau khi vụ nổ ở Thiên Tân xảy ra, Trung Quốc đại lục liên tục phát sinh những vấn đề sự cố an toàn. Cùng lúc với vụ nổ này, lại có một sự cố nổ lò hơi ở một công xưởng tại Liêu Ninh; kế tiếp sau vụ án dùng dao chém người ở khu Tam Lý Thuần, Bắc Kinh lúc gần 7 giờ tối, khu Hoàng Đảo, thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn ĐÔng lại có một nhà kho bốc cháy. Những bức ảnh hiện trường được truyền đi trên Weibo thu hút rất nhiều sự chú ý. Sau khi tấn thảm kịch ở Thiên Tân diễn ra, kênh truyền thông của chính phủ lại đưa tin “trong thời gian gần đây, có rất nhiều địa phương trên toàn quốc phát sinh những tai nạn liên quan đến vấn đề an toàn tài sản”; ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đã có chỉ thị, nói rằng các sự cố này có liên quan đến “cục diện phát triển kinh tế và ổn định xã hội”.
Ngày 16 tháng 8, trận doanh của ông Tập Cận Bình – mạng Tài Tân đã đưa tin, trong “chỉ thị” ngày 15 của ông Tập, vụ nổ đặc biệt nguy hiểm “12 tháng 8” phát sinh tại kho vật liệu nguy hiểm của công ty Thụy Hải ở cảng Thiên Tân cùng với những tai nạn liên quan đến vấn đề an toàn khác liên tục phát sinh trên toàn quốc đã cho thấy rằng phương diện an toàn sản xuất đã nảy sinh vấn đề lớn, phải đối mặt với một thực tế rất nghiêm trọng.
Truyền thông chính phủ cảnh cáo người “vượt qua giới hạn”

Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đã đưa ra chỉ thỉ “liên quan trực tiếp đến sinh mạng và tài sản”, đến cục diện phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
Ngày 15 tháng 8, mạng Tài Tân – kênh thông tin có quan hệ mật thiết với ông Tập Cận Bình còn giật tít “Thông báo của Ủy ban Kỷ luật Trung ương: sẽ để cho người vượt quá giới hạn trả giá cho các sinh mạng”, chuyển đăng bài viết của báo “Kiểm tra giám sát Trung Quốc”, tiêu đề có rất nhiều ý vị chính trị.

Theo DKN