Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Nếu những nỗi đau khổ hủy diệtt hạnh phúc thì những thú vui đều làm xáo trộn hạnh phúc.
Levis
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Xem cách người Nhật xử lý rác siêu hiệu quả

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,246
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết

    Xem cách người Nhật xử lý rác siêu hiệu quả

    Xem cách người Nhật xử lý rác siêu hiệu quả



    Bên cạnh những cách phân loại rác nghiêm ngặt, Nhật Bản còn có những phương pháp xử lý rác rất khoa học và hiệu quả.

    Với quy trình phân loại rác vô cùng nghiêm ngặt, chúng ta đã phần nào hiểu vì sao nước lũ ở Nhật Bản lại trong hơn nước bể bơi. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc những loại rác sau khi phân loại sẽ được xử lý như thế nào không? Nếu có, các bạn sẽ được biết câu trả lời ngay sau đây.

    Rác sẽ trôi về đâu?

    Chắc hẳn bạn nghĩ quy trình phân loại rác chặt chẽ như vậy là để giúp công đoạn tái chế trở nên dễ dàng hơn? Điều này không sai, tuy nhiên trên thưc tế chỉ có 20,8% số rác thải của người Nhật là được tái chế.


    Con số này thấp hơn so với các nước như Hà Lan (51%) hoặc Anh (39%) - những đất nước có chung khó khăn về thiếu đất xử lý rác thải.



    Nhà máy xử lý rác Shinkoto, Tokyo (Nhật Bản)

    Vậy số rác khổng lồ đó đi về đâu? Câu trả lời là: rác sẽ được đem đi đốt, nhưng không phải đốt như bình thường, mà là bằng công nghệ thân thiện với môi trường mang tên: “Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi” (Circulation fluidized bed - CFB).



    Minh họa quá trình xử lý rác theo công nghệ CFB

    Về cơ bản, công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác.


    Cụ thể, khi cho rác vào buồng đốt, luồng không khí được nung từ dưới đáy buồng sẽ thổi lên, đẩy những phần rác chưa cháy hết đi lên, sau đó lại quay trở lại phía dưới để đốt lại một lần nữa.



    Nhà máy đốt rác Maishima tại Osaka - một "tác phẩm nghệ thuật" theo ý kiến của nhiều chuyên gia

    Công nghệ này được đánh giá là rất hiệu quả, có thể đốt cháy cả những vật liệu cứng đầu nhất ở tốc độ nhanh, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác.


    Không chỉ vậy, nhiệt độ của buồng đốt chỉ cần đạt khoảng 800 độ C (khá thấp so với các buồng đốt thông thường) nên lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 sẽ ít hơn rất nhiều.

    Không chỉ vậy, nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt rác có thể được sử dụng để sản xuất điện. Sau thảm họa Fukushima vào năm 2011, Nhật Bản đã dừng toàn bộ chương trình điện hạt nhân trên toàn quốc.


    Thế nên, công nghệ này được coi là phù hợp với đất nước này trong thời điểm hiện tại. Hiện nay, đã có nhiều nước trên thế giới nhập khẩu công nghệ này của Nhật Bản – như Trung Quốc, Thái Lan, và Singapore.



    Một góc nhìn khác của nhà máy Maishima. Ai dám nghĩ đây nhà máy đốt rác cơ chứ?

    Có một điểm đặc biệt, đó là những nhà máy xử lý rác khổng lồ tại Nhật Bản đều giống như những tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tòa nhà đều có phong cách độc đáo cùng kiến trúc riêng biệt.


    Đến nỗi nhiều du khách đến đây đều ngỡ rằng mình đang đi đến một viện bảo tàng, hoặc một công trình kiến trúc đồ sộ nào khác hơn là... trung tâm đốt rác.

    Rác được tái chế

    Như đã nhắc đến ở trên, khoảng 20,8% lượng rác thải sẽ được tái chế. Đó là trường hợp của giấy, chai nhựa dẻo và đặc biệt là các chai làm bằng nhựa PET – polyethylene terephthalate – thứ được sử dụng phổ biến tại Nhật và nhiều nơi trên thế giới.




    Về cơ bản, rác giấy hoặc bìa carton, các loại rác thủy tinh... được xử lý tương tự các nước khác, nhưng nhựa PET thì khác. Theo đó, những chai làm bằng nhựa PET sau khi được người dân phân loại cẩn thận sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao, sau đó xử lý để tạo thành các chai PET mới.


    Bên cạnh đó, chai nhựa PET cũ có thể kéo thành sợi, tạo thành các vật dụng khác như quần áo, túi xách, áo mưa…



    Bên trong một nhà máy xử lý rác tái chế Tsurumi tại Yokohama

    Điều này đã góp phần làm giảm lượng nguyên liệu (thường là dầu mỏ) sản xuất nhựa PET tới 90%, qua đó giảm đáng kể sự lãng phí cho nền kinh tế Nhật.

    Tạo thêm đất bằng … rác

    Bên cạnh đốt và tái chế rác, Nhật Bản còn có một cách xử trí khác rất độc đáo. Quốc gia này đã từng phải đối mặt với vấn đề không đủ đất để chôn rác nên họ đã nghĩ ra một cách "nhất cử lưỡng tiện": tạo thêm đất bằng chính rác thải của mình.



    Đảo cây cọ của các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất

    Tương tự như trường hợp Đảo Cây Cọ tại Dubai (các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất), Nhật Bản cũng tạo nên những hòn đảo nhân tạo bằng đá, xi măng, cát, và… rác.



    Sân bay Quốc tế Kansai được xây trên hòn đảo nhân tạo

    Ví dụ như sân bay quốc tế Chubu Centrair gần thành phố Nagoya và sân bay Kansai – đều được xây dựng trên đảo nhân tạo. Hoặc tại thủ đô Tokyo, nơi vấn đề thiếu đất đang rất nghiêm trọng thì đã có thêm khoảng 249km vuông đất “mọc” ra tại vịnh Tokyo.



    Có ai tin sân bay quốc tế Chubu Centrair được xây dựng bằng... rác


    Có thể nói, với quy trình xử lý rác thải nghiêm ngặt như vậy, sẽ không quá ngạc nhiên khi Nhật Bản được bình chọn là một trong những đất nước sạch nhất trên thế giới.

    Nguồn: Tofugu, Wikipedia, isenpai, Photographic Memorabilia…




    Theo Trí Thức Trẻ
    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



  2. #2
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    9,246
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 8 Lần
    Trong 8 Bài Viết
    Quy trình phân loại rác của Nhật khiến chúng ta phải xấu hổ


    Bạn có biết, Nhật Bản áp dụng quy trình phân loại rác vào loại chặt chẽ nhất thế giới?

    Gần đây, cư dân mạng đang xôn xác trước những bức ảnh nước lũ tại Nhật Bản trong hơn cả nước hồ bơi. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đó là bởi vì đất nước Nhật Bản “quá sạch so với quy định”.



    Nước lũ trong xanh như hồ bơi tại Nhật Bản khiến nhiều người kinh ngạc

    Một trong những nguyên nhân đưa Nhật Bản thành đất nước sạch sẽ có tiếng đến từ quy trình phân loại rác thải chặt chẽ đến nỗi khiến những người chưa quen sẽ "phát điên" để có thể nhớ hết. Quy trình này như thế nào? Hãy cùng đến với bài viết dưới đây để có câu trả lời.

    Từ quy trình phân loại rác nghiêm ngặt…

    Ở nhiều quốc gia trên thế giới, rác được phân ra làm hai loại: tái chế và không thể tái chế. Còn tại Nhật Bản lại được phân chia tới 4 loại rác chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và loại cuối cùng bao gồm các chai lọ thủy tinh, vỏ lon.

    Cụ thể, rác có thể đốt cháy bao gồm các loại rác nhà bếp như rau, củ, thịt cá...; rác giấy như giấy vệ sinh, tã giấy, giấy gói thực phẩm hay lọ đựng bằng nhựa vinyl, lọ đựng xà phòng... Ngoài ra, gỗ, cao su, da và các sản phẩm quần áo cũ cũng được coi là rác cháy được.



    Rác từ nhà bếp, cành cây, củi gỗ sẽ được xếp vào rác cháy được (Ảnh minh họa)

    Rác không cháy được: đó là những vật dụng bằng nhựa dài: như ống nhựa, dây nhựa, băng cát-set hoặc băng video… hay các chai lọ bằng nhựa, vật dụng bằng sứ, kim loại, thủy tinh vỡ, nhựa PVC...




    Rác ngoại cỡ - được cholà các vật dụng như chạn để cốc chén, kệ sách, sofa, máy hút bụi, xe đạp…. Bên cạnh đó, những món đồ chơi có kích cỡ lớn hơn 50cm cũng được coi là rác ngoại cỡ.



    Quạt, tủ, bàn ghế, máy hút bụi... được xếp vào rác ngoại cỡ

    Chai lọ, vỏ lon: gồm những loại vỏ nhôm, thiếc, chai lọ thủy tinh.



    Một số loại rác như pin, nhiệt kế sẽ được xếp vào loại rác độc hại và phải tuân theo quy định riêng.

    Và những quy định bắt buộc "ai cũng phải tuân theo"

    Tuy nhiên, nếu tất cả chỉ có như vậy thì đây không còn là một trong những quy trình phân loại rác phức tạp bậc nhất thế giới nữa. Người Nhật sẽ còn phải tuân theo một số quy định nghiêm ngặt khác trong quá trình xử lý rác.

    Đầu tiên, đối với rác cháy được, người dân bắt buộc phải bỏ vào trong túi và buộc lại. Các loại rác nhà bếp đều phải vắt sạch nước, bọc giấy báo rồi mới được phép cho vào túi rác.


    Gỗ vụn, cành cây trong vườn phải được cắt ngắn với kích cỡ nhỏ hơn 50cm. Ngoài ra, các loại giấy vụn bỏ đi thì chỉ cần buộc lại, không cho vào túi nhưng không được phép vứt vào ngày trời mưa.



    Gỗ sẽ phải được cắt nhỏ ra trước khi vứt

    Tiếp theo là rác không cháy được. Các loại rác không cháy được phải được đựng trong các túi nhựa trong suốt. Các vỏ chai nhựa rỗng phải được tháo nắp, gỡ mác, rồi cho vào một túi riêng biệt.


    Trong đó các chai làm bằng nhựa PET (Polyethylene terephthalate) còn phải được rửa sạch và giẫm bẹp trước khi cho vào túi. Phần nhãn mác và nắp chai sẽ được phân vào loại "rác cháy được".



    Chai nhựa sẽ được gỡ hết mác và nắp chai

    Khi muốn bỏ các loại rác ngoại cỡ như giường, tủ, quạt... bạn sẽ cần gọi điện trước đến để thông báo với công ty xử lý rác thải và phải tốn một khoản phí từ 1.600 yên đến trên 5.000 yên Nhật (khoảng 300.000 đến gần 1 triệu đồng).




    Rác ngoại cỡ sẽ không được thu gom tại Nhật. Nếu muốn vứt rác ngoại cỡ, bạn cần phải gọi cho các công ty xử lý rác và chịu mất một khoản phí kha khá.

    Còn đối với các loại chai thủy tinh, vỏ hộp nhôm, thiếc, người dân phải vứt vào thùng rác. Các loại lọ xịt có hóa chất độc hại cần phải đục lỗ để thoát hơi và làm sạch.


    Các loại rác độc hại như pin, nhiệt kế vỡ... phải được bỏ trong túi bóng, có dán bên ngoài chữ "Yugai gomi - rác có hại".



    Pin, nhiệt kế... là những loại rác độc hại

    Thế nhưng trên đây vẫn chỉ là những bước rất "cơ bản" về quá trình vứt rác tại Nhật. Bên cạnh đó, người dân còn phải nhớ lịch trình thu rác, vì các loại rác sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau.


    Vào đầu năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt.


    Có những loại rác được thu gom hàng tuần nhưng cũng có loại 2 tuần mới được "dọn sạch" một lần. Đặc biệt hơn, có loại rác phải chờ một tháng hay một năm sau mới được loại bỏ khỏi nhà và thời hạn để những loại rác quá khổ được thu gom là khoảng 2 lần/năm.



    Túi rác được mua trong siêu thị có các màu riêng để phân loại rác

    Không chỉ vậy, mỗi khu vực sẽ có quy định riêng về túi rác sử dụng, trong đó phần lớn sẽ yêu cầu loại được mua trong siêu thị, có màu sắc quy định.


    Ví dụ các loại rác đốt được sẽ được bỏ vào túi vàng, rác không đốt được là túi xanh. Nếu không tuân thủ, túi rác của bạn sẽ bị trả về kèm theo một chiếc “vé xấu hổ” để nhắc nhở.



    Rác không phân loại đúng sẽ bị gắn "vé xấu hổ" để nhắc nhở chủ nhân của nó

    Bên cạnh đó, ngay cả cách phân loại rác cũng sẽ khác biệt tùy theo điều kiện môi trường, dân số của từng vùng. Thậm chí như thị trấn Kakimatsu ở Shikoku còn chia rác ra làm... 44 loại khác nhau.

    Tại sao Nhật Bản lại đưa ra bảng phân loại rác có phần cần rắc rối như vậy?

    Nhật Bản thực chất đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong việc xử lí rác. Vấn đề lớn nhất là thiếu đất để chôn rác. Kể từ thập niên 60 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã nhận ra rằng với dân số ngày càng đông và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên, nếu không tìm ra giải pháp giải quyết rác thải thì sớm muộn Nhật Bản sẽ phải sống trong bể rác.



    Theo thống kê của Waste Atlas, mỗi năm trung bình một người Nhật thải ra tới 356,2 kg rác. Với dân số rơi vào khoảng 127 triệu người, thì tổng cộng trên toàn nước Nhật sẽ có khoảng 45 triệu tấn rác mỗi năm, đứng thứ 8 trên thế giới.


    Tuy nhiên, không giống như Mỹ hay Trung Quốc, Nhật Bản không có chỗ để chôn rác. Vì vậy, họ phải xây dựng một hệ thống xử lý rác quy củ, trong đó quan trọng nhất chính là giáo dục người dân có ý thức phân loại rác.



    Thùng rác là một vật tương đối hiếm trên đường phố Nhật Bản

    Đúng như vậy, ý thức giữ gìn vệ sinh của người Nhật Bản rất cao. Trên thực tế, đường phố tại Nhật Bản có rất ít các thùng rác công cộng, chủ yếu chỉ có tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa... thế nhưng rác lại không hề xuất hiện trên đường phố.


    Đối với người Nhật, hành vi xả rác là không hề văn minh, và họ thậm chí đã tập cho mình thói quen mang theo một chiếc túi để luôn bỏ rác của mình vào đó.

    Nguồn: Japan Info, The New York Times...



    Theo Trí Thức Trẻ

    Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác . Nếu điều đó tổn thương bạn thì nó cũng sẽ làm buồn người khác



Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-22-2015, 03:50 AM
  2. Xem siêu xe Lamborghini Huracan đạt vận tốc 340 km/h
    By duyanh in forum Automobile - Xe Hơi
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-30-2014, 04:17 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-20-2014, 11:56 AM
  4. 6 thực phẩm đắp mặt siêu hiệu quả
    By sophienguyen in forum Nghệ Thuật Làm Đẹp
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-28-2014, 02:22 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •