Hơn 150 quốc gia ký thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu trong buổi lễ của LHQ tại New York



Sau khi đạt được một thỏa thuận quan trọng về đấu tranh chống biến đổi khí hậu vào năm ngoái, thì thứ Sáu ngày 22 tháng 4, các nhà lãnh đạo từ hơn 155 quốc gia nhóm họp tại thành phố New York để ký thỏa thuận này.


63 năm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Ảnh bởi NASA (nguồn: wikimedia commons)

Các nhà lãnh đạo đến từ hơn 150 quốc gia gặp nhau hôm thứ Sáu ở thành phố New York để ký một thỏa thuận tiêu biểu về chống biến đổi khí hậu, thỏa thuận được thông qua năm ngoái ở thủ đô Paris của nước Pháp. Sự kiện mới nhất này nằm trong một loạt các bước nhằm biến thỏa thuận toàn cầu thành một công cụ thực sự cho cuộc chiến chống phát thải khí với hiệu ứng nhà kính và tăng cường sử dụng năng lượng sạch hơn.

Lễ ký kết, trùng với Ngày Trái Đất, diễn ra trong bối cảnh của một số báo cáo đáng lo ngại về tác động mới nhất của sự nóng lên toàn cầu.

Nhiệt độ toàn cầu tháng 3 đã vượt kỷ lục về nhiệt độ trung bình hàng tháng trên toàn cầu tính trong 100 năm qua, sau những ghi nhận nhiệt độ nóng hơn bình thường trong 10 tháng qua, theo số liệu thời tiết của Mỹ và Nhật Bản. Một hiện tượng El Nino mạnh là một trong những nguyên nhân, nhưng các nhà khoa học cho rằng, nhiệt độ tăng cao gần đây là do phát thải khí hiệu ứng nhà kính tăng lên. Ngoài ra, băng ở Bắc cực đã mỏng đi và trong tháng 3 đạt mức thấp nhất từ trước tới nay, một xu hướng mà các chuyên gia Mỹ cho rằng có thể là quá trình không thể đảo ngược.

Buổi lễ diễn ra vào ngày thứ Sáu, trong bối cảnh chính sách chủ yếu của Mỹ trong lĩnh vực khí hậu đang đối mặt với một sự bấp bênh về tính hợp pháp. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ban hành một lệnh hoãn áp dụng kế hoạch của chính quyền Obama nhằm giảm lượng khí thải của các nhà máy điện, tình hình hiện vẫn chưa rõ ràng. Chính sách này là một yếu tố trung tâm của nỗ lực của Tổng thống Obama để biến nước Mỹ thành một nhà đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Theo thỏa thuận, các nước ký kết sẽ được yêu cầu về mặt pháp lý để nộp lên các chiến lược riêng của mình trong 5 năm để giảm lượng khí thải, sử dụng một số khối lượng dầu, than và khí tự nhiên ít đi và áp dụng sự dụng các nguồn năng lượng tái tạo sạch hơn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc sử dụng ô tô điện. Các dự án quốc gia là một phần của một mục tiêu rộng hơn về hạn chế tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không quá 2 độ C so với mức nhiệt độ trong thời kỳ tiền công nghiệp.

Lễ ký kết hôm thứ Sáu tại trụ sở Liên Hợp Quốc đánh dấu bước thứ hai trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Hơn 155 quốc gia dự kiến sẽ ký vào thỏa thuận này, thiết lập nên một kỷ lục về số lượng chữ ký cho một thỏa thuận quốc tế. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã thu được 119 ký trong ngày đầu tiên vào năm 1982.

Theo DKN