.

“Hối lộ” để được vào khấn duyên, cầu con








Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cũng cho biết,
việc lựa chọn ghé thăm chùa Phước Hải khi tới TP HCM
là nhằm thể hiện “sự tôn trọng với truyền thống văn hóa của Việt Nam”.

***
(Dân trí) – Muốn vào tận nơi thắp nhang, chạm vào ông Tơ, bà Nguyệt, mẹ Thánh Mẫu… khách đi chùa phải bỏ ra khoản tiền “hối lộ” cho người trông coi hương khói.

Sự việc trên đang diễn ra tại chùa Phước Hải, còn gọi là chùa Ngọc Hoàng (số 73, đường Mai Thị Lựu, P.Đa Kao, Q.1, TPHCM).

Chùa Phước Hải là một trong những chùa của người Hoa có lịch sử cổ xưa tại TPHCM. Đây là điểm đến của rất nhiều đôi vợ chồng, các cặp tình nhân mỗi độ ngày Rằm, mồng Một. Những ngày lễ Tết, mồng Chín và Rằm tháng Giêng thì lượng người đổ về đây cầu an, cầu tự, cầu duyên… tăng lên đột biến. Trong số đó, có rất nhiều du khách nước ngoài. Chính vì thế, nhiều dịch vụ ăn theo, biến tướng càng nở rộ như “nấm sau mưa”.




Dòng người kéo về chùa cầu an đầu năm

Trước cổng chùa, dịch vụ bán hương, đèn, chim, rùa, cá… phóng sanh nhộn nhịn chào bán với giá… “cắt cổ”. Một bịch cá chỉ vài dăm con, người bán “hét” giá 30.000 đồng. Bên cạnh đó, rất nhiều người ngồi 2 bên lối vào của cổng chùa để xin ăn. Nhiều đứa trẻ cứ bám riết theo du khách ngả mũ xin tiền.

Để ngăn chặn việc chặt chém, nhà chùa đã cho một chủ thuê mặt bằng giữ xe bên trong khuôn viên chùa. Trên phiếu giữ xe ghi rõ ràng giá 3.000 đồng/lượt nhưng thực tế chủ bãi xe thu 5.000 đồng/lượt.

Người đi chùa vẫn tiên tiếp đổ những bịch cá phóng sanh xuống hồ nhỏ phía trước sân. Xác cá chết nổi trắng mặt hồ, bốc mùi hôi thối. Vậy mà, người đi chùa vẫn mặc nhiên và còn ném nhiều khúc bánh mì xuống hồ cho cá ăn. Bánh mì gặp nước, mềm nhũn và nổi lềnh bềnh…

Mặc dù nhà chùa đã có thông báo, không cho bán vé số, ăn xin, bán động vật phóng sinh vào bên trong khuông viên nhưng thực tế, đội ngũ này vẫn vào tận bên trong chùa để hoạt động, chèo kéo khách.

Để đảm bảo an ninh trật tự, nhà chùa thuê hẳn một đội ngũ bảo vệ nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm.




Nhóm dịch vụ ăn theo liên tiếp chèo kéo khách

Chiều 16/2 (tức ngày 14 tháng Giêng) nhiều người đến ngôi chùa vốn được truyền tai là linh thiêng này để khấn nguyện. Các bàn thờ Thần Hoàng, ông Hổ, thần Tài… đông nghịt người vào ra. Trước bàn thờ ông Tơ, bà Nguyệt, cũng là nơi thờ 12 Thánh mẫu (mẹ Sanh, mẹ Độ) dòng người càng đông hơn. Đây chính là nơi để các bạn trẻ đến cầu duyên. Còn các bậc cha mẹ nếu hiếm muộn thì khấn nguyện để sớm có con, ai có con rồi thì cầu xin cho con thông minh, khỏe mạnh, học giỏi, thành đạt…

Tại đây, có 2 người đàn ông lo chuyện thắp nhang khói, sắp xếp lễ vật. Rất nhiều người muốn vào bên trong để sờ tận tay lên ông Tơ, bà Nguyệt, mẹ Sanh, mẹ Độ (mẹ Thánh Mẫu) hay xin lộc nhưng không được vì thanh gỗ chắn ngang. Tuy nhiên, nếu ai đó dúi tiền vào tay người đàn ông mặc áo vàng đứng bên trong thì sẽ được ông chấp thuận cho chui phía dưới thanh gỗ để vào bên trong sờ tượng.

Trong khoảng 2h đồng hồ đứng quan sát tại đây, chúng tôi nhận thấy có đến 7 trường hợp dúi tiền và người đàn ông áo vàng gật đầu cười rồi nhẹ nhàng đút tiền vào túi quần.

Chứng kiến sự việc này, mỗi người có một cảm giác khác nhau. Chị Nguyễn Thị Xuân Bê (quê Đồng Nai) vừa nhét vào túi cho người quản lý hương khói 200.000 đồng thì nói, chị xem đó như là tiền lì xì nên không nghĩ ngợi gì.

“Đi chùa cầu may mà. Có chút đỉnh để họ vui vẻ thì tâm trạng mình cũng thanh thản hơn. Với lại, có như vậy thì mình khỏi mất sức chen lấn…”.

Còn chị Trần Thị Huyền Trân (Thủ Đức) bức xúc:

“Đây chẳng khác nào là tiền hối lộ”.

Dưới đây là một vài hình ảnh không đẹp mà PV ghi lại:




Nhang, đèn bày bán ngay trước cổng




vấn nạn… vé số




Ăn xin và bán động vật phóng sanh




Bánh mì nổi lềnh bềnh trên mặt nước




Cá phóng sanh chết trắng mặt nước, bốc mùi hôi thối




Vé ghi 3.000 đồng nhưng thu 5.000 đồng




Muốn được vào bên trong sờ ông Tơ, bà Nguyệt,
khách đi chùa phải "hối lộ" người thắp nhang

Công Quang
_http://luatgiaiphong.com/tin-tuc-phap-luat/1508-hi-l-c-vao-khn-duyen-cu-con