Lễ Giáng Sinh: Sứ điệp Hòa Bình với Tình Thương bao la Thượng Đế ban cho nhân loại



Nhân loại đang chứng kiến viễn tượng Biển Đông đột biến, Biển Đen biến động, một bầu trời ảm đạm bao trùm gần hết từ Đông sang Tây.[/I][/B]
Từ phương Đông dưới sự thống trỉ của các thế lực vô thần phản thiên nghịch địa, và ngọn lửa tà giáo cuông loan, tai họa khủng bố bùng cháy lên từ Trung Đông tràn lan sang Tây Phương.
Hơn bao giờ hết, chính trong giờ phút này, những tín đồ Thiên Chuá giáo và tất cả các tín ngưỡng khác đang đặt tất cả niềm tin nơi Thượng Đế để được cứu rổi.
Lễ Giáng Sinh sắp đến đây là tia hy vọng của nhân loại. Hãy cầu nguyện.

Lễ Giáng Sinh là truyền thống Văn hóa dân tộc

Lễ Giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas còn được gọi là lễ Thiên Chúa Giáng Sinh.
Từ tiếng Pháp Noël, viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo.
Họ tin là Chúa Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.
Quảng cáo

Nhiều nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước khác, vào tối ngày 24 tháng 12.
Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”, nhưng lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn.
-Ý nghĩa từ “Merry Christmas” (Lễ Giáng Sinh Vui).
Tĩnh từ “Merry” gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, một cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì từ “Merry Christmas” mới được phổ biến.
Người có công lớn về nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.
Trong dịp lễ Giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên Chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ).
-Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa của Vòng lá mùa vọng
Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. Bốn cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng. Cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).
-Ngôi sao Giáng Sinh
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.
Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
-Ông già Noel
Santa Claus

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Nicholas bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ IV. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc.
Thánh Nicholas đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài.Thánh Nicholas là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em.Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Nicholas thết đãi no nê.
Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.

-Bộ quần áo đỏ của ông già Noel.

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.
Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.
Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.
Còn bây giờ, hãy tự tin mà bảo với mọi người rằng: “Ông già Noel trên xe trượt tuyết với hai con tuần lộc là hoàn toàn có thật”.

-Cây tầm gửi và cây ô rô.

Hai trăm năm trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỷ niệm ngày Mùa Ðông đến. Họ thường hái loại cây kí gửi này và dùng nó để trang trí cho ngôi nhà của mình. Họ tin tưởng rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật từ bệnh vô sinh của phụ nữ cho đến ngộ độc thức ăn.Những người dân ở bán đảo Scandinavian House (Xcăngđinavi) cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hòa thuận. Họ còn đồng nhất hình tượng cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga (Frigga: Norse Goddess of Beauty, Love and Marriage)
Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ từ niềm tin này. Lúc đầu nhà thờ cấm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vì sử dụng tầm gửi, các cha đạo đề nghị dùng cây ô rô làm loại cây dùng cho Lễ Giáng Sinh.
-Bữa ăn Reveillon
Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) và mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christopheer Colombus du nhập từ Mehico.

-Bài hát Giáng sinh

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.
Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.Bài Silent Night, Holy Night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

-Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

-Chuông Thánh Đường

Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.

-Đèn Nến Giáng Sinh

Có nhiều truyền thuyết kể về những cây nến đêm Giáng Sinh. Nhiều người cho rằng Martin Luther là người đầu tiên có sáng kiến thắp nhiều cây nến trên các cành cây thông mùa Giáng Sinh. Khi trở về nhà vào một đêm mùa đông gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cành cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà để tượng trưng cho Ngôi Sao trên làng Bê-lem.
Có một huyền thoại khác kể rằng một bé trai nọ bị đi lạc đêm Giáng Sinh, nhờ ánh đèn nến nơi cửa sổ phòng mẹ, đã tìm được lối về đến nhà.
Lại có một truyền thuyết khác kể rằng thánh Maria và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh đèn hắt ra từ cửa nhỏ một cái chuồng bò lừa.

Sơ lược về Công Giáo ở Việt Nam

Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16, (khoảng thời gian Chúa Nguyễn Ánh trị vì ở miền Nam) khi các nhà truyền giáo châu Âu tới giảng đạo.

Đến năm 2008, theo thống kê của Giáo hội, số lượng tín hữu Công giáo Việt Nam là hơn 6,18 triệu người, chiếm tỉ lệ 7,18% tổng dân số, được xếp thứ năm ở châu Á, sau Đông Timor, Philippines, Liban và Hàn Quốc.

Từ Công giáo (tiếng Hy lạp: katholikos) có nghĩa là “chung” hay “phổ quát”, được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, với ý nghĩa là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào.
Cộng đồng Công giáo tại Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma dưới sự lãnh đạo tinh thần của Giáo hoàng và Giáo triều Rôma.
Các nhóm Công giáo khác không dưới quyền của Giáo hoàng
Trong Kitô giáo Tây phương, các nhóm chính tự xem là “Công giáo” mà không có sự hiệp thông đầy đủ với Giáo hoàng là:
-Giáo hội Công giáo Thượng cổ (Ancient Catholic, Giáo hội Công giáo Cổ tại Hà Lan),

-Các Giáo hội Công giáo Cổ (Old Catholic, tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma năm 1870),
-Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, các Giáo hội Công giáo Độc lập (Independent Catholic) như các nhóm ở Philippines, Brazil, Ba Lan và một số thành phần của Anh giáo (Thượng Giáo hội hay Công giáo Anh).
Các nhóm này giữ các niềm tin tinh thần và thực hành nghi lễ tôn giáo tương tự như Công giáo Rôma nghi lễ La-tinh mà từ đó họ xuất phát, nhưng từ chối địa vị và thẩm quyền của Giáo hoàng.
Nhà nước tham dự vào sinh hoạt nội bộ tôn giáo.


Đức tin thắng được Cộng sản không? (2)

Sau 1975, tình hình Công giáo cũng như Phật giáo nói chung có thay đổi lớn do Nhà nước can thiệp vào sinh hoạt nội bộ tôn giáo.
Khi Tòa Thánh Vatican (1) muốn bổ nhiệm một người làm giám mục, họ phải gửi danh sách ứng viên đến chính phủ Việt Nam. Chỉ khi chính phủ đồng ý thì người đó mới được công nhận là giám mục ở Việt Nam.
Trong nhiều năm, các nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican đến thăm Việt Nam mỗi năm để thảo luận về hoạt động của Giáo hội Công giáo và cũng để bàn bạc với giới chức Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục. Mặc dù Tòa Thánh luôn nhấn mạnh rằng việc bổ nhiệm giám mục phải xin phép chính phủ vốn không phải là thông lệ của họ, nhưng họ có thể tạm thời chấp nhận trong bối cảnh quan hệ hai bên đang tiến triển.

Phụ Trương. Nghe bài Feliz Navidad, “Chúc Bạn Lễ Giáng Sinh Vui, tôi chúc từ tận đáy lòng của tôi”


Theo DKN