Những người trung thành trong bè cánh chính trị của cựu lãnh đạo Trung Quốc đối diện án tù





Con đường dẫn đến quyền lực trong ngành công nghiệp dầu khí bao gồm cả việc bức hại nhóm tinh thần.


Tưởng Khiết Mẫn, cựu giám đốc Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc, tại Hong Kong ngày 25 tháng 3, năm 2010. (Mike Clarke / AFP / Getty Images)

Ba quan chức có quan hệ với cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đã bị thanh trừng trong thời gian năm ngày. Với tội danh tham nhũng, một người bị kết án tù 13 năm, và một người khác là 16 năm. Người thứ ba bị đặt dưới một cuộc điều tra nội bộ Đảng vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng.”
Các quan chức này lần lượt là: Lý Xuân Thành, từng là người đứng thứ hai của tỉnh Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc; Tưởng Khiết Mẫn, người từng đứng đầu cơ quan giám sát các doanh nghiệp nhà nước, và trong nhiều năm điều hành Tổng công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc, công ty dầu khí lớn nhất của đất nước này; và Tô Thụ Lâm, cựu chủ tịch tỉnh Phúc Kiến ở miền nam Trung Quốc. Trước đó, Tô là lãnh đạo hàng đầu của Tổng công ty Dầu khí và Hoá chất lọc dầu khổng lồ của Trung Quốc, được nhiều người biết đến với cái tên Sinopec.


Lý Xuân Thành, một cựu quan chức cấp cao tại tỉnh Tứ Xuyên, ngày 18 tháng 1, 2011. (STR / AFP / Getty Images)



Tô Thụ Lâm, cựu Chủ tịch công ty Sinopec, tham dự một sự kiện tại Hồng Kông, ngày 24, 2009. (Mike Clarke / AFP / Getty Images)
Cả ba đều từng có mối quan hệ với các quan chức thân cận của Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ từ năm 1989 đến năm 2002, và cũng là người nắm giữ quyền lực đằng sau hậu trường chính trị trong gần một thập kỷ tiếp sau, theo như nhận định của các nhà quan sát chính trị.

Việc loại bỏ những quan chức này là một phần của chiến dịch rộng khắp của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm giành lại quyền kiểm soát trong các lĩnh vực kinh tế và chính phủ mà đã bị mạng lưới chính trị của Giang Trạch Dân chia nhỏ và nắm giữ.


Thông báo về việc kỷ luật Lý Xuân Thành và Tưởng Khiết Mẫn được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin vào ngày 12 tháng 10. Cả hai người bị yêu cầu phải nộp 1 triệu Nhân dân tệ từ tài sản cá nhân và bị lĩnh án tù tương ứng với tội danh nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.

Lý bị cáo buộc là đã nhận 39,8 triệu Nhân dân tệ tiền hối lộ trong các năm từ 1999 đến 2012, trong khi Tưởng bị phát hiện đã bị mua chuộc với khối tài sản trị giá hơn 14 triệu Nhân dân tệ, theo truyền thông nhà nước. (Các nhà phân tích nền chính trị Trung Quốc tin rằng các báo cáo chính thức đã làm giảm đi đáng kể con số thực tế của các giao dịch kể trên).
Tô Thụ Lâm chưa bị trừng phạt, nhưng thông báo của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương, cơ quan điều tra của Đảng, chỉ ra rằng ông ta gần như chắc chắn sẽ bị kết tội tham nhũng và phải ngồi tù.

Sức mạnh của dầu khí

Việc loại bỏ những quan chức này là một phần của chiến dịch rộng khắp của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm giành lại quyền kiểm soát trong các lĩnh vực kinh tế và chính phủ mà đã bị mạng lưới chính trị của Giang Trạch Dân chia nhỏ và truyền tay nhau nắm giữ, được tiếp nối qua cả chính quyền trước đấy của Hồ Cẩm Đào. Như vậy đến nay, bộ máy an ninh, lực lượng quân sự, khu vực tài chính nhà nước, và lĩnh vực năng lượng, tất cả đã chứng kiến nhiều cuộc thanh trừng, bắt đầu từ cuối năm 2012 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Trong nhiều năm, ngành công nghiệp dầu khí chủ yếu nằm trong tay các quan chức có liên quan với Giang Trạch Dân. Hai trong số những cái tên nổi bật nhất là Tưởng Khiết Mẫn (không có quan hệ trực tiếp với Giang Trạch Dân) và Chu Vĩnh Khang, cựu bộ trưởng an ninh đã bị thanh trừng, người từng đứng đầu Tập đoàn dầu khí quốc gia trước Tưởng Khiết Mẫn.

Bắt đầu từ năm 2013, ban lãnh đạo mới của Đảng đã bắt đầu một cuộc thanh trừng trong ngành công nghiệp dầu khí, loại bỏ một loạt những người trung thành của Chu trước khi chĩa mũi nhọn vào chính ông này.

Tưởng Khiết Mẫn đã bị cơ quan chống tham nhũng của Đảng điều tra vào tháng 9 năm 2013, khoảng nửa năm sau khi ông ta nhậm chức vụ đứng đầu Ủy ban giám sát và quản lý tài sản Nhà nước Trung Quốc. Tưởng được báo cáo là đã chu cấp một khoảng tài chính khổng lồ cho Chu Vĩnh Khang và gia đình ông ta thông qua các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ, theo tờ Hong Kong Apple Daily.

“Nhị hổ”



Liêu Vĩnh Nguyên, một người được Tưởng Khiết Mẫn che chở và là cựu chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc, đã bị cơ quan chống tham nhũng điều tra vào tháng 3 vừa qua. Trong công ty, Liêu từng có biệt danh là “con hổ vùng Tây Bắc”. Hơn sáu tháng sau, “con hổ vùng Đông Bắc” Tô Thụ Lâm cũng đã bị thanh trừng.

Liêu và Tô đã được coi là những nhân vật quan trọng trong ngành công nghiệp dầu khí của nhà nước Trung Quốc, và được xem là có tương lai chính trị sáng sủa, theo phiên bản tiếng Trung của hãng tin Đức Deutsche Welle.
Dường như không phải ngẫu nhiên mà một trong những điểm nổi bật trong kỷ nguyên chính trị Giang Trạch Dân được nhấn mạnh trong các công ty dầu khí lớn nơi các quan chức này nắm quyền lãnh đạo.

Liêu chỉ mới 37 tuổi khi ông ta đảm nhận nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là tổng giám đốc mỏ dầu Tarim của dầu khí Trung Quốc. Sau khi rời vị trí cuối cùng của ông ta trong ngành công nghiệp dầu khí vào năm 2011, Tô làm phó chủ tịch, sau đó làm chủ tịch và bí thư đảng bộ tỉnh Phúc Kiến lúc 49 tuổi.
Cả hai người là bạn chí thân của cựu thành viên Ủy ban thường vụ bộ chính trị và cựu phó chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, theo Deutsche Welle. Tăng được biết đến là người có khả năng chính trị và là đồng minh của Giang Trạch Dân từ trước khi cựu lãnh đạo Đảng này lên nắm quyền, từ căn cứ của họ ở Thượng Hải.

Máu và dầu

Dường như không phải ngẫu nhiên mà một trong những điểm nổi bật trong kỷ nguyên chính trị Giang Trạch Dân đã được nhấn mạnh trong các công ty dầu mỏ lớn nơi các quan chức này nắm quyền lãnh đạo.

Minh Huệ (Minghui.org), một trung tâm thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, có đầy đủ báo cáo về việc nhân viên của các công ty dầu khí, những người thực hành môn tập tinh thần truyền thống của Trung Quốc là đối tượng bị đàn áp tàn bạo.
Một trong những ví dụ nổi bật nhất về cuộc đàn áp xảy ra khi Tô Thụ Lâm lãnh đạo một mỏ dầu ở Đại Khánh ở phía đông bắc tỉnh Hắc Long Giang.
Vương Bân, một kỹ sư máy tính tại Viện thăm dò và phát triển mỏ dầu Đại Khánh, đã bị gửi đến một trại lao động ở thành phố và bị tra tấn dã man vào tháng 9 năm 2000 khi ông từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2013, ít nhất 27 học viên Pháp Luân Công làm việc tại mỏ dầu Đại Khánh đã thiệt mạng do bị bức hại, theo số liệu mới nhất do Minh Huệ cung cấp. Tổng cộng, theo các dữ liệu được cung cấp hạn chế, 3.900 học viên Pháp Luân Công được báo cáo là đã bị giết chết trong chiến dịch kéo dài 16 năm, dù con số thực tế còn chưa được rõ.

Không có dấu hiệu nào trong các bài viết của Minh Huệ cho rằng các quan chức đó ra lệnh xử lý những người này. Tuy nhiên, người ta biết rằng, những người xung quanh Giang Trạch Dân được thăng chức qua các cấp bậc là do họ đã xử lý tàn nhẫn đối với Pháp Luân Công, và các mô tả cuộc bức hại trong bản tin Minh Huệ phù hợp với hình thức này.

Trường hợp của Vương Bân, theo Minh Huệ, những người tra tấn đã nhét tàn thuốc vào mũi, làm đứt một động mạch cổ chính, và đánh gãy vô số xương của ông. Cuối cùng, Minh Huệ báo cáo, ông Vương đã bị đánh đến chết.
Frank Fang và Jenny Li đã đóng góp cho báo cáo này.


Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung