.

Học sinh Việt tại Nhật nhận "cảnh báo"
về ăn cắp vặt: Xấu hổ.

(ĐSPL) - Một thông báo mới đây của Trường Nhật ngữ, Viện Nghiên cứu Tokyo đến học sinh Việt Nam lại khiến dư luận xôn xao về tình trạng ăn cắp vặt của người Việt ở nước ngoài.

Trên các diễn đàn đang chia sẻ bản thông báo của Văn phòng Trường Nhật ngữ, Viện Nghiên cứu Tokyo vừa có thông báo đến học sinh Việt Nam về việc ăn cắp vặt như sau:

“Hiện nay nhiều sinh viên Việt Nam đang sinh sống tại Nhật bị cảnh sát bắt vì tội ăn cắp, bỏ trốn và không đến trường làm nhà trường rất lo lắng.

Ở các siêu thị hoặc cửa hàng thuốc tây ở Nhật đều có camera giám sát hoặc nhân viên giám sát ăn cắp vặt.

Gần đây, được biết có một tổ chức tội phạm liên lạc với những sinh viên đang du học tại Nhật như thế này:

“Hãy đi đến tiệm… có bán những sản phẩm… ăn cắp rồi đưa cho người Nhật. Nếu làm vậy nợ nần ở Nhật sẽ được trả bớt”.

Khi bị bắt vì tội ăn cắp sẽ bị đưa vào tù và đưa trả về Việt Nam (cưỡng chế về nước). Trên thực tế những trường hợp như thế này đang gia tăng.

Mặt khác, nếu bỏ trốn không đến trường thì, theo em như trở thành cư trú bất hợp pháp. Sinh viên nào không đến trường, nhà trường xem như sinh viên đó nghỉ học và thông báo đến Cục quản lý xuất nhập cảnh Tokyo. Nếu như thế cho dù còn thời hạn cư trú nhưng vẫn bị cảnh sát bắt.

Về hành vi ăn cắp, nếu không đến trường, bỏ trốn thì khi đang làm việc bị cảnh sát bắt được sẽ bị trả về nước và vĩnh viễn không được đến Nhật vì hành vi của bạn đã được lưu lại.

Nhà trường hiểu rằng các bạn sinh viên có nhiều vất vả nhưng các sinh viên đến đây với mục đích là du học sinh thì hãy cố gắng học tập tốt. Khi các bạn giỏi tiếng Nhật thì các bạn sẽ tìm được công việc tốt cho mình và chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đến với mình.

Khi các bạn khó khăn gì, muốn trao đổi việc gì, các bạn hãy đến văn phòng để trao đổi. Các sinh viên hãy cố gắng lên!"






Bản thông báo của Văn phòng Trường Nhật ngữ, Viện Nghiên cứu Tokyo
đến sinh viên Việt Nam về việc ăn cắp vặt.



Bức ảnh chụp thông báo này được thành viên Dũng đăng tải trên trang otofun.net. Bức ảnh này đã nhận được rất nhiều ý kiến bình luận. Đa số đều cảm thấy buồn và xấu hổ về việc ăn cắp của người Việt ở nước ngoài. Một số người còn cho rằng đây là bệnh nan y, đã có từ lâu và hầu hết người Việt Nam sống tại nước ngoài đều mắc phải.
Thực tế, thời gian gần đây, tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật lại có xu hướng gia tăng. Điều đó khiến cho hình ảnh người Việt thêm xấu xí trong mắt các bạn nước ngoài.






Thời gian gần đây, tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật
lại có xu hướng gia tăng.



Cách đây không lâu, 6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100 lần thực hiện hành vi trộm đồ. Khi điều tra về tài khoản của một phụ nữ trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10 triệu yên (tương đương 1,9 tỷ đồng). Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội.

Hồi đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam cũng bị phía Nhật bắt giữ vì bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.

Vào tháng 12/2013, bốn thanh niên người Việt cũng bị phát hiện đang ăn cắp quần áo, mỹ phẩm tại một siêu thị ở Tokyo. Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo.






Những dòng cảnh báo ghi bằng tiếng Việt
xuất hiện ở người ngoài khiến nhiều người Việt cảm thấy xấu hổ.



Thống kê từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy, số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại nước này, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012. Như vậy chỉ trong vòng 4 năm, số người Việt đi "chôm chỉa" rồi bị bắt giữ tăng gấp 4 lần, chỉ riêng tại Nhật. Và 6 tháng đầu năm 2013, đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật

Trước tình trạng ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật Bản gần đây có xu hướng gia tăng, tại những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng ở nước này, những tấm biển cảnh báo hành vi ăn cắp bằng tiếng Việt đã xuất hiện.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.
Nhìn những hình ảnh này, nhiều người thấy xấu hổ về sự vô ý thức của người Việt tại Nhật Bản.

Sau đó, vào tháng 7/2014, trên mạng xã hội cũng đăng tải bức ảnh chụp biển cảnh báo ăn cắp trong một shop thời trang tại Nhật khiến nhiều người Việt xấu hổ. Bức ảnh được chụp tại một cửa hàng thời trang tại Wako-shi, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Trên tờ cảnh báo có ghi dòng chữ: “Hệ thống camera giám sát đang hoạt động” bằng tiếng Việt.

Hồi tháng 8/2014, một bức ảnh với dòng thông báo "Tuyệt đối không được lấy ô và giầy của người khác để dùng" được viết bằng cả tiếng Việt và Nhật vừa được chia sẻ trên mạng xã hội. Theo facebook của Công Nguyễn thì hình ảnh này được ghi lại ở nước Nhật.






Mới đây, tại một cửa hàng của Đài Loan có gắn camera
cũng có bảng thông báo nhỏ cho các khách hàng người Việt.



Cái tát mạnh vào lòng tự trọng của người Việt?

Chị Nguyễn Quyên, một trí thức đang sinh sống ở tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cho biết:

“Cộng đồng người Việt Nam bên này có đủ loại người. Số người ăn cắp, ăn trộm, đi tàu trốn vé nhiều không kể xiết. Bạn nào nói đó chỉ là một tấm biển thông thường thì suy nghĩ quá dễ dãi và bao biện. Người Việt Nam về cơ bản không chấp nhận nhìn thẳng vào sự xấu xí của dân tộc mình để tự thấy hổ thẹn mà thay đổi".

Chị Quyên cho biết, chị sống ở Nhật đã vài năm. Chị thấy truyền hình Nhật đưa nhiều phóng sự về ăn cắp vặt, trong đó có người Việt Nam hùng dũng lái xe vào siêu thị ăn cắp cả bao gạo đi ra. Bên Nhật đưa hẳn trực thăng đi càn quét.

"Những tấm biển như thế này thực sự là một cái tát vào dân Việt Nam. Ở Nhật cũng có chuyện người Nhật ăn cắp, nhưng không nhiều. Nếu có biển thì họ chỉ ghi biển tiếng Nhật là chúng tôi đang dùng camera theo dõi đó. Còn viết hẳn bằng tiếng Việt tức là chỉ đích danh dân Việt Nam hay ăn cắp rồi. Vì đối tượng ăn cắp cũng nhiều người không biết tiếng Nhật, là tu nghiệp sinh. Họ còn phải viết rõ là phạt tù, báo cảnh sát đó”, chị Quyên chia sẻ.





Nhìn những hình ảnh này, nhiều người thấy xấu hổ
về sự vô ý thức của người Việt tại Nhật Bản.



“Chuyện người Việt đi tàu trốn vé thì nhiều không kể xiết. Đặc biệt là dân du học sinh thì nhốn nháo, đủ loại người. Người Nhật xưa nay trung thực, ít ai trốn vé. Nhưng vì người nước ngoài trong đó có người Việt Nam trốn vé nhiều nên ở những ga lớn như Ueno ở Tokyo, người ta có nhân viên đứng canh cửa soát vé, nhưng dân mình vẫn đủ trò lách được”, chị Quyên kể.

Chị Quyên cho biết, với các hành vi ăn cắp vặt, gian lận vé tàu, khi bị bắt thì họ phạt hành chính, phạt tiền, còn nếu làm găng họ mới báo về trường, về công ty.

“Nói chung là cái ảnh hưởng về vật chất không lớn nhưng sĩ diện và tự trọng thì bị ảnh hưởng lớn”, chị nói.

Người Nhật không bày tỏ thái độ ra bên ngoài, nhưng theo chị Quyên, họ vẫn kỳ thị người Việt, bởi không chỉ chuyện gian dối, ăn cắp, ăn trộm, mà tác phong, cách sống của người Việt cũng đi ngược với văn hóa Nhật. Người Việt hay tụ tập ồn ào, nói to oang oang, còn người Nhật thì không thế.

Hơn 8 năm sinh sống ở Nhật, chị Nguyễn Việt Anh (hiện đang cư trú ở Chi Ba, giáp Tokyo) cho biết, mấy năm nay do tiếng Nhật kém nên nhiều người sang đây không có việc làm, vấn đề việc làm đang rất nóng hổi. Có thể chuyện không có việc làm, không đủ tiền chi tiêu đẩy người Việt vào nạn ăn cắp vặt.

“Nhiều người không tìm hiểu kỹ khi đi Nhật nên cứ nghĩ sang đây là miền đất hứa. Nếu người Việt mình sang Nhật mà không chịu khó học tập thì sang đây là địa ngục”, chị Việt Anh bày tỏ.




Biển “đe” người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật


Ăn cắp ở nước ngoài rồi "tuồn" về Việt Nam bán

Không chỉ ăn cắp để phục vụ đời sống nơi xứ người, lợi dụng tâm lý sính ngoại nhưng ham rẻ của một bộ phận người trong nước, những kẻ ăn cắp tìm mọi cách để “tuồn” hàng hiệu chôm chỉa ở nước ngoài về Việt Nam.

Vụ việc 5 người Việt Nam ở Thái Lan bị bắt vì ăn cắp các món đồ hiệu trị giá tới hàng trăm ngàn baht (100.000 baht tương đương 3.000 USD) cũng đang gây xôn xao dư luận. 5 người này bao gồm 3 nữ và 2 nam, độ tuổi từ 24 đến 39.

Báo The Nation dẫn lời cảnh sát Thái cho biết, những người này lấy trộm 64 món đồ xa xỉ trong trung tâm mua sắm ở thành phố Chiang Mai rồi bọc chúng lại bằng giấy bạc để tránh sự phát hiện của cổng từ kiểm tra. Dự định sau khi lấy trộm, họ sẽ đem những món này về Việt Nam bán với giá rẻ hơn.

Trước đó, đã có nhiều người Việt
ăn cắp bị phát hiện ở nước ngoài khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ. Thậm chí, có trường hợp người Việt có học thức, có vai vế, cũng bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản của người bản xứ.

Cách đây không lâu, 6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100 lần thực hiện hành vi trộm đồ.




Nhóm thanh niên ăn cắp chuẩn bị cơ quan phát hiện

Khi điều tra về tài khoản của một phụ nữ trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10 triệu yên (tương đương 1,9 tỷ đồng). Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội.

Điều đáng nói, đây không phải là vụ đầu tiên người Việt ăn cắp ở Nhật bị phát hiện. Đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam cũng bị phía Nhật bắt giữ vì bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.

Vào tháng 12/2013, 4 thanh niên người Việt cũng bị phát hiện đang ăn cắp quần áo, mỹ phẩm tại một siêu thị ở Tokyo. Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo.

Không chỉ ở Nhật, ở các quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã có trường hợp người Việt bị bắt giữ vì ăn cắp trong siêu thị hoặc ăn cắp tài sản.

Theo báo Thanh Niên Online, cảnh sát Thái Lan ngày 25/3/2013 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok. Những mặt hàng này bao gồm quần, áo, mũ, túi xách, được xác định có giá trị hơn 140 triệu đồng.

Tháng 8/2014, cảnh sát Malaysia đã bắt 3 đàn ông người Việt chuyên đột nhập các cửa hàng để ăn trộm. 3 người này được cho là có liên quan đến 9 vụ đột nhập các cửa hàng làm thất thoát hơn 57.000 USD.

Tại nước ngoài, không khó để bắt gặp những tấm biển cảnh báo hành vi ăn cắp bằng tiếng Việt tại những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng,...

Tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện
ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Sau đó, vào tháng 7/2014, trên mạng xã hội cũng đăng tải bức ảnh chụp biển cảnh báo ăn cắp trong một shop thời trang tại Nhật khiến nhiều người Việt xấu hổ. Bức ảnh được chụp tại một cửa hàng thời trang tại Wako-shi, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Trên tờ cảnh báo có ghi dòng chữ:

“Hệ thống camera giám sát đang hoạt động” bằng tiếng Việt.

Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của một số người Việt.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài, bởi lòng tham của một số cá nhân.

Ngọc Anh (Tổng hợp)
doisongphapluat online