Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ hoàn toàn?



Bong bóng kinh tế Trung Quốc sắp vỡ và không có cải cách nào có thể cứu vãn được nữa. Phải chăng Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn?



Kinh tế Trung Quốc không phải nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, vì đây là mô hình của chủ nghĩa tư bản nhưng lại do chính quyền kiểm soát. Nhược điểm lớn nhất của nó là thiếu minh bạch, và số liệu do chính quyền Trung Quốc công bố là không đáng tin cậy. Vì thế, những số liệu này không thể dùng để phân tích tình hình thực tế. Ví dụ, chính quyền Trung Quốc công bố tỷ lệ thất nghiệp là 5%, thực tế tỷ lệ này có thể lên đến 30% – 40%. Số người rời bỏ các ngành nghề truyền thống theo công bố của chính quyền là 1,8 triệu người, nhưng thông tin ngoài nước đưa ra là khoảng 6 triệu người… Hay một phát biểu “bừa bãi” của tỉnh trưởng tỉnh Hắc Long Giang đã làm người dân dậy sóng vừa qua. Ông tuyên bố công nhân mỏ ở Trung Quốc chưa bao giờ bị nợ lương một ngày nào, nhưng thực tế trước đó đã xảy ra sự kiện gần 10 nghìn công nhân mỏ ở địa cấp thị Song Áp Sơn tỉnh Hắc Long Giang ra đường biểu tình kháng nghị vì bị nợ lương nhiều tháng.


Công nhân ở Song Áp Sơn tỉnh Hắc Long Giang ra đường biểu tình.

Tiêu biểu là nạn đói trong thời Đại nhảy vọt vào thập niên 50 thế kỷ trước, đã làm chết hơn 36 triệu người, nhưng Trung Quốc lại tuyên truyền “lương thực nhiều đến ăn không hết”. Không thừa nhận thất bại, họ đổ trách nhiệm cho nguyên nhân khách quan: Do “tự nhiên”, do “Liên Xô ép trả nợ”… Tuy nhiên, một số quan chức Trung Quốc đã lên tiếng thừa nhận thảm cảnh kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối diện hiện nay: Gần 1/2 số doanh nghiệp bất động sản đã đóng cửa, tình cảnh tương tự cũng xảy ra với những doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 32 ~ 40% với khoảng 300 triệu người trở lên, nhiều chính quyền ở các địa phương sớm đã không còn khả năng trả nợ, nguy hiểm tài chính của Trung Quốc là mang tính hệ thống…

Số liệu kinh tế Trung Quốc mập mờ, giả mạo

Vấn đề không còn nghi ngờ gì, cảnh khốn cùng của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã rõ ràng, nó biểu hiện ở thực trạng sản xuất dư thừa và khó khăn về việc làm, ngoài ra họ còn đối diện vấn đề kết cấu nền kinh tế. Quay lại tình hình kinh tế Trung Quốc đầu thập niên 90. Thời đó, do thay đổi mô hình quản lý đã làm nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và gây ra thảm cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, một điều khác biệt với hiện nay là, khi đó Trung Quốc mới mở cửa, cho nên thu hút được nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài và nhiều lĩnh vực trên thị trường lao động quốc tế ồ ạt chảy vào Trung Quốc. Tình hình hiện nay căng thẳng hơn nhiều, Trung Quốc đang phải đối diện cục diện thoái vốn nước ngoài liên tiếp, giá thành lao động lên cao, giá nguyên vật liệu cũng lên cao dẫn tới những nguy hiểm về hệ thống tài chính nghiêm trọng…Đặc biệt ưu thế của “cỗ xe tam mã” (xuất khẩu, đầu tư, tiêu phí) của kinh tế Trung Quốc hoàn toàn không còn
Nền kinh tế Trung Quốc đi xuống mức không thể vãn hồi. Theo số liệu công bố của Cục Thống kê quốc gia và khảo sát địa chất Mỹ (National Bureau of Statistics and Geological Survey), lượng xi-măng Trung Quốc sản xuất từ năm 2010 – 2012 bằng tổng số xi-măng do Mỹ sản xuất trong thế kỷ 20. Tình trạng nợ xấu ngân hàng nguy hiểm do “ngọn thủy triều” bất động sản gây ra, kéo theo hàng loạt doanh nghiệp liên quan bị giải thể… Thảm bại lần này vượt xa thời “Đại nhảy vọt” vào thập niên 50 cũng như giai đoạn chuyển đổi mô hình vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Nhiều năm qua nền kinh tế Trung Quốc sở dĩ chiếm thế thượng phong là do chính quyền dựa vào cái gọi là “lợi thế so sánh” của “nhân công giá rẻ, nhân quyền giá rẻ và bất cần bảo vệ môi trường” để xuất khẩu hàng với giá rẻ mạt ra thị trường thế giới và bán phá giá.

Hàng hóa rẻ mạt, kém chất lượng của Trung Quốc tung ra thị trường.

Thực chất gần 30 năm qua, kinh tế trong nước là do đầu tư của chính phủ kích thích, vì thế mới tạo thành hiện tượng bong bóng. Hàng hóa của Trung Quốc thì không có chuẩn mực nên không có quyền định giá, trong khi nhiều loại linh kiện kỹ thuật quan trọng lại phải nhập khẩu. Tất cả những hệ quả đó phải cải cách triệt để từ tận gốc của vấn đề mới có thể giải khai được. Suy cho cùng, phát triển kinh tế không chỉ dựa vào vài chỉ tiêu hay vài thành quả khoa học mũi nhọn, mà quan trọng hơn là sự tiến bộ từng phân đoạn của chỉnh thể toàn xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, đây lại là chuyện rất khó xảy ra trong một thể chế mà bất cứ cải cách nào cũng bị động chạm đến lợi ích của nhà cầm quyền. Tóm lại, sự giàu có của

Trung Quốc được đổi bằng máu và mồ hôi của người dân lao động nhưng nó không được đưa vào hoạt động tái sản xuất một cách hiệu quả, cũng không được dùng vào hoạt động phúc lợi xã hội, mà bị vô số con sâu mọt, quan tham trong ĐCSTQ tiêu xài lãng phí, vì thế tiền đồ của Trung Quốc rất u ám. Nếu nói cục diện này chưa đến lúc sụp đổ, vậy thì định nghĩa “sụp đổ” là như thế nào? Cho dù chính quyền không bao giờ thừa nhận thất bại kinh tế, nhưng theo hiện trạng kinh tế Trung Quốc hiện nay, việc tuyên bố nó đã hoàn toàn sụp đổ cũng không có gì quá. Sở dĩ, kinh tế Trung Quốc “đổ nhưng chưa vỡ” là vì nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên chính quyền có thể dựa vào “mô hình chắp vá” lấy bên này đắp bên kia để ứng phó tạm thời. Ngoài ra, họ còn dựa vào kiểm soát hệ thống tuyên truyền để đưa thông tin không đúng sự thật, tẩy não người dân. Nhìn sâu sa hơn, khi chúng ta thảo luận vấn đề kinh tế Trung Quốc “đã đổ vỡ” hoặc “khi nào đổ vỡ”, thực chất là thảo luận về thủ đoạn của nhà cầm quyền có thể kéo dài được bao lâu trong thực trạng đổ vỡ toàn diện nền kinh tế như hiện nay.

Theo daikynguyenvn.com