Viên kim cương trên vương miện Nữ hoàng Anh và lời nguyền gây chết chóc



Koh-i-Noor từng được biết đến là viên kim cương lớn nhất thế giới chịu lời nguyền đáng sợ. Truyền thuyết kể rằng viên kim cương này đã 5.000 năm tuổi được cho là trang sức Syamantaka.


Kōh-i Nūr có nghĩa là “Ngọn núi Ánh sáng” theo tiếng Ba Tư, viên kim cương 186 carat (khoảng 37,2 gam) trước khi Thái tử Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria, cho thợ về gia công lại bởi ông không hài lòng với vẻ ngoài của nó. Điều này khiến trọng lượng viên đá quý chỉ còn 105,6 carat.
Ngày nay, Ngọn núi Ánh sáng được trưng bày trên Tháp London. Giá trị của Koh-i-Noor được ước tính khoảng 100 triệu bảng Anh (gần 3.300 tỷ đồng).


Nữ hoàng Anh và chiếc vương miện gắn viên kim cương Koh-i-noor.

Không chỉ Ấn Độ, mà Pakistan, Iran và Afghanistan đều tuyên bố quyền sở hữu đối với Koh-i-Noor, và nhiều lần đòi Chính phủ Anh phải trả lại. Tuy nhiên, phía Anh cho rằng họ lấy viên đá quý này một cách hợp pháp theo những điều khoản trong Hiệp ước Lahore.
Các viên kim cương này từng thuộc về các đế chế cai trị như Hindu, Mughal, Turkic, Afghan và Sikh.

Lời nguyền
Được khai thác ở mỏ Golcondas của Ấn Độ, ngôi nhà của những viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới, Koh-i-Noor được cho là gắn với một lời nguyền đáng sợ.
Lời nguyền của viên kim cương bắt nguồn từ một văn bản Hindu, và cũng là văn tự chính thức xác nhận sự xuất hiện của viên kim cương vào năm 1306.
Nội dung lời nguyền này nói rằng người sở hữu viên kim cương sẽ có được cả thế giới:
“Anh ta rồi sẽ biết tất cả bất hạnh của viên đá”, và
“Chỉ có Thần linh hoặc phụ nữ mới có thể đeo nó mà không bị trừng phạt”.
Việc gắn liền với lời nguyền bí ẩn này, viên kim cương Koh-i-Noor đi cùng với những biến động thời cuộc qua nhiều nhà trị vì. Có lẽ vì thế mà bí ẩn về nó ngày càng gia tăng.
Vào năm 1526, viên kim cương này xuất hiện trong một văn bản của nhà trị vì đế chế Mughal là Babur. Ông có được viên đá khi chiến thắng Ibrahim Lodi, hậu duệ cuối cùng của vương triều Lodi, vua trị vì Dehli, trong trận chiến Panipat lần thứ nhất.

Năm 1739, Thống soái Ba Tư là Nadir Shah đánh bại Muhammad Shah chinh phục Delhi. Đây cũng là thời điểm viên kim cương được mang cái tên Kōh-i Nūr. Khi phát hiện ra lời nguyền của viên đá quý, ông trả nó về lại Ba Tư, nhưng lời nguyền vẫn ám ảnh cho đến khi ông bị ám sát vào 8 năm sau đó.

Viên kim cương được chuyển sang cho vị thống soái kế nhiệm là Ahmad Shah Durrani, rồi được lưu truyền cho các thế hệ sau.

Shuja Shah Durrani của Afghanistan, năm 1839.

Sau đó vào năm 1813, viên kim cương trở về Ấn Độ, sau khi Shah Shuja Durrani, nhà cai trị đế chế Afghan bị truất phế. Ông là hậu duệ của Ahmad Shah, chạy trốn sự truy quét của người anh em ở Kabul.

Ông đưa nó đến Punjab rồi trao cho Maharaja Ranjit Singh, người sáng lập vương triều Sikh, như một thỏa thuận đầu hàng đổi lấy việc hỗ trợ ông đoạt lại vương triều Afghan.


Maharaja Ranjit Singh và tướng quân Sham Singh Attari.

Vợ của Shah Shuja Durrani là Wufa Begum miêu tả viên đá quý này như sau:
“Nếu một người đàn ông lực lưỡng ném 4 viên đá, một về phía Bắc, một về phương Nam, một sang Đông, và một sang Tây còn viên thứ năm được ném lên không trung thì không gian được tạo nên bởi năm viên đá ấy dẫu lấp đầy vàng cũng không giá trị bằng Koh-i-Noor”.
Giữa năm 1839 – 1843, Maharaja Ranjit Singh qua đời, viên kim cương được đứa con trai thừa kế. Nhưng lời nguyền mau chóng ứng nghiệm khi 3 người con trai lớn của ông bị sát hại, để lại đứa em 5 tuổi là Duleep Singh kế thừa vương vị. Ông cũng là vì vua cuối cùng của Ấn Độ sở hữu viên kim cương Koh-i-Noor.

Cuối cùng vào năm 1849, người Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến Anglo-Sikh, họ chiếm lấy Punjab thuộc vương quốc Sikh với Hiệp ước Lahore. Duleep Singh trao cả vương triều cùng viên kim cương cho người Anh trước khi rời bỏ vương vị.
Tất cả những người đàn ông sở hữu Koh-i-Noor đều đánh mất vương quyền hay chuốc lấy bất hạnh khác nhau.
Khoản 3 trong Hiệp ước ghi rằng: “Viên đá quý mang tên Koh-i-Noor, do Maharaja Ranjit Singh nhận từ Shah Shujah Durrani, sẽ là vật đầu hàng của Maharajah xứ Lahore dâng lên Nữ hoàng Anh.

Đến mãi năm 1852, viên đá mới được trình diện trước công chúng, sau khi Thái tử Albert cho người gia công nó.
Bất chấp việc tranh giành quyền sở hữu viên đá của Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Anh vẫn là quốc gia chiếm giữ viên đá quý này. Nhà sử học người Anh là Andrew Roberts, trước nỗ lực đòi lại viên đá của Ấn Độ, đã phát biểu vào năm 2015:

“Những ai tham gia vào vụ tranh chấp lố bịch này nên nhận ra rằng vương miện hoàng gia Anh là vị trí thích hợp nhất cho viên kim cương Koh-i-Noor; nhận ra với lòng biết ơn khi qua 3 thế kỷ, nước Anh đã dẫn dắt Ấn Độ trên con đường phát triển, hiện đại hóa, đạt được những thành tựu trong nông nghiệp, hệ thống bảo hộ, thống nhất ngôn ngữ, và cuối cùng là dân chủ hóa tiểu lục địa này.

Về mặt lịch sử, rất khó để đưa ra quyết định hợp lý cho tất cả các khiếu nại liên quan. Tuy nhiên xét về khía cạnh ngọc học, Ấn Độ là quốc gia phù hợp pháp nhất khi đó là nơi viên ngọc được đào lên.

Theo Vision Times