Chiêm ngưỡng loạt tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp bên bờ biển Bondi Úc


Triển lãm điêu khắc nghệ thuật được tổ chức thường niên với hơn 100 tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Úc và Quốc tế được trưng bày dọc theo bờ biển từ Bondi tới Tamarama. Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày đến ngày 8.11. Dưới đây là những hình chụp được từ buổi triển lãm ấn tượng này.




Tác phẩm “ Sóng cá Voi” của nghệ sĩ Gabriel Pace chắn chắn sẽ gây nhầm lẫn cho những ai mới chiêm ngưỡng lần đầu tiên. Từ những chiếc guitar điện và hiệu ứng của bàn đạp, tác phẩm chính là một sáng tác âm nhạc cho người xem cảm nhận được âm thanh của một gia đình của cá voi. Tuy nhiên, nhiều du khách đã nhìn thấy những tấm bảng đen nhỏ được đặt trên đá và liên tưởng ngay đến một tác phẩm bờ biển điêu khắc tự nhiên từ sóng biển.
Buồng tạo âm được sáng tác bởi hai nghệ sĩ Arissara Reed và Davin Nurimba. Họ đã sử dụng chất liệu xốp và bê tông để có thể tạo ra âm thanh riêng biệt cũng như tiếng vọng của biển.
Tác phẩm “Cảng” được sáng tác bởi nghệ sĩ Chen Wenling. Anh cho biết các tác phẩm điêu khắc mạ đồng là một ý tưởng táo bạo, gợi cho khán giả nhận ra được tính cách trẻ thơ bên trong mỗi con người.
Khách thăm quan đi dọc theo bờ biển từ Bondi đến Tamarama.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của triển lãm lần này mang tên “Incendiary”- tạm dịch là Bắt cháy được sang tác bởi nghệ sĩ đến từ New Zealand, David McCracken. Tác phẩm có hình giống một chiếc tên lửa được dựng trên một mỏm đá cheo leo. Tên lửa này trông như được bơm đầy không khí nhưng thực sự tác phẩm điêu khắc này được làm từ chất liệu thép không gỉ.
Triển lãm cũng là một địa điểm thích hợp cho các nhiếp ảnh gia tác nghiệp với một bên là bờ biển Bondi, một bên là vách đá.
Tác phẩm có tên gọi BFJ13 được sáng tác bởi nghệ sĩ Ben Fasham trên chất liệu thép không gỉ và đồng.
Một trong những tác phẩm nổi bật khác của buổi triển lãm đến từ nghệ sĩ Annette Thas mang tên “Wave 2” – tạm dịch là Làn sóng 2. Tác phẩm được tạo hình bằng vô vàn hình búp bê Barbie và được đặt tại bãi biển Tamarama.
Cùng với tác phẩm điêu khắc là dòng chữ tạm dịch là "Những kỷ niệm thời thơ ấu sẽ có lúc ùa về với mỗi người tại những thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Vậy chúng ta sẽ dõi theo hay bước qua chúng?".
Tác phẩm người đàn ông đang cúi mình của nghệ sĩ Laurence Edwards.
Tác phẩm “Half Gate” – “Nửa cánh cổng” được sáng tác bởi nhóm các nghệ sĩ Matthew Asimakis, Clarence Lee và Caitlin Roseby.
Tác phẩm Kakashi (2012) được sáng tác bởi nghệ sĩ Žilvinas Kempinas trưng bày tại công viên Marks.
Khách thăm quan chụp ảnh lưu niệm tại công viên Marks. Đây cũng là một địa điểm trưng bày những tác phẩm điêu khắc nằm khoảng giữa đường bờ biển.
Hình ảnh khách thăm quan triển lãm.
Khách tham quan đang đọc sách hướng dẫn. Phía sau họ là tác phẩm mang tên “Fabrication” tạm dịch là “Sự chế tạo” bởi nghệ sĩ Veronica Herber. Tác phẩm được làm từ chất liệu giấy washi.
Tác phẩm điêu khắc màu vàng này có tên gọi là “Cairn” - tạm dịch là mỏm đá đánh dấu của nghệ sĩ Morgan Jones được làm từ nhựa PVC và sắt.
Một du khách đang mô phỏng lại tác phẩm “The Brothers” –“ Những người anh em” của nghệ sĩ điêu khắc Quotidianity Fabio Pietrantonio. Tác giả đã sử dụng chất liệu sợi thủy tinh và sắt tạo hình nên hai bé trai đang chơi trò chơi máy điện tử cầm tay. Một trong số hai bức tượng đó đã được ghi lại trong bức ảnh.
Tác phẩm Vòng xoáy định mệnh – “Twist of Fate” của nghệ sĩ người Úc, Jane Gillings được làm từ nút chai sâm banh và dây. Tác giả cho biết thêm: "Cuộc sống của mỗi người được tính bằng sự lựa chọn và hoàn cảnh. Trong đó con đường công danh đôi khi có thể thay đổi ngay lập tức hoặc được tiết lộ một cách từ từ. Vì vậy chúng ta cần phải có những bước đi thận trọng và không ngừng khám phá".
Tác phẩm “Chiếc Chuông” - The Bell (2014) được nghệ sĩ Ruth Liou chế tác từ gỗ tuyết tùng và hợp chất kim loại rèn theo phương pháp của người Trung Quốc cổ với công nghiệp hiện đại.
Các em học sinh đang chơi với một tác phẩm điêu khắc bằng nước của RCM Collective. Các phần của tác phẩm là hình ảnh đặc trưng của những chai lọ đựng chất tẩy rửa với kích cỡ to bằng con người. Mục đích của các nghệ sĩ trong tác phẩm này nhằm tạo mỗi liên kết giữa rác thải sinh hoạt ảnh hướng như thế nào tới môi trường tự nhiên.
Vị “Vua Than” này được nghệ sĩ Louis Pratt chế tạo từ than, nhựa, sợi thủy tinh và thép. Tác phẩm miêu tả một nhân vật có tính cách kiêu ngạo, không muốn thay đổi bất chấp những tác động độc hại của việc lạm dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.

theo Guardian