.

Điện thoại thông minh
đang hủy hoại con của bạn như thế nào ?


S
martphone khiến một đứa trẻ trở nên dễ cáu gắt, làm méo mó mối quan hệ với bố mẹ, làm tăng khả năng mắc bệnh tâm thần.

Tình trạng trẻ em dùng smartphone ngày càng tăng mạnh. Theo thống kê hiện nay, cứ 10 phụ huynh thì có 7 phụ huynh cho con mình sử dụng máy tính bảng, hay những thiết bị công nghệ khác. Bên cạnh đó, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Iowa, Mỹ, phát hiện rằng 90% trẻ em đã biết sử dụng máy tính bảng khi lên 1 tuổi.

Tiến sĩ Fran Walfish, chuyên gia trị liệu tâm lý trẻ em và gia đình ở Los Angeles (Mỹ) cho hay: “Chúng tôi phát hiện rất nhiều trẻ em 2 tuổi đã biết sử dụng máy tính bảng, còn những đứa trẻ từ 3 – 4 tuổi đã nghiện thiết bị công nghệ. Điều này có hại đối tuổi thơ và sự phát triển của bé”.

Việc sử dụng smartphone ảnh hưởng đến con bạn như thế nào? Chúng có hại lâu dài hay không? Dưới đây là những tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng smartphone được đăng trên tờ LittleThings:


Làm mối quan hệ của bố mẹ - con cái trở nên xấu đi




Kích thước não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần ở trong thời gian từ 0 – 2 tuổi. Giọng nói, hành động của cha mẹ hay quá trình chơi với con không những hỗ trợ não bé phát triển mà còn làm gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái.

Tuy nhiên, đối với trẻ em dành quá nhiều thời gian tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính bảng thì khác.

Bà Denise Daniels, một y tá khoa nhi cho biết: “Liên kết thần kinh của trẻ thay đổi. Thay vào đó, nó ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng, trong nhiều trong hợp, điều này làm mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ trở nên xấu đi”.


Gây nghiện



“Một trong những điều tuyệt vời với công nghệ là luôn có một cái gì đó mới, và khiến bạn dán mắt vào đó cả ngày. Vì vậy, con người rất khó để ngưng sử dụng”, Gary Small, một giáo sư khoa Tâm thần học kiêm giám đốc Trung tâm Tuổi thọ UCLA tại Viện Semel cho thần kinh và hành vi của con người cho biết.

Điện thoại thông minh và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được những gì chúng muốn, chỉ cần ấn vào một nút. Smartphoen không thể dạy trẻ về điều độ, kiểm soát xung đột hay làm thế nào để thử thách chính mình, và đó là những đặc điểm của một cá tính gây nghiện.


Dễ nổi cơn thịnh nộ



Một khi ai đó có triệu chứng nghiện, họ sẽ nổi khùng khi bạn lấy mất đồ của họ và sẽ gây ra cảm giác xa cách - ở mọi lứa tuổi. Song, việc đưa điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để làm trẻ yên lòng khi chúng đang có cơn giận không phải là một ý tưởng hay.

Bác sĩ Jenny Radesky cho biết:

"Nếu các thiết bị này trở thành phương pháp chủ yếu để làm dịu và đánh lạc hướng con trẻ, chúng có thể sẽ phát triển các cơ chế tự điều chỉnh, khiến tính cách trẻ càng khó bảo hơn”.


Ảnh hưởng đến giấc ngủ




Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng hay các thiết bị đọc điện tử trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình ức chế hoóc môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ ngủ - thức tự nhiên của cơ thể.

Một nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Bởi vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9 đến 10 thiếu ngủ và làm điểm số ở trường đi xuống.


Hạn chế khả năng học hỏi của trẻ




Theo một nghiên cứu, điện thoại thông minh thực sự có hại cho khả năng học hỏi của trẻ vì nó làm trẻ sao lãng sự chú ý. "Các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học", bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston nói.

Video và trò chơi trực tuyến cũng hạn chế những sáng tạo và trí tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.


Hạn chế khả năng giao tiếp




Khi giao tiếp 'mặt đối mặt' với một người, bạn có thể thấy những biểm cảm khuôn mặt họ và cảm nhận được cảm giác của họ. Nhưng khi bạn nói chuyện trực tuyến, bạn chẳng thể nhận ra được âm vực, ngôn ngữ cơ thể, những biểu hiện trên khuôn mặt và thậm chí cả những kích thích tố phát ra trong khi giao tiếp mặt đối mặt.

Nhà tâm lý học Lim Taylor nói:

"Đây là tất cả những yếu tố cơ bản để thiết lập các mối quan hệ giữa người với người. Và tất cả chúng đều mất tích cùng với công nghệ hiện đại. Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian giao tiếp thông qua công nghệ, chúng không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ lâu đời. Truyền thông không chỉ là lời nói".


Làm tăng khả năng mắc bệnh tâm thần




Các chuyên gia cho biết dành quá nhiều thời gian cho smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.

Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị cyberbulled (thuật ngữ chỉ tình trạng bạo lực internet). Ngoài ra, những hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ mới lớn hoặc trẻ vị thành niên cảm thấy khó chịu về cơ thể đang phát triển của mình.


Dễ trở nên béo phì




Một khi trẻ bị nghiện, chúng sẽ không hoạt động nhiều. Và khi hoạt động thể chất bị hạn chế, sẽ làm tăng cân. Theo một nghiên cứu, trẻ em dùng một thiết bị công nghệ trong phòng ngủ sẽ tăng 30% khả năng mắc các bệnh béo phì, sau đó dễ bị bệnh tiểu đường, có nguy cơ đột quỵ cao và đau tim.


Dễ trở nên hung hãn




Các thiết bị xã hội sẽ không dạy trẻ về sự đồng cảm, mà còn khiến chúng trở nên vô cảm. Chúng cảm giác thoải mái hơn khi trực tuyến và cảm thấy bình thường khi có hành động bạo lực đối với những đứa trẻ khác.

Những video, các thông tin bạo lực cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ, có thể sẽ làm chúng bớt nhạy cảm với bạo lực. Dù chúng có gây ra bạo lực với những đứa trẻ khác, chúng vẫn thấy đó là bình thường và hậu quả của việc này rất nguy hiểm.


Làm tăng khả năng lo lắng về mặt xã hội




Việc tiếp xúc với các thiết bị công nghệ sẽ làm hạn chế khả năng giao tiếp, sống một cuộc sống bó hẹp, đơn điệu, và nhàm chán. Trẻ nên được tiếp xúc và giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ nhiều hơn.

Dù trẻ sẽ phản ứng tiêu cực khi bạn cấm bé từ bỏ những chiếc điện thoại, ipad, máy tính bảng.... để tiếp xúc với mọi người nhưng bạn hãy kiên quyết bảo ban bé. Dần dần, trẻ sẽ nhận ra và hiểu được những cảm xúc, tâm tư của mọi người, những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể, học cách biết cảm thông và cảm thấy dễ chịu, hòa hợp với mọi người xung quanh hơn.

Trau giồi kỹ năng xã hội là sự cần thiết hàng đầu cho sự thành công của một đứa trẻ. Nếu chúng lo lắng trong việc tương tác với người khác, nó có thể làm giảm năng lực của trẻ và sự thành công trong tương lai.
Ngọc Diệp
(Theo LitteThings)
Nguồn: Gia đình Việt Nam