Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống.
Tục ngữ Pháp
Results 1 to 1 of 1

Chủ Đề: Người phụ nữ tìm kiếm người mất tích qua giấc mơ, vật thất lạc bằng linh cảm

  1. #1
    Join Date
    Nov 2010
    Bài Viết
    24,512
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 70 Lần
    Trong 70 Bài Viết

    Người phụ nữ tìm kiếm người mất tích qua giấc mơ, vật thất lạc bằng linh cảm

    Người phụ nữ tìm kiếm người mất tích qua giấc mơ, vật thất lạc bằng linh cảm






    Một linh vật bắt giấc mơ của người thổ dân Châu Mỹ (Esdelval/iStock)

    Grace Lark là một luật sư môi trường và là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Nhưng bà cũng là người bảo vệ công lý với khả năng kì lạ của mình. Bà có thể dùng trực giác để tìm và trả lại đồ đã bị mất cho chủ của nó và tìm kiếm người thất lạc thông qua những gì nhìn thấy trong giấc mơ.

    Thật ra những khả năng này không có gì “lạ thường” cả nếu được nhìn qua lăng kính văn hóa người thổ dân Châu Mỹ, bà nói.

    “Theo văn hóa Phương Tây đang thịnh hành, những sự vật tồn tại trong tự nhiên là vô tri vô giác” bà Lark nói. “Tuy nhiên những người bạn thổ dân của tôi lại nhìn thế giới với con mắt hoàn toàn khác biệt. Trong thế giới tự nhiên nơi mà mọi vật giao tiếp với nhau, người chết có thể can thiệp vào, các đồ vật có tồn tại năng lượng, thì đương nhiên không thể thiếu vắng cái mà chúng ta [ngày nay] gọi là “sự trùng hợp ngẫu nhiên.”

    Bà Lark đã có mặt tại một trung tâm đồ cổ. Bà rất thích những cổ vật của người thổ dân Châu Mỹ (bà từng là nhà khảo cổ học trước khi trở thành luật sư môi trường) và có sở thích truy tìm kho báu.

    Bà đã ở trong cửa hàng tại tầng hầm của trung tâm mua sắm, có cái thùng nằm trên sàn xi măng ở mộc góc tối của cửa hàng. Trong thùng là bức ảnh của một người thổ dân Châu Mỹ với vết sơn trên mặt và đeo vòng cổ có đính cườm. Trái tim bà như nhảy ra khỏi lồng ngực khi nhìn thấy tấm ảnh.

    Trong tâm trí bà nghĩ đến một người đàn ông thổ dân Châu Mỹ đầy quyền thế mà bà biết. Bà tự hỏi liệu mình có nên mang tấm ảnh này đến cho ông ấy. Câu trả lời dường như là “Không.” Thay vào đó, bà lại nghĩ đến một người bạn khác.

    Câu trả lời dường như là “Không.” Thay vào đó, bà lại nghĩ đến một người khác.

    Bà đã cho người bạn này xem bức hình. Người trong bức hình chính là anh em sinh đôi của ông ấy, ông này đã chết ở Đức trong chiến tranh thế giới thứ II.

    Bức ảnh này thuộc về em gái của ông, nhưng nó đã bị lấy đi.

    Chồng cũ của bà này đã trộm nhiều đồ dùng của bà và nói rằng đã tiêu hủy chúng. Bức ảnh này là một trong những thứ đồ mà bà ấy cho rằng đã mất chúng mãi mãi.

    “Ngẫu nhiên” có lại tấm ảnh này, người phụ nữ cảm thấy như thể anh trai của mình quay trở về. “Tôi chưa từng thấy bà ấy biết khóc là gì,” Lark nói. Bức ảnh đã giúp bà ấy biết khóc

    “Ngẫu nhiên” có lại tấm ảnh này, người phụ nữ cảm thấy như thể anh trai của mình quay trở về.

    Việc Lark tìm thấy và hoàn trả lại nhiều đồ vật cũng phần nào giúp xoa dịu những bất công và chữa lành các vết thương.

    Bà đã đi tàu từ nhà mình ở Iowa đến Santa Fe, và phải ở lại thêm một ngày ngoài dự tính. Trong thời gian đó, bà quyết định đi vào một cửa hàng đồ cũ gây quỹ từ thiện, và ở đó bà đã tìm thấy tấm khiên đã rất cũ của thổ dân Châu Mỹ.

    Lại một lần nữa bà có cảm giác như tấm khiên này có liên quan đến một gia đình mà bà quen biết. Bà đã gởi ảnh của tấm khiên này cho các thành viên của gia đình đó và viết: “Có ai mất tấm khiên này không?”

    Nó được thừa kế bởi một trong những người anh em của gia đình đó. Nhưng sau thì bị đánh cắp trong xe tải khi anh ta lái xe đến Santa Fe để sửa chữa vào khoảng 6 năm trước.



    Ảnh tấm khiên bằng da vào khoảng năm 1850 tại Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins. (Public Domain)

    Bà đã tìm thấy một vật gia truyền khác bị cũng đánh cắp. Những người đánh cắp nó đã nói với người chủ sở hữu rằng con trai ông ta, lúc đó 5 tuổi, đã làm bể nó. Khi được tìm thấy thì vết rạn nứt trong mối quan hệ của hai cha con được hàn gắn.

    Trong một trường hợp khác, một đồ vật mà cha mẹ quá cố để lại cho con của họ bị mất. “Lấy lại những cổ vật đó cũng đồng nghĩa với việc bảo cho người con đó rằng họ không bị lãng quên, và rằng họ được yêu thương.” Lark nói. “Đó là biện pháp hiệu quả giúp phục hồi tổn thương với mức độ đáng kinh ngạc.

    Bà đã tìm thấy khoảng 70 cổ vật như vậy cho những người ở 4 bộ tộc.

    Thật khó để mô tả trực giác nào đã chỉ cho bà cách để tìm được các đồ vật và gia đình đã mất chúng, Lark nói. “Giống như là tôi nghe hoặc thấy gì đó, đôi khi những đồ vật đó gọi cho tôi giống như cảm giác của lực hút nam châm. Tôi có thể cảm nhận thấy câu chuyện của nó… bằng cách nào đó nó kết nối tâm linh người đó với tôi.

    Đôi khi những đồ vật đó gọi cho tôi giống như cảm giác của lực hút nam châm.

    – Grace Lark



    Linh cảm của bà không chỉ có tác dụng đối với các hiện vật của người thổ dân Châu Mỹ. Bà đang tìm kiếm một chiếc bàn Leopold cho chồng mình. Chồng bà có một mối liên hệ với nhà sinh thái học quá cố Aldo Leopold, là cha của người đã thành lập Công Ty Bàn Leopold.

    Tìm kiếm trên mạng, bà đã tìm thấy một cái trị giá 300 đô và thêm 100 đô để vận chuyển. Ngày tiếp theo, bà đến cửa hàng đồ cũ gây quỹ từ thiện và tìm thấy một cái với giá 20 đô. Bà chưa bao giờ nhìn thấy Bàn Leopold trước đây tại cửa hàng đồ cũ. Và bà chỉ nhìn thấy hai cái bàn đó sau 15 năm kể từ vụ việc đó xảy ra.

    Bà có một khả năng tìm kiếm đặc biệt những gì bà cần.

    “Tôi đặc biệt, nhưng tôi nghĩ mình không phải là duy nhất” Lark nói.

    Bà đã nghe nói đến từ “người tìm kiếm” trong nền văn hóa bản địa. Tại một hội nghị thổ dân Châu Mỹ gần đây, bà đã được nghe về quá trình mà một người theo dõi giấc mơ tìm thấy cuộn vỏ cây bạch dương bị mất qua một giấc mơ.

    Lark không mơ về những thứ bà tìm, nhưng bà lại mơ về những người bị thất lạc, từ đó hỗ trợ việc tìm kiếm họ.


    Một giấc mơ cứu được 10 mạng người


    Bà đã mơ về những người bạn của mình ở Mexico, họ đang giúp những đứa trẻ đường phố. 10 đưa trẻ đã bị mất tích. Trong giấc mơ, bà nhìn thấy con đường đi vào một căn phòng, và bà nhìn thấy một họa sĩ không mặc quần.

    Bà đã miêu tả người họa sĩ lạ đó với bạn bè mình, vì thế họ biết tòa nhà đó ở đâu. Những đứa trẻ, có độ tuổi từ 4 đến 14, đã thật sự bước vào tòa nhà bị bỏ hoang đó và thấy căn phòng này như lời Lark kể.

    Tòa nhà bị sụp đổ và chúng đã mắc kẹt trong đó 4 ngày.




    Bà Lark đã từng gặp một sĩ quan cảnh sát. Anh ta bảo với bà rằng sở cảnh sát cũng thường sử dụng sự trợ giúp của những người theo dõi giấc mơ.

    Nền văn hóa nào tạo nên những người tìm kiếm vật thất lạc?

    Lark coi chứng nghiện mua sắm như một hệ quả khác cho bản năng săn bắt và hái lượm. Bà sử dụng khả năng của mình để đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

    Nhà để xe của bà chứa đầy những vật dụng gia đình mà bà mua hạ giá để trao cho người nghèo. Bà yêu thích việc lục lọi trong các cửa hàng đồ cũ từ thiện và nhiều nơi khác với mong muốn giúp mọi người tìm ra những thứ đã bị mất.

    Bà tưởng tượng ra một chương trình truyền hình thực tế: mọi người được thử thách mua sắm cho các nạn nhân bị mất mát tài sản trong một vụ cháy nhà. Điều này có thể giúp đào tạo ra những người tìm kiếm tương lai.

    Kể câu cuyện của mình, Lark hi vọng có thể khuyến khích những người trẻ có cùng khả năng giống bà sử dụng những khả năng đặc biệt đó dẫu không hiểu về chúng.

    “Đó là một trải nghiệm tuyệt vời của bản thân tôi” bà nói. Thật khó để chia sẻ điều đó với những người khác, bởi vì văn hóa của chúng ta không có ngôn từ thích hợp để mô tả nó, bà giải thích.

    Nó cũng không mang tính “khoa học” như nền văn hóa của chúng ta mong muốn: “Tôi không nghĩ là mình có thể tái lập điều này trong môi trường thí nghiệm,” bà cho biết. “Điều này quá mơ hồ.”

    “Nó đã trở thành một phần bí ẩn trong cuộc đời tôi, chỉ bởi vì thật quá khó để mô tả nó.”

    * Grace Lark là một bút danh. Lark muốn dấu danh tính thật của mình.


    Bernard D. Beitman, Bác sỹ y khoa, là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Virginia. Ông là cựu chủ nhiệm khoa tâm thần học tại Đại học Missouri-Columbia. Xem trang blog của ông, Connecting With Coincidence, để tìm hiểu thêm về các nghiên cứu về sự trùng hợp ngẫu nhiên.

    Truy cập vào trang Beyond Science page on Facebook và đăng ký nhận bản tin Beyond Science newsletter để tiếp tục khám phá bí những ẩn cổ xưa và các giới hạn mới của khoa học.


    Tara MacIsaac, Epoch Times & Bernard D. Beitman, M.D. | Dịch giả: Tiểu Thảo
    Last edited by Hansy; 07-21-2011 at 01:02 PM.

    VietFreeFun



Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 03-04-2016, 07:48 PM
  2. Người tình Bạc Hy Lai bị giết làm mẫu vật triển lãm?
    By khieman in forum Sự Kiện Đời Sống
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-01-2015, 11:52 PM
  3. Chiêu quẹt thẻ giả lấy tiền thật của 3 người Trung Quốc
    By duyanh in forum Văn Hóa-Xã Hội-Kinh Tế
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-11-2015, 01:58 PM
  4. Người tình Bạc Hy Lai bị giết làm mẫu vật triển lãm?
    By khieman in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 01-28-2015, 02:29 AM
  5. Lạ mắt cảnh cả bầy dê vắt vẻo trên ngọn cây
    By khieman in forum Chuyện Lạ Đó Đây
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-29-2014, 03:26 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •