Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “* Muốn hiểu thế nào là Tình Yêu và Hạnh Phúc, phải biết sống cho kẻ khác, nghĩa là phải biết yêu
Godwin
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Ông Obama gửi thông điệp gì ở Hà Nội?

  1. #1
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,805
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết

    Ông Obama gửi thông điệp gì ở Hà Nội?

    Ông Obama gửi thông điệp gì ở Hà Nội?









    Tổng thống Hoa Kỳ nói một số nhà hoạt động đã bị ngăn cản, không thể tới dự cuộc gặp mặt với ông hôm thứ Ba 24/5.

    Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp, trên mạng xã hội có thông tin một số khách mời là tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang và blogger Thảo Teresa bị ngăn cản và câu lưu.

    Cuối cùng, chỉ sáu khách mời có mặt, gồm nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).

    Ông Barack Obama nói tuy Việt Nam đã có những tiến bộ nhưng Washington quan ngại về những giới hạn mà Hà Nội áp đặt lên vấn đề tự do chính trị.

    “Hiện vẫn đang có những quan ngại to lớn trong vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm giải trình của chính phủ,” ông nói trong cuộc gặp sáu thành viên xã hội dân sự tại khách sạn JW Marriot, Hà Nội.

    “Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc họp của tôi ngày hôm qua với Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội rằng chúng tôi tôn trọng chủ quyền và độc lập của Việt Nam.”

    “Rốt cuộc thì nhân dân Việt Nam là những người quyết định xem xã hội của họ sẽ hoạt động ra sao, và chính phủ của họ thế nào.”

    “Nhưng chúng tôi tin vào những giá trị phổ quát nhất định, và điều quan trọng là chúng tôi phải đại diện nói ra những giá trị đó ở bất kỳ những nơi nào chúng tôi tới.”

    “Điều đặc biệt quan trọng và hữu ích cho tôi là được trực tiếp lắng nghe những người, vốn nhiều khi phải chịu các điều kiện ngặt nghèo, vẫn mong muốn cất lên tiếng nói vì tự do và nhân quyền.”

    “Tôi cần phải lưu ý rằng đã có một số nhà hoạt động khác được mời nhưng họ đã bị chặn không thể tới đây vì những lý do khác nhau.”

    “Tôi cho rằng đây là một chỉ dấu cho thấy mặc dù đã có ít nhiều tiến bộ và mặc dù chúng tôi từng hy vọng là với việc có một số cải cách tư pháp đang được dự thảo, được thông qua thì sẽ có những tiến bộ thêm nữa, nhưng vẫn có những người bị cản trở khi muốn tụ tập ôn hòa để nói về những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc.”
    18:58

    Ông Obama nói tại Hà Nội:

    "Tôi cũng trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Chúng ta đã có lịch sử trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam. Sau nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã bị nhiều nước can thiệp, nhưng cây tre cũng như tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư."
    18:56

    Nhiều tờ báo tại Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan đã có bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ, ông Barrack Obama, với tuyên bố gỡ bỏ toàn diện lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương vốn áp dụng với Việt Nam hàng thập niên qua.

    Tờ Hoàn Cầu Thời báo bằng tiếng Hoa có trụ sở tại Bắc Kinh chạy bài với tiêu đề "Obama không quên 'quây lưới' quanh Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở".

    "Các cựu thù không được châm ngòi mồi lửa trong khu vực" là tiêu đề của bài báo đăng trên tờ Trung Hoa Nhật báo ở Bắc Kinh.

    Bài báo nhắc tới lo ngại về chuyến viếng thăm ba ngày "được một số người miêu tả là một động thái then chốt trong việc tái cân bằng có tính chiến lược của Mỹ nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc".

    Bài báo bình luận rằng những người này nói "Mỹ đang sử dụng Việt Nam để đối trọng lại trước sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt sau những căng thẳng gia tăng ở Nam Hải vì các tuyên bố chủ quyền của các nước này".

    "Điều này, nếu đúng, báo hiệu xấu cho hòa bình và ổn định khu vực, vì nó sẽ làm phức tạp thêm tình hình ở Nam Hải, và có nguy cơ biến khu vực này thành một mồi lửa xung đột...


    18:53

    Chủ đề 'bữa bún chả 6 đô' của ông Obama và đầu bếp Anthony Bourdain ở phố Lê Văn Hưu đang được nhiều báo tiếng Anh đăng tải.







    Hình ảnh bạn đọc gửi cho BBC cho thấy trên đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ khởi Nghĩa, lực lượng an ninh xuất hiện rất đông, nhiều người dân cũng đổ ra đường chờ đợi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào Sài Gòn. Đây là con đường từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố. Tại khu vực Chùa Ngọc Hoàng, đường Mai Thị Lựu đã được chặn lại để đón ông Obama đến thăm. 15:20




    Tổng thống Obama đã rời Hà Nội, bay vào Sài Gòn, bắt đầu chuyến thăm thành phố phương Nam.
    14:01




    Hãng tin Reuters tường thuật Tổng thống Hoa Kỳ Obama nói nhiều thành viên của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã bị ngăn cản đến cuộc gặp với ông hôm thứ Ba 24/5 và, dù có những bước tiến mà quốc gia này đạt được, Washington quan ngại về những giới hạn về tự do chính trị.

    Ông Obama đã gặp sáu nhà hoạt động và nói "có những lĩnh vực quan trọng đáng quan ngại" về tự do chính trị. Ông ca ngợi những người Việt Nam nào "sẵn lòng để tiếng nói của họ được lắng nghe".

    Hai nhà hoạt động nói với Reuters ông Nguyễn Quang A, một trí thức, đã bị đưa đi bởi những người lạ trước khi ông hi vọng đến cuộc gặp ông Obama, người thân ông Quang A cho biết.

    Reuters không thể xác nhận thông tin này và Bộ ngoại giao Việt Nam chưa đưa ra bình luận.

    Hôm thứ Hai 23/5, trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Obama nói đã có những tiến bộ nhân quyền "khiêm tốn".

    Ông Obama ngồi quanh các nhà hoạt động trong buổi gặp. Họ lắng nghe chăm chú khi ông phát biểu cuối buổi gặp.

    Một số nhà hoạt động tỏ ra thất vọng có thể ông obama đã gỡ bỏ những thúc đẩy với các lãnh đạo cộng sản.

    Một quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói những sắp xếp đã có kết quả thúc đẩy Việt Nam nhượng bộ, như cam kết "không có tiền lệ" cho phép thành lập công đoàn độc lập theo Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
    13:59

    Bài "Vì sao Việt Nam muốn vũ khí Mỹ' của phóng viên Hồng Nga từ BBC tiếng Việt ( đăng trên BBC News) đã được BBC tiếng Trung dịch lại và là một trong các bài được đọc nhiều nhất trên trang BBC tiếng Trung.
    13:53



    Hãng tin AFP nói: Quyền cơ bản của con người không phải là mối đe dọa đến tương lai của Việt Nam, Tổng thống Obama nói với các lãnh đạo cộng sản trong một diễn văn đầy cảm hứng với quốc gia độc đảng, để gỡ bỏ quá khứ độc tài của mình.
    "Quan điểm của tôi là nâng cao những quyền đó không phải là mối đe dọa đến sự ổn định mà thực ra sẽ giúp tăng cường ổn định và chính là nền tảng của tiến bộ," Ông Obama nói trong diễn văn tại Hà Nội.
    BLOG 13:38


    Hãng tin AP đưa: Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh Việt Nam cần tôn trọng tự do ngôn luận, về tự do báo chí, quyền tự do lập hội và biểu tình đã được ghi trong hiến pháp.
    Ông Obama nói Việt Nam không cần phải sợ việc nâng cao những quyền đó. Ông nói làm vậy sẽ giúp tăng cường ổn định và không đe dọa đến quốc gia.
    Các quốc gia thường thành công hơn khi tôn trọng những quyền đó, ông nói.
    Việt nam thường xuyên bị phê phán về hồ sơ nhân quyền.
    Nhà nước cộng sản này bắt giữ hơn 100 tù chính trị. Đã có thêm nhiều cuộc bắt giữ trong năm nay, trong đó có một số cuộc bắt giữ diễn ra trong tuần rồi.
    Hà Nội nói chỉ có những người vi phạm luật pháp bị trừng trị.

    Nguyễn Đình Hà
    Ứng viên đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Hà nói trên Facebook: "Nếu tôi mà là ông Obama, tôi sẽ rời Hà Nội ngay lúc 12h trưa để qua Nhật luôn và hủy phần thời gian còn lại của chuyến thăm!
    "Vì chính quyền chủ nhà không tôn trọng khách mời trong cuộc ông Obama gặp đại diện xã hội hôm nay 24/5, khi bắt cóc, chặn giữ những người mà ông Obama muốn gặp mặt. Coi thường quốc khách, coi thường cả quyền căn bản của công dân như thế cơ mà!
    "Có 15 ghế khách mời, chỉ có 6 người tới. Nếu tôi là Obama, tôi sẽ gọi thẳng cho ông Trần Đại Quang, ông Phạm Bình Minh, ông Tô Lâm, hỏi thắng: muốn chơi hay nghỉ đây?
    Tôi xin nhấn mạnh lại: chúng ta cần cả hai, nhân quyền và chủ quyền quốc gia! Lệnh cấm vận vũ khí có thể dỡ bỏ một phần hoặc toàn phần, nhưng điều kiện vẫn là nhân quyền phải được bảo đảm và chấp thuận theo gói, theo luật xuất khẩu vũ khí của Mỹ đấy nhé"




    Sau khi đọc diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng thống Obama sẽ bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu các hoạt động gặp doanh nhân, giới trẻ tại thành phố này.
    Bạn đọc gửi đến BBC hình ảnh đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa vắng vẻ, các hàng quán hai bên đường đóng cửa. Đây là con đường từ sân bay dẫn vào trung tâm thành phố.


    Trong buổi chiều 24/5, ông Obama sẽ thăm chùa Ngọc Hoàng, sau đó đến trung tâm DreamPlex Coworking Space và đọc diễn văn về hợp tác thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam.




    Ít nhất ba hãng truyền thông là BBC, CNN và Al Jazeera đã truyền trực tiếp phần mở đầu bài diễn văn của Tổng thống Obama tại Hà Nội. CNN truyền toàn bộ bài diễn văn.
    Đa số các điểm đều nhận những tràng pháo tay. Phần Tổng thống Obama nói về nhân quyền cử tọa dường như không vỗ tay.
    12:18



    Tổng thống Obama đã đọc diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội vào buổi trưa hôm 24/05. Trong bài diễn văn Tổng thống Obama mô tả nhiều khía cạnh của sự phát triển của Việt Nam, về các tòa nhà cao, trung tâm thương mại, sự phát triển kinh tế.
    Phát biểu về an ninh khu vực, ông nói "Những nước lớn không nên bắt nạt các nước nhỏ hơn và tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình."
    Ông cũng nói về việc giải quyết hậu quả chiến tranh, tẩy độc dioxin ở Đà Nẵng và sắp tới sẽ làm ở sân bay Biên Hòa.
    Ông cũng nói về việc rà phá bom mìn để "Không đứa trẻ nào phải mất một chân chỉ vì chơi ngoài khu vực còn có bom mình""
    Về những người trẻ Việt Nam, ông Obama nói: "Chúng tôi có nhiều sinh viên từ Việt Nam đến Mỹ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong Đông Nam Á".
    Tổng thống Obama đề cập đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
    Ông nói, với TPP "Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào một đối tác lớn nào nữa. Và có thể có thêm nhiều đối tác".
    Ông cũng nói TPP cũng sẽ giúp tăng cường nhân quyền ở Việt Nam và cho phép "thành lập công đoàn độc lập".
    Ông Obama dành một phần khá dài trong bài diễn văn nói về các giá trị phổ quát của nhân quyền như quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do hội họp.
    12:02

    Trang tin Vnexpress tại Việt Nam cho biết có khoảng 1.000 sinh viên từ các trường đại học tại Hà Nội như Ngoại Thương, Kinh Tế Quốc dân, Đại học FPT, THPT chuyên Amsterdam... sẽ tham dự buổi phát biểu của Tổng thống Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.






    Liên quan tới hoạt động đưa tin chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, nhà chức trách Việt Nam dường như đã đồng ý để nhóm phóng viên BBC News tại Hà Nội tác nghiệp sau khi yêu cầu ngưng tác nghiệp trước đó, một phóng viên trong đoàn nói với văn phòng BBC tiếng Việt tại Bangkok vào sáng ngày 24/05.
    Vào ngày 23/05 CPJ, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, có trụ sở chính tại New York, ra thông cáo lên án việc kiểm duyệt và kêu gọi Việt Nam ngưng sách nhiễu các nhà báo sau khi nhà chức trách Hà Nội buộc nhóm phóng viên BBC ngưng tường thuật chuyến thăm Việt Nam.
    Jonathan Head, phóng viên Đông Nam Á của BBC thường trú tại Bangkok, trong một email gửi CPJ nói chính quyền Việt Nam nghi ngờ đoàn BBC trước đó gặp một trong những nhà bất đồng có tiếng nhất là ông Nguyễn Quang A và BBC đã bác bỏ điều này.
    Jonathan Head trong ngày thứ Bảy cho biết ông nhận được một email và cú điện thoại thông báo giấy phép tác nghiệp tại Việt Nam đã bị rút và BBC bị cấm dự hoặc tường thuật về bất kỳ sự kiện chính thức nào trong chuyến thăm này, theo CPJ.
    “Việc Việt Nam sách nhiễu BBC trong dịp có sự kiện quan trọng như vậy cho thấy thật ngán ngẩm với nhà cầm quyền trong việc kiểm duyệt,” Shawn Crispin, Đại diện của CPJ cho khu vực Đông Nam Á nói trong thông cáo.
    “Với thời gian còn lại của chuyến thăm, Tổng thống Obama nên nói rõ với nước chủ nhà rằng việc ngăn cản phóng viên sẽ có hệ lụy đáng kể tới các quan hệ song phương.”
    11:18

    Trong buổi phát biểu của ông Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức vào trưa nay 24/5 sẽ có phần trình bày quốc ca hai nước.
    Ca sĩ Mỹ Linh sẽ hát quốc ca Việt Nam.
    "Hát tại một sự kiện trọng đại của đất nước, trước tổng thống Mỹ cũng như các quan khách trong nước và quốc tế là một vinh dự đối với tôi", cô nói.


    Sau cuộc gặp với các nhóm xã hội dân sự, Tổng thống Obama sẽ có bài diễn văn tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia ở Hà Nội.
    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cập nhật trên trang thông tin "Chỉ còn vài phút nữa là Tổng thống Obama sẽ bắt đầu phát biểu".
    BLOG 11:18

    Politico Báo Politico chuyên bàn về chính trị và chính sách của Hoa Kỳ hôm 23/5 bình luận Tổng thống Obama “tắt tiếng về nhân quyền, trong lúc gỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam”.
    “Hà Nội thúc giục Washington có động thái này từ nhiều năm qua để có được niềm tự hào sở hữu vũ khí của Mỹ. Động thái này phù hợp với lợi ích của Mỹ và gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Trung Quốc”.
    “Tại Hà Nội, ông Obama không nói là liệu Mỹ có cân nhắc hành vi vi phạm nhân quyền của Việt Nam khi quyết định những thương vụ vũ khí đặc biệt, dù ông đã khích lệ Việt Nam về "những bước tiến khiêm tốn trên một số lĩnh vực mà chúng tôi đã quan ngại" trước khi chuyển đề tài về những lợi ích thương mại.
    Điều này nghe có vẻ rất giống câu trả lời chung của ông Obama về cách tốt nhất để thúc đẩy nhân quyền: Sẽ có những tiến bộ đạt được trong dài hạn bằng cách thúc đẩy các nước đàn áp và mở mắt cho người dân những nước này.
    Và không chỉ im lặng về nhân quyền, Tổng thống Obama cũng không đề cập đến cuộc bầu cử Quốc hội trong cuộc họp song phương với Hà Nội trước cuộc họp báo, theo một trợ lý Nhà Trắng.




    Sáng 24/5, Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp đại diện các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tại khách sạn JW Marriott, Hà Nội.
    Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp, trên mạng xã hội có thông tin một số khách mời như tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang… bị ngăn cản và câu lưu.
    Cuối cùng, chỉ có một số khách mời đến tham dự: nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).
    Trả lời BBC qua điện thoại sau cuộc gặp, bà Oanh cho hay: “Cuộc gặp Tổng thống Obama diễn ra trong vòng nửa giờ, mỗi khách mời có hơn một phút trình bày về bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động”.
    “Tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của người LGBT, cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn”.
    “Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân quyền hay tù nhân chính trị”.
    Bà cũng cho hay là “chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người khuyết tật, không quan tâm đến chính trị nên không biết về những khách mời khác như ông Quang A”.
    “Tôi không rõ là những khách mời không đến được là do bị ngăn cản hay lý do nào khác”, bà nói.
    “Nói chung, tôi nghĩ mọi người có tâm lý đến trao đổi để Tổng thống Mỹ nắm bắt tình hình xã hội dân sự Việt Nam chứ không kỳ vọng có sự thay đổi nào. Việc nhà mình thì mình tự giải quyết thôi”.

    10:03

    Tiến sỹ Vũ Cao Phan, Đại học Bình Dương: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ như tôi dự cảm đã đẩy tới lúc cần phải như thế này và động tác này mang ý nghĩa chính trị là chủ yếu, cho nên tôi nghĩ đã không có sự mặc cả.
    Tôi cho rằng vấn đề Mỹ bỏ cấm vận cho Việt Nam, nó đã đến thời điểm quyết định hiện nay rồi, có sự nhân nhượng với nhau về điểm này, điểm khác, nhưng không có sự mặc cả, không có sự trao đổi, mua bán ở đây.



    Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn viết: Với chuyến thăm của Obama, không tù nhân lương tâm nào được thả. không có cam kết cải sửa luật hình sự nào theo hướng phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế.
    Đương nhiên, cũng chẳng có hứa hẹn gì chuyện cá chết và cải thiện môi trường biển.
    Thế nhưng, Obama vẫn đem đến cho chúng ta MỘT MÓN QUÀ rất có giá trị.
    Đó là lời nhắn nhủ:
    "Anh người Việt ơi, chị người Việt ơi, đừng trông mong nữa, không ai và không quốc gia nào, dù hùng mạnh tới đâu, có thể đem đến cho anh chị quyền con người, tự do, dân chủ, minh bạch, môi trường trong sạch.
    Đó là những thứ anh chị phải đòi mới có. Phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, ăn đá ăn đạp, chịu bắt bớ, sách nhiễu, mới có.
    Chúng không bao giờ tự xuất hiện đâu. Đừng trông đợi vô lý và vô ích.
    Chính những tiếng hô bạo dạn, những bước chân hăm hở của anh chị trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang những ngày qua mới có thể làm chứng rằng chúng đang tồn tại.
    Và duy chỉ lúc đó, anh chị mới xứng đáng với vẻ đẹp của chúng mà thôi."
    09:56

    Reuters: Tổng thống Obama chuẩn bị gặp đại diện xã hội dân sự vào hôm thứ Ba bao gồm cả một số người bất đồng chính kiến có thể không đồng ý với quyết định dỡ lệnh cấm vận vũ khí.
    Một số nhà hoạt động người Việt bày tỏ sự thất vọng rằng ông Obama có thể đã bỏ mất đòn bẩy thương thuyết.



    Ca sĩ Mai Khôi nói cô "đến gặp" Tổng thống Obama. Ca sĩ này cập nhật hình ảnh trên Facebook cá nhân nói: ""Các anh an ninh đang chuẩn bị đón Tổng Thống Obama vào cuộc họp."
    Trước chuyến thăm của Tổng thống Obama, ca sĩ Mai Khôi từng xuất hiện trên Youtube và nói cô muốn gặp ông.
    09:35



    Hôm nay 24/5 theo dự kiến tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực trong Trại 6, Nghệ An, nhằm yêu cầu chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và thực hiện trưng cầu dân ý về thể chế chính trị nước nhà. Người nhà ông Thức thông báo trên mạng xã hội: “Gia đình đã tận dụng tất cả mối quan hệ có thể của mình hy vọng bức thư cầu cứu của con gái ông Thức được gửi đến tận tay Tổng Thống Obama. Mong mọi người nếu có cách nào khác mang bức thư này đến ông, hãy giúp chúp tôi góp một tia sáng nuôi hy vọng cho anh Thức”.
    Luật sư Lê Công Định cho hay: “Hôm nay, tròn 7 năm ngày ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam, mong nhiều người dân Việt Nam đồng hành tuyệt thực cùng anh”.
    18 cựu tù nhân Lương Tâm kêu gọi đồng bào đồng hành tuyệt thực cùng ông Thức. Mỗi đợt tuyệt thực ủng hộ ông Thức kéo dài 24 tiếng và cách nhau 3 ngày.
    09:34



    Tiến sỹ Nguyễn Quang A "bị bắt" trước cuộc gặp của Tổng thống Obama với các nhóm xã hội dân sự. Bà Đặng Bích Phượng, một nhà hoạt động từ Hà Nội mô tả cuộc bắt giữ buổi sáng là có "5-6 thanh niên" và "khênh bác ấy lên một chiếc xe 7 chỗ gần đó".
    Cách đây ba giờ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đăng một thông tin lên Facebook cá nhân nói "Trước lúc đi, có thể bị chặn, bị bắt. Báo trước để bà con được rõ".
    09:32

    Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, California, Hoa Kỳ:
    Trước chuyến đi của ông Obama, chúng tôi đã được mời vào họp với Hội đồng An ninh Quốc gia. Khi đó họ có nói rõ là vấn đề gia tăng giao thương và thắt chặt quan hệ giữa hai nước chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng họ quả quyết vấn đề nhân quyền sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giao thương, và tất cả tùy thuộc vào thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

    Nay chuyến đi của ông Obama đã gần như hoàn tất, với hai sự kiện quan trọng đã diễn ra trong ngày đầu tiên. Điều này khiến cộng đồng người Việt, nhất là ở vùng Hoa Thịnh Đốn, đặt câu hỏi không biết chính quyền Mỹ, đặc biệt là ông Obama, có quên lời hứa nhân quyền và đặt vấn đề tiền lên trên vấn đề nhân quyền hay không.
    Tổng thống nên tiếp tục can thiệp cho những người đang bị tù vì phát biểu ý kiến ôn hòa, thăm một số nhà tranh đấu dân chủ đại diện cho mọi xu hướng ở Việt Nam, gặp gỡ xã hội dân sự và khuyến khích chính phủ Việt Nam công nhận các tổ chức này, để cho họ sinh hoạt bình thường, đúng như những gì mà như các tổ chức phi chính phủ mà nhà nước lập ra hoặc cho phép thành lập được hưởng.

    FACEBOOK 23:47

    Josie Chu: Tập Cận Bình và Đảng ta ơi, nhìn xem dân Việt Nam yêu mến Đế quốc Mỹ nè! Ghen không?




    23:47

    Hãng tin Tass dẫn lời ông Anatoly Punchuk, Phó Giám đốc Cục hợp tác Quân sự-Kỹ thuật Quốc gia Nga nói rằng Moscow và Hà Nội có quan hệ đối tác lâu dài và việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương "không ảnh hưởng tới xuất khẩu vũ khí của Nga".
    Việt Nam là khách hàng mua vũ khí lớn thứ ba của Nga, theo báo Kommersant.



    23:44

    Báo chí tràn ngập tin VietJet ký hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD đặt 100 chiếc 737 MAX 200 từ Boeing trong ngày đầu tiên Tổng thống Barack Obama tới thăm Việt Nam.



    Mua thêm 100 phi cơ, VietJet nay trở thành một trong những hãng hàng không giá rẻ phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á.
    Trước đó, hãng đã ký mua từ EU 100 chiếc Airbus giữa năm 2013 với hợp đồng trên 9 tỷ USD và mua bổ sung 30 chiếc hồi 11/2015 trị giá gần 3,5 tỷ USD.

    BBC


    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

  2. #2
    Join Date
    Oct 2010
    Bài Viết
    45,805
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 17 Lần
    Trong 17 Bài Viết
    22:26

    Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) nêu ra rằng Hoa Kỳ bán vũ khí cho 96 quốc gia, gần bằng một nửa số thành viên Liên Hiệp Quốc.
    Trong số các khách hàng lớn nhất có Ả Rập Saudi (10%), và Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE -9,1%).
    Còn theo tác giả Samuel Oakford, kể từ năm 2010, Hoa Kỳ đã bán ra 90 tỷ USD tiền vũ khí, quân trang quân bị cho hai quốc gia Vùng Vịnh này.
    Tại châu Á, ngoài Đài Loan còn có Hàn Quốc là nước mua nhiều vũ khí của Mỹ, theo trang Time cuối năm 2015.




    21:58

    Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc từ Anh nhận định:

    "Với quyết định bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam của Tổng thống Obama hôm nay, Mỹ và Việt Nam cuối cùng đã hoàn toàn bình thường hóa quan hệ song phương – một tiến trình mà Tổng thống Bill Clinton đã khai mở cách đây hơn 20 năm.
    Nó cũng giúp nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt. Về ngữ nghĩa, hiện giờ Mỹ chỉ là ‘đối tác toàn diện’ – đứng sau ‘đối tác chiến lược’, như Ấn Độ hay Tây Ba Nha, và ‘đối tác chiến lược toàn diện’ hay ‘đối tác hợp tác chiến lược toàn diện’ mà Hà Nội đã thiết lập với Nga và Trung Quốc.
    Nhưng về nội dung, có thể nói quan hệ của Việt Nam với Mỹ hiện giờ rất ‘toàn diện, chiến lược’ – thậm chí còn ‘toàn diện, chiến lược’, ý nghĩa, quan trọng hơn quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc.
    Quyết định của ông Obama hôm này gây không ít bất ngờ, thất vọng đối với một số người vì xem ra chính quyền Việt Nam không có nhượng bộ gì vấn đề nhân quyền. Nhưng nhìn chung cuộc, quyết định này sẽ rất tốt, có lợi cho Việt Nam.
    Cách đây 21 năm khi ông Clinton quyết định nối bang giao với Việt Nam cũng có nhiều người chống đối vì cho rằng Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền. Nhưng nhờ quyết định ấy của ông, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển tốt, có lợi cho Việt Nam. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nếu không có một thị trường như Mỹ, Việt Nam không thể cân bằng mậu dịch, kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
    Chắc chắn việc gỡ bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ cũng như những thỏa thuận khác về an ninh, kinh tế, thương mại, giáo dục đạt được trong chuyến đi này sẽ giúp Việt Nam gần hơn Mỹ. Và điều đó sẽ rất tốt cho người dân, đất nước Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày càng mạnh bạo ở Biển Đông."
    FACEBOOK 20:30

    Barack Obama "Các bạn có thể tạo ra thay đổi. Các bạn không thể nào chuyển biến thế giới chỉ trong một ngày. Và đó là điều gây ra thất vọng. Có không ít những cản trở, bước lùi. Nhưng tiến bộ sẽ đến từng chút một." (Trang White House trên Facebook trích lời ông Obama nói 10 tiếng trước).



    20:27

    Châu Đoàn "Chẳng cần phải giải thích thì ai cũng thấy hình ảnh của Obama quá đẹp. Một tổng thống mà sự chân thành luôn toát trên nét mặt. Luôn cười tươi với vợ con, đồng nghiệp, báo giới, công chúng. Lại còn cúi rạp mình trên sàn để giao tiếp với một em bé mới biết lẫy nữa chứ. Đúng là giấc mơ Mỹ. Một người da màu, xuất thân không có gì đặc biệt lại trở thành tổng thống. Obama là biểu tượng của tự do dân chủ, của sức mạnh siêu cường nhưng những giá trị ấy được đặt trong hình hài một quý ông lịch lãm và dịu dàng.
    Người như thế khiến hàng tỉ con tim rung động. Cho nên hình ảnh người dân hồ hởi xếp hàng dọc phố để chào đón là điều dễ hiểu. Tình cảm ấy là hồn nhiên. Người dân chắc cũng không mong chờ ở quý ông ấy nhiều khi mà nhiệm kì của ông đã sắp hết.
    Tôi vui mừng nhìn thấy Obama được tiếp đón như vậy nhưng lòng tôi nhói lên khi nhìn thấy hình ảnh long lanh ấy sao xa vời đến vậy. Mấy triệu người đã ngã xuống, mấy chục năm làm lụng, hy vọng một sự đổi đời nhưng thực trạng đất nước chưa bao giờ be bét như hiện nay.
    Không phải chỉ là sự be bát về ô nhiễm, tai nạn, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, nông dân, công nhân lần hồi từng bữa mà sự be bét ấy còn trong tâm khảm mỗi người Việt. Người dân ngơ ngác không biết nên tin ai. Không có một lãnh đạo nào mà ánh sáng của tâm đức và trí tuệ soi rọi được đến lòng dân.
    Giá như người dân yêu quý một vị lãnh đạo nào đấy chỉ bằng 1/10 tình cảm dành cho một ông tổng thống ngoại bang kia thì đất nước này đã khác nhiều rồi.
    Tôi tin rằng các tổng thống Mỹ nghèo hơn nhiều so với quan chức Việt Nam. Nhưng cuộc sống ngắn ngủi, nhiều tiền quá làm gì. Chẳng thà ít tiền mà tên tuổi, hình ảnh được ghi đậm mãi vào lịch sử, vào những con tim đồng bào còn hơn."





    20:27

    John Coughlan từ Ân xá Quốc tế trả lời Issac Chotiner trên trang báo Mỹ Slate.com về các quyền của người dân Việt Nam:
    “Người dân Việt Nam coi Hoa Kỳ là đại diện cho những giá trị như tự do ngôn luận, tự do hội họp.
    Đây là các quyền bị siết chặt ở Việt Nam, nên nếu ông Obama kêu gọi chính quyền nới lỏng chúng, người dân Việt Nam sẽ không hỏi ‘Sao ông ta dám nói thế’, mà họ coi đây là hành động bày tỏ tình đoàn kết. Vì thế, khi ông Obama tới, đa số người Việt Nam cảm thấy vô cùng tự hào. Nhưng vấn đề là nhân quyền lại không phải là phần trọng tâm của chuyến đi.”
    18:30

    Từ Nhật, Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu, nói tin Mỹ xóa lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ được Nhật Bản hoan nghênh.

    Ông Tetsuo Kotani làm việc ở Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản.

    Ông nói: “Với Tokyo, đây là tin tốt vì vẫn còn sự nhạy cảm chính trị để có thể phát triển hợp tác quốc phòng sâu hơn giữa Việt Nam và Nhật do khác biệt hệ thống chính trị.”

    Việt Nam đã kêu gọi Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

    FACEBOOK 16:55





    Diễn viên Lan Phương khoe ảnh chụp thư mời đến buổi nói chuyện của ông Obama sáng 25/5 tại TP. Hồ Chí Minh. Cô chia sẻ "rất háo hức chờ tới gặp gỡ ông Obama".
    Cô nói: “Theo cảm nhận của tôi thì Tổng thống Mỹ Obama là người cởi mở, gần gũi và thân thiện. Điều khiến tôi ngưỡng mộ ông là ông ủng hộ hòa bình. Ngoài ra, ông còn là một người chồng, người cha tuyệt vời”.
    Cô có tên trong danh sách thành viên của tổ chức YSEALI (Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) của lãnh sự quán Mỹ.
    Hoa hậu Đặng Thu Thảo và diễn viên Quốc Thuận cũng được mời gặp ông Obama.
    BLOG 16:55

    Zing



    Phóng viên báo Zing chụp được cảnh công an hộ tống Cadillac One của Tổng thống Mỹ Barack Obama đổ xăng ở ngã tư Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh vào trưa 23/5. 16:55

    Trung Quốc đã có phản ứng đầu tiên về quyết định gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương mà Tổng thống Obama thông báo sáng 23/5 tại Hà Nội.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại Bắc Kinh: "Cấm vận vũ khí là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh. Đáng ra điều này phải không xảy ra".
    Bà Hoa nói tiếp: "Bởi vậy, chúng tôi hy vọng điều này có ích cho hòa bình và ổn định trong khu vực."
    Hoàn Cầu Thời báo trong bài xã luận hôm thứ Hai 23/5 thì nói: "Chủ đề Biển Đông đang kéo Hoa Kỳ và Việt Nam lại gần nhau. Tuy nhiên sự khác biệt về tư tưởng luôn luôn đẩy hai nước này ra xa".
    Tờ báo nhận định: "Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành đồng minh của Mỹ như Philippines. Việt Nam sẽ luôn lo lắng thiệt hơn trong quan hệ với Mỹ".


    BLOG 15:53

    Trương Nhân Tuấn Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn trong bài ' Ý nghĩa của việc bỏ cấm vận vũ khí' viết:
    Tổng thống Obama vừa tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có điều kiện đối với Việt Nam.
    Nhiều người Việt Nam phản ứng vui mừng. Nhưng theo tôi, sự việc chỉ thay đổi về cách nói, cách diễn đạt, mà thực chất vẫn không đổi: Mỹ chỉ bán vũ khí cho Việt Nam nếu Việt Nam tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền.
    Chuyến thăm viếng của Obama thể hiện nhiều điều miễn cưỡng.
    Trở ngại duy nhất để hai bên Việt-Mỹ tiến tới hợp tác “đồng minh” vẫn là chế độ chính trị.
    Cho dù Mỹ đã tỏ thái độ “nhìn nhận và tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam” nhưng chính điều này đã ngăn cản tầm nhìn về tương lai của hai bên.
    Mỹ có thế "chống" Trung Quốc với những đồng minh truyền thống của họ. Điều Mỹ mong muốn là Việt Nam không đứng về Trung Quốc để chống lại Mỹ. Việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương (có điều kiện) cho phép Mỹ gạt bỏ lo ngại này.
    Việt Nam cũng có thể dùng vũ khí của Mỹ, bằng phương cách của mình, để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông.
    Điều chắc chắn là Mỹ sẽ thắng và Việt Nam sẽ thua.
    Nếu lường được hệ quả (của việc thua trận), lãnh đạo Việt Nam cần phải biết mình phải làm gì bây giờ.


    Từ California, Hoa Kỳ, nhà hoạt động nhân quyền Trinity Hồng Thuận bình luận:
    “Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi đặt chân đến Việt Nam, Tổng thống Obama đã tuyên bố một quyết định gây chấn động: Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
    Trong khi đó, trước chuyến đi trên chỉ vài ngày, Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống - ông Ben Rhodes - còn cho rằng "Chúng tôi vẫn chưa có quyết định cuối cùng liên quan đến vấn đề này, chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là chủ đề thảo luận với Việt Nam".
    Trong nhiều buổi gặp gỡ giữa giới ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ và các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền luôn được Hoa Kỳ nhấn mạnh sẽ là ưu tiên chính trong việc xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam.
    Không biết quyết định trên đến từ sự nhượng bộ nào từ phía Việt Nam: cải thiện nhân quyền hay gia tăng hiện diện quân sự tại Đà Nẵng và Cam Ranh, hay cả hai?
    Tôi không chống việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vì tôi vẫn nghĩ đây là quyết định tốt cho Việt Nam trên đường dài. Nhưng cho đến giờ phút này, có lý do để cảm thấy thất vọng về khả năng đàm phán yếu ớt của phía Hoa Kỳ, vì vẫn chưa thấy được Việt Nam có bất cứ sự nhượng bộ nào rõ rệt ngoài những trò bịp rẻ tiền như việc thả cha Lý mới đây.
    Trong lúc Obama tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí, thì có tin nhà báo Đoan Trang bị bắt vì chính quyền lo ngại cô sẽ gặp với Tổng thống Obama”.
    15:14



    Phil Robertson, giám đốc khu vực Châu Á của Tổ Chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch:
    "Trong khi ông Obama gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, nhà chức trách Việt Nam đang bận rộn bắt giữ nhà báo Đoan Trang và các nhà hoạt động nhân quyền khác trên đường phố và tại nhà họ."
    "Rất bất ngờ, Tổng thống Obama vừa vứt bỏ những gì còn lại là đòn bẩy của Hoa Kỳ để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam - và cơ bản là chẳng làm gì với việc đó. Chính phủ Hoa Kỳ đã nói với Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm phải cho thấy cải thiện trong hồ sơ nhân quyền nếu họ muốn được tưởng thưởng bằng hợp tác kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn."
    "Hôm nay, Tổng thống Obama đã tưởng thưởng Việt Nam mặc dù họ không chưa làm gì, như: chính phủ chưa loại bỏ bất kỳ điều luật đàn áp nào, không thả một số lượng lớn tù chính trị, cũng không có cam kết nào quan trọng. Tổng thống Obama vừa cho Việt Nam một món quà mà họ không xứng đáng."
    BLOG 15:14

    Nhà hoạt động Trịnh Hội





    Đang ở Đức trong chuyến vận động cho những tù nhân chính trị như Nguyễn Văn Đài và Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trịnh Hội, giám đốc điều hành tổ chức Voice, bình luận với BBC: “Tôi nghĩ có hai vấn đề chúng ta cần phải lưu ý. Đó là việc tổng thống Obama tuyên bố sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí đối với Việt Nam khác với việc trên thực tế Việt Nam có thể mua vũ khí của Mỹ trong tương lai hay không”.
    “Tổng thống Obama đã cho biết việc mua được hay không sẽ tùy từng trường hợp một cũng như tùy vào tình trạng nhân quyền có được cải thiện hay không. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này”.
    “Là một người có cả hai quốc tịch Việt và Mỹ, tôi nghĩ là Việt Nam cần phải được giúp đỡ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc nhưng điều này phải phụ thuộc vào việc họ có thật sự thực thi những cam kết bảo vệ nhân quyền hay không. Điều đó thì chúng ta còn phải chờ xem".
    15:14

    Một số ý kiến về việc bỏ cấm vận vũ khí trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo:
    CHINGKAKERU cho rằng đầu tư của Trung Quốc vào TP Hồ Chí Minh vô tác dụng.
    Hi--jack bình luận rằng Mỹ lợi dụng Việt Nam để cân bằng với Trung Quốc.
    MML nói Obama đã "mua chuộc người em trai" của Trung Quốc.
    Zhsy196 dẫn câu nói: "Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi vĩnh viễn" thay vì bình luận.


    BLOG 14:55

    Barack Obama Điều rõ ràng trong chuyến đi này là người dân hai nước mong muốn mối quan hệ được gần gũi và sâu hơn nữa. Tôi cảm kích khi thấy thấy dòng người dân đứng ở các dãy phố chào đón đoàn xe chúng tôi đi vào trung tâm thành phố Hà Nội hôm nay.


    FACEBOOK 14:54

    Cựu Đại sứ Đinh Hoàng Thắng Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, phân tích quan hệ Việt—Mỹ:
    "Một, cần đẩy hợp tác với Mỹ, song phải thực lòng! Đừng “lá mặt lá trái”, tuyên bố với Obama, vâng, chúng ta là đối tác toàn diện, nhưng vẫn coi Mỹ là đối tượng tác chiến.
    Hai, phải tạo thế liên lập với Trung Quốc, nhưng phải nỗ lực vận động quốc tế sao cho Biển Đông trở thành “ngã tư đường” của thế giới.
    Trung Quốc coi ta là Man Di, mắng ta chỉ được chọn tôm tép hoặc sắt thép! Thấy người dân làm dữ, Vũng Áng có thể thành “vũng lầy”, họ tỏ vẻ xin lỗi, nhưng xin lỗi hay chửi mắng thì vẫn khinh ta.
    Mấy phút họp báo của chính quyền có nhắc đến Formosa, nhưng đấy là lời bào chữa vô lối cho nghi phạm chứ không phải là phát ngôn của một chính phủ vì dân. Ngoài hợp tác với Mỹ, đi với thế giới văn minh để tạo thế sống chung với Trung Quốc, chẳng còn cách nào khác!
    Để tránh kiếp “cá rán-chim nướng”, hãy thức tỉnh nhà cầm quyền: Không thể kiến tạo nền kinh tế tri thức và xã hội lành mạnh lại mà lại nhân nhượng Trung Quốc quá đáng và “hình sự hóa” mọi chuyện ở trong nước! Không nuốt nổi 3.600 m2 đất của “Xin Chào” là chuyện “bé như móng tay”, nhưng Tổ quốc “bị nướng”, biển chết, đảo đang bị cướp mới là đại sự".

    BLOG 14:19

    BBC News Phóng viên BBC Jonathan Head từ Hà Nội nói việc cân nhắc về nhân quyền với khả năng bỏ cấm vận vũ khí dường như đã được để sang một bên và việc gỡ bỏ lệnh cấm này về cơ bản đã chấm dứt các chủ đề dai dẳng từ Cuộc chiến Việt Nam.


    FACEBOOK 14:19

    Dương Đại Triều Lâm Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nói với BBC: "Khi cái bắt tay giữa ông Obama và Chủ tịch Trần Đại Quang đang diễn ra tại Phủ Chủ tịch thì những bắt bớ khác đang diễn ra ở nhiều tỉnh, thành đối với nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự.
    Tại Nha Trang, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu) và ông Nguyễn Bá Vinh bị sử dụng bạo lực và bắt giữ tại đồn công an phường Lộc Thọ (Nha Trang).
    Tại Hà Nội, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang và ông Vũ Huy Hoàng bị bắt giữ và hàng chục nhà hoạt động XHDS bị "giam lỏng" trong nhà.
    Tại Vinh, ông Nguyễn Viết Dũng, thanh niên mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa, đã bị "mất tích" sau chuyến bay từ Sài Gòn về Vinh tối 22/5".

    FACEBOOK 14:03

    Giáo sư Jonathan London



    iến sỹ Jonathan London bình luận: Dù khó để vui về vũ khí nhưng là một bước có lý. Hy vọng cũng phản ánh một nhất trí cao để nâng cao các quyền ở Việt Nam. Có quan điểm nào thì không thể phủ nhuận là một bước đầy ý nghĩa trong quan hệ song phương. Ngoài những chuyện vũ khí mong TQ giảm hành vi bành trướng và hãy cho các nước trong khu vực phát triển một cách hoà bình. Ông Obama qua Việt Nam khổ thế... Ở các nước, ông chỉ cần đến một địa chỉ là gặp hết các nhà lãnh đạo nước đó. Còn ở Việt Nam, ông phải chạy đi gặp lần lượt chủ tịch nước cho đến chủ tịch quốc hội, và sau đó mới gặp tổng bí thư và thủ tướng cùng một buổi.
    BLOG 13:40

    Nhà báo Bùi Văn Phú



    Trong bài viết riêng cho BBC từ California, Mỹ, nhà báo Bùi Văn Phú viết: "Lãnh đạo Việt Nam thăm Hoa Kỳ, và ngược lại khi lãnh đạo Mỹ đến Việt Nam, đều không có bắn súng đại bác chào đón hay quốc yến, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình năm ngoái đến Mỹ đã được long trọng đón tiếp với đầy đủ nghi thức lễ tân". "Trong khi Hà Nội đón ông Obama cũng chỉ ở mức vừa phải, người dân Việt rất hồ hởi với sự kiện Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam. Truyền thông trong nước những ngày qua đã đưa lên hàng loạt bài viết liên quan đến chuyến đi, từ máy bay Air Force One, trực thăng Marine One, đến đoàn an ninh bảo vệ cho tổng thống và thức ăn dành cho ông Obama".
    Quan hệ Việt - Mỹ có được hoàn thiện hay đưa lên tầm cao mới hay không tùy thuộc vào lựa chọn của Hà Nội trong việc đáp ứng những yêu cầu của Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, đó là thả tù chính trị, cải cách luật pháp để người dân có các quyền tự do phát biểu, báo chí, tôn giáo, hội họp mà không bị an ninh quấy nhiễu, trấn áp hay bắt giam".


    Phan Cẩm Hường



    Tại sân bay Nội Bài, nhà hoạt động Phan Cẩm Hường cầm bảng ghi: "Tổng thống Obama xin đừng vô cảm. Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì họ luôn làm".

    tin mới nhất




    Trong cuộc họp báo chung có sự tham gia của Tổng thống Obama và Chủ tịch Quang, Hoa Kỳ tuyên bố "dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam".
    Ông Quang đọc thông cáo nói hai bên "nhất trí ưu tiên cao hơn việc giải quyết hậu quả chiến tranh, và cam kết tiếp tục hợp tác tích cực về vấn đề này".
    Ông Obama nói việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn bình thường.




    Sau cuộc hội đàm kéo dài một giờ, ông Obama đã có cuộc gặp với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tại khu nhà sàn của ông Hồ Chí Minh.
    Ngay sau đó, Tổng thống Obama quay lại Phủ chủ tịch, chuẩn bị tham dự cuộc họp báo sắp diễn ra.
    Hàng trăm phóng viên báo chí tại Việt Nam và các phóng viên quốc tế có mặt đưa tin về sự kiện này.
    12:44



    Hãng hàng không VietJet và hãng máy bay Boeing đã ký thỏa thuận mua 100 máy bay trị giá 11,3 tỷ USD, thương vụ mua máy bay lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam. Loại máy bay được mua là Boeing 737 Max 200. Lễ ký kết sẽ có sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến đi lịch sử đến Việt Nam.
    Hãng tin Bloomberg cho biết từ năm 2019 công ty máy bay Boeing sẽ bắt đầu giao máy bay cho VietJet, và phải mất bốn năm để giao toàn bộ 100 máy bay cho hợp đồng này.
    BLOG 12:32

    Jonathan Head, từ Hà Nội



    Mai Khôi xuất hiện trên YouTube kêu gọi một cuộc gặp với Tổng thống Obama, tìm kiếm sự giúp đỡ của ông để hệ thống chính trị tại Việt Nam cởi mở hơn chút. Vào thời điểm viết bài này, không rõ cuộc gặp có được cho phép hay không.

    Chúng tôi cũng không thể tìm hiểu cảm xúc của công chúng về cả chuyến đi thăm Việt Nam của ông Obama cũng như cuộc bầu cử.

    Tất cả mọi phóng viên nước ngoài đều phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của nhà chức trách Việt Nam, mọi cuộc phỏng vấn hay quay phim đều phải xin phép trước. Trong chuyến đi này,nhóm phóng viên của chúng tôi không được phép tường thuật gì khác ngoài nghị trình của ông Obama, và chỉ được phỏng vấn một học giả đã được cho phép, ông Trần Việt Thái.

    Thậm chí việc chĩa camera vu vơ về phía các biểu ngữ bầu cử cũng ngay lập tức bị cán bộ hướng dẫn ngăn cản.

    Người ta nói với chúng tôi rằng giấy phép tác nghiệp báo chí của chúng tôi không còn giá trị, và mọi hoạt động tường thuật buộc phải dừng lại. Họ không đưa ra lý do nào cả, nhưng trong một trao đổi căng thẳng với các quan chức ở bộ ngoại giao, họ nói tôi đã gặp ông Nguyễn Quang A mà không được phép ngay sau khi tôi đến Việt Nam hôm thứ Sáu.

    Điều này rõ ràng không có thật - cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó.
    FACEBOOK 12:28
    Tam Nguyen, BBC Vietnamese Facebook

    Nhân dân Việt Nam yêu mến tổng thống Mỹ còn nhiều hơn cả quan chức Việt Nam.
    BLOG 12:28
    VOA

    VOA tường thuật: "Khi đoàn xe của Tổng thống Obama rời Sảnh VIP của phi trường Nội Bài, tòa nhà chỉ dành để đón tiếp các quan chức và khách cấp cao, họ đi ngang qua những dãy cột cờ treo quốc kỳ Mỹ và Việt Nam và hai bích chương lớn màu đỏ mang các dòng chữ vàng “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021!” và “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là trực tiếp góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

    Dường như đó là một cách phía chủ nhà gây ấn tượng với phái đoàn cấp cao Mỹ về việc người dân Việt Nam được thực hiện quyền bầu cử, lựa chọn những người đại diện cho họ ở quốc hội và các hội đồng địa phương.
    11:42



    Người dân đổ ra đường chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Obama là một trong những hình ảnh nổi bật sáng nay tại Hà Nội.
    Nickname Hải Giáo nói: "Dân Hà nội đón Tổng thống Obama lớp trẻ là tương lai của đất nước mà thích thú thế này. Mong muốn rằng lớp trẻ ngày nay đã quan tâm đến sự phát triển của đất nước."
    "Tổng thống Obama là đại diện cho sự hiện đại và văn minh.Mong rằng mọi người đón Tổng thống là đón nhận sự văn minh chứ không vì hiếu kỳ" - Người này nói trên Facebook.
    Một bạn nickname Johnny Nguyen Huynh từ Sài Gòn cũng nói: "Chào mừng Ngài, vị Tổng Thống Mỹ đã chiếm trọn tình cảm của dân tộc Vietnam. Đã đọc 2 quyển sách " Giấc mơ từ cha tôi " và " Hy vọng táo bạo " của Ngài càng quý trọng Ngài hơn. Chúc Ngài có 1 chuyến công du thành công và bình an."
    FACEBOOK 11:28

    Chuyên gia xã hội học Lê Quang Bình Từ Hà Nội, Chuyên gia xã hội học Lê Quang Bình bình luận: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên chủ động dùng lá bài nhân quyền để đàm phán với tổng thống Obama trong chuyến thăm này.
    Ví dụ, khi phía Hoa Kỳ nêu điều kiện để bỏ cấm vận vũ khí hoặc thông qua các ưu đãi thương mại là thả tù nhân lương tâm hay bảo vệ quyền biểu tình hoặc tự do hiệp hội thì ngay lập tức chính phủ nên đồng ý.




    Fox News
    Fox News đưa tin Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius ca ngợi "tình bạn" giữa hai nước Việt, Mỹ.
    Nhưng Đại sứ Osius đã né tránh câu hỏi của Sky News về lịch trình tuyên bố về ảnh hưởng đến sức khỏe của chất độc da cam ở Việt Nam.
    Trong chuyến thăm này, có kỳ vọng rằng Tổng thống Obama có thể công bố tài trợ cho một dự án tẩy rửa chất độc da cam, rất có thể tại căn cứ không quân Biên Hòa, nơi đặt kho chất độc da cam trong chiến tranh.
    Báo này dẫn lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: "Tôi muốn thấy Tổng thống Obama đưa ra tuyên bố rõ ràng về cách Việt Nam và Mỹ có thể phối hợp khắc phục hậu quả của chiến tranh”.
    "Chúng tôi cần điều đó để khép quá khứ và mở ra một cánh cửa cho sự hợp tác trong tương lai".

    BLOG 10:51

    Wall Street Journal Báo này ngày 20/05 nói một chủ đề then chốt liên quan tới lệnh cấm vũ khí của Hoa Kỳ với Việt Nam.
    Chính quyền Hoa Kỳ đang cân nhắc nới lỏng hoặc gỡ bỏ các giới hạn trong bối cảnh có sự phản đối của các nhóm nhân quyền quan ngại về việc tưởng thưởng cho một nước không có tiến bộ thêm gì về nhân quyền.
    Quan hệ Mỹ Việt nồng ấm hơn được thúc đẩy nhờ có mối quan ngại chung về Trung Quốc. Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác đang bế tắc trong tranh chấp về lãnh thổ tại Biển Đông… và căng thẳng về việc tự do đi lại trên biển khi Trung Quốc bắt đầu xây các đảo nhân tạo.
    Tuy nhiên, Việt Nam nhiều khả năng sẽ cẩn trọng trong việc thể hiện làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ. Là láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc, Việt Nam cẩn trọng và không muốn đối kháng quá mức với Trung Quốc và giới chức cấp cao Việt Nam thường xuyên thăm Trung Quốc.

    BLOG 10:51

    AFP Trước chuyến thăm đã có đồn đoán về khả năng liệu Hoa Kỳ có bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Washington bấy lâu nay duy trì quan điểm rằng chủ đề vũ khí được gắn trực tiếp với việc cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của Hà Nội.
    Nhưng giới bất đồng chính kiến sợ rằng Washington có thể đặt chiến lược lên trên nhân quyền, đặc biệt là lệnh cấm vận này đã được gỡ bỏ một phần vào năm 2014, trong đó Việt Nam được mua một số hạng mục để phục vụ cho an ninh hàng hải.
    Blogger Phạm Đoan Trang được AFP dẫn lời nói rằng quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ là “một chiều”.
    "Tôi cảm thấy chính phủ Mỹ đã cho Việt Nam nhiều trong những năm qua nhưng chính phủ Việt Nam chẳng trao lại được gì.”

    BLOG 10:50

    Associated Press Trong bối cảnh nợ công chồng chất và ngân sách thâm hụt nghiêm trọng cùng với việc Trung Quốc có động thái hung hăng trong việc tuyên bố chủ quyền biển thì cũng có hy vọng nhiều về chuyến thăm của ông Obama.
    Hy vọng này là từ cả phía chính phủ [Việt Nam] muốn ông dỡ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí để Việt Nam có thể đối phó với Bắc Kinh tốt hơn và từ các nhà hoạt động nhân quyền muốn ông nói với nhà nước một đảng về thực trạng mạnh tay với giới chỉ trích.
    Kỳ vọng có thể là quá nhiều cho bất kỳ các tuyên bố lớn nào trong chuyến đi của ông Obama. Nhưng việc ông dành thời gian thăm Việt Nam vào năm cuối của nhiệm kỳ là điều đánh tín hiệu quan trọng trong chính quyền của ông trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng cường tập trung vào châu Á nói chung và đặc biệt là chủ động đối phó với hành động lấn lướt của Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.

    BLOG 10:50

    BBC News




    Reuters Reuters bình luận chuyến thăm ba ngày của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhằm đánh dấu sự chuyển đổi một cựu thù thành đối tác mới nhằm làm đối trọng trước động thái lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
    Evan Medeiros, cựu cố vấn châu Á hàng đầu của ông Obama nói: "Chuyến đi này sẽ gửi tín hiệu quan trọng cho Trung Quốc về động thái của Hoa Kỳ trong khu vực và cho thấy Hoa Kỳ ngày càng quan ngại về hành vi của Trung Quốc."
    Washington muốn Việt Nam mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác quân sự, bao gồm việc tăng các chuyến thăm của tàu chiến Hoa Kỳ và cho tàu Hoa Kỳ tiếp cận cảng Cam Ranh, các quan chức Hoa Kỳ nói.
    ''Chúng tôi muốn chứng minh rằng chuyến thăm này nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ ngay cả khi giữa hai nước vẫn còn những khác biệt", Ben Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia cho biết.

    BLOG 10:37

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội thông báo Việt Nam và Hoa Kỳ thấy hết sức cần thiết phải đối phó với biến đổi khí hâu. Xem thêm văn bản của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói về các bước hai bên sẽ cùng hợp tác thế nào tại đây.

    BLOG 10:33

    CNN Trang tin CNN có bài cho biết các trợ lý của ông Obama nói trước chuyến thăm Hà Nội rằng không có quyết định nào được đưa ra trước đó về việc ngưng cấm vận bán vũ khí nhưng tỏ ý rằng đây là bước còn đang cân nhắc.
    Cho tới nay các quan ngại về nhân quyền bấy lâu nay cản trở việc Hoa Kỳ bỏ các giới hạn bán vũ khí cho Việt Nam. Nhiều quan ngại này vẫn còn như việc bỏ tù các nhà bất đồng và ngưng trệ cải cách chính trị.
    Tuy nhiên việc Trung Quốc lên gân tại Biển Đông khiến Hoa Kỳ xem Hà Nội là một đối tác ngày càng quan trọng để khống chế các động thái xà xẻo lãnh thổ của Bắc Kinh.
    Việt Nam sẵn lòng đi xa tới đâu thì còn phải chờ mới biết.
    Các hãng thông tấn cũng đã có bài bình luận về chuyến đi này của Tổng thống Hoa Kỳ.

    BLOG 10:31

    CafeBiz Website CafeBiz bình luận: "Sự có mặt của ông Obama tại Việt Nam lần này được mong chờ đặc biệt.

    Dù kỳ vọng là "Nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam" hiện vẫn chưa thành hiện thực nhưng Mỹ cũng luôn nằm trong top các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

    Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Mỹ đang đứng thứ 8 trong số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 806 dự án và 11,7 tỷ USD.

    Chuyến thăm của tổng thống Obama lần này đến Việt Nam sẽ thiết lập các cuộc gặp gỡ và trao đổi cấp cao giữa lãnh đạo hai nước với các nhà đầu tư Mỹ - Việt. Các cuộc gặp này hứa hẹn sẽ cải thiện và thúc đẩy mạnh hơn việc đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam, cũng như tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo và giới doanh nhân, nhà đầu tư hai nước.

    Đổ hàng ngàn tỷ USD đầu tư mỗi năm ra nước ngoài, Mỹ là quốc gia rót nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất hiện nay.
    Trong khi quan hệ Việt – Mỹ đang ngày càng được củng cố, Hiệp định TPP và chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam thu hút được nhiều hơn nữa dòng vốn chất lượng cao từ quốc gia này".



    BLOG 10:31

    Zing



    Báo Zing tiết lộ về cô gái mặc áo dài vàng ra đón Tổng thống Obama tại sân bay Nội Bài đêm qua: Cô gái tên Trần Mỹ Linh viết trên trang cá nhân: "Tớ nói thật là tay ngài Barack Obama ấm lắm! Nghe câu hỏi tên với cảm ơn thôi mà cũng thấy ngọt ngào".
    Cô hiện là sinh viên năm 3 ngành Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
    Cô từng giành giải khuyến khích Olympic Tiếng Anh toàn quốc lần thứ 8.



    Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

Chủ Đề Tương Tự

  1. Tổng thống Obama đến Hà Nội
    By giavui in forum Tin Tức Việt Nam
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-22-2016, 06:24 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-08-2016, 02:40 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 07-16-2015, 12:17 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 11-13-2014, 01:47 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-14-2014, 02:35 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •