Tác phong của quan chức Sứ quán VN và công tư chức du lịch nước ngoài



Thông tin sau đây do cộng đồng chuyển tiếp, Việt Đại Kỷ Nguyên xin nêu câu hỏi: Độc giả nghĩ gì về tác phong của những nhân vật trong các câu chuyện kể sau đây?



Câu chuyện thứ 1: Cả Toà Đại Sứ VN ở Tokyo Bỏ Chạy…”Chém vè”


(by Nguyễn thạch Lục)

TOKYO, 15-5-09. Câu chuyện tôi sẽ kể với các bạn dưới đây là chuyện mới xảy ra, còn nóng hổi. Rất tiếc tôi không có máy hình ngày hôm đó nên không thể ghi lại các hình ảnh cho các bạn xem để làm bằng chứng. Tôi chỉ viết lên đây với cảm xúc của một người Việt cảm thấy bị sỉ nhục trước một nỗi nhục do các quan chức Việt Nam trong Đại sứ quán VN tại Nhật gây ra. Bạn tin hay không thì tùy nhưng mà là chuyện có thật.

Câu chuyện xảy ra vào thứ 6 tuần vừa qua (ngày 15 tháng 5 năm 2009) tại Đại sứ quán VN ở Tokyo. Đoàn chúng tôi gồm các quan chức cảnh sát giao thông của tỉnh Saitama đến Đại sứ quán để yêu cầu Đại sứ quán VN giải thích và chứng thực về một Quyết định liên quan đến việc đào tạo, cấp bằng lái xe do ông Bộ trưởng giao thông vận tải VN Hồ Nghĩa Dũng ký gần đây đã làm phiền phức đến nhiều người VN làm việc và học tập ở Nhật khi xin đổi bằng lái xe của Nhật do Bộ Ngoại giao VN mà cụ thể là Đại sứ quán VN đã không thông báo khiến cảnh sát Nhật không thể cấp đổi bằng lái cho họ được do so sánh với quy định cấp bằng lái cũ của VN. Nhưng chuyện tôi sẽ kể không phải chuyện này mà là cái tôi chứng kiến tại Đại sứ quán ngày hôm đó.

Khi chúng tôi vào Đại sứ quán thì chỉ có những người Nhật và VN đang làm thủ tục xin VISA ở đó đang xúm xít quanh một cô gái Việt và bàn tán xôn xao, cùng với một anh chàng Nhật chồng cô ta đang la lối đòi kêu cảnh sát. Còn tại các bàn tiếp tân, làm việc không có một nhân viên Đại sứ quán nào cả. Khi tôi gõ bàn làm việc của họ, nói bằng cả thứ tiếng Nhật Việt để hỏi thì cũng không có một tiếng trả lời từ bên trong.
Một ông già tự xưng là giám đốc một xí nghiệp Nhật thấy tôi đứng kêu hoài thì đến vỗ vai tôi nói rằng: “Nhân viên đại sứ quán ở đây bỏ chạy hết rồi, ông kêu cũng không có ai trả lời đâu. Tôi ngồi ở đây từ đầu, chứng kiến hết tất cả vụ việc. Tôi tính xin VISA 3 tháng sang VN tìm cơ hội đầu tư, nhưng thấy cảnh này nản quá, không muốn đi nữa, đang đợi họ trở lại để kêu họ trả lại Passport đây”.
Tôi hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra vậy, khủng bố à”.

Ông già: “Tôi không biết tiếng Việt nên không biết cái gì xảy ra, chỉ là tôi thấy cô gái kia đến làm giấy tờ, nói chuyện gì đó với nhân viên Đại sứ quán hình như bằng tiếng Việt nam, xong rồi khi cô gái cất cái Passport thì phải có màu xanh vào xách thì họ bắt đầu cãi nhau và cô gái tính bỏ đi. Sau đó thì người nhân viên Đại sứ quán nhảy qua bàn làm việc, rượt theo giật cái xách đang đeo trên vai của cô ta khiến cái xách của cô ta bị đứt quai và cô ta té dập đầu cạnh bàn. Ông thấy máu còn chảy đầy ra đấy. Khốn nạn thật. Tôi không nghĩ rằng họ là nhân viên ngoại giao được giáo dục đàng hoàng, cách làm việc giống côn đồ quá, cứ như là phim vậy”.
Quảng cáo

-“Sau đó thì sao? “Tôi hỏi.
Ông già:” Sau đó thì cô ta ôm mặt đầy máu chạy ra ngoài xe kêu chồng cô ta vào. Cái anh chàng trẻ đang la hét nãy giờ bên kia, đòi gọi cảnh sát và xe cứu thương đến xử lý đấy. Khi anh ta la hét chạy vào, la toáng bằng tiếng Nhật đòi kêu cảnh sát và luật sư thì các nhân viên ở đây hình như không hiểu tiếng Nhật. Nhưng qua thái độ của anh chàng đó thì hình như họ sợ thì phải và đột nhiên họ ùn ùn bỏ chạy hết. Báo hại chúng tôi cả đám người ngồi đây đợi không biết bao giờ mới xong giấy tờ của mình. Tôi còn nhiều việc ở công ty chắc là đợi họ trở lại để lấy giấy tờ đi về thôi. Tôi nghĩ Đại sứ quán là bộ mặt của Quốc gia mà còn như thế này thì ở VN chắc còn khủng khiếp hơn phải không? À, mà cậu cũng định đi VN à. Tôi cảm thấy bất an quá.”

Tôi trả lời: “Xin lỗi ông. Tôi là người VN, tới đây có công chuyện, tự tôi cũng cảm thấy sỉ nhục về chuyện này bởi vì tôi là một người VN. Tôi xin lỗi ông vì cái chỗ nhơ nhớp này đã làm ông bất an. Xã hội nào cũng vậy thôi. Dân chúng trong nước của tôi hiền lành và đàng hoàng chứ không có côn đồ như những tên làm việc ở đây đâu.”
Quay lại chỗ vợ chồng cô gái tôi lại hỏi cô ta: “Chuyện gì xảy ra vậy, vết thương có nặng không? Thằng nào đánh em, kêu chồng em bình tĩnh, cầm máu trước hết cái đã”. Anh chàng Nhật bổn chồng cô gái thấy tôi nói tiếng Việt nghĩ tôi là nhân viên Đại sứ quán nên đột nhiên nhào tới nắm cổ tôi và hét lên: “Đồ khốn nạn, tại sao chúng mày đánh vợ tao đến như vậy?”
Gạt tay anh ta ra tôi nói: “Bình tĩnh, tôi là nhân viên công vụ, thông dịch của cảnh sát, những người đi với tôi là cảnh sát. Từ từ nói chuyện, thẻ nhân viên của tôi đây”. “Ê, Konishi, cho anh ta coi Sổ tay cảnh sát viên của mày”, tôi gọi người cảnh sát tên Konishi đi cùng với tôi.

Nghe nói tới chữ cảnh sát thì mặt anh ta dịu lại và đổi thái độ, xin lỗi tôi. Sau đó kể hết tự sự cho các cảnh sát đi với tôi và nhờ họ lập biên bản. Nhưng các cảnh sát nói rằng họ không phải cảnh sát viên của Tổng nha cảnh sát Tokyo, đồng thời Đại sứ quán VN đây là vùng đặc quyền ngoại giao nên họ không có nhiệm vụ cũng như quyền lập biên bản. Ông sếp đi cùng với tôi kêu mỗi người rút danh thiếp đưa ra cho anh ta và nói rằng, nếu anh ta muốn kiện tụng ra tòa thì cả nhóm có mặt hôm nay sẽ ra tòa làm chứng.

Anh bạn cảnh sát Nhật của tôi ra xe lấy bông băng cứu thương vào băng bó cầm máu cho cô ta xong thì cô gái kể cho tôi nghe rằng cô ta tên là Hoa, dân ở quận Tân Bình, Sài gòn mới lấy chồng sang Nhật hơn một năm. Hôm nay cô ta đến Đại sứ quán để gia hạn lại cái Passport, nhưng sau khi làm xong thì người nhân viên Đại sứ quán nhũng nhiểu làm tiền, đòi cô ta trả tiền dịch vụ 60000 yen (khoảng 600 USD). Cô ta bất bình vì giá niêm yết gia hạn giấy tờ không phải như vậy nên đã xảy ra cãi vả. Người nhân viên đã chửi cô ta rằng “Đ.M., mày là con điếm Nhật”. Giận quá nghĩ rằng không thể nói chuyện với những người vô học như vậy nên cô ta chỉ bỏ lên bàn trả đúng số tiền theo giá niêm yết và đi về. Cô ta không ngờ rằng nhân viên Đại sứ quán giở thói côn đồ giật xách từ phía sau làm cho cô ta té ngửa vào cạnh bàn và bị thương như vậy.

Nghe đến đấy máu nóng của tôi nổi lên, thú thật lúc đó có thuốc nổ thì tôi cũng cho nổ tung cả cái tòa đại sứ VN nhơ nhớp này, còn chuyện hậu quả thế nào tính sau.
Tôi nói với ông sếp đi cùng: “Tôi nghĩ hôm nay tôi không thể dịch làm việc ở đây được, bởi tôi mà thấy mặt mấy thằng nhân viên lưu manh của Đại sứ quán này chắc tôi ra xe của ông vác súng vô bắn tụi nó hết. Tôi chịu hết nổi rồi. Nhục nhã quá.”

Cũng may có cô gái Việt nam cũng là thông dịch viên cho một hãng nào đó ngồi gần, nghe nói như vậy nên kéo vai tôi. “Dzậy chú về đi, nếu chuyện không quan trọng thì sẵn thông dịch cho hãng, cháu dịch giùm mấy ông này luôn cho. Cháu thỉnh thoảng cũng có đi làm thêm thông dịch cho cảnh sát, cháu hiểu nguyên tắc làm việc của mấy chú. Cháu đi dịch ở đây nhiều lần, không có máu me chảy bị thương chứ mấy cái cảnh làm tiền của mấy ổng gần giống như dzầy cháu thấy nhiều lần cũng quen rồi.”

Trao đổi với sếp và nhờ cô gái dễ thương dịch giùm tôi bỏ đi ra ngoài xe ngồi, lấy gói thuốc của tên bạn cảnh sát hút một hơi 3 điếu dù đã bỏ thuốc gần 5 năm mới cảm giác gần bình tỉnh trở lại, nhưng hình ảnh những người Nhật ngồi cười, bàn tán với vẻ khinh mạn, câu nói của ông già người Nhật cứ đeo theo ám ảnh tôi.

NHỤC.

Nhục thật, ước gì tôi sinh ra không phải là người Việt Nam để có thể tâm bình khí hòa trước những nỗi buồn mang tên Việt nam.
Monday May 25, 2009 – 10:55am (JST).

Độc giả bình luận (1)

Câu chuyện thứ 2: HÀNH KHÁCH VN ĐI MÁY BAY MỸ


Chuyến bay từ Long Beach- San Francisco có một đoàn khách du lịch VN khoảng 10 người, họ ăn mặc rất đẹp (quần áo, giày dép, túi xách tay toàn đồ hiệu đắt tiền…)
Khi check-in hành lý do hành lý xách tay quá quy định (over 15 bls= 7 kgs) nên không được phép mang lên máy bay. Khi lên máy bay họ yêu cầu tiếp viên (tv) :”can you keep my suitcase for me?”, họ chỉ lên overhead locker. Cô tv (Asian-America) nói: “you have to do by yourself” và đứng nhìn họ tự làm.
Họ lẩm bẩm chửi bằng tiếng VN: “Bọn cà chớn…tiếp viên gì mà mất dạy, vô lễ… Ở VN mà như vậy tao tát cho vãi cái…”. Cô tiếp viên nhìn họ làm xong, yêu cầu họ ngồi xuống, cài dây an toàn lại và quay về vị trí để cất cánh.
AMERICAN FLIGHT ATTENDANT

Khi máy bay vừa bay ở độ thăng bằng, cô tiếp viên đi xuống cùng 1 người tiếp viên nam (khoảng 50 tuổi , tiếp viên trưởng – chief-purser) và nói chuyện với những người khách VN. Cô ta giới thiệu bằng tiếng Việt: Tôi là người Mỹ gốc Việt, hồi nãy các anh chị lên máy bay có thái độ cư xử và ăn nói không đúng, vì vậy tôi yêu cầu tiếp viên trưởng xuống đây để nói chuyện với quý vị:
1. Chúng tôi chỉ giúp đỡ những người cần được giúp đỡ.
2. Chúng tôi không cho phép bất cứ người nào coi thường nghề nghiệp của chúng tôi.
3. Chúng tôi yêu cầu quý vị phải xin lỗi về lời nói của quý vị.

30 giây im lặng, một người trong số họ lên tiếng đính chính: “Tôi tưởng khách hàng là “THƯỢNG ĐẾ” và tiếp viên phải phục vụ “THƯỢNG ĐẾ” vì chúng tôi đã bỏ tiền ra mua vé máy bay nên chúng tôi có quyền…”.

Sau khi nghe cô tiếp viên dịch lại, tiếp viên trưởng (purser) nói:
“Quý vị không phải THƯỢNG ĐẾ hay NỮ HOÀNG (King or Queen). Quý vị là customers. Quý vị phải bỏ tiền ra để mua vé để được chúng tôi vận chuyển. Chúng tôi cần customers, nhưng là good customers, not bad customers và phải theo luật lệ và quy định của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi sẽ từ chối quý vị trên những chuyến bay của chúng tôi. Nếu quý vị đã mua vé cho những chuyến bay sau, chúng tôi sẽ hoàn trả lại tiền. Quý vị sẽ liên hệ với văn phòng hãng để lấy lại tiền và đề nghị quý vị ký vào giấy tờ từ chối vận chuyển, đồng thời chúng tôi sẽ gửi thông báo và gửi tất cả các thông tin của quý vị đến tất cả các hãng hàng không của Hoa Kỳ”. 15 phút sau, tất cả 10 người đều phải ký vào biên bản.

Tất cả các hành khách đều nhìn họ và lắc đầu. Riêng tôi cảm thấy xót xa và buồn cho họ. Tuy không còn là tiếp viên của VNA nhưng tôi vẫn rất buồn và mất ngủ nhiều đêm chỉ vì câu hỏi: “Các bạn của tôi ơi! Bao giờ các bạn mới có đủ can đảm, mạnh dạn và tự tin để đối đáp và cư xử như cô tiếp viên người Mỹ gốc Việt này?”
MH 370 đang làm cho cả thế giới xôn xao, lo lắng, cầu nguyện và mong chờ cho những tin tức tốt lành mặc dù hy vọng rất mong manh… Và tôi không ngoại lệ và còn hơn thế nữa. Đó chính là nỗi xót xa, nhẫn nhục và chịu đựng của kiếp “làm dâu trăm họ” chấp nhận im lặng cam chịu những quấy nhiễu, hạch sách của những người khách vô ý thức, kém hiểu biết lại tự cho mình là “THƯỢNG ĐẾ” cũng chỉ vì miếng cơm, manh áo. (St)

(Trích từ FB HANA HA (May 24/ 2015) NOSEL>>>)

Câu chuyện thứ 3: Những chuyện động trời về tiếp viên Vietnam Airlines

Với lợi thế không phải soi chiếu hành lý, nhiều tiếp viên của Vietnam Airlines đã tham gia vào đường dây buôn lậu, tiêu thụ đồ ăn cắp, vận chuyển tiền quy mô lớn, rửa tiền…

Ngày 27.2, tờ Sankei Shimbun của Nhật đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.

Cơ quan cảnh sát cho biết, vụ việc được phát hiện vào ngày 26.2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Trước thông tin tiếp viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) bị nghi ngờ tiếp tay tuồn hàng trộm cắp tại Nhật về Việt Nam, Chánh văn phòng – Người phát ngôn của VNA Lê Trường Giang cho biết, chỉ mới nắm thông tin trên qua báo chí Nhật.
“Quan điểm của VNA là sẵn sàng phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Chúng tôi không bao che cho các cá nhân vi phạm. Đoàn tiếp viên của VNA có các quy định cấm các hoạt động buôn bán bất hợp pháp. 100% tiếp viên đã ký cam kết. Nếu vi phạm, ngoài bị xử lý theo pháp luật, VNA cũng có các chế tài xử lý theo hợp đồng lao động” – ông Giang nói.

Chiều 23.9.2013, đại tá Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an thành phố Hà Nội) – cho biết đơn vị này đang thực hiện lệnh tạm giữ đối với một tiếp viên phó của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines là Bùi Ngọc Tuấn để điều tra về hành vi buôn lậu.

Trước đó – lúc 6h25 ngày 22.9.2013, khi chuyến bay mang số hiệu VN106 của Vietnam Airlines từ Paris đáp xuống sân bay Nội Bài, lực lượng an ninh sân bay đã phát hiện Bùi Ngọc Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục khai báo. Toàn bộ số điện thoại iPhone 5S kể trên đều còn nguyên hộp, chưa qua sử dụng.

Không lâu sau khi vụ việc được phát hiện, lực lượng an ninh sân bay Nội Bài đã tiến hành lập biên bản và bàn giao Bùi Ngọc Tuấn cùng toàn bộ tang vật cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ để tiến hành điều tra, lập hồ sơ xử lý theo đúng thẩm quyền.

Ngày 22.11.2011, ba tiếp viên Vietnam Airlines tham gia chuyến bay VN937 khởi hành từ Seoul về Hà Nội, trong lúc kiểm tra an ninh, Hải quan sân bay Incheon – Seoul phát hiện trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên này có khoảng 20 lượng kim loại quý được cho là vàng chuẩn bị xuất về VN. Các nhà chức trách sân bay đã giữ lại 3 tiếp viên trên cùng với số hàng trên để tiếp tục điều tra làm rõ nguồn gốc và áp dụng các mức phạt theo quy định của Hàn Quốc.
Các bị cáo trong vụ án buôn lậu qua đường hàng không với hơn 30 tiếp viên hàng không được Bộ Công an xác định là có dính líu trong đường dây do Đỗ Thanh Lâm cầm đầu, tại phiên tòa xét xử hồi 24.7.2012.

Vietnam Airlines xác nhận có chuyện trên và tuyên bố không dung túng, bao che bất kể hành vi, vi phạm nào của nhân viên. Đại diện hãng cho biết, chuyến bay VN937 vẫn cất cánh về VN theo đúng giờ đã định.

Cuối năm 2011, siêu mẫu Vĩnh Thụy đã bị khởi tố vì liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ về TPHCM thông qua một số tiếp viên của VNA. Bị khởi tố cùng Vĩnh Thụy có tiếp viên Thái Anh Tiến, đoàn tiếp viên Vietnam Airlines.

Cuối năm 2008, phi công Đặng Xuân Hợp – cơ phó của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo (Nhật) đã bị Hải quan Nhật Bản tạm giữ điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép…

Trước đó – tháng 11.2008, Vietnam Airlines cũng đã buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt – người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc.

Cũng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác của Vietnam Airlines là Trần Đình Đang cũng bị cơ quan an ninh Úc bắt tại sân bay do mang ngoại tệ vượt quá quy định (quá 10.000USD). Phi công Trần Đình Đang đã bị kết án tù 4 năm rưỡi do vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam.

(Đọc chi tiết: http://laodong.com.vn/phap-luat/nhun...nes-183490.bld)


Cảnh sát Nhật còn nghi ngờ 5 thành viên phi hành đoàn, trong đó có phi công, đã tham gia vào đường dây buôn lậu.

Tình trạng tiếp viên hàng không buôn lậu là chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Nó như một căn bệnh không thể chữa được của ngành hàng không. Khi vụ việc bị phát hiện, Vietnam Airline cho biết sẽ trừng trị nhân viên, không bao che. Tôi thấy đây là cách rũ bỏ trách nhiệm. Chẳng hạn như con cái mình ăn cắp, mình lôi con về nhà và nói để tôi đánh nó một trận, như vậy là không công bằng.

Sinh con ra thì phải dạy, cũng giống như Vietnam Airline khi tuyển nhân viên phải sàng lọc kỹ càng. Không thể để hình ảnh quốc gia bị những con sâu này vấy bẩn được.

Phương thuốc giúp cải thiện “tác phong”: Vản hồi Luân lỳ Đạo đức cổ truyền Đông phương.

Hy vọng những đức tính rất thực tiển này của người Nhật có thể giúp cải thiện tác phong của con người.

Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác cũng như không dám trộm cắp, hại người để được nghiệp quả tốt.

Năm đức tính của người Nhật:

Đức tính thứ nhất: Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

Đức tính thứ hai: Không ồn nơi công cộng


Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại các cửa hàng mua sắm dù đang vào mùa khuyến mãi cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

Đức tính thứ ba: Nhân bản


Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Đức tính thứ tư: Bình đẳng


Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Đức tính thứ 5: Nội trợ là một nghề.

Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Nhìn người mà nghĩ đến ta.

Văn hoá văn minh vật chât của VN ngày nay dựa trên chủ nghĩa duy vật ngoại lai đã xóa bỏ nên luân lý đạo đức cổ truyền, đã làm mất quốc hồn quốc túy rồi. Do đó mới xảy ra hiện tượng xấu hổ tủi nhục như trong các câu chuyện kể trên, và dĩ nhiên còn vô số câu chuyện làm mất sĩ diện quốc gia dân tộc, trăm ngàn lần hơn! Đâu còn đạo lý “Nhân Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”!
Thật ra, Văn hoá cổ truyền của nước ta, một nền văn học mang tính nhân bản sâu sắc thượng tôn đạo lý “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, mà chúng ta thừa huởng qua nhiều thế hệ, từ ông bà tổ tiên, không thua kém Nhật chút nào!

Người không có Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác.
Người không có Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc.
Người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép.
Người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc.
Người không có Tín thì sẽ thành kẻ giả dối.

(Trích dẫn: http://www.taberd75.com/linh%20tinh/...iaLeTriTin.htm)

Video thông tin liên hệ:
Viêt Nam Flight Attendant Arrested in Japan

Chú thích.
(1) Một độc giả bình luận:
[OMG!!!
Da 6 nam roi! Sau dó là Nguoi VN an cắp, phi cong
cầm nhầm , tiếp viên buôn lậu!!
Gương mặt VN tại Nhật phải dấu di dâu hay ra đuong phai noi Láo minh là
Chinese, Korean , or even Japanese !!!!!???
Sent from my iPhone
Tam LE Date: October 8, 2015 at 10:57:27 PM PDT

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.


Theo Đại kỷ Nguyên