Bị phương Tây o ép, Nga mở rộng căn cứ quân sự?



Trong bối cảnh Nga và phương Tây đang căng thẳng liên quan đến khủng hoảng Ukraine và Syria. Mới đây, Tổng thống Putin đã có quyết định lập căn cứ không quân tại Belarus để vươn tầm ảnh hưởng quân sự.


Ông Putin đang “xúc tiến“ lập căn cứ không quân Nga tại Belarus.
Căng thẳng Ukraine

Khủng hoảng ở Ukraine đã khiến ít nhất 7000 người chết, bom đạn liên miên. Sự sống cái chết của người dân bị đe dọa bất cứ lúc nào khi chiến sự luôn có xu hướng căng thẳng và không phe nào chịu nhún nhường. Cựu Giám đốc CIA đề nghị phương Tây cung cấp tên lửa cho Ukraine; Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi Phương Tây cung cấp vũ khí, đồng thời gia tăng danh sách trừng phạt các cá nhân và công ty Nga bị cáo buộc chịu trách nhiệm về cuộc nổi dậy tại Đông Ukraine và việc Moskva sáp nhập Crimea...

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kirby, cho rằng, lực lượng ly khai và Nga phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát xung đột phía Đông – Nam Ukraine.

Trước đó, trong một cuộc hội đàm cấp thủ tướng, thông cáo của Nhà Trắng cho biết ông Obama đã nhắc lại yêu cầu Nga phải thực hiện những cam kết đã ký trong thỏa thuận Minsk 2, bao gồm việc rút binh lính Nga và đưa vũ khí rời khỏi lãnh thổ Ukraine.

Thực tế, cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã đẩy mối quan hệ Nga – Mỹ rơi xuống điểm thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các nước Phương Tây, đứng đầu là Mỹ liên tục đưa ra những o ép về mặt chính trị, quân sự và đưa ra nhiều lệnh trừng phạt về kinh tế với Nga.Mỹ cũng không ngại ngần tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạng nặng tới các khu vực đông và trung Âu. Còn tổ chức NATO luôn duy trì hiện diện quân sự và liên tục tổ chức các cuộc tập trận gây sức ép.Nóng bỏng SyriaKhông chỉ ở Ukraine, tình hình hỗn loạn ở Syria thời gian qua cũng khiến các nước Phương Tây bất đồng quan điểm với Nga.

Bất ổn ở Syria bắt đầu hồi tháng tháng 3/2011 khi những cuộc biểu tình đầu tiên nổ ra và hàng chục người thiệt mạng. Chính phủ Syria công bố một loạt các cải cách, trong đó có đề xuất đầu tiên là bãi bỏ luật tình trạng khẩn cấp ban hành từ năm 1963. Ngày 29/3/2011, chính phủ từ chức nhưng Tổng thống Bashar al-Assad vẫn nắm quyền.Bạo loạn, chết chóc liên tục diễn ra ở Syria Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ngày càng rầm rộ hơn. Lực lượng an ninh giết chết 100 người biểu tình. Tổng thống Assad công bố chính phủ gồm 31 thành viên mới. Ông ra lệnh thả những người bị bắt giữ trong đợt biểu tình phản đối, ngoại trừ những người bị kết tội “có hành vi phạm tội hình sự.” Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Syria. Ngoại trưởng các nước châu Âu loan báo trừng phạt Tổng thống Assad và 9 thành viên trong chính phủ ông.

Bạo loạn liên tục nổ ra, cùng với con số chết chóc gia tăng chóng mặt, Ả-rập Xê-út, Kuwait, và Bahrain rút đại sứ nước họ khỏi Syria. Mỹ kêu gọi ông Assad từ chức và công bố thêm những biện pháp trừng phạt mới đối với Syria.

Có khoảng 240.000 người Syria đã thiệt mạng trong cuộc xung đột trong bốn năm rưỡi qua. Syria đã trở thành một “địa ngục trần gian” mà mọi người đều liều mạng để thoát ra.

Gần 10 triệu người rời khỏi Syria, và 4 triệu người đăng ký là người tị nạn ở các nước láng giềng, chủ yếu là Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan. Làn sóng xin tỵ nạn đang khiến các nước Châu Âu lo sốt vó và chắc chắn con số tỵ nạn sẽ còn gia tăng.

Mỹ và đồng minh đã liên tiếp ban hành các lệnh trừng phạt như cấm nhập khẩu dầu mỏ của Syria nhằm đẩy chính quyền của Tổng thống Al-Assad vào tình thế quẫn bách. Tuy nỗ lực tìm kiếm một lệnh trừng phạt chính quyền Syria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã hai lần thất bại do vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc nhưng phương Tây vẫn liên tiếp phát đi những thông điệp bày tỏ tham vọng của mình. Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Syria đã mất quyền kiểm soát đất nước và việc ông Al-Assad phải “ra đi” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Mỹ đã viện trợ thêm 60 triệu đô la cho phe đối lập Syria, và lần đầu tiên cung cấp một số lượng không xác định những khoản viện trợ không gây thương vong cho một số lực lượng quân sự của phe đối lập.

Trên bình diện quốc tế, đội tàu chiến Nga do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu đang đóng tại cảng Tartus dường như được đặt trong tình trạng báo động để sẵn sàng đối phó những biến cố có thể xảy ra.

Tình hình càng thêm nóng sau khi Mỹ cho tàu ngầm hạt nhân USS Annapolis và tàu khu trục USS Momsem đi qua kênh đào Suez để vào biển Đỏ. Hành động này được xem như cảnh báo của Mỹ để ngăn ngừa Iran can thiệp và hỗ trợ chính quyền Syria khi “có biến”.

Trong một diễn biến có liên quan, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình Syria đã vấp phải sự phản đối của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ với cảnh báo rằng việc thúc đẩy thông qua bản dự thảo Nghị quyết trên sẽ “chỉ tạo ra con đường dẫn tới nội chiến” tại Syria. Nga sợ rằng, nghị quyết mới sẽ mở cửa cho một sự can thiệp quân sự, giống như cách thức nghị quyết của Liên Hợp Quốc dẫn tới chiến dịch oanh kích của NATO ở Libya.

Nếu trước đây Matxcơva khá thờ ơ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 hay cuộc chiến Iraq năm 2003 và thậm chí chiến dịch Libya hồi năm ngoái thì nay cả hai đang bắt đầu đòi hỏi tiếng nói của họ phải có trọng lượng hơn đối với các sự kiện diễn ra trong khu vực.

Cụ thể, Nga và Trung Quốc cố bảo vệ Syria, tỏ rõ lập trường bằng mọi giá sẽ ngăn chặn “bất cứ sự thay đổi chế độ” nào bởi sự can thiệp quân sự nước ngoài tại quốc gia này.

Giới chuyên gia phân tích nhấn mạnh việc Trung Quốc và Nga gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông là tất yếu gắn liền với chiến lược toàn cầu rộng lớn hơn của họ. Do đó, chế độ Assad hưởng lợi nhiều nhất khi nhận được che chở bởi hai trong những quốc gia quyền lực nhất thế giới.Tàu chiến Nga sẵn sàng chiến đấu. Nga không thể ngồi yên phó mặc để nhìn Syria - đồng minh hiếm hoi còn lại trong khu vực Trung Đông và cũng là một trong ba bạn hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga - gặp nguy hiểm. Trong khi đó, cơn thèm khát năng lượng lại đẩy Trung Quốc nỗ lực can thiệp sâu hơn vào khu vực dù muốn hay không. Trung Đông là rốn dầu của thế giới và ai cũng biết con rồng châu Á phụ thuộc như thế nào vào nguồn năng lượng này để duy trì vị thế là nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Mỹ và phương Tây nói rằng cuộc khủng hoảng chính trị và di dân ở Syria là do chính phủ của Tổng thống Syria gây ra. Còn Nga quyết tâm bảo vệ ông Assad.

Nga sẽ lập căn cứ không quân tại Belarus

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 19/9, nhà lãnh đạo Nga cho biết ông đã nhất trí với một đề xuất của chính phủ nhằm ký thỏa thuận về một căn cứ không quân. Tuyên bố trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nga và phương Tây đang ở mức căng thẳng do sự can thiệp của Mátxcơva tại Ukraine và Syria. Kế hoạch cũng cho thấy mong muốn của Kremlin nhằm giữ Belarus trong quỹ đạo địa chính trị của mình.

Ý tưởng thành lập một căn cứ không quân tại Belarus đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ vào năm 2013 và sau một thỏa thuận hồi năm 2009, trong đó Nga và Belarus nhất trí bảo vệ không phận và biên giới chung.

Giới chức Nga cho biết căn cứ mới có thể được sử đụng để đồn trú các máy bay chiến đấu Su-27. Nga đã có một số máy bay chiến đấu tại Belarus, nhưng đây có thể là một căn cứ quân sự toàn diện đầu tiên được đặt tại đó kể từ khi Liên Xô tan rã.

Nga đã thu hẹp sự hiện quân sự ở nước ngoài, đóng cửa các căn cứ ở những đồng minh xa xôi thời Chiến tranh Lạnh như tại Cuba.

Tuy nhiên, một căn cứ hải quân của Nga tại Tartus, Syria gần đây đã thu hút sự chú ý của thế giới khi Mátxcơva tăng cường sự hiện diện của các binh sĩ, trong một động thái được xem là nhằm đẩy mạnh ảnh hưởng chính trị trong khu vực.

Nga đã có các căn cứ quân sự tại Kyrgyzstan và Armenia, đều từng thuộc Liên Xô cũ và là thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu - giống Belarus - mà ông Putin xem là "phôi thai" của một khối địa chính trị mới.Hôm 19/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có mặt tại cuộc tập trận quân sự quy mô lớn diễn ra ở khu vực biên giới của Nga giáp với Kazakhstan.Cùng với Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức quân đội, ông Putin đã theo dõi các máy bay trực thăng và máy bay phản lực quân sự Nga tấn công vào các mục tiêu giả định trong cuộc tập trận có tên Centre 2015. 100 máy bay đã tham gia tập trận cùng với các máy bay không người lái, trực thăng và xe tăng… Cuộc tập trận Centre 2015 bắt đầu từ ngày 14/9 tại 20 khu huấn luyện ở miền Nam và miền Trung nước Nga, với sự tham gia của khoảng 95 nghìn binh sĩ, hơn 7 nghìn phương tiện quân sự, 170 máy bay và 20 tàu chiến.

Theo tienphong.vn