Mực nước biển trong thế kỷ 20 dâng cao với tốc độ lớn nhất trong vòng 3000 năm qua



Theo CNN, các nhà khoa học quốc tế vừa công bố thông tin chấn động. Mực nước biển tính riêng trong thế kỷ 20, đang dâng cao với tốc độ nhanh nhất trong lịch 3000 năm gần đây của Trái Đất.


Bob Kopp, nhà khoa học khí hậu tại đại học Rutgers, người chỉ đạo nghiên cứu khẳng định chắc chắn 98% mức tăng mực nước biển riêng trong thế kỷ qua nhanh đột biến, tính từ năm 800 TCN.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu không có biến đổi khí hậu do con người, mực nước biển sẽ chỉ tăng khoảng từ 3-7 cm thay vì mức 14cm.

Nhóm bao gồm 10 học giả về khí hậu tại các đại học trên toàn thế giới, sử dụng hệ thống thống kê thu thập dữ liệu địa chất tại 24 địa điểm trên khắp thế giới và 66 khu vực có thủy triều.

Cụ thể hơn, mực nước biển toàn cầu tăng với tốc độ trung bình 1,4mm mỗi năm trong thế kỷ XX. Theo số liệu của NASA, con số này hiện tại là 3,4mm, như vậy có thể thấy rằng nước biển vẫn dâng lên.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh vào mức tăng “đáng kể” và “mang tính lịch sử” bắt đầu từ thế kỷ 19. Thế kỷ 20 không phải là khoảng thời gian duy nhất mà nước biển và nhiệt độ trái đất tỷ lệ thuận với nhau. Vào khoảng năm 1.000-1.400, nước biển giảm 8cm khi nhiệt độ toàn cầu giảm 0.2°C.

Vào tháng 12 vừa qua, các bộ trưởng từ 195 quốc gia đã thông qua thỏa thuận bắt buộc về pháp lý về chống biến đổi khí hậu tại Paris. Thỏa thuận nhằm hạn chế và từ bỏ các nhiên liệu hóa thạch, giảm mức tăng nhiệt độ xuống dưới 2 độ C hoặc tốt hơn là 1,5 độ.

Trước đó nghiên cứu của LHQ về biến đổi khí hậu năm 2013 cũng cho thấy hoạt động của con người chiếm ít nhất 50% nguyên nhân trong nửa thế kỷ qua. Theo đó, dự đoán mực nước biển sẽ tăng từ 30 tới 90cm trong tương lai. Tiên đoán này được coi là hơi cực đoan.

Theo CNN