Vụ Ba Sàm và Điều 258




Một số người dân đứng ngoài tòa bày tỏ ủng hộ ông Nguyễn Hữu Vinh

Giáo sư và cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết vừa lên tiếng chất vấn những người đứng đằng sau phiên xử Anh Ba Sàm, tức Nguyễn Hữu Vinh, cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.
Tòa án Nhân dân Hà Nội ngày 23/3 đã tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù giam, bà Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm.

Hai người này bị khởi tố theo Điều 258 Bộ Luật hình sự về việc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước".

Giáo sư Thuyết bình luận về phiên xử:
"Đây là phiên tòa công khai nhưng cách làm có vẻ không công khai, hạn chế rất nhiều người vào dự, nhất là một ông nghị sỹ Đức sang dự mà cũng không được vào dự thì tôi thấy không thể chấp nhận được.

"Bởi vì nếu mình đường đường chính chính không ngại gì mà không xét xử công khai.

"Nếu ông Nguyễn Hữu Vinh, bà [Nguyễn Thị Minh] Thúy này có tội, thậm chí có thể bắc loa cho người dân thấy là những ai có âm mưu chống lại nhà nước thì phải qua việc này mà tự kiểm tra bản thân mình."
'Nhà nước có nhọ không'

Liên quan tới phiên xử hôm 23/3, Giáo sư Thuyết cũng nói:

"Thứ nhất việc xử Nguyễn Hữu Vinh, tức là Anh Ba Sàm, và cộng tác viên của ông ấy là bà Nguyễn Thị Minh Thúy dự trên Điều 258 của Bộ Luật Hình sự với tội danh bôi nhọ nhà nước.
"Ngay khi thảo luận Bộ Luật Hình sự cũng có những đại biểu đề nghị phải xem xét lại những quy định như thế, quy định thật rõ ràng.
"Nhà nước nào cũng thế, nếu mà chống lại một nhà nước hợp pháp, nhất là chống lại bằng cách sử dụng vũ lực thì chắc chắn là phạm tội.
Cái quan trọng nhất như thế này: Nhà nước có nhọ không? Nếu mà anh bôi nhọ mà nhà nước trong sáng thì anh chỉ mất uy tín thôi.

"Nhưng mình chỉ nói một cách mơ hồ thì dễ bị giải thích một cách tùy tiện.
"Thứ hai tôi cũng nghĩ rằng không có tội bôi nhọ nhà nước.


"Cái quan trọng nhất như thế này: Nhà nước có nhọ không?


"Nếu mà anh bôi nhọ mà nhà nước trong sáng thì anh chỉ mất uy tín thôi.



"Và nếu anh vu khống những cá nhân nhất định thì anh sẽ phải ra tòa vì tội vu khống."
Cũng bày tỏ nhận định về phiên tòa, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, từ Hà Nội, cho rằng Việt Nam cần xem xét lại bộ luật tố tụng hình sự.
“Để làm sao cho quá trình thực hiện tố tụng tư pháp xảy ra công bằng, minh bạch, dân chủ, đảm bảo các nguyên tắc quy định trong Hiến pháp.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp lưu ý khi Việt Nam sửa đổi Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã chấp thuận đưa một chương riêng về nhân quyền vào hiến pháp mới.
“Việt Nam cần áp dụng các nguyên tắc mà Liên Hiệp Quốc đã đưa ra, đặc biệt cần xây dựng thiết chế nhân quyền theo Công ước nhân quyền Paris.”
Theo tiến sĩ Hợp, làm được như vậy sẽ “đảm bảo các thủ tục tố tụng được công bằng”.



BBC