Những điểm chính về cuộc khủng hoảng người tị nạn của châu Âu






Một em bé tị nạn vẫy chào tạm biệt các tình nguyên viên đã giúp đỡ gia đình em tại nhà ga xe lửa Westbahnhof ở Vienna, trên một chuyến tàu đi Munich, tại Vienna, Áo, ngày 6 Tháng 9 năm 2015. Hàng ngàn người di cư và người tị nạn đã quá cảnh từ Hungary sang Vienna, nơi họ được các tình nguyện viên chào đón và giúp đỡ trong mấy ngày vừa qua. (Joe Klamar / AFP / Getty Images)
Do hậu quả của cuộc nội chiến ở Syria, sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), lực lượng Hồi giáo ở Libya, và một loạt các cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc và Đông Phi, hàng trăm ngàn người đã tìm đường tới Châu Âu, tìm kiếm nơi nương náu như những người tị nạn.
Trong số này, những người chạy trốn khỏi khu vực chiến tranh và các điểm rối loạn là những người tị nạn thực sự, còn những người khác là người di cư kinh tế tìm cách thoát khỏi đói nghèo và thiếu thốn.
Đại đa số những người tìm kiếm một cuộc sống mới ở châu Âu là người Hồi giáo chạy trốn khỏi các nước Hồi giáo. Sau khi tới miền Nam châu Âu (bao gồm cả vùng Balkans, Hy Lạp và Italy), hầu hết những người di cư cố gắng để đến được các quốc gia giàu có ở bắc Âu, trong đó có Đức, Áo, Thụy Điển, và Vương quốc Anh.
Cuộc di cư khổng lồ này đang dẫn đến cuộc tranh luận chính trị căng thẳng trong số 28 thành viên Liên minh châu Âu, và có thể có những tác động lớn đối với tương lai của EU.


Dưới đây là năm điểm chính liên quan đến cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng xuyên Đại Tây Dương.

  1. Chính sách Trung Đông của Tổng thống Obama là một thảm họa.

Cuộc khủng hoảng người tị nạn của châu Âu không thể tách rời khỏi sự thất bại ngày càng lớn hơn của cách tiếp cận tai hại của Tổng thống Mỹ Obama đối với Trung Đông. Bốn triệu người Syria đã bị buộc phải rời khỏi đất nước sau nhiều năm nội chiến, cùng sự lớn mạnh không ngừng của ISIS.
Việc chính quyền Obma hoàn toàn không có một chiến lược đối phó với các vấn đề Syria đã cho phép chế độ tàn bạo của Bashar al-Assad tiếp tục nắm quyền, cùng lúc ISIS ngày càng lớn mạnh.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox đã phát biểu rõ ràng trong một bài diễn văn tại Heritage Foundation tuần trước rằng chỉ có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu một khi ISIS bị đánh bại, và giải quyết được tình hình ở Syria.
Bộ phận lãnh đạo Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới, nhưng hiện nay điều này thể hiện ra còn rất ít.



  1. Thống nhất châu Âu là một ảo tưởng.

Ý tưởng cho rằng Liên minh châu Âu sẽ đoàn kết khi đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn là một ảo tưởng.
Châu Âu đang bị chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia như Đức, nước đã cam kết sẽ chào đón tất cả những người tị nạn chạy trốn khỏi Syria; và Hungary, nước tuyên bố sẽ không chấp nhận những người di cư.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cảnh báo rằng số lượng lớn người tị nạn tràn vào sẽ đe dọa bản sắc Kitô giáo của châu Âu, điều đã đang bị xói mòn nhanh chóng.
Có sự phân chia sâu sắc giữa một bên là Berlin, Paris, và Ủy ban châu với một số nước ở Đông và Trung Âu, những nước chống đối mệnh lệnh của Liên minh châu Âu trên các điều khoản về vấn đề người tị nạn.
Liên minh châu Âu về bản chất luôn là một dự án chính trị, hôm nay đã bị phân tán nặng nề do cuộc khủng hoảng người tị nạn.



  1. Các vấn đề chủ quyền ở châu Âu.



Hàng trăm người tị nạn đi bộ trên một con đường gần Budaörs, Hungary, về phía biên giới Hungary-Áo, hy vọng đến được nước Đức, ngày 5 tháng 9, 2015. (Attila Kisbenedek / AFP / Getty Images)



Mặc cho những lời lẽ hoa mỹ từ Brussels, cuộc khủng hoảng người tị nạn của châu Âu có thể sẽ được xử lý ở cấp quốc gia dân tộc, chứ không phải bởi các sắc lệnh của Liên minh châu Âu.
Thời gian đã qua rồi, điều không thể tránh khỏi là sẽ tái hiện việc kiểm soát biên giới ở lục địa châu Âu, trong lúc các chính phủ châu Âu đang tìm cách tái khẳng định quyền trên biên giới của mình.
Chính phủ Anh đã đồng ý nhận 20.000 người tị nạn từ Syria, nhưng đã tuyên bố rõ ràng rằng việc nhận thêm người tị nạn không phải là một giải pháp lâu dài cho vấn đề này, và đã phản đối mạnh mẽ việc Liên minh châu Âu áp đặt hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn cho từng quốc gia châu Âu.



  1. Hệ thống phúc lợi xã hội của châu Âu sẽ bị cực kỳ căng thẳng.

Có thể có chút nghi ngờ rằng hệ thống phúc lợi hào phóng và to lớn của châu Âu là một điều thu hút đáng kể đối với nhiều người đang tìm cách thoát khỏi đói nghèo ở châu Phi, châu Á, và Trung Đông và để sống trong Liên minh châu Âu.
Việc bổ sung hàng trăm ngàn người di cư, và có thể là hàng triệu người nữa trong những năm tới, sẽ dẫn đến một sự căng thẳng rất lớn cho các nguồn phúc lợi ở các nước châu Âu.
Ví dụ, nước Đức, tiếp sau những cam kết của thủ tướng Angela Merkel, họ sẽ phải cấp nhà ở và trường học cho một số lượng lớn những người không nói tiếng Đức.
Đức đã đồng ý tiếp nhận khoảng 800.000 người tị nạn từ Syria. Cũng sẽ có những vấn đề về hội nhập vô số người mới nhập cư vào các thành phố châu Âu, những nơi vốn đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về đồng hóa.



Rất nhiều quốc gia Ả Rập vùng Vịnh không chia sẻ gánh nặng.

Khi hàng chục ngàn người tị nạn tìm đường đến châu Âu, cần phải chỉ ra một điều quan trọng là các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Oman, và Kuwait) đã không mở cửa cho những người phải di tản do chiến sự tại Syria.
Ví dụ, Jordan chỉ có mức thu nhập bình quân đầu người 11.000 USD nhưng đã nhận hơn 630.000 người tị nạn. Nhưng Qatar, nước có mức thu nhập bình quân đầu người 143.000 USD, đã không tiếp nhận một người di tản Syria nào. Điều này phản ánh thái độ chung của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đối với cuộc chiến chống ISIS tại Syria và Iraq, thái độ miễn cưỡng không muốn dính líu vào theo bất kỳ phương cách có ý nghĩa nào.

Nile Gardiner, một chuyên gia hàng đầu về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, là giám đốc của trung tâm vì tự do thuộc quỹ di sản Margaret Thatcher. Luke Coffey nghiên cứu và viết về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương như mộtnhà nghiên cứu của trung tâm Margaret Thatcher tại Heritage Foundation. Ông tập trung vào các vấn đề quốc phòng và an ninh, bao gồm vai trò của NATO và Liên minh châu Âu về an ninh xuyên Đại Tây Dương và Âu-Á.

Bản quyền DailySignal. Bài viết này trước đó đã được công bố trên DailySignal.com
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Nile Gardiner và Luke Coffey, The Heritage Foundation
Dịch giả: Xuân Dung