Phát hiện “siêu chớp lửa” gấp 1000 “chớp lửa mặt trời” – Có thể đe dọa nhân loại



Nhóm các nhà khoa học Anh quốc vừa phát hiện ngôi sao cách xa chúng ta nhưng lại phóng ra chùm năng lượng cực mạnh, hơn vụ nổ 1 tỷ megaton. Năng lượng phát ra gấp 334 tỷ lần quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.



Mặt trời của chúng ta với nguy cơ vẫn còn ở mức thấp về khả năng phóng phát siêu chớp lửa có tính hủy diệt tương đương vụ nổ 1 tỷ megaton. (AFP)

Chớp lửa mặt trời đã được biết có sức mạnh tàn phá vệ tinh, mạng viễn thông và mạng điện trên trái đất thông qua sự phóng phát của các phần tử năng lượng cao dọc khắp hệ mặt trời.

Nhưng mới đây các nhà khoa học cảnh báo, nhân loại cũng có thể bị đe dọa bởi một thế lực còn khủng khiếp hơn thế – siêu chớp lửa mặt trời.
Các nhà vật lý học thiên văn ước tính một siêu chớp lửa có thể phóng phát năng lượng tương đương hoặc hơn vụ nổ 1 tỷ megaton.
Nghiên cứu sinh Chloe Pugh và các đồng nghiệp tại trung tâm vũ trụ và thiên văn học vũ trụ thuộc đại học Warwick là tác giả của nghiên cứu này. Nhóm khoa học cảnh báo về nguy cơ không hề nhỏ đối với trái đất sau khi nghiên cứu ngôi sao thuộc dải ngân hà cách chúng ta 1.480 năm ánh sáng. Với sức mạnh gấp ngàn lần tia chớp lửa mặt trời của chúng ta, siêu chớp lửa không chỉ tàn phá vệ tinh, các con tàu vũ trụ mà còn có sức mạnh hủy diệt trên mặt đất.
Thế nào là bão mặt trời
Bão mặt trời xảy ra khi mặt trời phóng phát hàng loạt các phân tử chứa năng lượng từ nó. Nếu hướng tới trái đất, những phân tử này tương tác với từ trường địa cầu để hướng chúng tới miền cực và gây ra hiện tượng aurora (cực quang) tại cực nam và cực bắc.
Mấy năm gần đây đã xảy ra một số cơn bão mặt trời lớn dẫn đến cúp điện như hồi tháng 10/2003 tại Thụy Điển và tháng 3/1989 ở Canada.

Một hiện tượng cực quang hệ quả của bão mặt trời. (Alamy)

Những cơn bão mặt trời cực mạnh mà các nhà khoa học đã và đang theo dõi từ mẫu vật lấy trong băng cho thấy chúng tối thiểu mạnh gấp chục lần so với vụ việc xảy ra mấy thập kỷ trước.
Hành tinh mà nhóm khoa học đang nghiên cứu có tên gọi KIC9655129, ngôi sao thường xuyên phóng phát siêu chớp lửa, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, khi phóng ra chớp lửa, ngôi sao này cũng sản sinh những đợt sóng tương tự như lúc mặt trời của trái đất phóng chớp lửa.
Nhà khoa học Pugh cho biết: “Chớp lửa mặt trời bao gồm một loạt những xung động giống các đợt sóng, thường là đợt này gối lên đợt kia. Tính chất của chúng tương đồng với những đợt sóng trong chớp lửa Mặt trời của chúng ta”. Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Astrophysical Journal.
Trong khi chớp lửa Mặt trời của chúng ta chỉ phát ra năng lượng tương đương vụ nổ 100 triệu megaton, một siêu chớp lửa có thể phóng ra năng lượng tương đương vụ nổ 1 tỷ megaton.
Tuy nhiên nhóm khoa học cho rằng chúng ta không nên quá lo ngại.
KIC9655129 là sao đôi quay quanh quỹ đạo của nhau vì thế chúng có thể phóng phát chớp lửa không đồng nhất.
Bà Pugh nói thêm:
Nếu Mặt trời phóng ra chớp lửa, đó sẽ là thảm họa cho toàn bộ nhân loại trên Trái đất-hệ thống GPS và vô tuyến của chúng ta lập tức gián đoạn, cúp điện trên diện rộng do mạng lưới bị thủng. Tuy nhiên có một điều may mắn là ít khả năng Mặt trời phóng được siêu chớp lửa, dựa trên những điều kiện hiện có”.
Theo các nhà khoa học, nếu xảy ra siêu chớp lửa, toàn thế giới chỉ có 12 giờ để chuẩn bị đối phó. Sau đó toàn bộ hệ thống GPS, vô tuyến, mạng viễn thông, năng lượng, vệ tinh…sẽ bị phá hủy trong nhiều ngày, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống hiện đại, đặc biệt giao thông và liên lạc. Chính phủ Anh quốc và Mỹ đã và đang lên kế hoạch chuẩn bị đối phó siêu chớp lửa nếu nó xảy ra.


Theo minhbao