Ca Dao VN: Văn Hóa Nhân Bản



"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Đạo-lý Việt-Nam, gọi là Việt Đạo, được truyền tụng từ thời thái-cổ đến nay bằng ca-dao, tục-ngữ và Kinh-Việt với những truyện dân-gian mà người ta còn gọi là Sử-thi hay Sử-ngôn. Ngày nay, muốn hiểu cho tường-tận những ca-dao tục ngữ đó, ta cần suy-luận theo người thái-cổ với những âm điệu và ngôn-ngữ xưa nay kèm những hình tượng xưa. Một trong những hình-tượng xưa nhất nằm trong Kinh-Dịch, nói cho chính xác là Việt-Dịch.

[Việt Dịch với biểu tượng Âm Dương như sau:

* 1 khuyên-tròn, nằm trên trục thẳng đứng, là Dương --------> O

* 2 khuyên-tròn, đối-xứng qua trục-Dương, là Âm --------> -------0--------0---


Trễ hơn về sau, người Hán Mông (vốn là dân du-mục) đánh chiếm lấy "Trung-Nguyên"(là lãnh thổ vùng Động Đình Hồ và phía nam sông Dương-Tử sau này) rồi nhận vơ độc quyền nền văn-minh Dịch-Lý Nông-Nghiệp của Tộc Bách-Việt (Chinese Mithology of Anthony Christie/ Library of the World’s Myths and Legends, page 5; họ cũng đã thiêu hủy Liên-Sơn Dịch và Quy-Tàng Dịch thuộc thời Hạ, Thương, Ân (các nhà Dịch Học như Thiệu Vĩ Hoa/dòng dõi Thiệu Khang Tiết; Lê Văn Quán . . . đều cho biết hiện những sách này không còn) sau khi đã đúc kết lại và sửa đổi biểu tượng Âm Dương thành "vạch-liền" và "vạch-đứt" (trong khi vẫn dựa trên Hà-Đồ và Lạc-Thư với những "nút kết-thằng", tác-phẩm của Nòi Việt () rồi gọi là Chu-Dịch (mà đành phải bỏ quên trục không-gian; mặc dầu như về cách cấu-tạo chữ viết, người Trung-Hoa luôn nói đến "ngang bằng, sổ ngay" như một câu thiệu nằm lòng. Sự thực là vì do "tiến-bộ" của dụng-cụ dùng để viết, họ không thể khoanh tròn nhỏ được nữa; vả lại khi điểm các chấm rời liền nhau thì chúng lại bị nối liền với nhau / Chinese Character by Dr. L. Wieger and Davrout)].


Muốn giải thích cho rốt ráo những Sử-ngôn xưa, ta không thể dùng biểu-hiệu Âm Dương của Chu Dịch sinh sau đẻ mụôn được, mà phải xử-dụng đến ký-hiệu Âm Dương là những "khuyên tròn"(đã xuất-hiện rất sớm trên Hà-Đồ và Lạc-Thư, và trên trống-Đồng Lạc-Việt về sau) của Việt Dịch (đầu tiên chỉ là những "chấm" tạo-hình, trên 2 lần 9 ô vuông của 2 Đồng-Bánh-Chưng-lớn 4 lạt kết lại, để hoàn-tất 36 quân Trò-chơi KIANO công-bố năm 1993) như trong trường-hợp câu ca-dao:


"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."



Trong câu ca-dao này, NON và NÚI là tiếng Việt, chúng có cùng nghĩa nhưng chữ thì khác; chữ Nôm gọi là SƠN, chữ Hán gọi là CẤN. Theo Việt Dịch:
* CÂY được khoác Tượng LÔI (Chấn) có hình như 1 gốc mọc lên 2 cành, hoặc hình 2 luồng điện xẹt nhau gây ra
* NÚI NON được khoác Tượng SƠN (Cấn) như hình ngôi nhà hay hang động, lànơi Người trú ngụ vào thời tiền-sử.


Xem thế, ta thấy 2 hình của LÔI và SƠN là hình lật úp (quay 180 độ) của nhau theo trục dọc: Một đằng giống hình cái bát úp xấp, một đằng giống hình cái bát lật ngửa. Cũng chính vì vậy, Tổ-Tiên ta đã để hai hình đó kề nhau mà ví von, mà so-sánh vì khi lật ngược lên thì "CÂY chẳng khác gì NÚI" (nhưng Chấn và Cấn lại là 2 hình nghịch nhau). Đây mới chính là cái thú-vị của Việt Dịch trong văn-chương chữ nghĩa.


[Chúng tôi xin mở ngoặc ở đây để nói rằng, một khi nhìn Tượng LÔI / SƠN qua Việt Dịch như nói trên, chúng ta nhận ra rõ ràng đó là hình vẽ "cái chầy" để giã; trong khi đáng buồn cho các tác-giả người Đức và Mỹ, họ đã không dám vẽ "cái chầy / PESTLE” để dãn-chứng kèm với quẻ Tượng TIỂU QUÁ theo Chu Dịch trong đề mục “History of Civilization” (đương nhiên là viết theo lời các Đại Dịch-Sư người Hán)/ Sách The I CHING or Book of Changes của Wilhelm/Baynes, Princeton University Press , seventh printing 1971, trang 334].


Hình ảnh đối chứng của CÂY và NÚI cũng đã được các nhà Dịch-Học, tiền bối của chúng ta xử-dụng trong bài thơ sau đây:


Bắc Nam đâu cũng một non sông,

Đi, ở can chi phải bận lòng. - - 0 - - - - - 0- -

Vận nước hãy còn đang Kiển, Bĩ, - - 0 - - - - - 0 - -

Làm trai chi sá ngại lao-lung. O

Gió mưa mấy độ cây không chuyển, O

Sấm sét nhiều phen núi chẳng rung. - -0- - - - - -0- -

Việc trải qua rồi, rồi mới biết, - -0- - - - - -0- -

Non sông muốn thử khách anh-hùng.


Bài thơ này do cụ Phan-Chu-Trinh làm (năm 1908, khí các cụ Võ Hữu Kiên, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Tiểu La và Phan Chu Trinh đang cùng mgồi tù ở nhà lao Quảng-Nam, thì các cụ Huỳnh, cụ Phan, cụ Nguyễn phải lên đường trước vì bị đầy đi tù chung-thân tại Côn-Đảo) để nói lên tâm-sự của kẻ ở người đi. Trong bài, “gió mưa”, “sấm sét” được ví với những tra-tấn, khủng-bố của thực-dân Pháp và tay-sai; còn "cây" và "núi" được ví như chí-khí của các Cụ với một lòng vì Nước thương Nòi, không thể bị lay chuyển.


Trong ca-dao và thơ, CÂY và NÚI được đối nhau về bằng trắc đã đành, 2 Tượng của chúng còn đối nhau chan chát vì chúng là hình lật ngửa của nhau nữa (một đằng là “bát úp”, một đằng là "bát ngửa"), mà chúng ta đã thấy rõ qua biểu-tượng bằng Việt Dịch như ở trên.


Ta hiểu và thấy rõ ràng NÚI có khối chóp đặc 3 chiều; về CÂY thì khi nhìn phần phía ngọn, ta cũng thấy có hình NÚI, vậy thì làm gì có “đối” thật sự! Tiền nhân đã muốn ta nhìn thấy "đối qua Dịch Tượng".


Thường khi nói đến “cây” là người ta muốn nói đến chiều cao (bởi vì nói đến cây là nói đến “trèo", "trèo cao té nặng" v.v.) Đơn-giản-hóa đi, cây được vẽ bằng 1 đoạn thẳng đứng, có cành và tàn lá như chóp núi (cây thông là loại cây chịu rét rất giỏi là một thí-dụ) (h..


Để suy bì với NÚI, Tổ-Tiên ta đã nghĩ đến chuyện chụm ngọn 3 cây lại với nhau


(ngọn giao nhau và gốc choãi ra ở 3 hướng) hầu tạo được một hình khối tam-giác 3 chiều rất khó bị lật chuyển, tương-tự như núi (h.2).


Khi so sánh CÂY với NÚI thì đúng là các Cụ đứng ở gần cây, và núi thì ở xa xa, hướng sau cây. Cây gần hơn nên ta thấy cây cao hơn núi, lớn hơn núi (chẳng khác nào khi ta đưa ngón tay chỉ mặt-trăng, di chuyển ngón tay càng gần mắt hơn thì có lúc thấy "ngón tay ta lớn hơn mặt Trăng vậy" vậy. Phải nói là phương-pháp nhận-xét tỉ-giảo của Tổ-Tiên ta vào thời xua cũng đã tinh-tế lắm! mà vì chưa có chữ viết nên chỉ truyền-khẩu lại.


Nhìn hình 2 và 3 ta thấy: Khi để 3 cây chụm lại với nhau, ta tạo được môt hình trái núi. Lúc cây ở gần, núi ở xa thì núi chẳng khác nào như một "hòn"(hòn non bộ) mà thôi. Chắc hẳn thời-gian xuất-hiện câu ca-dao này là thời-gian Tổ-Tiên ta biết dùng Tượng của Việt Dịch, và vào lúc đó mới chỉ có Việt Dịch thôi (Thời-gian hoàn-thành Việt Dịch phải là thời-gian ngay sau khi 2 bảng Hà-Đồ và Lạc-Thư xuất-hiện, với những chấm-tròn đen và trắng). Hồi đó các Ngài sống ở vùng Trung-nguyên nông-nghiệp, chỉ có đồi mà không có núi, khong như dân du-mục Hán Mông sống trên vùng cao-nguyên có núi cao và chuyên nghề săn bắn. Phải chăng câu ca-dao là một bài học đơn-giản nhưng chính yếu, nói lên nét giáo-dục từ thời Hùng-Vương dựng nước; cũng là sự chống-đối giữa văn-minh nông-nghiệp và nhóm người sống bằng du-mục săn bắn.


Thực sự khi truyền-tụng câu ca-dao này, Tổ-Tiên ta muốn nói nhiều về nghĩa bóng của nó, chẳng khác nào câu hát "Đèo cao thì mặc đèo cao, lòng ta quyết-chí còn cao hơn đèo!" hoặc "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông!"v . v . Hầu hết là những câu ca-dao tục-ngữ nhằm đề cao những giá-trị Nhân-Bản Việt Nam, đầy tính giáo-dục cao-cả, nhắc-nhở con cháu đoàn-kết vượt khó-khăn. Ba cây “chụm” lại mới có hình quả núi , chớ 3 cây nối lại thì tuyệt-nhiên không phải. Ba cây chụm lại là một biểu-tượng "vững như núi", nhất là khi 3 ngọn cây lại được cột lại với nhau. Ta còn thấy 3 cây chụm lại (cây dễ kiếm và rẻ tiền nhất là cây tre) như giàn treo gầu sòng, tát nước từ vũng thấp lên ruộng cao ở những miền quê thuộc Văn-Lang Bách-Việt xưa.

Chỉ với Tượng của Việt Dịch, chúng ta mới tìm thấy những hình ảnh đích-thực diễn-tả được đầy-đủ lý nghĩa của Văn-Hóa Dân-Tộc. Thế mới biết, muốn hiểu rõ di-sản Văn-Hóa của Tổ-Tiên mà ta từng nghe nói "năm ngàn năm văn-hiến”, ít nhất chúng ta phải có tấm-lòng Việt và tâm-tư Việt trước đã; Tâm-tư Việt dầy đặc trong Việt Dịch và Việt Đạo. Không như những kẻ “cá-nhân chủ nghĩa”, may mắn được sống tạm ổn để “nuôi thân” (làm nô-tài) là đã vội thỏa-mãn, không biết rằng đa số đồng-bào ta vẫn còn bị khinh chê (mà ngay mình cũng vậy) nên ta vẫn rất cần quảng-bá Văn-Hóa Việt Nam với các cộng-đồng bạn để cùng tôn-trọng nhau. Khi người Việt-Nam được tôn-trọng chung như vậy, sự làm việc của chúng ta mới được chú-ý và do đó dễ đem lại hiệu-quả hơn. Lại có kẻ, vì cá-nhân mình tạm thất-bại, đã bất-mãn với tiền-nhân, để buông lời rẻ rúng những biểu-tượng văn-hóa cố-hữu, như Chùa-Một-Cột chẳng hạn; có kẻ viết "Không thể cứu dù có là Thánh. . . ." (lại nêu hẳn tên riêng ra), mới đáng trách. Kẻ khác, tự nhận mình là "văn sĩ”, lại trắng trợn sủa đổi cả những sự-tích thần-kỳ làm nên lịch-sử hào-hùng của Dân-Tộc; họ đã không hiểu nổi Gậy-Thần 9 đốt có 2 đầu Sinh Tử (một bộ mặt mới của “cửu cung bát-quái” mà có lẽ họ quen thấy nhưng không nhận ra được) lại bịa ra là Gậy-Thần 3 đốt .v .v . Thậm-chí có ngừơi, đã không hiểu nổi những nhân-thoại trong Cổ-Sử lại dám đề-nghị lấy Việt-lịch từ khi có Thành Cổ-Loa thôi; họ không hiểu gì về ẩn-dụ "Thần Kim Qui" cả. Để đến nỗi có kẻ muối mặt viết “Tổ-Quốc Ăn-năn”; họ chẳng hiểu gì hai chữ Tổ-Quốc, họ cho rằng là L’état (tiếng Pháp) hay Government (tiếng Mỹ) chăng? ( Chỉ những “Đại Trượng Phu” mới biết coi nhẹ mình, mở lối cho đại khối đồng-bào, đại đa-số trầm lặng nơi đáy-tầng Dân-Tộc vẫn bị thế-giới hiểu lầm. Có những nước cho rằng dân ta là dân Tầu, nước ta là một quận huyện của Tầu, Văn-hóa ta là vay mượn của Tầu .v . v .
Những dân-tộc khác đó đâu biết rằng chỉ duy-nhất dân Việt ta thờ cúng Tổ-Tiên bằng Đồng Bánh-Chưng-lớn buộc bằng 4 lạt, (9 ô vuông/ Magic Square 3) và Cây Mía (dựng cạnh bàn-thờ) tượng-trưng Gậy-Thần 9 đốt (mà người bình-dân, ngay cả tại Bùi-Chu Phát-Diệm tỉnh Nam-Định, thường gọi là "Gậy Ông-Vải").


Để tạm kết-thúc, chúng tôi xin nhắc lời của một nhà giáo-dục, cũng là nhà nghiên-cứu Trống-Đồng Lạc-Việt, Giáo-Sư Tiến-Sĩ Dương–Thiệu-Tống: "Hãy nên có một tâm-tư Việt khi nói về Văn-Hóa Việt", bởi vì Văn-Hóa Việt là Văn-Hóa Nhân-Bản.

Nguyên-Thái Nguyễn Văn-Thắng
Who’s Who of American Inventors
Viện KIANO Văn-Hóa Việt
3/ 1998, Việt lịch 4877