Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc nào cũng phải đánh đổi bằng ít nhiều đau khổ.
Margaret Oliphant
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Biển Đông nổi sóng: Tập Cận Bình bất bình tẩy chay APEC vì bị chỉ trích “phát biểu giống Hitler”

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,991
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Biển Đông nổi sóng: Tập Cận Bình bất bình tẩy chay APEC vì bị chỉ trích “phát biểu giống Hitler”

    Biển Đông nổi sóng: Tập Cận Bình bất bình tẩy chay APEC vì bị chỉ trích “phát biểu giống Hitler”



    Tập Cận Bình tỏ ra bất bình, doạ sẽ tẩy chay hội nghị thượng đỉnh APEC sắp diễn ra tại Manila, Philipines, trong hai ngày 18 và 19/11 tới đây.

    Hai ông Tập Cận Bình và Barack Obama ở Bác kinh hồi tháng 11, 2014

    Trang web ABS-CBN của Philippines hôm nay 13/07/2015 dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết, đó là do Bắc Kinh tức giận trước phát biểu của Tổng thống Aquino so sánh Tập Cận Bình với Hitler.
    Trích đoạn:
    “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể không tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra tại Manila trong hai ngày 18 và 19/11 tới. Trang web ABS-CBN của Philippines hôm nay 13/07/2015 dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết, đó là do Bắc Kinh tức giận trước phát biểu của Tổng thống Aquino so sánh Tập Cận Bình với Hitler.”
    Đọc toàn bài tường trình “Tập Cận Bình sẽ tẩy chay thượng đỉnh APEC?” của RFI tiếng Việt: Tập Cận Bình phát biểu tương tự Hitler
    Mới đây, ngày 28 tháng 9, Tập Cận Bình đã tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi “gác qua quá khứ hận thù để hướng tới tương lai”, ý muốn thế giới hiểu ông không phải là hiếu chiến, ông chỉ muốn “hòa giải và hòa hợp nhân loại”.
    Trích đoạn: [Lịch sử là một tấm gương soi. Rút ra những bài học từ lịch sử là cách duy nhất để nhân loại tránh được việc lập lại tai họa đã xảy ra. Chúng ta nên nhìn lịch sử bằng một lương tâm trong sáng và kính trọng. Quá khứ không thể thay đổi, nhưng tương lai có thể được làm tốt đẹp hơn. Khắc ghi lịch sử không phải để dưỡng nuôi thù hận lâu dài. Nhưng đúng hơn là để nhân loại không quên những bài học lịch sử. Khắc ghi lịch sử không có nghĩa để rồi bị ám ảnh với quá khứ. Nhưng đúng hơn là, khi làm như vậy, chúng ta nhằm tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn và trao ngọn đuốc hòa bình cho các thế hệ mai sau……Chúng ta nên xây dựng một tinh thần hợp tác qua đó các quốc gia đối xử nhau công bằng, cam kết để tham khảo lẫn nhau và bày tỏ sự hiểu biết hỗ tương. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền củng cố Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Tương lai của thế giới tùy thuộc vào sự đóng góp của mọi quốc gia. Tất cả quốc gia đều bình đẳng. Những nước lớn, mạnh, giàu không nên hiếp đáp các nước nhỏ, nghèo và yếu.] (1)

    Theo mạng “Nhân quyền cho VN”, bài diễn văn của Tập Cận Bình mang tinh thần “hòa giải và hòa hợp nhân loại” tương tự với các phát biểu của Hitler đọc trước Quốc Hội Đức Quốc Xã về “Hòa giải và hòa hợp châu Âu” nhất là đối với Ba Lan trước 1939.
    Trích dẫn Hitler phát biểu trước Quốc Hội Đức Quốc Xã (2):
    [Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu với các nước láng giềng… Tôi muốn nhân dân Đức học hỏi để thấy những thực tế lịch sử của các quốc gia khác, trong đó một người hoang tưởng có thể muốn chúng rơi vào quên lãng, nhưng không thể bị lãng quên. Tôi muốn nhân dân Đức ý thức rằng thật là phi lý khi cố gắng mang những thực tế thuộc về lịch sử vào vị trí đối lập với quyền lợi sống còn và những đòi hỏi về quyền được tồn tại rất dễ hiểu của họ] (No. 2-8: Exerpts of Hitler’s Speeches on German-Polish Peace, 1935-1939)
    Một blogger tiếng Việt cho rằng “đó là giọng điệu của những kẻ độc tài sắp giết người tập thể”.
    Thật vậy, đúng vào lúc 4:45 sáng ngày 1 tháng 9, 1939 Hilter tung 1.5 triệu quân Đức với chiến thuật chớp nhoáng tấn công Ba Lan (Polan). Hơn 6 triệu người Ba Lan (dân số Ba Lan 1939 là 35 triệu người) bị giết chết trong thế chiến thứ hai.
    Theo bài đăng trên mạng “Nhân quyền cho VN “Ngày Tập Cận Bình ra lịnh tấn công Việt Nam (VN) chưa được tiết lộ”.
    Thật ra, bối cảnh lịch sử về thế chiến thứ II hoàn toàn khác hẳn với tình hình Biển Đông. Chiến lược Biển Đông của Tập Cận Bình hoàn toàn khác hẳn, và mưu mô qủy quyết của TC rất khó lường. Kế hoạch tấn công Balan của Hitler tuyệt đối giữ kín cho đến giờ chót. Trong khi cuộc tấn công lấn đất chíếm đảo VN của Trung Cọng đã xảy ra từ sau khi chiến tranh VN chấm dứt năm 1975. Tuy hai nhà lảnh tu đều “có giọng điệu của những kẻ độc tài sắp giết người tập thể”, có mộng bá chủ thiên hạ, Tập Cân Bình có sự hổ trợ lớn của một tập thể quốc gia Cọng sản quốc tế sẳn sàng kéo dài cuộc đấu tranh thống trị thế giới, trong khi Hitler chỉ có hai đồng minh Nhật và Ý cho nên dễ bị dập tắt.
    Ngoài ra Tập Cận Bình không cần phải tuyên chiến, vì những lý do sau đây:
    -Tập Cận Bình không daị gì mà phải tuyên chiến với VN, vì Trung Cọng đã và đang xâm chiếm lảnh hải lảnh thổ của VN qua nhiều năm nay với chiến thuật “vừa ăn cướp vừ la làng”, vừa hà hiếp đe doạ, vừa ngon ngọt vuốt ve.
    -Mưu mô chiếm trọn VN của Tập Cận Bình là không cần tuyên chiến, nhưng bằng áp lực kinh tế, chính trị qua thỏa ước ngầm (mật ước). Chiến lược “Cả vú lấp miệng em” qua tiếp xúc mật với lảnh đạo VN, kiểu Mao và Đặng trước đây, bắt buộc lảnh đạo VN phải nhượng đât nhượng đảo mà người dân hoàn toàn không hay biết gì cả. TC đang theo đường lối an toàn này để tránh gây cuộc đại chiến mà thắng lợi dễ dàng là dùng chiến lược di dân, áp lực kinh tế, văn hóa và chính trị v.v, chién lược xâm lăng mà Trung Cọng luôn luôn nói là “không quân sự”.
    -Trung Cọng hiện cũng đang áp dụng chiến lược đó tại Lào quốc.
    Theo Thông tín viên của RFI phụ trách khu vực Đông Nam Á, Arnaud Dubus, sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở miền Bắc Lào ngày càng quan trọng, và đặc biệt gia tăng từ khoảng 5 năm nay. Đã có hiện tượng Lào bị « mất » chủ quyền tại một số « nhượng địa » cho Trung Quốc khai thác. Vấn đề sự hiện diện nặng nề của Trung Cọng tại Lào đã khiến người dân bắt đầu bức xúc. Rõ ràng Trung Cọng đã có chiến lược nuốt trọn Đông Dương, mà VN là nươc mà Trung Cọng muốn nhất vì địa thế quan trọng của VN tại Đông Nam Á (gồm cả Biển Đông), vì tài nguyên phong phú của VN cũng như lịch sử bắc thuộc lâu dài của VN bị Trung Quốc đô hộ.
    -Các nguồn tin cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ sang thăm Việt Nam cuối năm nay cùng khoảng thời gian với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
    Cuộc viếng thăm được xem là một động thái mang tính chiến lược có tính toán. Có lẽ ông ta sẽ làm gì đó như Mao và Đặng đã làm chăng? Hiện còn qúa sớm để tiên đoán.
    Theo truyền thông bình luận, ngay sau khi được thông báo là tổng thống Mỹ Obama sẽ thăm Việt nam thì Trung Quốc liền bắn tiếng về việc ông Tập Cận Bình cũng sẽ thăm Hà Nội, trùng với lịch trình đến của tổng thống Mỹ.
    Quyết định đột ngột của ông Tập Cận Bình đi VN là để dằng mặt các lãnh đạo Việt Nam về cuộc thăm cùa Obama và điều đó có thể có ảnh hưởng nhất định nếu Tập khích lệ được phe ủng hộ Bắc Kinh.
    Ngoài sự cảnh báo VN ra, chắc chắn ông Tập cận Bình đến Việt nam cũng là để ngáng chân tổng thống Obama trong việc phát triển quan hệ bang giao với Việt nam.
    -Tập Cận Bình thừa biết “tuyên chiến” là sẽ lảnh hậu qủa thê thảm như Nhật bản đã lảnh trái bom nguyên tử mà Đồng minh đã thả xuống đảo Hiroshima, và đồng minh đã thắng trận Đại chién thế giới thứ II.
    -Ngoài ra, Tập Cận Bình không dai gì để trở thành kẻ thù của thế giới vì Biển Đông mà Ông đang chiếm lợi thế qua chiến thuật “ba tiến, môt lùi”. Chẳng hạn, Ông mới tuyên bố Trung Cọng đã ngừng xây cất dường bay trên đảo Trường Sa, đã ngừng xây cất đảo nhân tạo…và TC không có mục đích quân sự tại Biển Đông, nhưng chỉ ngừng sau mỗi lần đã tấn công…Thực tế như thế nào?
    Thực tế hoàn toàn trái ngược. Trung Cọng đã dùng vũ lực quân sự. Trung Cọng đã xây giàn khoan 981, đường bay và đảo nhân tạo. Ảnh vệ tinh cho thấy việc Trung Cọng mở rộng 7 bãi đá chìm ở quần đảo Trường Sa, điển hình là đá Chữ Thập là bằng cớ rõ ràng. Nhật Bản cũng đã cảnh báo nguy cơ Trung Cọng đang xây dựng một giàn khoan ở ngoài khơi biển Hoa Đông, đặc biệt có thể lắp radar trên đó.
    Bằng chưng cụ thể nhất về TC xâm phạm lảnh hải VN: ngày 14 tháng 5 mới đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam hiện đang theo dõi chặt chẽ giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, trước thông tin giàn khoan Hải Dương 981 cuả TC sẽ hoạt động ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong khu vực Hoàng Sa từ ngày 16 tháng 5.
    -Cả Mỹ và Trung Cọng đều không muốn vì Biển Đông mà biến thành một trận Đai chiến thế giới. Điêù này có lợi cho cả hai bên và đó chính là sơ hở mà Tập Cận Bình đang lợi dụng tối đa, trong khi Mỹ sẽ khỏi mang tiếng mang quân lính đi đánh thuê cho CSVN.
    Trung Cọng sẽ dùng các cuộc thương thảo, hôi nghị song phương để dễ dàng ép buộc VN chấp nhận giải pháp mà họ luôn luôn chiếm ưu thế của họ. Họ sẽ dùng thủ đoạn sở trường vừa đe dọa “cho mốt bài học”, vừa ngọt bùi chia sẻ tình huống “môi hở răng lạnh” để mua chuột lảnh đạo VN. Hai nước đã qua bao nhiêu thập niên “hợp tác” như đồng chí anh em một nhà, khắn khít nhau như “môi với răng”, làm sao mà gở ra được. Thâm chí lảnh đạo VN phải cam chịu hy sinh đất nước để duy trì mối tình huynh đệ bất khả phân ly.
    Còn về phía Mỹ, Obama sẽ dễ dàng ăn nói với phe đối lập Quốc Hội, các phong trào phản chiến mà họ sẽ phản đối bất cứ cam kết nào để bảo vệ CSVN. Mỹ đã một lần bỏ cuộc, thua chạy vì bảo vệ VNCH một chính thể chống cộng, một thành trì chống cộng của Đông nam Á. Liệu Mỹ có quyết tâm trở lại bảo vệ VN không, nhất là bảo vệ một chế độ thân Trung Cọng và trung thành với Trung Cọng?

    Kết luận.

    Theo cuộc bỏ phiếu sau buổi thảo luận của cơ quan Intelligence Squared U.S. tai Kaufman Music Center ở New York ngày 14 tháng, 2015. (Samuel Lahoz Photography) kết qủa chính thức được báo cáo: 32 phần trăm đồng ý, 56 phần trăm chống lại quan điểm cho rằng Trung Quốc và Mỹ là kẻ thù lâu dài.
    Đièu này rất hợp lý, dựa trên báo cáo truyền thông toàn cầu, và nó phản ánh tinh thần “hòa hợp” các bên. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là TC chịu “hoà hơp” mà trái lại TC sẽ lợi dụng để tiếp tục nuốt chửng con mồi ngon xơi mà không ai phản đối. Còn đối với Mỹ, chiến lược “đổi trục” sẽ không sứt mẽ chút nào vì Obama thấy an toàn, chẳng lo phải hy sinh gởi binh lính vào mặt trận Biển Đông chừng nào Tập Cận Bình không nổ phát súng khai chiến đầu tiên.
    Vây số phận của chién lược “đổi trục” ra sao? Nó chỉ là một cách nói về thay đổi chiến lược mà Mỹ theo đuổi để đối phó với chinh sách gây hấn của Trung Cọng tại Biển Đông mà Trung Cọng có vẻ đang nắm vai trò chủ động tại Biển Đông.
    Tính khả thi của chiến lược Đổi Trục.

    Trong bài bình luận về chiến lược Đổi Trục của Mỹ mới đây, Việt Đại Kỷ Nguyên đã nêu lên câu hỏi về tính khả thi của chiến lược này:
    Trích đoạn: “Tuy nhiên, có dư luận nghi ngờ tính khả thi của chiến lược Đổi Trục dựa trên những khó khăn sau đây của Mỹ:
    Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải duy trì cam kết của mình trong khu vực và phải có nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.
    Dân chúng Mỹ chỉ muốn Tổng Thống Obama giải quyết các vấn đề nội bộ. Nhân dân Mỹ hình như không muốn Tổng Thống dính líu vào một cuộc chiến tranh khác nữa. Bài học của chiến tranh VN cho thấy Mỹ thua trận là do phong trào phản chiến. Lịch sử có thể lặp lại chăng?
    Khó khăn tài chính và cắt giảm quốc phòng, cắt giảm nợ. Đây là một vấn đề an ninh quốc gia và cũng là vấn đề kinh tế trong nước. Câu hỏi là với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ USD trong 10 năm tới, liệu Quốc hội Mỹ có thể thông qua một ngân sách để Nhà Trắng theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không?
    Các nước đồng minh Á châu-TBD còn ngần ngại, không muốn “làm mất lòng” TC, đang còn hy vọng hợp tác kinh tế với TC.
    Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị nội bộ của Việt Nam, phe thân Trung Cộng tuy yếu dần nhưng cũng là một cản trở đáng kể.”

    Tập Cận Bình thừa hiểu những chỗ yếu trên đây của Mỹ và sẽ cầm chân Obama trong thế bị động bằng cách gài bẩy ông vào thế trận Biển Đông này. Liệu Mỹ có đủ kiên nhẫn, và đã có đối sách khả thi trước một đối thủ nguy hiểm như Tập Cận Bình?
    Hay là cũng có thể Obama vì biết rằng Tập Cận Bình chẳng bao giờ tuyên chiến với VN, cho nên chiến lược Đổi Trục đối với ông có thể chỉ là một cảnh báo hình thức mà thôi hầu giúp ông rút chân ra khỏi Biển Đông?
    Tình hình Biển Đông do đó vẫn chưa sáng sủa chút nào và chừng nào Obama còn ở trong thế bị động, Tập Cận Bình vẫn còn uy hiếp VN cũng như các nước láng giềng bằng cách xâm lăng biên giới mà không tuyên chiến.
    Còn quá sớm?

    Tuy nhiên, theo Bài bình luận BBC tiếng Việt “Còn sớm để nói lãnh đạo VN sẽ ngả về đâu”, trích đăng lới phát biểu sau đây của Ông Lê Hồng Hiệp, người đang là khách mời nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói:
    “Theo tôi nếu nhìn nhận tương quan lực lượng trong đội ngũ lãnh đạo sắp tới mà theo như phân tích của tôi vừa rồi, tôi nghĩ cán cân sẽ nghiêng nhiều hơn về phía Hoa Kỳ.”
    Nhưng Ông cũng nói tiếp:
    “Mà nó còn phụ thuộc vào các bước đi của Trung Quốc, cũng như cảm nhận của Việt Nam về mối đe dọa của Trung Quốc ở trên Biển Đông,” TS. Lê Hồng Hiệp nói với BBC hôm 04/6/2015.

    Chú thích: Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
    (1) Nguyên văn tiếng Anh.
    History is a mirror. Only by drawing lessons from history can the world avoid repeating past calamity. We should view history with awe and human conscience. The past cannot be changed, but the future can be shaped. Bearing history in mind is not to perpetuate hatred. Rather, it is for mankind not to forget its lesson. Remembering history does not mean being obsessed with the past. Rather, in doing so, we aim to create a better future and pass the torch of peace from generation to generation….We should build partnerships in which countries treat each other as equals, engage in mutual consultation and show mutual understanding. The principle of sovereign equality underpins the UN Charter. The future of the world must be shaped by all countries. All countries are equals. The big, strong and rich should not bully the small, weak and poor).
    (2) Nguyên văn tiếng Anh.
    (The German Reich and, in particular, the present German Government, have no other wish than to live on friendly and peaceable terms with all neighbouring States… I would like the German people to learn to see in other nations historical realities which a visionary may well like to wish away, but which cannot be wished away. I should like them to realise that it is unreasonable to try and bring these historical realities into opposition with the demands of their vital interests and to their understandable claims to live).



    Theo DKN
    Last edited by duyanh; 10-19-2015 at 12:59 PM.
    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-16-2015, 11:56 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-25-2015, 03:03 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-25-2014, 01:46 PM
  4. Sóng thần cao 2m bất thường ập vào bờ biển Odessa
    By duyanh in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-28-2014, 01:17 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-08-2014, 12:11 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •