Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ *Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu.
La Rocheffoucauld
Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12
Results 11 to 17 of 17

Chủ Đề: Người Anh Cả

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Người Anh Cả

    Người Anh Cả

    Tác giả :Lê Văn Trương





    Gạo năm ấy sao đắt thế! Đang từ sáu hào, vụt nhảy lên hai đồng tư một nồi. Và xem chiều khan như thế này thì cái giá ấy còn có thể lên, lên nhiều nữa.

    Sáng hôm nay, lúc Vượng đi làm, em gái chàng đã dặn:

    - Cuối tháng này, anh phải cho thêm tiền để mua gạo đấy.

    Câu ấy theo Vượng ra tới đường, vào tận sở. Nó nhảy múa trên những sổ sách của chàng.

    Thừa một lúc rỗi công việc, Vượng đem vấn đề ấy ra giải quyết.

    Trên tờ giấy, những con số đã chi chít, đã bị gạch đi, thêm vào bao nhiêu lần, và trong đầu chàng đã bao lần xà xẻo, thêm bớt, cái vấn đề ấy vẫn chưa giải quyết xong.

    Trong ba tháng này, giá gạo lên như mực nước lũ. Tháng trước, Vượng đã phải gạch đi ở trong sổ chi thu năm đồng số tiền mỗi tháng "đóng góp" với anh em để đi chén và đi hát. Anh em đã làm tình làm tội chàng bao nhiêu bận, đã chế giễu chàng bằng đủ các thứ tên, đã khiêu khích chàng bằng đủ mọi cách, nhưng chàng vẫn cứ làm lơ đi như không biết. Tháng thứ hai, chàng đã phải gạch đi cái hai đồng bạc tiền phở buổi sáng. Anh hàng phở bán ở cửa sở đã trề môi nhún vai mỗi bận chàng đi qua, và khi bước chân vào cổng sở, chàng vẫn còn nghe văng vẳng cái giọng châm biếm của anh ta:

    - Thằng ấy dễ thường nó nhịn ăn mà mặc! Tưởng thế nào, vận lôi thôi lếch thếch, chẳng "nước mẹ" gì!

    Bao giờ cũng như bao giờ, chàng vẫn cứ giả điếc. Chàng chỉ rảo cẳng để được chóng khỏi phải nghe. Những lần sau, chàng cố tránh anh hàng phở. Và chàng sung sướng mỗi khi anh hàng phở "bỏ qua" cho chàng.

    Lần này, chàng không thấy còn gì để gạch nữa rồi! Nhưng vấn đề gạo là một vấn đề không thể không giải quyết.

    Chàng đặt bút, rút một điếu thuốc lá, đánh diêm, kéo một hơi, một hơi dài nó đem cái khoan khoái vào cho cơ thể, rồi mắt đăm đăm nhìn lên mảnh giấy, soát lại những món chi thu.

    Nhà 15đ Gạo 16đ Chợ 20đ Đóng họ 10đ Điện 2đ Công thằng xe 3đ Tiền học hai em 10đ Tiền túi các em 12đ Tiền thuốc lá 4đ Tiến phấn sáp của em gái 3đ Vặt vãnh 5đ Tổng cộng 100đ Lương chàng 100đ

    Tiền gạo theo thời giá phải hơn hai chục, lấy gì điền vào?

    Trong đầu chàng nổi lên một cuộc bàn cãi kịch liệt để cố tìm cho đủ mấy cái đồng bạc gạo ấy.

    Nhà? Không thể. Tòa nhà bốn buồng này mới đủ mát cho các em chàng. Vả, có như thế mới đủ buồng riêng để cho các em chàng học hành.

    Chợ? Thì sáu hào một ngày cả mắm, muối, mỡ thế đã là sẻn lắm rồi. Thịnh, người em thứ ba của chàng năm nay đang học ở ban tú tài, đã nhiều lần buông đũa vì hết thức ăn.

    - Giá còn đồ ăn, tôi còn ăn được bát đầy nữa.

    Lần nào, nghe Thịnh nói thế, Vượng cũng bảo Nhàn, em gái:

    - Chiều cô đưa thêm tiền chợ cho thằng xe. Ừ, ít đồ ăn thật đấy.

    Nhưng lần nào, Nhàn cũng ừ hử, rồi không đưa thêm, vì tiền chỉ còn đủ tiêu đến cuối tháng, và nàng biết anh không chạy vào đâu được.

    Đóng họ? Không thể. Đó là số tiền để dành may quần áo, sắm sửa cho các em, và để phòng bị những bất ngờ có thể buộc phải chi nhiều. Nghĩ đến tiền họ, Vượng nghĩ luôn ngay đến mùa rét sắp đến. Cái pa-đờ-suy của Thịnh đã sờn cổ, và Nhàn thì ao ước một chiếc măng tô. Tháng sau, thế nào chàng cũng phải mua họ. Tuy thế thì thiệt đi vài ba chục, nhưng mùa rét đến nơi mà bốn tháng nữa, họ mới dốc bát, biết làm thế nào!

    Điện? Không thể.

    Công thằng xe? Không thể.

    Tiền học hai em? Không thể.

    Tiền túi của các em? Vượng thà nhịn đói, chứ không dám chạm đến món tiền thiêng liêng ấy. Đạt, học ở trường thuốc, mỗi tháng có sáu đồng tiêu vặt, thế là ít lắm rồi. Thịnh, tính thích đi xem chớp bóng, thường tháng vẫn phải xin thêm chàng dăm bảy hào, một đồng. Lần nào, chàng cũng phải lấy vào tiền chợ, vì trong túi chàng không bao giờ có một đồng xu thừa.

    Nhàn, ngoan ngoãn không tiêu gì, nhưng mỗi tháng cũng phải cho nàng vài đồng, để phòng khi chị em rủ đi chơi đâu cho có đồng ra đồng vào chứ.

    Tiền thuốc lá? Chàng nghiện đã lâu lắm rồi. Và đời chàng chỉ có cái thú ấy. Chàng nhớ tới những khi còn học ở Bưởi, chàng chúi vào chuồng xí những giờ ra chơi để hút. Chà, cái khói thuốc nó mới thần tiên làm sao! Nó làm cho người bỗng nhẹ nhõm. Chàng nhớ tới những điếu thuốc lá khi buổi sáng, tuy nó làm cho cồn cào, nhưng trong cái cồn cào ấy, có một thứ gì ý nhị như cả một bài thơ hay. Chàng nhớ tới những điếu thuốc lá sau bữa cơm nó làm cho chàng được hưởng lại một lần nữa cái vị của những món ăn đã trôi từ bao giờ vào trong dạ dày. Chàng nhớ tới những điếu thuốc lá trước khi đi ngủ, nó đem đến cho giấc ngủ bao nhiêu mộng đẹp. Chàng nhớ tới những điếu thuốc lá trong khi buồn bực, nhọc mệt. Chà, nó như có cái phép nhiệm mầu kéo những buồn bực và nhọc mệt vất đi. Thuốc lá? Trong đời chàng, chàng nhìn đâu cũng có khói thuốc lá, chỉ có khói thuốc lá thôi. Những ngày chủ nhật chàng lang thang ở những con đường vắng cũng như những ngày hội hè huyên náo, thuốc lá là người bạn trung thành nhất của chàng.

    Nó đem lại cho chàng bao nhiêu vui thú, nó đuổi đi cho chàng bao nhiêu bực dọc. Chàng hút thuốc lá không như người khác hút. Chàng thận trọng đánh diêm, chàng nâng niu đặt nó lên môi, chàng trìu mến hút cái khói của nó vào trong tạng phủ như một kẻ tình nhân hít làn má thơm phức của người yêu. Và lần nào, chàng cũng ném cái mẩu đuôi của nó đi bằng một cái nhìn tiếc rẻ.

    Không, đời chàng có thể thiếu cái gì, chứ không thể thiếu thuốc lá. Những cái lỗ hổng của ngân sách gây ra bởi giá gạo cao kia, lấy gì mà đút nút?

    Tiền phấn sáp của em gái? Không thể. Một người con gái tân thời trong buổi này mà chỉ tiêu có ba đồng về phấn sáp là quá ít lắm rồi. Đã bao nhiêu lần, Nhàn không dám mua những nước hoa thượng hảo hạng. Điều đó, chàng có thể bỏ qua, vì nước hoa thơm nhiều hay thơm ít không thể làm hại sắc đẹp của người đàn bà. Chứ rút số tiền ấy đi để cho em gái chàng phải dùng phấn xấu, son xấu nó có thể làm hại da, hại môi... Ồ thì thà chàng... bán chiếc xe nhà đi. Nhưng điều đó cũng không thể. Nhà gần sở, chàng có thể đi bộ, không sao, nhưng còn em gái chàng mỗi khi đi chợ, đi đâu?.. Một người con gái cần phải sang trọng mới dễ lấy chồng. Đấy là cái vấn đề chàng thắc mắc nhất. Em gái chàng mới có một chuỗi ngọc, một chiếc vòng vàng. Một khi đi lấy chồng, thế nào chàng cũng phải sắm thêm, và làm sao cũng phải cho em một ít tiền. Hy vọng dành dụm để cho em gái có một cái vốn nhỏ khi đi lấy chồng thì không thể được rồi. Mà thế nào đi lấy chồng, em gái chàng cũng phải có cái vốn ấy: "nó" không thể về nhà chồng với hai bàn tay trắng. Chàng đã dự định rồi: ở nhà quê, kỷ phận của chàng còn hơn một mẫu ruộng. Chàng sẽ bán đi, chàng không phải lo về sau nữa. Nhưng chàng phải lo cái lo bây giờ: số tiền gạo. Vặt vãnh có năm đồng trong một gia đình như gia đình chàng đã phải mua những cân chè mạn chỉ có bốn hào. Đạt, người em thứ hai của chàng, tính xuề xòa, ăn mặc thế nào cũng xong, nhưng cần phải có chè ngon. Đã có lần, Đạt càu nhàu với em gái:

    - Một tháng chỉ uống có hai cân chè, sao cô không mua thứ kha khá một chút. Đêm thức khuya để học mà phải uống chè khổ như thế này thì "sầu" quá. Cô hà tiện gì cấm không được hà tiện chè.

    Vượng nhớ rằng lần ấy Vượng có mắng oan em gái. Và ngay buổi chiều, lúc ở sở ra, Vượng lên thẳng phố Kiến mua một cân chè tám hào; khi tạt qua hàng Bồ, chàng lại mua thêm hộp đường tây để cho Đạt, ban đêm, lúc nào mỏi mệt thì cho vào nước chè uống.

    Chàng thường nghe Đạt nói trong đường có nhiều chất bổ lắm. Đạt học nhiều tổn sức, phải cần nhiều chất bổ.

    Số tiền hoa mỗi ngày chỉ có năm xu, nhưng một tháng cũng thành một đồng rưỡi. Hay là chàng bảo em gái đừng mua nữa. Nhưng chàng lại nghĩ đến những cử chỉ âu yếm của em gái, khi cắm những chùm hoa lên bình. Nhàn yêu hoa lắm. Nàng thường bảo nhà đẹp đến đâu mà thiếu hoa thì cũng là cái nhà không hồn; nó chứng tỏ bà chủ là người không có một tâm hồn biết yêu cái đẹp. Mà chàng thì chàng không thể để cho người ta có thể ngờ, em gái chàng là người có một tâm hồn không biết yêu cái đẹp.

    Nhưng mọi món tiền đều không thể bớt đi thì lấy gì để đút nút cái lỗ hổng trong ngân sách kia?

    Vượng cầm điếu thuốc lá đang cháy, kéo mạnh một hơi, hai hơi, ba hơi, rồi khi điếu thuốc lá đã không sao có thể cầm được nữa, chàng mới trân trọng để nó xuống cái gạt tàn. Chàng nhìn cái gạt tàn đầy những que diêm, đầy những tro xám, cái thứ tro mà chàng thích, bỏi nó hình dung lại những khoái lạc mà thuốc lá đã đem đến cho đời chàng; rồi chàng thở dài, thứ thở dài não nuột của một tình nhân khi sắp phải từ giã người yêu.

    Người thư ký làm phụ với chàng nghe tiếng thở dài ấy, đang viết, ngừng bút quay lại:

    - Ông... nghĩ gì đấy?

    Vượng ném một cái nhìn cuối cùng vào cái gạt tàn thuốc lá:

    - Không. Tôi có nghĩ gì đâu.

    - Tôi vừa mới nghe ông thở dài thôi. Ông buồn gì?

    Vượng nhếch mép cười:

    - Ông tưởng tượng thế. À! Thế nào, sổ lương ông đã đưa anh em ký cả chưa?

    Người thư ký cầm một mảnh giấy đem lại:

    - Ký cả rồi. Hôm nay mấy giờ thì ông phát, để tôi bảo anh em.

    - Bao giờ thì cũng mười giờ. Tháng này, ông còn thừa nhiều không? Hôm qua, ông chủ vừa mới bảo tôi không được cho ai vay thêm nữa đấy.

    - Thế thì chết tôi! Chốc nữa, ở đây ra, khách nợ họ đến lấy hết, tôi chẳng còn đồng xu nào để tiêu. Ông nghĩ thế nào giùm tôi...

    - Tôi biết làm thế nào, chủ đã dặn thế.

    Vốn biết Vượng là người cẩn thận, không bao giờ dám trái lời chủ, người thư ký không nói nữa. Y chắc lưỡi, vỗ túi rồi giơ tay:

    - Ông cho tôi điếu thuốc lá. Hôm nay tôi quên.

    Vượng móc gói thuốc lá giấy đỏ mà chàng đã cẩn thận để ở túi trên cho khỏi nhàu:

    - Đây.

    Người thư ký rút lấy một điếu, uể oải cầm bao diêm:

    - Thứ này ngon hơn tất cả, nặng, nhưng êm giọng. Ông hút sành lắm.

    Vượng mỉm cười một cách khoái trá:

    - Tôi hút thứ này đã mười mấy năm. Tôi đã thử tất cả các thứ thuốc lá, không thứ nào bằng nó. Nhưng chỉ phải cái đắt, những mười ba xu một gói.

    - Tôi tưởng thuốc lá thơm đắt hơn chứ.

    - À cái đó để những người hút chơi, hút bời, chứ người nghiện sành thì phải hút thuốc này. Thuốc lá thơm, ai cho không tôi, tôi cũng không hút, chẳng có tí gì gọi là cái chân vị của thuốc lá. Họ pha toàn những cái quái gì.

    Vượng nói xong, móc mùi soa đưa lên hỉ mũi:

    - Nhưng thuốc gì hút thì cũng ráo. Cứ không hút là tốt nhất.

    °

    Gần mười hai giờ, Vượng về đến nhà thì gặp Đạt lúc ấy cũng vừa về.

    - Hôm nay, chú phải ra học ở nhà thương phải không?

    - Vâng, bây giờ sáng nào, tôi cũng phải ra nhà thương.

    Vượng lùi lại sau để cho Đạt dắt xe đạp vào trước. Nhìn thấy cái xe đạp bám đầy bùn, Vượng quay lại mắng thằng xe lúc ấy đang kéo xe lên vỉa hè:

    - Tao đã bảo mày mỗi buổi chiều phải lau xe cho các cậu, sao mày để thế kia?

    Thằng xe cãi ngay:

    - Thưa cậu, chiều nào con không lau. Cậu Đạt cứ đi bạt mạng, không chịu tránh bùn và nước, cho nên nó thế đấy ạ. Đấy, cậu xem xe cậu Thịnh, lúc nào cũng bóng lộn.

    - Thế từ giờ, mày nhớ lau xe cậu Đạt ngày hai buổi.

    Vượng nhìn chiếc xe của Thịnh để dựa ở góc tường, rồi cười bảo Đạt:

    - Chú đi xe không giữ gìn bằng chú Ba thật.

    Vượng để dựa chiếc xe của mình lên xe của em.

    - Ồ thằng ấy nó cẩn thận như con gái.

    Đạt nói xong, giơ tay lên miệng làm loa:

    - Tiou, tiou.

    Nhàn ở dưới bếp chạy lên, Thịnh ở trên gác chạy xuống.

    Nhàn đỡ chồng sách cho Đạt:

    - Hôm nay, lúc anh đi được một tí thì anh Tô lại tìm anh.

    - Lúc nãy, anh vừa gặp nó. Cô nhớ bảo thằng xe đến trưa cầm cái mũ nâu lại trả nó cho anh nhé.

    Vượng thấy thế hỏi ngay em:

    - Kìa chú có cái mũ dạ tím cơ mà?

    Đạt chưa nói thì Nhàn đã nói ngay:

    - Chủ nhật trước, không biết anh ấy đi đâu về, mũ bẹp cả, bây giờ trông như cái mũ phở.

    - Thế thì chú phải mua đi chứ. Tiền đây này.

    Đạt bẻ một quả chuối đặt ở trên "búp phê":

    - Thôi, chả mua, tính tôi lơ đãng, đội mũ gì rồi cũng đến hỏng.

    - Thế cứ mượn mãi của người ta à? Không tiện.

    - Không, tôi có mượn đâu. Hôm nọ, nó để quên ở buồng gác nhà thương, tôi cầm về hộ nó đấy chứ.

    - Anh tưởng nếu chú cần mua thì mua đi.

    - Không. Tôi cho để đầu trần vừa tiện, vừa dạn nắng gió.

    Nhàn xuống bếp xem lại món ăn. Vượng theo hai em lên gác. Vượng đến thẳng giá treo áo, cầm lấy chiếc mũ ngắm nghía. Ngắm nghía xong, chàng đội thử lên đầu, rồi nhìn vào gương:

    - Ồ, còn tốt chán. Chú Ba, có phải trông hơn cái mũ đen của tôi không?

    - Hơn nhiều, anh đội cái ấy trông được đấy.

    Đạt vừa cởi áo, vừa bảo anh:

    - Anh có dùng, tôi "cho" anh đấy. Tôi từ giờ quyết không bao giờ đội mũ.

    - Ừ, chú không dùng để tôi.

    Hai người đang rửa mặt thì Nhàn ở dưới nhà gọi:

    - Các anh xuống ăn cơm không nguội cả canh rồi.

    Vượng ngừng tay, quay lại bảo Thịnh lúc ấy đang nghêu ngao ở trước hiên:

    - Chú xuống trước đi, không nó lại không bằng lòng.

    Thịnh vừa chạy xuống, vừa nói với lại:

    - Hai anh cũng xuống ngay nhé.

    - Được rồi.

    Vượng vắt chiếc khăn mặt lên giá, rồi hỏi Đạt lúc ấy đang đánh răng:

    - Tôi đố chú biết canh gì mà nó gọi nheo nhéo thế này?

    - Phi canh cá rô thì canh cá giấm.

    - Sáng đã làm gì có cá để nấu giấm.

    - Thế thì canh cá rô.

    - Cũng không phải. Tôi chắc là canh tôm cà chua. Tôi thấy hôm nay ho quá.

    Vượng vừa nói, vừa ho lên mấy tiếng.

    Đạt đặt cái bàn chải:

    - Anh muốn uống thuốc để tôi đem ở nhà thương về cho anh.

    - Không cần, tôi ho vì hút thuốc lá nhiều. Độ này đờm khiếp quá. Cứ thôi hút là khỏi.

    - Anh nghiện nặng thế, thôi làm sao được.

    °

    Cơm xong, Vượng ho lên mấy tiếng, rồi móc tập bạc tiền lương. Nhàn thấy thế nói ngay:

    - Nhà ta bây giờ mỗi tháng ít ra cũng phải hai chục bạc gạo. Gạo đắt quá và khó mua nữa.

    - Đây hai chục tiền gạo. Đây tiền chợ, tiền đóng họ, tiền nhà. Đây tiền học và tiền tiêu vặt của chú Hai, chú Ba.

    Nhàn thấy anh chi đủ các món, duy có tiền thuốc lá là chưa chi, cô xóc tập bạc rồi hỏi:

    - Thế còn tiền thuốc lá của anh đâu? Bây giờ một "tút" lên giá những hai hào đấy.

    Vượng thò tay vào túi, giả vờ như để móc túi tiền, rồi lại rút tay không ra:

    - Thôi, tôi chả hút thuốc lá nữa. Ho chết đi đây. Đờm cứ vàng khè. Chú Hai, có phải hút thuốc lá nhiều đen phổi không? Chất nicotine là độc khiếp lắm!

    Đạt vừa đút tiền vào túi, vừa trả lời:

    - Hút ít thì cũng không hại mấy. Anh nghiện bao nhiêu lâu, nay bỏ thì khó chịu lắm. Hút ít đi vậy.

    Vượng lại thò tay vào túi như để lấy tiền, rồi lại rút tay không ra:

    - Nhưng ít thì cũng có hại phải không?

    - Đành thế, nhưng hại ít.

    - Thế thì âu bằng chữa hẳn đi cho nó không hại tí nào.

    - Nhưng thế thì lấy gì để trợ hứng...

    - Chẳng hứng thì đừng hứng. Phải lo đến hai buồng phổi trước. Bệnh lao bây giờ nhiều lắm.

    Đạt nhìn anh:

    - Anh khỏe như thế, điều độ như thế thì bao giờ lao được.

    - À biết đâu. Cứ đề phòng trước là hơn.

    Rồi sợ các em dò biết sự thực, Vượng làm bộ nghĩ ngợi rồi nói bằng một giọng nghiêm trang:

    - Ở đời, một khi đã nghiện thì bất cứ nghiện cái gì, cũng là không tốt. Mà quái, người ta lại cứ nghiện những chất cay, chất đắng, chứ chẳng ai nghiện chất ngọt, chất bùi cả. Đã để cho nghiện, thì bất cứ nghiện một thứ gì, cũng là yếu đuối. Phải thắng sự yếu đuối của mình. Tôi tính trong hơn mười năm nay, tôi nghiện thuốc lá, hại bao nhiêu là sức khỏe, tốn bao nhiêu là tiền. Từ nay, tôi nhất định chừa. Lợi cả đôi đường. Ở đời mà để cho nghiện thì ngu thật.

    Nhàn biên số tiền anh đưa cho vào sổ chợ:

    - Thế thôi không mua thuốc lá nữa nhé?

    - Thôi, thôi hẳn. Hút để hại thì hút làm gì.

    Vượng lại vỗ tay vào túi:

    - Để món tiền năm đồng này mua thứ khác còn hơn.

    Thịnh thấy thế, hỏi ngay:

    - Thôi thế anh cho tôi ba đồng để tôi mua cái "cà vạt". Hôm nay đi qua Hàng Ngang, tôi thấy một cái "cà vạt" đẹp quá, nó ăn với màu bộ áo tím của tôi lắm.

    Vượng bối rối vì trong túi chàng chỉ còn có mấy hào lẻ. Chàng ấp úng rồi bảo em gái:

    - Thế cô hẵng cho anh vay ba đồng đưa cho chú ấy, rồi anh trả lại cô. Anh không sẵn tiền lẻ.

    Nhàn đếm ba đồng đưa cho Thịnh:

    - Anh là hay diện lắm.

    - Cô diện bằng mấy tôi. Mùa rét cô bao nhiêu là áo, nhung, da đủ thứ. Mà tôi chỉ có hai bộ, lại cũ rồi.

    Vượng cười:

    - Thì nó là con gái, phải cho nó ăn mặc lành lặn. Tháng sau, anh lấy họ, anh sẽ may một bộ áo dạ và chiếc pa-đờ-suy mới cho chú. Chú có muốn đóng giày thì đóng cả đi một thể.

    - Lần này, tôi phải đóng giày màu da cam.

    - Ừ muốn đóng gì thì đóng. Anh lấy được những gần ba trăm cơ mà. Cô thì may lấy một chiếc măng tô, anh xem chiếc của cô hình như cũ rồi.

    Thịnh nhìn Nhàn:

    - Áo măng-tô nó mới may năm kia. Nó mới xỏ tay chừng vài chục bận, đã cũ thế nào được.

    Nhàn không bằng lòng:

    - Cũ thì không cũ, nhưng màu ấy bây giờ chẳng ai mặc nữa. Mà cái lối may như thế, bây giờ hủ lắm rồi.

    Vượng sợ Nhàn giận Thịnh, vội dàn giải:

    - Ừ, anh xem cái lối ấy cũng cổ lắm rồi thật. Ba chục hay ba mươi lăm đồng chứ bao nhiêu.

    - Hãy thế. Con gái bây giờ ăn mặc tốn gấp mấy đàn ông.

    Nhàn phụng phịu đứng dậy. Đạt đang nhìn ra ngoài sân, quay lại mắng Thịnh, mắng bằng tiếng Pháp để cho Nhàn không nghe hiểu, hay cũng nghe hiểu tí ti thôi:

    - Chú không muốn cho em gái chúng ta xinh đẹp. Một chàng thanh niên mà khi nào cũng quá chăm sóc đến sự ăn mặc của mình như chú, trông chẳng ưa mắt chút nào!

    Thịnh lặng im không dám cãi Đạt, cũng như Nhàn không bao giờ dám cãi Thịnh, cũng như Đạt không bao giờ dám cãi Vượng.

    Vượng sợ Thịnh xấu hổ, liền cười bảo Đạt:

    - Biết làm sao được! Chú ấy còn quá trẻ mà. Nhưng tuổi trẻ rồi cũng phải qua đi và sự suy nghĩ chín chắn sẽ đến cùng với tuổi tác!

    Đạt ném cái vỏ chuối vào ống phóng, rồi khi nhìn thấy Nhàn đã đi ra ngoài, mới bảo Vượng:

    - Nó hai mươi mốt rồi. Nó còn trẻ nữa đâu. Anh cũng chiều nó vừa vừa chứ, không rồi sau này lại thành ra một ông công tử bột, tốt mã nhưng óc rỗng và tim rỗng đấy thôi.

    Thịnh cứ cúi gầm mặt xuống, không nhúc nhích. Vượng thấy thế thương hại liền vỗ vào vai em:

    - Thôi lên học đi. Chú Hai chú ấy nói thế là phải, chú nên nghe. Diện nhưng mà học chăm thì cũng không sao. Chỉ sợ diện mà lười thôi.

    Rồi quay sang Đạt:

    - Kỳ thi cuối năm, tất cả có sáu mươi mấy người mà chú Ba được thứ tám, kể cũng khá đấy chứ. Thôi cái chỗ ấy cũng có thể đền bù được.

    Thịnh và Đạt lên gác rồi, Vượng đi ra buồng khách. Thấy Nhàn đang ủ rũ ngồi ở ghế, chàng liền nghiêm sắc mặt:

    - Cô với chú Ba thật là trẻ con. Chú ấy nói thế mà cô giận chú ấy đấy à? Cái cử chỉ của cô như thế là không đẹp đẽ. Nó làm mất sự hòa khí trong nhà đi. Cô là con gái, càng cần phải dịu dàng và kiên nhẫn.

    - Không, em có dám giận anh ấy đâu.

    Thấy Nhàn đã chối, Vượng liền đổi giọng:

    - À, gạo đắt lắm phải không?

    - Vâng, những mười tám đồng một tạ gạo tốt.

    - Hai mươi đồng liệu có đủ không?

    - Đủ đấy, nhưng em chỉ sợ giá gạo còn lên nữa. Mua gạo chợ bây giờ khó lắm, phải tranh nhau. Mà mua gạo tạ thì gạo thuyền, nhiều khi hôi. Có thể mua gạo xấu, đỡ được mấy đồng, nhưng anh Hai không có đồ ăn thì ăn được, chứ gạo xấu thì...

    - Ai bảo mua gạo xấu. Chú ấy độ này học nhiều, cần phải tẩm bổ, nhớ lâu lâu chủ nhật, mua con gà hay con vịt làm cho chú ấy ăn.

    - Em vẫn mua đấy chứ. Nhưng bây giờ cái gì cũng đắt. Ngày sáu bảy hào chợ, chẳng có gì ăn cả.

    - Thôi được, cuối năm nay chủ sẽ tăng lương cho anh, lúc ấy tha hồ dư dật.

    - Chủ tăng cho anh bao nhiêu?

    - Ít ra cũng hai chục. Một mình anh ở đấy làm bằng năm người. Thôi, nhẫn nại vài tháng nữa. Còn ba năm, chú Hai ra thì tha hồ. Cô lên gác lấy tờ nhật trình xuống đây cho anh. Xem các chú đọc xong rồi hãy lấy xuống nhé, không để tối anh xem cũng được.

    Nhàn vừa vào tới nhà trong thì Vượng lại gọi lại:

    - À thế nào, vẫn có đủ đường cho chú Hai đấy chứ? Sao lúc nãy anh lên gác mở hộp chẳng thấy viên nào?

    - Mỗi tháng em vẫn mua hai hộp. Hai hộp thì một mình anh Hai uống đủ, nhưng anh Ba độ này cũng uống, thành ra chỉ đến hai mươi là hết. Mà em sợ thiếu tiền chợ, nên em không dám mua.

    Vượng ngẫm nghĩ một lát, rồi móc túi còn mấy hào đưa nốt cho em:

    - Thôi, cứ mua đủ cho các chú ấy uống. Thiếu rồi anh xoay sau.

    - Vâng, thế để chiều em mua hẳn ba hộp. Bây giờ những sáu hào tư đường tốt.

    - Ba hộp thì đủ chứ?

    - Vâng, đủ.

    Nhàn toan quay đi thì Vượng vội vàng hỏi:

    - À thế nào, độ này cô có hay đến chơi bà Xuân Thái không đấy?

    Câu nói ấy có một nghĩa khác. Cái nghĩa ấy, Nhàn đã hiểu, nên nàng trả lời ngay:

    - Lâu lâu lên phố mua bán, em có tạt vào, mà chị Quỳ đi chợ buổi sáng, thường vào chơi đây.

    Vượng lặng thinh thì Nhàn lại nói luôn:

    - Mỗi lần em lên, bà Xuân Thái cứ hỏi săn, hỏi đón em sao độ này không thấy anh lên chơi.

    - Thế cô có bảo rằng, anh bận không?

    - Có, em có bảo độ này anh phải đem nhiều việc về nhà làm đêm, nên không thể lên được. Chị Quỳ thì chị ấy bảo em nói dối.

    - ???

    - Chị ấy bảo đi làm ở sở hết giờ thì thôi, chứ việc gì còn phải làm đêm nữa.

    Vượng sốt sắng hỏi ngay:

    - Thế em có bảo cô ấy rằng có thế thì chủ mới chịu trả thêm anh mỗi tháng hai mươi đồng không?

    - Nhưng chị ấy vẫn hình như không tin. Để tối nào em dắt chị ấy xuống đây cho chị ấy nhìn thấy anh làm việc thì chị ấy sẽ phải tin ngay.

    - Thôi đừng. Cô ấy chả đi chơi đêm được. Bà Xuân Thái nghiêm lắm.

    - Nhưng đi với em thì bà ấy bằng lòng. À hay chủ nhật này anh lên chơi bà ấy.

    - Bà ấy cứ bắt anh đánh tổ tôm.

    - Thì anh cứ đánh chứ sao.

    - Nhưng anh sợ thua.

  2. #11
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Vượng đọc bức thư xong bỗng thấy đồ đạc trong phòng như quay tít. Thứ nhất mấy câu ở chỗ tái bút càng làm cho chàng rối loạn. Nhàn đã nhiều lần đến nhà Tâm rồi! Chàng lo giữa hai người đã xảy những việc không đẹp đẽ. Tuy chàng vẫn tin ở nết na của em chàng, nhưng xác thịt vốn yếu, mà điều đó, chàng đã có kinh nghiệm, chàng thấy lo cho tương lai của em mình.

    Chàng cầm thư lên cho Thịnh xem.

    Thịnh đọc xong, đập tay xuống bàn:

    - Không ngờ con bé này lại hư đến thế?

    Vượng vội can em:

    - Chú đừng nóng nảy. Dẫu sao thì sự đã rồi. Bây giờ, phải tìm cách thu xếp cho nó êm đẹp. Chú có biết Tâm là người thế nào không?

    - Thì y ở đầu phố nhà ta trước. Y có quen với anh Hai. Lâu lâu có đến chơi nhà. Y học năm thứ hai trường Luật.

    - Nhưng tính nết người thế nào chứ?

    - Em không chơi với y, em không biết, nhưng xem cách thức anh Hai đối xử với y thì y cũng là người tử tế.

    - Nếu chắc được như thế thì may ra việc này cũng không đến nỗi... Nhưng thật cũng tại anh... không biết bảo ban nó. Ấy may mà mình sớm biết. Chú nhớ hôm nào nó ra đừng có mắng mỏ gì nó cả nhé. Cứ thản nhiên như không. Chứ không thì nó xấu hổ và đau đớn mà cũng chẳng có ích gì.

    Bốn hôm sau thì Nhàn ra. Vượng đối với Nhàn như không có một việc gì xảy ra. Chàng hỏi thăm bệnh tình bác, rồi giục Nhàn đi nghỉ ngơi:

    - Thôi chiều em không phải đi chợ, cứ để thẳng xe nó làm cơm. Chúng anh ăn gì cũng được. Em đi tàu mệt nên nghỉ cho nó lại sức.

    Buổi chiều về, nét mặt băn khoăn của em, chàng biết em đã không nghe lời mình, cứ đi chợ để lại Nguyên hỏi thăm tin tức của Tâm. Chàng độ chừng hai người đã gặp nhau, đã biết có một phong thư gửi cho mình, mà hiện nay Nhàn đang áy náy về số phận bức thư ấy, nhưng Nhàn chưa dám hỏi.

    Lúc ấy, Vượng vừa thương em, vừa giận. Cơm xong sau khi Thịnh đã lên gác, Nhàn thừa một lúc anh vui vẻ:

    - À thằng xe nói có một bức thư của một người chị em bạn gửi cho em, anh để của em đâu?

    Vượng nhìn em bằng một cái nhìn nghiêm khắc, rồi đứng dậy đóng cửa. Lúc chàng quay vào thì thấy mặt Nhàn xanh nhợt và người run như cầy sấy.

    Thấy thế, chàng không nỡ nặng lời, chàng móc túi ném bức thư lại trước mặt Nhàn. Nhàn vồ lấy bức thư, nhưng không xem, chỉ òa khóc.

    Vượng để cho em khóc một lúc lâu rồi mắng:

    - Mày hư thế thôi. Mày xử sự như con nhà vô giáo dục. Mày đã đem cái thanh danh của nhà ta...

    Nhàn, hai tay vặn chặt lấy nhau, nức nở nói:

    - Em trót yêu người ta, nhưng em không làm điều gì phạm đến danh dự. Lạy anh tha cho em.

    - Tha mày, nhưng dư luận quyết là không tha tao. Người ta sẽ nhiếc tao, sau khi thầy mẹ chết đi, tao không biết dạy mày.

    - Lạy anh tha cho em, em trót dại.

    - Mày có biết như thế là mày tự làm hại cái đời mày không? Một khi người ta không lấy mày...

    Nhàn vội vàng cãi:

    - Không, người ta yêu em lắm, thế nào người ta cũng lấy em. Chờ khi thi ra, thế nào người ta cũng đến hỏi em để lấy em.

    Nghe những lời nói cả quyết của em, Vượng thấy mừng mừng:

    - Mày có chắc như thế không?

    - Em chắc lắm. Em chắc người ta là người tử tế và trung thành với em lắm.

    - Biết bao nhiêu người đàn bà chỉ vì dại dột chắc như thế mà thành ra điêu đứng cả một đời.

    - Không, anh có thể tin Tâm không phải thế.

    Vượng lặng im một lát:

    - Thế người ta đã ở quê ra chưa?

    Nhàn se sẽ nói:

    - Ra rồi.

    - Mày gặp y chiều hôm nay có phải không?

    Nhàn lặng im. Vượng trầm ngâm một lát:

    - Có một cách rất thần diệu để xét người ta có thật tử tế với mày không.

    -????

    - Mày viết cho y một bức thư nói rằng tao đã biết rồi. Và bảo y lại đây.

    Một nét mừng vụt hiện trong đôi mắt còn đẫm lệ:

    - Em vì sợ anh, nên không dám... Em viết thư bảo lại thì lại ngay. Tâm chơi với anh Hai, Tâm biết anh, Tâm vẫn kính trọng anh lắm.

    - Nếu thế viết đi, mai gửi.

    - Chẳng cần mai, em viết thư cho thằng xe đem lại thì Tâm lại ngay. Chính Tâm nhiều lần khuyên em nên thú thật với anh, và xin anh thành toàn cho đôi lứa của chúng em, nhưng vì em sợ anh, nên em không dám nói vì độ này, em thấy anh buồn.

    - Mày nên biết vì mày mà tao thành ra buồn thêm. Ừ thôi, có phải thế thì viết thư đi.

    Nhàn lên gác viết một phong thư đem xuống đưa cho Vượng xem.

    Anh Tâm yêu quý,

    Anh cả em đã biết cả mọi chuyện rồi. Nếu có phải anh yêu em bằng một mối tình đẹp đẽ và thiêng liêng như em yêu anh thì anh lại ngay mà nói với anh cả em. Anh cả em thương em không bờ bến, quyết thế nào cũng ưng thuận cuộc nhân duyên của chúng ta.

    Anh theo thằng xe lại ngay đừng để cho anh em phải chờ.

    Người vợ chưa cưới của anh

    NHÀN

    Vượng dán bức thư, gọi thằng xe, dặn số nhà:

    - Mày đem xe đi đưa thư cho ông ấy, rồi chờ kéo ông ấy xuống đây.

    Khi thằng xe đi rồi, Vượng bảo em:

    - Dù thế nào, tao cũng cấm mày từ nay không được... gặp người ta nữa, hay chỉ gặp ở nhà này. Mày có hứa với tao như thế thì tao mới có thể tha cho mày được.

    - Em xin hứa.

    - Nhưng mày phải giữ lời hứa.

    - Em xin thề.

    - Mày nên nhớ, con nhà tử tế mà hẹn hò như thế thì mang tiếng cha anh, và lại rất hại cho mày nữa. Người đàn ông họ có thể thấy mình dễ dãi mà coi thường, coi khinh...

    Nhàn cãi:

    - Không, Tâm quyết không nghĩ thế.

    - Thế mày biết y từ bao giờ?

    - Từ năm ngoái.

    Vượng lắc đầu:

    - Thế thì khá thật. Lên gọi anh Ba xuống đây.

    Thấy Thịnh, Vượng bảo ngay:

    - Bây giờ sự đã lỡ như thế, anh tính chỉ còn một cách là gả nó cho người ta, chú nghĩ thế nào?

    Thịnh nhìn Nhàn:

    - Anh tính như thế thì phải lắm rồi. Nhưng chỉ sợ người ta không thèm lấy nó nữa thôi.

    Nhàn phản đối ngay:

    - Đâu có sự như thế. Hai anh xem, Tâm đến ngay bây giờ. Và hai anh bảo thế nào Tâm cũng nghe.

    Vượng quay sang Thịnh:

    - Nếu thật như lời nó nói thì người ta đến. Và nếu người ta bằng lòng, anh sẽ cho cưới ngay.

    - Nhưng thưa anh, nhà Tâm nghèo lắm, Tâm không có tiền cưới ngay đâu.

    - Cô đừng lo, miễn là người ta thật thương yêu cô thì sẽ có tiền. Chốc nữa, nếu người ta đến đây, cô chú cứ ở trong này, bao giờ tôi cho gọi hãy ra.

    °

    Tám giờ hai mươi thì Tâm đến. Tâm còn rụt rè chưa dám vào thì Vượng đã chạy ra, bắt tay. Rồi bảo thằng xe pha nước. Tâm rụt rè mãi mới nói:

    - Tôi biết ông cho gọi, tôi lại ngay... tôi... nhưng xin ông... chúng tôi... trót... chúng tôi thật là... không phải xin tha...

    - Tuổi trẻ thường mắc vào những tội lỗi mà người ta có thể tha thứ. Tôi đã tha thứ cho cậu rồi.

    Mặt Tâm đang lo lắng bỗng tươi lên:

    - Thế thì tôi được đội ơn ông nhiều quá.

    - Nhưng cũng có chỗ tôi không hiểu tại sao cậu đã yêu nó, mà lại không nói với tôi?

    - Tôi chưa dám.

    Nhìn diện mạo của Tâm, Vượng đã bằng lòng. Nghe lời nói của Tâm,Vượng biết Tâm thành thực yêu em mình. Bao nhiêu điều lo lắng của chàng biến đi để nhường chỗ cho một nguồn vui. Vượng cười:

    - Khi người ta đã thật yêu, người ta cần phải đủ nghị lực để tránh cho người mình yêu những điều có thể dị hại, thế mới là người phải chăng. Cậu phải về bảo với cụ ông lên đây. Rồi liệu mà thu xếp, như thế mới là cậu thương em tôi và chuộc lại những điều không phải đối với chúng tôi.

    Tâm vội vàng nói ngay:

    - Thầy tôi hiện nay mới mệt khỏi, không thể lên được. Nhưng mẹ tôi có thể lên.

    - Trong hai người, một người lên cũng được. Sự hôn nhân phải có cha mẹ...

    - Vâng, tôi đã hiểu. Và ông có thể tin tôi yêu bằng một mối tình chân chính. Việc này, tôi cũng đã nói chuyện với thầy mẹ tôi, thầy tôi bảo tùy tôi. Ông không tin ông hỏi Nhàn xem chính tôi đã nói với Nhàn cần phải thưa với ông, nhưng có lẽ vì Nhàn sợ ông nên cứ dùng dằng mãi.

    - Không, nó đã có nói với tôi, vì thế tôi mới cho mời cậu lại. Hễ ông bà một người lên đây hỏi thì tôi cho cậu lo ngay.

    Tâm ngập ngừng một lát:

    - Ông đã có lòng thương tôi như thế, thì tôi cũng đã như là em ông rồi. Tôi tưởng rằng chẳng xấu hổ gì mà nói thật với ông. Nhà tôi nghèo lắm. Xin ông hoãn cho đến khi tôi thi ra.

    - Nếu đằng thẳng ra thì chờ, khi thi ra cũng được. Nhưng cậu với nó đã biết nhau... ngoài vòng lễ nghĩa...

    Tâm giơ tay:

    - Tôi thề với ông chúng tôi không làm điều gì...

    - Tôi hiểu thế cho nên tôi mới quý cậu, nhưng dù sao cũng đã có nhiều người biết, cậu cần chuộc cái tiếng cho chúng tôi và nhất là cho nó. Tôi không lấy gì đâu mà.

    - Ông thương tôi nghèo, không lấy gì, nhưng cũng phải lo sở phí mời họ, mời làng. Tôi thú thật với ông thầy tôi lương hưu trí, một tháng có hơn ba chục, đã phải gửi ra cho tôi mười tám đồng. Nhà tôi túng lắm.

    Vượng xích ghế lại gần:

    - Bây giờ, chúng ta coi như anh em, và cậu đừng nên có những sự tỵ hiềm. Nếu có phải tiền sở phí cậu không lo được thì tôi sẽ giúp cậu. Tôi giúp cậu cũng như giúp em tôi.

    Tâm chưa kịp từ chối thì Vượng đã lại nói tiếp:

    - Đã gọi là tình thân thì cậu đừng nên tự ái, nó chỉ làm cho giảm sự thân mật mà thôi. Cậu nên bằng lòng đi. Như thế mới là cậu yêu em tôi và quý tôi. Tôi lấy danh dự mà thề rằng nếu cậu không ưng thuận thì tôi rất buồn, và tôi có thể ngờ rằng cậu yêu nó không đến một cái độ quá mạnh như lòng tôi tưởng.

    - Vâng, ông đã nói như thế thì tôi xin vâng. Tôi được đội ơn không biết chừng nào.

    Vượng vỗ lên vài Tâm:

    - Đã là anh em một nhà, sao lại nói đến ơn với huệ. Thế bao giờ cậu định viết thư về nhà?

    - Không cần phải viết, đến chiều thứ bảy này, tôi về đón mẹ tôi lên. Quê tôi ở Văn Điển, gần đây.

    - Thế thì hay lắm. À cụ ông mệt thế nào?

    - Thầy tôi bệnh già. Bị cảm, tưởng nguy, nhưng bây giờ đã khỏi rồi, chỉ còn yếu thôi.

    - Đấy là nguyên nhân giục chúng ta phải thu xếp cho mau. Các cụ nhiều tuổi, trở trời trái nắng. Bây giờ cậu tính bao giờ thì cưới?

    - Tất cả là do em. - Tâm mừng rỡ - Em muốn bao giờ là nên bấy giờ. Thầy mẹ em chiều em lắm.

    - Một người như chú chiều là phải, nhưng tôi hỏi thực chú điều này nhé. Ông bà có thể chiều chú đến cái độ để cho nó ở ngoài này với chú không?

    - Có thể lắm, bởi vì em là con thứ hai. Ở nhà mọi việc đã có chị cả em trông nom. Nhưng ở ngoài này thì...

    - Chú đừng lo, chú ở đây với tôi. Nếu như thế thì chúng tôi đây là người được chịu ơn chú, vì chú nên biết, chúng tôi mà bị xa nó chúng tôi khổ sở lắm nhé.

    Vượng vừa nói,vừa lên tiếng gọi Nhàn. Nhàn bước ra, Vượng tủm tỉm cười kháo lên đầu em:

    - Và tuy rằng nó yêu chú lắm, nhưng nó xa chúng tôi thì nó cũng nhớ lắm nhé. Hạnh phúc của nó chỉ hoàn toàn khi nào được ở gần cả anh và chồng. Chắc chú cũng muốn cho nó được sung sướng?

    Tâm đưa mắt liếc Nhàn:

    - Thì em còn cầu mong gì hơn.

    - À, nhưng còn điều này. Chủ nhật này cụ bà ra, đến chủ nhật sau thì chú phải về quê tôi, tôi còn ông chú và ông bác.

    - Vâng, em xin về. Chính phép phải như thế.

    °

    Vượng tiếp bà Ký như một người mẹ hiền, giữ cả hai mẹ con lại ăn cơm. Thấy bà Ký Viêm hiền lành, Vượng mừng thầm cho em gặp được người mẹ chồng phúc hậu.

    Sau những câu chuyện mà tình thế bắt buộc phải có, bà Ký bảo với Vượng:

    - Cháu đã về nói hết các chuyện với tôi. Thôi thì ông đã thương cháu thì ông bằng lòng thế nào, vợ chồng tôi cũng xin theo. Cưới xong cho ra cả ở ngoài này cũng được.

    - Đáng lý ra thì cô nó phải ở nhà hầu hạ hai cụ, nhưng tôi nghe chú ấy nói nhà đã có bà cả. Gia dĩ chẳng dám nói giấu cụ, anh em chúng tôi mồ côi, tôi lại chưa vợ, mọi việc trong nhà vẫn nó trông coi. Nếu cô nó không có đây thì thật chúng tôi không còn biết xoay xở ra sao. Thôi thì cụ thương chúng tôi và thương cô nó. Cụ về thưa với cụ ông thế cho.

    - Được mà, ông nhà tôi còn yếu, khi nào mạnh xin ra đây. Ông nó cũng như tôi thôi, ông có thể chắc rằng không có điều gì trở ngại. Có một điều chúng tôi cần phải thưa với ông là nhà của tôi thì nghèo, xin ông cứ tiệp diệp đi cho...

    - Vâng, vâng, điều đó tôi cũng đã nói với chú ấy. Thôi thì miễn cho thành vợ thành chồng, thế là vui vẻ rồi. Cụ có thể tin rằng chúng tôi quý chú ấy thì mọi điều chúng tôi sẽ thu xếp cho êm đẹp. Người ta miễn là có lòng ở với nhau. Tháng sau thì thế nào chúng tôi cũng xin về thăm cụ ông.

    - Thôi để ông cháu khỏi rồi ông cháu sẽ ra. Ông cháu cũng sắp khỏi. Để rồi ông cháu ra đây mọi việc ông bàn với ông cháu. Nhà chúng tôi chỉ mong có dâu hiền. Và sao cho con được vui vẻ, thế thôi. Vợ chồng tôi không như người ta, chỉ kiếm điều mà hoạnh họe con cái đâu.

    °

    Từ chiều hôm trước, Vượng đã sai Nhàn đi mua quà bánh để cho Tâm đem về quê. Mọi cái chàng đã chu liệu cả. Vì biết nhà Tâm nghèo lắm, chàng không để cho Tâm phải tốn phí một chút nào.

    Trước Tâm vì yêu Nhàn mà quý chàng, nhưng sau gần chàng, Tâm lại vì tính nết của chàng mà quý chàng. Tâm đối với chàng như Thịnh đối với chàng, kính mến như một người anh. Mà bây giờ thì chàng tự coi là một bổn phận phải trông nom cho Tâm.

    Chàng đã viết thư cho chú và bác biết trước, vì thế khi hai người đến nơi thì mọi người đã chờ ở đấy. Ông Lý Quyết trông thấy Tâm mặt mũi khôi ngô và nghe nói học ở trường luật thì bằng lòng ngay.

    - Thôi bây giờ thầy anh mất đi thì mọi việc ở anh cả. Giá như người anh khác thì chú còn có chỗ phải nói nhưng anh đối với các em như thế thì chú chả còn phải nói gì nữa. Hôm nào cưới, viết giấy về thì tất cả mọi người ở đây kéo ra giúp anh, thế thôi.

    Sau khi những sự thù tạc mà lễ phép bắt buộc phải có đã xong rồi, Vượng mời chú, bác xuống nhà ngang kể cái tình cảnh của Tâm cho mọi người, rồi kết luận:

    - Thôi thì bác và chú thương cháu. Nay nó nghèo, con phải đùm bọc lấy nó. Thầy con có để cho chúng con mấy mẫu ruộng, cái kỷ phần của chú Ba thì để lại cho chú ấy, còn thì nhờ bác và chú bán giùm đi cho để lấy tiền cho chúng nó. Chú Hai nếu chú ấy mà có ở nhà thì quyết chú ấy cũng bằng lòng như thế. Miễn sao cho êm ấm trong lúc này, rồi sau nhờ trời chúng con khá thì chúng con lại tậu.

    Ông Lý Quyết nói ngay:

    - Ruộng này là ruộng của anh, anh có quyền bán, huống hồ anh lại bán để cho em thì còn ai nói gì được nữa. Được rồi, để chú bán, rồi năm mười bữa, chú sẽ mang tiền ra cho. Anh ở như thế thì còn gì bằng. Thầy anh ở dưới âm tất cũng rất vui lòng về sự anh bán ruộng này. Bán rồi lại tậu, mà chẳng tậu được nữa cũng thôi, miễn sao cho trong nhà anh em vui vẻ cả. Người này chú coi bộ cũng khá, quyết là họ không phụ cái ơn của anh đâu.

    - Đó là vì lòng thương em nó xui giục, chứ cháu có cần gì đến chỗ họ phải trả ân, trả nghĩa cháu đâu.

  3. #12
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Phần VIII

    Một tháng sau thì cưới. Vượng làm rất trọng thể, mời tất cả bè bạn. Hôm ấy, vợ chồng Hồ cũng về, và vợ chồng Hải cũng đến.

    Vượng đã đành lòng với sự hy sinh của mình khi thấy Quỳ cũng đã không đau đớn mấy nữa. Quỳ trang sức thuần kim cương, át tất cả mọi người vì sự sang trọng và sắc đẹp. Bà Xuân Thái cũng xuống. Tuy bà đối với Vượng rất là sốt sắng, nhưng Vượng cũng nhận thấy trong sự sốt sắng ấy là cả một cố gắng và Vượng có cái cảm tưởng rằng bà vui thích về chỗ đã chọn được một người rể sang trọng. Chồng Quỳ đã sắp được bổ tri huyện, mọi người đã bắt đầu gọi Hải bằng quan lớn, và gọi Quỳ bằng bà lớn.

    Cái khổ tâm nhất của Vượng là nhận thấy tấm lòng yêu của người đàn bà không được bền bỉ. Ừ thì nàng không yêu chàng đã đành, nhưng nàng đã yêu Đạt. Chàng không nhận thấy ở trên mặt nàng một dấu vết gì tỏ rằng nàng còn nhớ đến người thuở trước. Trong ngôn ngữ, không có một câu nào để nhắc nhở đến người cũ. Chàng tự nhủ: "Thì ra ở đời chỉ có cái tình máu mủ là có thể chắc thôi".

    Trước hôm cưới mười ngày, chàng đưa cho Tâm bốn trăm đồng:

    - Chú cầm lấy mà lo liệu. Chú cứ coi anh là anh ruột lo cưới vợ cho chú, chứ chú đừng có nghĩ chú là em rể nữa.

    - Nhưng nhiều quá. Chỉ hai trăm là đủ thôi.

    - Không, chú cứ cầm cả lấy. Để cho rộng rãi. Chú cần phải mời họ hàng làng nước và bè bạn. Đời người chỉ có một lần.

    Số tiền bán ruộng được nghìn sáu. Vượng không giữ một xu. Còn một nghìn hai, Vượng cho cả em. Nhàn không nhận.

    - Anh cho hết em, sau này anh lấy gì...

    - Cô đừng nói thế. Nếu cô không cầm thì anh sẽ giận cô. Sau này, anh nhờ trời còn làm ăn được, lo gì không có tiền. Mai đây, chú Ba đỗ đạt, thì rồi thiếu gì. Cô nhà chồng nghèo, cần phải lo liệu, cô cứ cầm lấy. Dù nhà chồng cô tử tế không quý cô vì đồng tiền của cô, nhưng khi mình mới về, đối với họ hàng, mình rộng rãi một chút thì họ dễ yêu và dễ quý mình hơn. Vả lại, cô bây giờ đã có chồng, cần phải có đồng ra, đồng vào, chứ anh thì cần gì đến tiền. Thầy mẹ mất đi, như thế này là cô cũng đã thiệt thòi lắm rồi, giá thầy mẹ còn sống...

    - Thì thầy mẹ cũng đến làm cho em những điều mà anh đã làm cho em thôi.

    Nhàn nói xong cảm động khóc rưng rức. Vượng cũng ướt nước mắt, nhưng chàng cố khôi hài:

    - Thôi, gần đến ngày cưới rồi, đừng có khóc, nín đi, khóc xấu đi, chú ấy lại chê đấy.

    °

    Cưới xong bốn hôm thì vợ chồng Tâm ở nhà quê cùng lên. Vượng không bằng lòng:

    - Anh đã bảo cô ở nhà một tháng cơ mà.

    Tâm đỡ lời cho vợ:

    - Nhà em định ở nhà một tháng, nhưng thầy mẹ em cứ nhất định bắt phải lên hôm nay, vì thầy mẹ em biết anh ở ngoài này không có ai trông coi cơm nước.

    - À nếu thế thì lại khác.

    - Thầy mẹ em chỉ ngại một điều chúng em cùng ở đây thì làm tổn phí và phiền cho anh.

    Vượng cười:

    - Chú học những câu nói sáo từ bao giờ đấy? Hay chú mới học được từ khi lấy vợ? Nếu thế thì không là một điềm lành. Chú phải biết thế này là anh được thêm một người em, nhà cửa vẫn như thế, chẳng có gì thay đổi cả. Mà anh lại có cái khoan khoái rằng anh đã làm cho một người em gái được sung sướng.

    Vượng đưa hai vợ chồng mới lên gian phòng của Nhàn khi trước:

    - Đấy vẫn y nguyên, thêm cái hạnh phúc yêu đương ở trong này. Và chú làm thế nào sang năm, có một cái giường nhỏ tí tẹo kê cạnh cái giường lớn kia thì ấy là chú làm phiền anh một chách... lắm lắm đấy.

    Quay lại nhìn Thịnh đứng sau:

    - Phải thế không chú Ba?

    - Chính thế.

    - Và nếu lại là đứa con trai nữa thì chà chà, anh sẽ là người sung sướng nhất ở trên đời.

    Trong nhà không có gì thay đổi, Vượng đi làm cuối tháng lương vẫn đưa cả cho em gái. Có một điều là trước kia, cứ tuần lễ Vượng lại nhìn đến quyển sổ chi tiêu, nhưng từ đây thì Vượng không nhìn đến nữa.

    Vượng thường thường dặn nhỏ em gái:

    - Chú ấy cần gì, cô cứ lấy tiền mà sắm cho chú ấy. Cô cứ coi như là đối với chú Ba vậy. Tiền nhà vẫn gửi ra cho chú ấy thì bảo thôi đi, anh xem gia đình chú ấy cũng túng lắm đấy.

    Vượng chỉ e một điều Thịnh nóng tính, trong anh em có điều gì xích mích, cho nên Vượng thường dặn em:

    - Nó nghèo nó đến ở với mình, mình cần phải nhường nhịn, không tủi nó. Nó tủi tức là em mình tủi. Mình có thương nó thì nó mới thương em mình, chú nghe chưa?

    Thấy anh cứ đưa đón dặn mình, một hôm Thịnh phát gắt:

    - Em biết rồi, anh cứ phải dặn mãi, anh coi em là một thằng anh không biết thương em hay sao?

    Vượng cười:

    - Những sự cẩn thận không bao giờ thừa khi người ta cần phải có để bảo vệ hạnh phúc của một người em út, là khi người em út ấy lại là một người em gái. Chú không nhớ hồi còn mồ ma thầy, thầy thường bảo: "Nững sự xích mích xảy ra trong kẻ thân thích nó như những vết rạn của cái chai, cứ một ngày một rộng, một to thêm. Muốn cho không có những vết rạn ấy thì phải cố tránh làm sao cho không có những sự xích mích". Lời thầy nói đúng lắm, vì thế cho nên, anh mới cần phải dặn chú kỹ như thế.

    Vượng xét thấy cảnh vợ chồng trẻ không thể sống một cuộc đời như mình, phải cần có những cuộc vui, cho nên chủ nhật nào, chàng cũng đến đánh tổ tôm ở nhà một người bạn. Trước khi đi, chàng thường bảo các em:

    - Một khi người ta đã làm việc chăm chỉ trong sáu ngày thì ngày chủ nhật người ta có quyền được tiêu khiển và cũng cần phải tiêu khiển nữa. Sự giải trí cần cho đời người cũng như sự làm việc. Các cô chú có muốn đi ciné hay đi đâu thì cứ đi, nghe không.

    Người đàn bà dù thương yêu anh đến đâu thì lòng thương yêu ấy cũng không bằng lòng thương yêu chồng, lẽ trời sinh như thế. Phải có một tấm lòng rộng hiểu thì mới biết tha thứ cho người đàn bà về chỗ đó.

    Nhàn dù sao cũng chỉ là một người đàn bà, vì thế nàng có nhiều cử chỉ làm cho Thịnh không bằng lòng. Nhiều khi Thịnh về chậm, Nhàn chỉ để phần cơm, chứ không chờ để săn sóc như đối với chồng. Tuy đối với các anh, nàng vẫn chăm chút, nhưng cái quần cái áo của chồng thì vẫn được chăm chút hơn.

    Tuy Thịnh không bao giờ nói ra, nhưng Vượng thoáng nhìn mặt em thì cũng biết rõ tư tưởng của em. Một hôm có việc bận, tám giờ khuya Thịnh mới về. Chỉ có mâm cơm để ở bàn, chứ Nhàn không có đấy. Không biết Nhàn có biết anh về không, nhưng Nhàn không thấy xuống nữa. Thịnh cau mày khi thấy bát canh nguội. Thịnh quát thằng xe bắt nó đi hâm, cố ý là để cho Nhàn nghe tiếng.

    Vượng biết thế, chàng bèn thừa dịp ấy tìm cách để chỉ dẫn cái đạo làm anh cho Thịnh. Chàng chờ Thịnh ăn xong, rồi sai thằng bếp đi gọi hàng chè sen. Thịnh tuy tức, nhưng theo thói quen, Thịnh bảo thằng xe:

    - Ấy, lên gác gọi cô chú xuống ăn chè.

    Vượng vội gạt đi:

    - Thôi cứ mua để phần cho cô chú ấy thôi. Lúc này là lúc vợ chồng nó đang hú hí với nhau. Vì bát chè sen mà làm rộn chúng nó không nên. Tôi cứ tưởng tượng ai làm rối hạnh phúc của chúng nó thì tôi thấy như người ta làm rối sự hạnh phúc của tôi, tôi thấy khổ lắm.

    Thịnh nhìn anh, hiểu ý. Từ đấy Thịnh không gắt gỏng một khi Nhàn vì quấn quýt với chồng không thể săn sóc đến mình nữa.

    °

    Chàng không muốn, nhưng nước mắt cứ ứa ra, chảy xuống hai gò má. Chàng đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội. Năm nay, chàng đã ngoài ba mươi rồi, mà tương lai vẫn còn cứ tối đen như mực.

    Về đến nhà, các em đã đứng chờ chàng ở trước cửa. Nhàn thoáng thấy chàng, vội vã chạy ra:

    - Đỗ cả rồi anh ơi!

    Bao nhiêu đau đớn, buồn bực của chàng bỗng trút sạch đi như được ảnh hưởng một phép mầu của một nàng tiên. Chàng bế con Nga:

    - Thế à?

    Rồi chàng hôn nó chùn chụt. Hôn chán, chàng giơ tay bắt tay hai em:

    - Mes félicitation! 1

    À, hôm nay thì phải nghỉ, chúng ta đi chơi. A, tôi chán cái cảnh đi làm nhà buôn rồi.

    Nhàn đỡ lấy con:

    - Bác chán thì sau này bác lên ở với Nga, Nga sẽ nuôi bác, bác chẳng phải đi làm gì nữa.

    Vượng cười tít:

    - Có lẽ thế. Bác Nga sợ đi làm rồi.

    Vượng bảo Nhàn đưa tiền cho thằng xe đi mua rượu bia, và thuốc lá. Hôm ấy, chàng uống rượu, hút thuốc lá sung sướng như một người điên. Chàng hôn Nga, hôn Thịnh, hôn Nhàn, hôn cả Tâm nữa.

    Luôn luôn, chàng bảo Nhàn:

    - Tiếc rằng thầy mẹ không còn sống, chứ còn thầy thì phải biết. Hôm nay, thầy sẽ uống rượu say túy lúy. À, bà Huyện, bà nhớ sắm sửa cái gì để chủ nhật này, chúng ta về quê lễ nhà thờ, và cáo với gia tiên. Ha ha, ngồi đây, anh đã trông thấy cái nét mặt dương oai của chú Lý. Bây giờ mà người làng ai láo cái gì, chú Lý quát thì phải biết.

    °

    Hai tháng sau thì Tâm và Thịnh có giấy được bổ.

    Trong nhà không bao giờ có thừa tiền mà hai người thì phải có hành trang và quần áo cho nó xứng với địa vị của mình. Một quan huyện không thể ăn mặc lôi thôi và đến ở trọ nhà bạn như một cậu học trò.

    Vượng nghĩ đến điều đó đã từ lâu, từ ngày hai người đỗ. Chàng thấy cần phải xoay một món tiền cho hai người.

    Có một chỗ mà chàng chắc chắn, có thể vay trong trường hợp này là bà Xuân Thái thì chàng đã không thể đến, chàng không còn mặt mũi nào mà đến nữa. Nhưng không đến đấy thì đến đâu?

    Chàng bâng khuâng nghĩ đến bà phán Hữu. Giá trước kia, chàng lấy bà phán Hữu, có phải những lúc này...

    Bà phán Hữu bây giờ đã lấy một ông Hàn góa vợ. Ông Hàn làm thầu khoán mà bà Hàn thì vẫn cho vay mượn ở sở như trước kia. Từ ngày Vượng làm cho bà phật ý, bà vẫn nhìn Vượng bằng con mắt khó chịu, Vượng nhớ rằng hôm đi lấy chồng, bà có mời cả sở đến, duy Vượng là không đến.

    Bây giờ lại hỏi vay bà thì ngượng ngùng biết bao! Nhưng biết làm thế nào?

    Buổi chiều hôm ấy, sau khi thấy Nhàn băn khoăn về chỗ không có tiền đâu để sắm sửa cho Thịnh, và sau khi nghe Tâm đề nghị đem bán vòng hột của vợ, Vượng bảo:

    - Bây giờ cô ấy cần phải sang trọng hơn trước, không thể bán được. Thôi để tôi liệu xoay, rồi các chú gửi về trả người ta sau.

    Thịnh mừng rỡ:

    - Ồ, nếu thế thì may lắm. Em cũng phải cần vài ba trăm để sắm sửa, chứ bây giờ không thể lôi thôi thế này được, sợ người ta khinh.

    Tám giờ hôm ấy, Vượng đến nhà bà phán Hữu. Ngày nay, bà đã ở một tòa nhà tây lộng lẫy trên đường Quan Thánh.

    Vượng đưa danh thiếp và ngồi chờ tám trống canh mới thấy bà xuống. Bà xuống, lê đôi dép Nhật Bản lẹp kẹp. Nhìn thấy Vượng, bà hỏi ngay bằng một giọng xỏ xiên:

    - Ông ký đến có việc gì đấy?

    Vượng chưa kịp trả lời thì bà đã lại nói:

    - Tiếc quá, hôm nay ông Hàn nhà tôi lại đi vắng.

    Rồi bà gọi pha nước, gọi lấy rượu, gọi mở quạt như muốn đem sự giàu sang để trả thù sự lạnh nhạt của Vượng xưa kia.

    Vượng cũng biết thế, và chính Vượng đến đây cũng là để cho bà trả thù. Vượng ngồi yên để cho bà khoe khoang, rồi sau khi thấy bà đã hả, Vượng mới bảo:

    - Tôi đến đây nhờ bà chị một việc, nhưng nếu bà chị thấy có... lòng muốn giúp tôi thì tôi mới nói.

    Bà Hàn đắc chí, toét miệng cười:

    - Tôi thì bao giờ chả có bụng, chỉ có ông... Nhưng ông cũng phải cho tôi biết việc gì đã chứ?

    Sau khi nói câu ấy, bà hình như thấy rằng mình đã dễ dãi và chóng quên thù xưa đối với Vượng, bà lại nói:

    - Nhưng ông nên nhớ: bây giờ tôi không có quyền như xưa, mọi việc bây giờ đều ở nhà tôi.

    Vượng tuy thương em, nhưng lúc ấy chàng đã thấy bực lắm rồi:

    - Vâng, nếu bà nói thế thì thôi, tôi chả cần nói nữa.

    Chàng nói xong toan đứng dậy thì bà Hàn đã đổi giọng nói ngay:

    - Thì ông hãy cứ nói đi. Tôi nói thế thôi, chứ quyền thì cũng tùy từng cái.

    - Chẳng nói giấu gì bà chị, tôi có hai chú nó mới đỗ tri huyện, nay vừa được giấy gọi bổ, tôi cần năm trăm bạc để các chú ấy sắm sửa. Nếu bà chị bằng lòng cho tôi vay thì bà chị lấy lãi bao nhiêu tôi cũng xin trả. Và làm giấy cho bà chị cẩn thận.

    Tuy tức với Vượng, nhưng bà vẫn không thể không quý Vượng:

    - Tưởng việc gì, chứ việc ấy thì được, chả phải làm giấy. Dù thế nào, tôi cũng vẫn tin ông là người đứng đắn.

    °

    Các em đi rồi, Vượng thuê một căn nhà nhỏ ở phố Chùa Vua, một tháng chỉ có bảy đồng. Xe nhà chàng cũng cho em gái, các đồ đạc sang trọng, chàng cho Thịnh. Chàng thuê một thằng nhỏ, và tậu một cái xe đạp xoàng.

    Sự ăn tiêu của chàng không mấy tốn, chỉ hơn ba chục đủ rồi, chàng đã thấy không cần phải chịu những sự nhục nhằn gây ra bởi một ông chủ bất công nữa. Chàng chỉ chờ một cơ hội là nói trắng cùng kẻ áp bách mình những tư tưởng của mình đối với y, rồi mở cửa đi ra. Nhưng cơ hội ấy chưa đến, vì ông chủ có việc phải đi vắng xa ba tháng.

    Chàng tự nhủ:

    - Thôi, hãy chờ khi y về.

    Mấy ngày đầu, không có các em thì Vượng buồn lắm. Lúc tiễn các em ra ga, chàng đã căn dặn phải viết thư về luôn. Trong ba tuần lễ đầu, Thịnh và Nhàn đều giữ lời hứa, cứ cách một ngày lại viết cho chàng một bức thư. Cuộc đời của Vượng bây giờ cơ hồ như chỉ thấy vui khi nào được đọc những bức thư ấy thôi.

    Chàng đã quen đem đặt lẽ sống vào các em, nay các em đã không cần chàng nữa, chàng thấy như thiếu thốn làm sao. Những bức thư ấy, chàng đọc rất kỹ, như người ta đọc một đoạn văn hay, rồi xếp thành thứ tự cất đi tử tế. Chàng cũng viết thư cho các em. Những bức thư đầu cũng dài như thư của các em chàng viết cho chàng, nhưng nó cứ ngắn dần, vì chàng thấy lâu dần chẳng có gì để nói nữa. Các em chàng cũng thế. Sự sống cũng như lửa nó sẽ tắt đi khi nào không còn gì để cháy. Nó luôn luôn cần đến những lẽ sống mới để họa thành những điệu nhạc mới.

    Thư của các em chàng thưa dần, vì cảnh đời mới của họ đã cuốn hút mất nhiều thì giờ của họ.

    Những ngày đầu, Vượng khổ lắm; chàng viết thư trách, nhưng trách mãi cũng đến thế, lâu dần chàng cũng đã quen đi.

    Xưa kia, những buổi tối, chàng sống với các em, sao thấy nó chóng thế, mà bây giờ thì sao dài thế! Xưa kia, mỗi khi về nhà, chàng thấy bao nhiêu công việc phải làm, bây giờ thì bới mãi, chẳng thấy công việc gì.

    Những buổi tối và những ngày chủ nhật, chàng thấy dài đăng đẳng. Hết quay ra, lại quay vào, chẳng biết làm gì.

    Đồng tiền bây giờ dư dật, nhưng chàng cảm thấy tiếc những ngày túng thiếu thuở xưa. Thuốc lá bây giờ chàng hút hết điếu này đến điếu khác, khiến cho anh em trong sở đều phải bảo: "Ông không bao giờ ngớt khói ở trong mồm". Tuy thế, thuốc lá cũng không đem lại thỏa thích cho chàng như ngày trước.

    Mà những hội tổ tôm đánh không lo thuế cũng không làm cho chàng hồi hộp nữa. Lại quái một điều, chàng đã không sợ thua thì lại cứ được luôn, được nhiều canh to lắm. Giá trước kia mà chàng được như thế này thì sung sướng biết mấy!

    Đã nhiều lần, Thịnh và Nhàn viết thư mời chàng xuống chơi, nhưng chàng cứ nghĩ: "Chà, chúng nó chưa thu xếp nhà cửa xong, đến chơi thì chỉ làm chúng nó mất thì giờ", nên chàng cứ hẹn lần.

    Hôm nay là vì nhớ quá, chàng viết thư cho Nhàn, hẹn tuần này xuống chơi, và tuần sau thì xuống Thịnh. Trong thư, chàng căn dặn hai người cần dùng mua gì thì chàng sẽ mua đem xuống cho. Hai người đều viết thư về dặn mua nhiều thứ lắm.

    °

    Vượng lốc sốc mấy cái bồ và một đống gói ở xe lửa bước xuống, thì đã thấy vợ chồng Nhàn đứng đón ở ga. Không thấy Nga, chàng hỏi ngay:

    - Cháu đâu?

    - Cháu mệt, nên không dám cho cháu đi máy.

    - Ồ, thế thì có lẽ tôi chọn lầm ngày hôm nay để xuống cô chú...

    Nhàn tươi cười:

    - Anh cứ nghĩ lẩn thẩn. Ngày nào anh xuống chơi với chúng em đều cũng là những ngày đẹp đẽ cả.

    Bữa cơm hôm ấy, Tâm có mời mấy người bạn đồng sự của mình đến ăn cơm.

    Trước họ còn sốt sắng đối với Vượng, nhưng sau hỏi ra thấy Vượng chỉ là một thư ký nhà buôn, họ đều lãnh đạm. Vẻ lãnh đạm ấy, Vượng cảm thấy. Chàng cảm thấy cái tính nết hiền lành và thực thà của chàng không thích hợp...

    ... Người ta làm khó chịu cho chàng, và chàng cũng làm khó chịu cho người ta nữa. Vì thế, cho nên Tâm đề nghị đánh tổ tôm, chàng nhất định từ chối, lấy cớ rằng buổi chiều đã phải đi tàu, không còn bao nhiêu thì giờ.

    Tuy nói rằng xuống chơi với em để chuyện trò cho hả, nhưng vì Nhàn có nhiều bạn đến thăm, thành thử cứ tíu tít chẳng nói được chuyện gì với anh.

    Cơm xong, Tâm đưa chàng đi tỉnh. Đến lúc quay về, thì Nhàn đã không có nhà. Đầy tớ nói cho biết bà Tuần mời nàng đến chơi.

    Buổi tối hôm ấy, Vượng bước lên tàu với một nỗi buồn khôn tả. Sự đi chơi đã không đem lại những vui thú và thỏa thích như chàng tưởng. Chàng cảm thấy thấm thía rằng bây giờ đối với em, chàng chỉ là một người thừa trong công việc cũng như trong các cuộc vui. Chẳng những thế, chàng còn làm phiền các em là khác. Nhưng vốn thương em, chàng lại tự nhủ: "Địa vị của chúng nó bắt chúng nó thế, biết làm thế nào?".

    Tàu Hải Dương mười một giờ đêm thì đến ga Hà Nội, chàng uể oải bước xuống tàu, uể oải bước ra xe, uể oải về nhà, không còn đâu cái vẻ hăm hở của lúc ra đi nữa.

    Chàng về nhà, thấy gian nhà lạnh lẽo. Quái, thằng nhỏ ngái ngủ ra mở cửa với một vẻ mặt cũng uể oải và khó chịu lạ lùng.

    Chàng thay quần áo đi nằm, nhưng lại trằn trọc không sao ngủ được. Chàng nghĩ miên man đến những chuyện không đâu, những chuyện tỉ mỉ của thường ngày, chúng là những mắt xích kết thành cuộc đời của ta. Rồi chàng bỗng cảm thấy đời mình vô vị, chứ không còn một ý nghĩa như trước nữa. Trong khi săn sóc cho các em, chàng đã không nghĩ đến đời mình, chàng cứ tưởng rằng nó cứ ấm cúng như trước kia mãi.

    Ngày nay, các em chàng đã có đủ lông cánh bay đi, đem theo cả sự ấm cúng đi. Chàng bâng khuâng nghĩ đến Đạt mà đã lâu lắm chàng không được tin tức, và cũng chẳng biết sống chết thế nào. Cái kỷ niệm của người em quả cảm lại làm cho lòng chàng sôi nổi lên một lúc. Chàng nghĩ đến những nguy hiểm mà Đạt đã trải qua và những cực khổ mà có lẽ Đạt đang phải chịu. Chàng thở dài quay mình ra ngoài cửa: trời đã sáng lúc nào mà chàng không hay!

    Chàng mệt mỏi, đứng dậy. Trong người như có một cái gì ở xác thịt và cả ở tinh thần nữa nó lỏng lẻo và tan gẫy. Chàng vươn vai:

    - Ồ, thế ra cả đêm hôm qua mình không ngủ!

  4. #13
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Vượng hy vọng sự đi thăm Thịnh sẽ đem lại bình tĩnh cho tâm hồn mình, nhưng nó chỉ đem đến cho chàng một lo sợ.

    Đành rằng Thịnh tiếp đón chàng cách sốt sắng hơn, nhưng Vượng cũng cảm thấy rằng ở đây, cũng như ở Hải Dương, cái không khí này không thích hợp cho chàng; và chàng thì chẳng tô điểm gì thêm cho cuộc đời của em cả.

    Nhà Thịnh khác hẳn nhà Tâm, sang trọng lắm. Cứ nhìn những cách thức, Vượng cũng đoán ngay rằng Thịnh sống một cuộc đời rất đắt tiền. Chàng lo sợ nghĩ đến số lương trăm bạc của em.

    - Như thế này thì làm sao mà đủ được, hở chú?

    Thịnh nói một cách tự đắc:

    - Thì cũng phải xoay cho nó đủ. Tôi không thể sống kém thế này.

    - Thôi, thế thì chú không cần phải gửi số tiền về trả nợ nữa, để anh góp cho chú.

    Thịnh không nghe:

    - Ai lại thế. Xưa kia, em chưa kiếm tiền thì chẳng kể.

    Sau những câu chuyện hàn huyên và sau khi đã đưa anh đi xem khắp tỉnh Ninh Bình, Thịnh bảo:

    - Ông nghị Quý nghe tin anh lên có khẩn khoản mời anh đến ăn cơm, em đã nhận lời. Ông ta là người giàu có lớn ở đất này, và có quen nhiều người thế lực ở Hà Nội, mình có thể nhờ cậy được nhiều, cho nên cần phải giao thiệp với họ. Thôi, ta về nhà thay quần áo rồi lại thì vừa, bây giờ gần mười một giờ rồi.

    - Quần áo thế này, được rồi, cần gì.

    - Không được, hôm nay ở đấy sẽ có nhiều người, mình phải ăn mặc cho trang trọng.

    Thịnh thay áo gấm, phủ áo đoan, rồi đeo bài ngà. Mặc quần áo xong Thịnh ngắm nghía mãi bóng mình trong gương rồi hỏi anh:

    - Anh trông tôi có bệ vệ không?

    Vượng cười:

    - Chú thật giống chú Lý.

    Đi đường, Thịnh đã dặn Vượng:

    - Đến đấy, anh không cần phải nhũn nhặn và khiêm tốn quá, chẳng gì em cũng là một ông quan ở đất này.

    Vượng không bằng lòng, nhưng không nói.

    Nhà ông nghị Quý thật là giàu, giàu một thứ giàu có chọc ngay vào con mắt người ta. Toàn những đồ cổ và những đồ Tàu. Tuy thế, nhưng Vượng cũng nhận thấy trong cái viện bảo tàng ấy, có một cái gì nó không làm vinh dự cho chủ nhân.

    Đến khi nói ông Nghị ba câu chuyện, cái cảm tưởng của chàng lúc nãy bỗng biến ra sự thực: người này chỉ là một người giàu lỏi.

    Tuy ông nghị Quý chưa hẳn là một người ăn tục nói khoác, nhưng trong ngôn ngữ cử chỉ của ông, chẳng có một tí gì là sang trọng cả.

    Nhà sang, tiệc sang, quần áo sang, duy chủ nhân chẳng sang một tí nào. Bà Nghị là một người hợm hĩnh, ngu dốt, không có một câu nói nào là bà không khoe đến cái giàu của bà. Chuyện của bà và chuyện của ông thật là xứng nhau. Ông khoe hết bạn trai toàn quan nọ, quan kia, mà bà thì khoe bạn gái, toàn bà nọ, bà kia. Luôn luôn, cả hai ông bà nhắc đến... chuyện người ta bầu bà làm hội trưởng một hội thiện.

    Lúc tiệc tan, quan khách đã ra về, Vượng và Thịnh còn ngồi lại thì thấy một người con gái trang sức rất lòe loẹt, vàng ngọc đeo đầy mình ở nhà trong đi ra.

    Bà nghị toe toét nói với Vượng:

    - Cô Tư nhà tôi đấy, đã học ba năm ở Hà Nội, nếu học nữa thì cũng đã đỗ rồi, nhưng tôi nghĩ đỗ cũng chẳng làm cái quái gì, nên tội lại gọi về.

    Vượng nhận thấy cô Tư có những cái nhìn và những cái cười ý nhị đối với Thịnh.

    Sau một hồi khoe con gái, bà Nghị vừa cười, vừa bảo Vượng:

    - Cháu nó chưa có ai thèm vời đến, ông xem ở Hà Nội có ai ông đánh mối cho cháu.

    Vượng chưa kịp trả lời thì bà Nghị sợ câu ấy làm giảm giá con mình, lại vội nói ngay:

    - Ấy nói thế chứ chán vạn người cầu cạnh ra rồi đấy, nhưng chẳng ai ra gì, được cái nọ thì hỏng cái kia, nên tôi với ông nhà tôi còn chờ để kén cho được đủ mọi phương diện... "hoàn toàn". Với lại cháu nó cũng khó tính lắm, ai cũng chê.

    Vượng nói đưa đẩy:

    - Vâng, vợ chồng là việc hệ trọng. Các cô ấy bây giờ không như những bà mẹ cổ, cứ cha mẹ đặt đâu là ngồi đấy.

    - Thì các cô ấy kén, nhưng các cô ấy cũng kén vừa vừa thôi chứ.

    Cô Tư ném cho Thịnh một cái nhìn đầy tình tứ, rồi cãi:

    - Có ai ra hồn người đâu mà bảo con kén. Mẹ nói thế, ông ký không biết lại bảo con quá khó tính.

    Bà Nghị cong môi bắt chước con gái:

    - Thôi cô, thế mà cô bảo cô chưa kén. Nếu cô mà kén nữa thì không biết còn đến thế nào.

    Vượng thấy khó chịu, toan đứng dậy, nhưng liếc thấy em hình như còn thích nói chuyện, chàng lại phải cố ngồi.

    °

    Ở nhà ông Nghị Quý ra, Thịnh hỏi ngay anh:

    - Thế nào, anh xét nhà ấy thế nào?

    Vượng chưa kịp trả lời thì Thịnh đã nói luôn:

    - Ông bà ấy muốn gả cô Tư cho tôi, nhưng tôi còn chờ hỏi ý kiến anh. Lấy người này thì có nhiều cái lợi. Ông bà ấy nói khi cưới, sẽ cho một cái đồn điền và hai tòa nhà. Với lại cô Tư cũng ngoan.

    Vượng lặng thinh không nói.

    - Ở đây cũng đã có nhiều người đến, nhưng ông bà ấy không bằng lòng. Nếu anh bằng lòng thì hôm nào anh với em về quê cho chú hay bác lên hỏi cho em.

    Vượng biết em đã bằng lòng lấy nàng, còn mình chẳng qua chỉ là đứng ngoài vòng song cửa thôi.

    - Tuy là quyền huynh thế phụ, nhưng việc định đoạt là ở chú, chú có bằng lòng hôn nhân thì mới được chứ.

    - Em thì em cho là được, còn anh lại không thích lắm. Theo em nghĩ cuộc sống của em cần phải ăn tiêu nhiều... Cái gì bằng lấy được vợ giàu, mọi thứ đều sẵn cả.

    Vượng không ưa cả ông Nghị, cả bà Nghị, cả cô Tư, nhưng chàng không phản đối thẳng ngay em:

    - Đành là như thế, nhưng đức hạnh của người vợ cũng cần lắm.

    - Không, cô Tư này em biết, tính nết tốt lắm, có thể là một người vợ hoàn toàn.

    - Mà cha mẹ cũng là một sự cần. Nhà ta đã không phải là một nhà quan tư to tát, mà toàn những người lương thiện, thuần phát.

    - Em thấy ông Nghị, bà Nghị đây thì tử tế và phúc hậu, làng xóm ai cũng khen.

    Nghe nói, không biết làm sao, Vượng đành phải viện lẽ:

    - Việc hôn nhân hệ trọng, nhưng thầy mẹ mất, nhà ta còn có bác và chú. Để hôm nào anh em ta trở về thưa lại với bác và chú. Hễ bác và chú bằng lòng thì anh cũng bằng lòng.

    Rồi tủm tỉm cười, sợ phật ý em:

    - Anh cũng như chú, mọi việc đều phải bẩm mệnh với bác cả và chú Lý. Mình là con cháu, thế mới phải đạo.

    - Nhưng bác và chú nể anh, anh nói một tiếng thì bác và chú bằng lòng ngay.

    - Ừ để hôm nào, anh nói.

    °

    Vượng nể em cũng đã nói, nhưng ông Lý Quyết không nghe. Là người phổi bò, ông không thớ lợ. Sau khi ở nhà ông Nghị Quý ra, ông nói ngay:

    - Ai mà có thể dâu gia với cái giống người thô lỗ ấy. Dù nó giàu có trăm vạn cũng thèm vào.

    Lúc thấy em không bằng lòng, Vượng bảo chú:

    - Không, bây giờ theo cuộc đời mới, người tỉnh thì phần nhiều ngôn ngữ cử chỉ như thế cả đấy chú ạ. Con xem ra thì ông bà ấy cũng không...

    Vượng chưa nói dứt câu thì ông Lý Quyết đã quắc mắt:

    - Anh nói thế nào? Anh cho tôi là người ở trong lỗ nẻ bò ra hay sao? Không, không thể lấy những con cái nhà như thế được. Thiếu gì người.

    Thịnh sợ chú không dám phản đối, nhưng khổ sở lắm. Vượng biết em chỉ muốn chóng giàu nên sau khi về đến nhà liền máy em lên gác rồi bảo:

    - Anh biết chú Lý nói thế, em không bằng lòng, nhưng em nên nhớ rằng những lời ấy là những lời khôn ngoan. Giá còn mồ ma thầy thì thầy cũng đến nói và nghĩ như thế.

    - Nhưng xưa khác và nay khác.

    - Thời nào cũng phải lấy điều lễ nghĩa và đạo đức làm trọng. Sự yên vui của gia đình do đó mà ra. Đồng tiền cần thật, nhưng em nên nhớ cũng có nhiều thứ cần hơn đồng tiền. Vàng bạc trọng thật, nhưng nếu muốn có cuộc đời đẹp đẽ và ý nghĩa, phải biết trọng nhiều thứ khác hơn vàng bạc.

    Thịnh cố cãi:

    - Thì ông bà ấy có gì là không lễ nghĩa và đạo đức.

    Vượng ngồi xích lại gần em, đặt một tay lên vai em:

    - Chú nên nhớ rằng anh chỉ muốn những sự tốt lành cho chú. Hạnh phúc của chú là một điều anh mong ước hơn ai hết. Anh nói thật với chú, chính anh, anh cũng không thích cho chú lấy đám ấy, vì anh cũng xét như chú Lý, ông bà Nghị có nhiều chỗ... kém. Nhưng nếu có phải chú... đã... yêu cô Tư, và chú tin chắc rằng hạnh phúc của chú ở đấy thì để anh sẽ nói cho chú Lý xiêu lòng.

    - Vâng, hạnh phúc của đời em ở đấy. Nếu em không lấy đám này thì em không lấy đám nào cả. Và em xét cô Tư có nhiều điều đáng yêu. Mỗi người chúng ta có những cảm giác và những điều nghĩ khác nhau.

    Vượng ngẫm nghĩ một lát:

    - Em đã suy nghĩ kỹ càng rồi chứ?

    - Vâng, em đã suy nghĩ kỹ càng lắm rồi.

    - Nếu thế thì được. Cái bổn phận làm anh buộc anh phải nói với em những điều nghĩ thành thật của mình. Em hẳn đã biết bụng anh. Anh không cầu mong gì hơn là em được sung sướng. Nhưng anh chỉ lo cuộc hôn nhân ấy không đem lại hạnh phúc cho em thôi. Hạnh phúc phải cần đến nhiều điều kiện khác nữa chứ tiền tài cũng không đủ.

    - Em thì em nghĩ khác. Em tin rằng em tìm thấy hạnh phúc ở trong cuộc hôn nhân ấy. Vả lại, nhà mình nghèo, lấy đám khác thì cứ chạy một cái tiền cưới cũng đã vất vả, đằng này thì ông bà ấy cho ngay hai nghìn để cưới.

    Vượng biết rằng ý em đã quyết, dẫu nói lắm cũng không ích gì, mà chỉ gây ra những sự bất hòa. Chàng nhìn em một cách ngao ngán rồi bảo:

    - Nếu chú đã nhất định thì chú cứ nên coi như là anh chưa nói gì. Để rồi anh sẽ nói với chú Lý cho.

    °

    Vượng sung sướng thấy em giàu và sang, nhưng chàng không sung sướng khi nhận thấy em đã bị thế lực của đồng tiền đàn áp.

    Thịnh nóng muốn cho họ hàng làng nước biết cái giàu sang của mình, nên sau khi cưới vợ được một tháng. Thịnh xin nghỉ một tuần lễ để về thăm quê và luôn thể đưa mọi người đi xem đồn điền của mình.

    Vượng lúc ấy đã cự nhau với chủ xin thôi. Chàng vui lòng nhận lời mời của em. "Chúng em sẽ đem ô-tô lên Hà Nội đón anh", bức thư của Thịnh nói thế.

    Vượng đã sẵn sàng tha thứ hết cho em, chỉ cầu mong hạnh phúc của em, nên cũng sẵn sàng mọi sự nhượng bộ đối với em dâu. Nhưng cô Tư hợm hĩnh và kiêu điệu quá khiến Vượng không khỏi không đau đớn.

    Chiếc xe hòm lộng lẫy đỗ trước cửa nhà Vượng một buổi chiều làm cho những người trong cái phố vắng ấy đều phải chú mục nhìn.

    Vượng biết hai em về, nên đã bảo thằng nhỏ làm cơm sẵn để chờ. Vợ Thịnh bước vào thấy nhà cửa sơ sài thì coi bộ không được đậm lắm.

    Sau khi uống nước xong, nàng giục chồng:

    - Ta mời bác đi chơi chứ.

    Thịnh biết ý anh muốn lưu lại ăn cơm nên còn dùng dằng thì Vượng đã nói:

    - Ấy, chú thím hãy ở đây xơi cơm đã, rồi muốn đi chơi đâu hãy đi.

    Vợ Thịnh vừa xoa lại mặt phấn, vừa nói:

    - Về Hà Nội mà ăn cơm ở nhà thì chán chết, thôi mời anh đi chơi với chúng em. Em nghe bà chánh án nói có một hiệu cao lâu mới mở ở Hàng Bông, sang lắm và hầu hạ khéo lắm. Chúng ta lên đấy. Rồi xong đi ciné. Em ở Ninh Bình đã lâu lắm chưa được đi xem.

    Thịnh nhìn anh cầu khẩn:

    - Thôi anh chiều chúng em một tí.

    Vượng phải miễn cưỡng đi mặc quần áo. Và muốn làm cho vui lòng em, chàng chọn một bộ quần áo mới thắt một cái "ca vát" đẹp.

    Lên xe, Thịnh nhìn đồng hồ, rồi bảo tài xế:

    - Còn sớm lắm, chúng ta hãy đi một "tua" Hà Nội đã.

    Rồi Thịnh kể với anh lai lịch chiếc ô-tô:

    - Đáng lẽ thì chúng em chỉ dùng một chiếc Renault cũ thôi, nhưng vì nhà em thấy bà Phủ mua một cái xe mới, nên nhà em không chịu kém người, bắt nhà phải mua cho cái xe Ford mới này.

    Vợ Thịnh nói một cách tự đắc:

    - Chứ lại kém người ta thế nào được. Bác tính ở tỉnh nhỏ mà kém ai một cái gì là họ bình phẩm khó chịu lắm cơ. Huống hồ thầy mẹ em lại là người có danh tiếng ở trong hàng tỉnh.

    Rồi nàng chìa bàn tay cho Vượng nhìn:

    - Các bà ấy thấy em có chiếc nhẫn kim cương này là khổ sở lắm. Những thứ này, mẹ em mua từ trước, bây giờ đắt lắm, các bà ấy không lấy đâu tiền mà mua được. Hôm nọ, bà chánh án mua một chiếc hai nghìn rưỡi nhưng bé hơn thế này, và nước kém nhiều.

    Vượng cũng nói cho xuôi:

    - Của đắt tiền có khác, trông đẹp thật.

    Trong khi ở hiệu cao lâu, từ sự sai bảo bồi cho đến lúc đứng trả tiền, vợ Thịnh có những kiểu cách làm cho Vượng khó chịu. Nhưng chàng liền nghĩ lại: "miễn là em mình thích là được rồi, em mình không lấy làm chướng cơ mà". Sau khi đi xem ciné, Vượng cứ đinh ninh rằng vợ chồng em sẽ về nhà ngủ, nên sau khi về tới nhà, thấy Thịnh bắt tay mình, chàng không khỏi kinh ngạc:

    - Thế chú thím không ngủ à, còn muốn đi đâu nữa?

    Thịnh muốn tìm cách để nói dối anh, nhưng vợ Thịnh đã nói trước:

    - Chúng em không muốn làm phiền bác. Để chúng em đi Hôtel ngủ thì tiện hơn.

    Vượng nghẹn ngào:

    - Vâng, thế cũng được.

    Thịnh lại gần anh:

    - Sáng mai, em cho đánh xe lại sớm để đón anh về đồn điền chơi nhé.

    Vượng lưỡng lự:

    - Tôi tưởng giá chúng ta về quê trước thì hơn. Từ khi cưới, chú thím chưa về quê lễ tổ. Sợ chú và bác giận chăng?

    Thịnh quay lại hỏi ý kiến vợ. Vợ Thịnh vừa ngáp vừa trả lời:

    - Ừ, thế cũng được.

    Vượng vì muốn có cơ hội để sống lại với em một mẩu đời vui sướng của thuở xưa, nên khi sắp quay vào, còn cố mời:

    - Nhà cũng có giường nệm tử tế, chú thím đi đâu cho nó tốn tiền vô ích.

    Thịnh hiểu ý anh, bảo vợ:

    - Hay ta ngủ chơi với bác.

    Vợ Thịnh gạt phắt:

    - Cần gì tiền. Ở đây, mình làm phiền bác.

    Vượng biết em dâu cho nhà mình "tang thương", nên không mời nữa. Nhưng thấy vẻ mặt Thịnh hơi buồn, chàng lại vội vàng tươi cười:

    - Thế sáng mai, cô chú đến sớm nhé...

    Vợ Thịnh lúc ấy đang trèo lên ô-tô quay lại:

    - Em không quen dậy sớm, thôi để chín giờ. Chín giờ đối với em cũng là sớm lắm rồi.
    --------------------------------
    1 Những lời khen ngợi của chúng tôi.

  5. #14
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Vượng biết hai em không để ý đến những sự thờ cúng nhưng chàng là con cả, chàng phải nghĩ đến để cho chú bác và mọi người khỏi nói. Chàng dậy sớm đi mua vàng hương, hoa quả xếp vào cái bồ.

    Thoạt trông thấy cái bồ ấy ở trong nhà đem ra, Thịnh rụng rời, bảo người tài xế:

    - Này, khéo lại sát sơn xe đấy? Anh mua gì mà nhiều thế?

    - Ấy cũng phải mua cái gì về lễ chứ?

    Vợ Thịnh tủm tỉm cười:

    - Sao bác không bảo em để em sai thằng tài nó đi mua.

    - Thôi, tôi mua cũng thế.

    Rồi Vượng bảo em:

    - Ở nhà quê, không như Hà Nội, hơi tí là người ta dị nghị. Vả mình là con, mình phải có cái bổn phận thành kính đối với tổ tiên.

    Vì Vượng muốn cho mọi việc êm thấm, nên nói ý thế để cho vợ Thịnh liệu mà ăn ở, nhưng vợ Thịnh chẳng hiểu gì cả.

    Gặp mặt chú bác, Vượng nói ngay:

    - Hôm nay, chú thím nó về để lễ gia tiên và hầu bác và chú... Đáng lý ra thì sau khi cưới, phải về ngay, nhưng vì chú nó còn bận việc quan, nên không thể về được. Vậy xin chú bác tha thứ cho.

    Rồi Vượng vừa cười, vừa mở nắp bồ:

    - Chú thím nó bảo gọi là có chút của mới đem về biếu hai bác. Gọi là chút ít, nhưng lòng thành thì nhiều.

    Vượng lôi ra nào bánh cốm, nào cam, nào chè, đủ thứ.

    Thịnh thẹn đỏ mặt, nhưng vợ Thịnh thì cứ như không. Nàng sẽ bảo chồng:

    - Để rồi tính tiền trả bác.

    Ông Lý Quyết không có những cớ để nhượng bộ vợ Thịnh như Vượng, nghe nàng nói thế, liền cười gằn:

    - À thế ra anh mua đem về biếu chúng tôi chứ có phải chị Huyện đâu?

    Vượng cười khà khà:

    - Thì thím ấy với con, với chú Huyện, nào có khác.

    Những cử chỉ hợm hĩnh và vô lễ của vợ Thịnh làm cho chú và bác không bằng lòng. Vì thế nên khi Thịnh mời hai người lên chơi đồn điền, cả hai đều từ chối.

    Vượng thấy em buồn, cố mời, thì ông Lý Quyết nói ngay:

    - Chú bây giờ sống ở chốn quê mùa quen rồi, nên đi đâu ngại lắm. Thôi để khi khác. Với lại bây giờ đang mùa gặt, không có đi đâu được.

    Sau khi lễ vào ăn cơm xong, vợ Thịnh muốn đi ngay, nàng kêu ở nhà quê buồn. Vượng thấy thế sợ mọi người không bằng lòng vội nói:

    - Thím ở quen tỉnh thành thì về nhà quê cũng có điều buồn thực, những người ở nhà quê quen thì đi ra tỉnh lại khó chịu. Cái gì cũng là thói quen cả.

    Lúc sắp ra về, ông Lý Quyết gọi chàng xuống nhà ngang trách:

    - Tôi đã bảo anh, nó là con nhà vô giáo dục, anh cứ nói mãi, nên tôi mới bằng lòng. Đây bây giờ anh xem.

    Vượng chắp tay vái chú:

    - Thôi con lạy chú, chú thương con, thương em con là đủ. Nó bằng lòng thì làm thế nào! Không lấy cho nó thì nó sầu khổ. Thôi chứ cứ để con bảo nó dần.

    Ông Lý Quyết lắc đầu:

    - Chú chỉ sợ không bảo được thôi. Nhà ta từ trước đến giờ không có nàng dâu nào kệch cỡm và hợm như thế.

    - Chú đừng lo. Ở nhà người ta khác, ở nhà mình thì rồi thay đổi đi chứ, chú rộng lượng cho, không thì mất cả vui vẻ trong gia đình.

    °

    Ở đồn điền về, Vượng bâng khuâng, nghĩ đến cuộc đời từ nay không có sinh thú và ý nghĩa của mình. Các em chàng thành đạt, đã đem nguồn vui và lẽ sống của đời chàng đi.

    Ngày nay thì họ không cần đến chàng nữa, nhưng chàng thì vẫn phải cần họ. Thiếu họ, chàng thấy cuộc đời vô vị quá. Chàng sống những ngày và những đêm buồn rời rợi.

    Cách mấy hôm, chàng bắt được một bức thư của em gái, phàn nàn rằng vợ chồng Thịnh một hôm đi qua tỉnh mà không vào nhà nàng.

    Vượng vội vàng viết thư an ủi em. Trong thư có những đoạn cảm động, khiến cho người bực mình đến đâu, cũng phải hết bực ngay. Chàng dùng cả lý thuyết và tình cảm. "Anh không ngờ em gái anh mà cũng để ý đến những điều nhỏ nhặt như thế. Biết đâu hôm ấy thím Huyện chẳng vì có một việc cần mà không vào em được? Và cho dù có thế nào đi chăng nữa - anh nói ví dụ thế thôi - thì chúng ta cũng chỉ nên nghĩ đến chú Huyện là ruột thịt của chúng ta, mà bỏ đi hết mọi điều chênh lệch. Ta thương người thân của chúng ta tự khắc sẽ tìm thấy ở trong sự tha thứ và nhượng bộ là cả một nguồn vui...

    Viết thư cho em gái xong, Vượng lại viết thư cho em trai dặn phải viết thư cho Nhàn giảng giải cái điều tại sao đi qua mà lại không vào.

    Vượng thì muốn cho trong anh em bao giờ cũng hòa thuận, nên chàng thường quên mình, chỉ nghĩ đến anh em thôi.

    °

    Đã hơn một tháng nay, chàng đầu đơn đi các sở mà không một sở nào trả lương cao như trước, nên buộc lòng chàng phải nhận một chỗ làm tháng sáu chục, vì chàng thấy ở nhà mãi thì buồn lắm.

    Trong sở này cũng như sở trước, bọn anh em thường góp mỗi người một tháng ít tiền để đi chơi. Vượng thấy bây giờ mình không còn cớ gì từ chối những tiêu khiển, để gây mối bất hòa trong anh em cùng sở nên chàng cũng vào phần. Sự tình cờ khiến tối đầu tiên bọn anh em lại đưa chàng đến hát ở nhà Huệ. Huệ thấy chàng thì trách ngay:

    - Tôi không ngờ anh thế này mà lại sở khanh, anh bỏ rơi tôi một cách tàn nhẫn không thể nói.

    Vượng hết sức giải thích:

    - Em không biết nỗi khổ tâm của anh. Hồi ấy anh bị bó buộc bởi gia đình không thể tự do chơi bời được.

    Huệ muốn cho chàng nói rõ thì chàng chỉ bảo:

    - Nếu em còn có bụng quý anh thì em nên tin như thế, nếu em không còn quý anh thì thôi. Chứ anh không phải là người đểu giả.

    Suốt buổi hát hôm ấy vì Vượng xét thấy mình có lỗi với Huệ, nên chàng đối với nàng rất là tử tế.

    Sáng hôm sau, khi từ giã Huệ hỏi:

    - Thế tối nay anh có xuống nữa không nào? Hay là anh lại nói dối em?

    Vượng vỗ vào vai nàng:

    - Chắc chắn là tối anh xuống.

    - Thế em cứ việc đóng cửa nhà hát nhé!

    - Được rồi.

    °

    Đêm ấy và đêm sau, Vượng đều xuống. Vượng sợ cái hiu quạnh của nhà mình cũng có, Vượng cảm cái tình của Huệ đối xử với mình cũng có.

    Vượng thường đi hát luôn. Số tiền chàng dành dụm đã gần hết, thì một hôm Huệ bảo chàng:

    - Anh cứ đi hát như thế này mãi lấy tiền đâu ra? Thôi, từ giờ anh đừng xuống hát đây nữa, vô ích. Chỉ lợi cho bà chủ mà thành ra túng anh. Thôi anh cứ ở nhà hôm nào nhớ anh, em sẽ đến nhà anh chơi.

    Vượng không thể xuống vì hết tiền, vả lại tính Vượng không muốn có sự phiền lụy. Vượng ở nhà, đinh ninh lời nói của Huệ chỉ là một lời nói đãi bôi. Nhưng không, một buổi sáng chủ nhật, sau khi cơm xong không biết làm gì, Huệ đến.

    Rồi những chủ nhật sau, Huệ cũng lại đến, đến ở lâu hơn những lần trước. Những sự đi lại ấy gây cho Vượng một thói quen, rồi một buổi chiều đông lạnh lẽo, Vượng bâng khuâng nghĩ đến một gia đình ấm cúng trong đó có một người đàn bà.

    Những ký ức hồi xưa xô đến óc. Vượng thở dài. Những cơ hội tốt từ nay không đến với chàng nữa! Tuổi nhiều rồi!

    Nghĩ đến một cuộc đời sau này khi tuổi già chỉ có một mình với bóng. Vượng rùng mình.

    Trong lòng kẻ làm anh, những mối hận cứ thi nhau mà đến. Những mối hận ấy càng thêm ảo não một khi Vượng cảm thấy không còn một may mắn nào chờ mình ở đời nữa. Chàng bỗng cảm thấy một cách chua chát rằng bao nhiêu hy sinh chỉ để đưa mình đến con đường cùng đen tối của ngày nay.

    Chàng đi đi, lại lại trong buồng, lòng gặm nhấm bởi một u hoài, rồi chàng vụt nhớ đến Huệ. Lúc ấy đã hơn mười giờ, ngoài trời mưa dầm, nhưng Vượng cũng cần phải đi chơi. Không đi chơi thì bốn bức tường sẽ đè chết chàng. Chàng mặc áo, gọi xe xuống Khâm Thiên.

    °

    Nhà Huệ lúc ấy đã có hát, Vượng đã thất vọng thì may Huệ chạy ra.

    - Mưa dầm, anh nhớ em quá... nhưng mà có hát rồi biết làm thế nào?

    Huệ ngẫm nghĩ một lát, rồi nắm hai tay Vượng:

    - Nhà còn gian gác trong... Anh đã thương em...

    Vượng gật đầu:

    - Không sao, miễn là anh có chỗ để nói chuyện với em.

    Huệ mua một hộp thuốc phiện, cho Vượng hút. Vì buồn, Vượng hút nhiều lắm. Chàng thấy rằng thuốc phiện cất đi cho người ta nhiều sầu khổ. Và đem đến cho người ta được nhiều nguồn vui. Sau điếu thứ mười, Vượng đặt tẩu, thở dài bảo Huệ:

    - Xưa nay, anh ghét thuốc phiện lắm... Có lẽ vì anh chưa bị buồn... Nhưng thế này rồi, không khéo anh đến rước một cái bàn đèn về nhà.

    Huệ ngồi lại cạnh Vượng, xoắn xuýt hỏi:

    - Anh buồn gì?

    Vượng như nói với chính mình:

    - Không biết anh buồn gì.

    Huệ ngẫm nghĩ một lát:

    - Thế sao anh không lấy vợ đi?

    Vượng nhìn Huệ:

    - Bây giờ thì ai lấy anh? Một thằng ký khổ... lại già.

    - Anh nói thế, thiếu gì người. Anh người tử tế, thiếu gì người mến anh.

    Vượng cười nhạt:

    - Tử tế ở đời này không dùng gì được... cũng phải có tiền... và có địa vị.

    Vượng nói xong, bỗng trào nước mắt.

    Huệ ôm chầm lấy chàng:

    - Anh khổ đến thế cơ à? Anh khổ cái gì? Anh khổ gì? Anh không thể nói với em được à?

    Vượng lặng im thì Huệ lại gặng hỏi:

    - Hay là anh coi em không đáng?

    Vượng đặt một cái hôn lên trán Huệ:

    - Không phải thế. Chính anh cũng không biết tại sao anh khổ, tại sao anh buồn. Anh chỉ thấy khổ và buồn lắm mà thôi.

    Huệ đánh cho Vượng hết lượt sái nhất.

    Không hút thuốc phiện quen, Vượng thấy nôn nao khó chịu và đến hai giờ thì bắt đầu mửa.

    Bảy giờ sáng hôm sau, lúc chàng nhớ đến giờ đi làm, bừng tỉnh dậy thì đã thấy mấy củ khoai nướng và một bát cháo nóng để cạnh. Huệ vừa bóc vỏ khoai, vừa bảo chàng:

    - Anh ăn hết ngần này củ khoai thì giã thuốc phiện ngay. Em phải bảo nó đi lùng mãi mới có đấy.

    Vượng lẳng lặng ăn khoai, húp cháo. Lúc Vượng đứng dậy, thì Huệ bảo:

    - Tối hôm nay nếu không mệt anh xuống nhé? Tối hôm qua anh say thuốc phiện cả đêm thành ra...

    Vượng ngập ngừng:

    - Anh muốn xuống lắm, nhưng anh thú thật là anh hết tiền rồi.

    Huệ vội vàng chạy mở tủ lấy ra mấy đồng bạc đưa cho Vượng:

    - Đây tiền đây.

    Vượng hất ra:

    - Ồ, ai lại thế? Anh không cho em thì thôi chứ.

    Huệ khẩn khoản:

    - Thì anh cứ cất lấy, bao giờ anh có anh lại trả em.

    Vượng cười:

    - Nhỡ anh không có thì làm thế nào?

    - Thì thôi.

    - Sao lại thôi được? Anh không cầm đâu, tính anh không thích thế. Thôi để khi khác. Lúc nào, anh có tiền, anh sẽ xuống.

    Huệ khẩn khoản mãi. Vượng vẫn từ chối.

    Huệ đâm giận:

    - Nếu thế thì anh đối với em...

    Vượng cảm động, nhưng chàng vẫn cương quyết:

    - Không phải thế đâu. Nhưng tính anh không thích những sự như thế thì em bảo sao? Thôi để anh đi làm không chậm.

    Huệ tiễn Vượng ra đến tận ngoài xe.

    Trong khi bắt tay, nàng bảo:

    - Nếu tối nay anh không xuống đây, thì em sẽ lên anh.

    Vượng mỉm cười không trả lời.

    °

    Vượng cũng chỉ đồ là Huệ nói lấy lòng mình như thế, nên khi về nhà chàng cũng không nghĩ đến nữa.

    Buổi chiều hôm ấy vì mệt và buồn ngủ, nên sau khi đi làm về, chàng không ăn cơm đi ngủ ngay.

    Mười giờ đêm, lúc chàng đang thiêm thiếp thì chàng thấy một cái gì âm ấm đụng vào mặt chàng. Chàng mở mắt thì thấy Huệ ngồi đầu giường.

    - Em đã bảo mà, anh không xuống em thì em lên anh. Gớm anh ngủ gì mà ngủ say quá. Thằng nhỏ nói anh ngủ từ lúc bảy giờ.

    - Thế em đến đây từ mấy giờ?

    - Em đến từ bảy giờ hơn, nhưng thấy anh ngủ ngon quá, thành ra không dám đánh thức.

    Huệ lùa tay vào cổ đỡ Vượng dậy:

    - Thôi anh dậy ăn cơm, không nguội cả rồi.

    Trong khi thằng nhỏ đi hâm canh. Huệ pha nước nóng cho Vượng rửa mặt. Nàng lấy khăn mặt, lấy xà phòng hầu hạ Vượng từng ly từng tí. Xưa nay, Vượng chưa được một người đàn bà nào săn sóc cho như thế bao giờ, nên chàng bồi hồi cảm động. Rửa mặt xong, chàng kéo Huệ ra nhà ngoài:

    - Em đi thế này không sợ bà chủ mắng à?

    - Không sao. Trả tiền cho họ chầu hát thì thôi.

    - Ồ thế có phí tiền không?

    Huệ nhìn Vượng bằng con mắt trách móc:

    - Ồ tại làm sao lại phí?

    Vượng lặng yên không nói gì.

    Cái giao tình của hai người bắt đầu từ ngày ấy càng thêm thân mật.

    Cứ thứ bảy là Vượng theo anh em xuống nhà Huệ, còn những ngày thường thì trưa nào Huệ cũng lên nhà Vượng.

    Rồi một hôm, Huệ đến nhà Vượng với một vẻ mặt hốt hoảng:

    - Em có mang rồi, anh ạ!

    Vượng không nhận cái tin ấy như những người đàn ông gần người đàn bà chỉ muốn tìm sự sướng thỏa mà không muốn chịu một trách nhiệm. Vượng kéo ghế cho Huệ ngồi, rồi ôn tồn hỏi:

    - Em có chắc không?

    - Tháng trước em đã ngợ. Nhưng bây giờ thì chắc lắm rồi, bụng em đã to, có lẽ được đến ba tháng.

    - Thế thì ta chỉ có một cách lấy nhau.

    Huệ vừa mừng, vừa lo:

    - Anh không thể thế được. Em là người thế nào... anh còn gia đình anh...

    Vượng lặng thinh một lúc, nghĩ ngợi. Chàng nghĩ đến những sự lôi thôi, những lời phiền trách của các em, một khi biết mình lấy một người như Huệ.

    Nhưng ở trong con người ấy, tiếng gọi của danh dự và bổn phận bao giờ cũng vẫn mạnh hơn. Chàng ôm lấy Huệ và sẽ bảo:

    - Em đối với anh tốt lắm. Vả đứa con ở trong bụng này là con anh. Chúng ta phải lấy nhau, mn xảy ra sự gì thì xảy.

    Huệ còn từ chối:

    - Vì em mà gây ra những ngang ngửa trong gia đình anh thì em không muốn. Vì em mà để phiền cho anh, em cũng không muốn. Hay bây giờ em tính thế này nhé.

    - Thế nào?

    - Bây giờ bụng em còn nhỏ, em còn có thể hát được. Quan viên và bà chủ không biết đâu. Chờ khi nào bụng to không thể hát được nữa, em sẽ về quê... đẻ rồi... khi nào em mạnh em lại ra hát, còn con thì để trả anh, anh nuôi. Chỉ xin phép anh lâu lâu cho em lại thăm nom nó.

    Vượng không thể cầm lòng trước một sự hy sinh đến cùng cực như thế. Chàng nắm chặt tay Huệ:

    - Không, không thể thế. Chúng ta sẽ là vợ chồng. Mẹ con em không thể xa nhau. Từ bây giờ, em sẽ là vợ anh. Thôi, em đừng có nói gì nữa. Anh ở một mình cũng buồn lắm... Vả lại chúng ta đã có con với nhau. Thôi em về nhà lấy quần áo lại đây.

    Huệ bỗng khóc rưng rức:

    - Khổ quá, những lúc này... Chúng ta lại nghèo em không thể theo lời anh được.

  6. #15
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Vượng quắc mắt:

    - Tại sao?

    Huệ nhìn Vượng ngập ngừng:

    - Em còn nợ bà chủ hai trăm bạc, phải trả họ thì đi đâu mới được. Chứ không họ thưa sở mật thám bắt.

    - Em đừng lo. Anh sẽ chạy món tiền đó cho em để em trả nợ.

    °

    Món tiền ấy, Vượng chạy đã hai ngày hôm nay mà không được. Vượng đã phải đến nhà bà Hàn, nhưng rủi cho Vượng, ông Hàn lại ở nhà. Thành ra bà Hàn sợ ông Hàn nghi không dám cho vay. Đã có lúc, Vượng toan đến nhà bà Xuân Thái, nhưng lại không dám đến, Vượng chỉ lo gặp Hải và Quỳ ở đấy.

    Vượng đã nghĩ đến sự bán chác, nhưng nhìn trong nhà chẳng còn cái gì để bán nữa rồi. Bao nhiêu cái đáng giá, Vượng đã cho các em cả rồi. Mãi bốn ngày hôm sau, Vượng mới nhờ anh em đánh mối với một người cho vay nặng lãi. Hai trăm phải trả làm ba trăm, góp mười lăm tháng, mỗi tháng hai mươi đồng. Không làm sao được, Vượng phải buộc lòng hạ bút ký văn tự.

    Sau khi đã đưa Huệ về nhà, chàng đem sự tình mình nói hết cho nàng:

    - Chúng ta tuy gặp nhau trong chốn giang hồ, nhưng cũng là vợ chồng. Lương anh một tháng có sáu chục mà đã phải trả nợ góp một tháng hai mươi đồng, đấy còn thừa bốn chục, em liệu ăn tiêu làm sao cho đủ.

    Huệ ôm Vượng:

    - Thôi thì miễn là rau cháo, em được biết rằng anh thương em như thế này là em sung sướng lắm rồi. Em ở nhà hát khổ sở đã quen, anh đừng lo, em chỉ sợ vì em mà anh khổ lây thôi.

    °

    Những đêm của Vượng đã không thấy hiu quạnh nữa, nhưng số tiền bốn chục đủ làm sao cho một gia đình thành ra Vượng lại bị vướng vào những gay go của sinh kế. Chàng nghĩ cách đi làm sở khác, nhưng chẳng sở nào chịu trả cho chàng lương cao hơn.

    Từ ngày các em chàng xa chàng, thì sự may mắn cũng xa chàng nốt. Chàng muốn có việc làm thêm để kiếm thêm mười lăm đồng, nhưng tìm đâu cũng không thấy. Chàng bồi hồi lo đến ngày Huệ đẻ. Chàng bồi hồi lo các em chàng, ngày nay đã là người sang cả, được cái tin chàng lấy vợ cô đầu sẽ rầy rà chàng.

    Huệ thấy chàng lo thì cố khuyên nhủ:

    - Thôi mà cực khổ thế nào em cũng chịu được, trời sinh voi, sinh cỏ, mình đừng quá nghĩ như thế mà tổn sức khỏe. Sau này, trả hết nợ thì vợ chồng lại ung dung ngay.

    Không một phút nào, Vượng nghĩ đến sự cầu cứu các em. Chàng không muốn như thế, không muốn để cho chồng em, bên vợ em có ý nghĩ không tốt về mình.

    Huệ tuy đã hết sức tằn tiện nhưng một ngay kia Vượng cũng thấy nhà không có tiền tiêu.

    Chàng viết một bức thư về cầu cứu chú. Thì năm ngày hôm sau, chàng nhận được một cái ngân phiếu một trăm và một bức thư.

    Cháu Vượng,

    Chú rất mừng có cơ hội để trả lại cho cháu những ân huệ mà thầy cháu đã ban cho chú.

    Nhận được thư cháu, vừa may trong lúc chú bán thóc; có được trăm bạc chú gửi cả ra đây cho cháu. Cháu cứ giữ lấy mà tiêu, không cần nghĩ đến sự trả. Chú độ này cũng không đến nỗi nào. Có một điều chú lấy làm lạ, sao bây giờ các em cháu thành đạt, cháu lại phải túng như thế? Thế ra chúng nó không gửi tiền về cho cháu à? Nếu có phải thì chúng nó tệ thật.

    Ở nhà mạnh khỏe cả, chú nói để cháu biết lần sau, nếu cháu có cần tiền cứ viết thư về cho chú, chú sẽ cố xoay gửi ra cho cháu.

    Chúc cháu mạnh khỏe.

    Vượng viết thư về cám ở chú, và nói là không muốn phiền các em, chứ các em đâu lãnh đạm với mình.

    Trong bức thư trước, chàng chỉ nói mượn năm chục để trả nợ chứ tuyệt nhiên chàng không dám nói đến chuyện lấy vợ, vì biết bác và chú sẽ không bằng lòng có cháu dâu con hát, cũng như các em chàng sẽ không bằng lòng làm chị em với một người cô đầu.

    Có món tiền ấy, trong nhà đỡ túng thiếu, nhưng từ đấy Vượng lại phải hồi hộp chờ cái ngày các em mình biết tin mình lấy vợ.

    Chàng linh cảm thấy rằng vì việc này trong anh em sẽ có những mối bất hòa, chú chàng sẽ xa dần chàng, chàng đau khổ lắm nhưng chàng không thể bỏ một người đàn bà đã yêu chàng và đã có với chàng một đứa con thì làm thế nào?

    °

    Xe đạp vừa quạch vào đầu phố, Vượng trông ngay thấy chiếc ô-tô của em trai đỗ ở trước cửa nhà! Nếu là có một mình Thịnh, Vượng còn có đủ tự do để nói cho em trai hiểu. Nếu có cả em dâu ở đấy thì chàng biết nói thế nào?

    Chàng hồi hộp đỗ xe đạp, cầu mong Thịnh chỉ lên có một mình. Vượng không dám gõ cửa vội. Chàng dòm vào khe cửa, thấy Thịnh đang ngồi cắt móng tay, mà Huệ thì đang pha nước, chàng đã mừng. Chàng đẩy cửa vào nhìn thấy Thịnh, thấy luôn cả cái vẻ mặt không bằng lòng của Thịnh.

    - Chú về bao giờ đấy?

    Thịnh lạnh lùng:

    - Tôi vừa mới về.

    - Chú về một mình thôi đấy chứ?

    - Không, cả nhà tôi nữa.

    - Thế thím đâu?

    - Nhà tôi còn bận đi chơi với thầy tôi, nhà tôi với thầy tôi cũng sắp xuống ngay bây giờ để đón anh đi ăn cơm.

    Vượng băn khoăn chưa biết nói với em thế nào, mà Thịnh cũng băn khoăn chưa biết nói với anh thế nào. Thịnh không muốn cho vợ mình và bố vợ mình lát nữa đây phải gặp Huệ. Thịnh sợ vợ sẽ khinh anh mình, và có thể khinh lây đến mình. Thịnh biết rằng không khi nào vợ mình lại chịu gọi một người cô đầu bằng chị.

    Mười lăm phút trước đây, Thịnh hỏi Huệ, Huệ đã thật thà nói hết chuyện cho Thịnh biết rồi.

    Huệ nhìn nét mặt băn khoăn của hai anh em đã hiểu ngay, nàng vội lui vào nhà trong. Thịnh thừa lúc ấy, nói ngay một cách hốt hoảng:

    - Chết chửa, thầy tôi và nhà tôi lát nữa cũng đến đây thì làm thế nào? Anh có thể bảo chị ấy tránh mặt đi một tí không? Thầy tôi và nhà tôi biết thì còn ra thế nào?

    Vượng thấy đau chói ruột, chàng chưa biết trả lời ra sao thì Thịnh đã lại nói luôn:

    - Chả lẽ chốc nữa thầy tôi mời anh đi ăn cơm, mà có chị ấy đây lại không mời. Tại làm sao anh lại lấy liếc như thế? Thiên hạ hết đàn bà rồi hay sao?

    Vượng lặng thinh. Thịnh chạy ra mở cửa, nhìn ra đường rồi quay lại quay vào:

    - Có lẽ thầy tôi và nhà tôi cũng sắp đến bây giờ. Tại sao anh lại lấy vợ như thế?

    Vượng thở dài, nói như để xin lỗi em:

    - Người ta trót có mang với anh rồi. Anh biết thế là anh làm... phiền lòng cho chú thím, nhưng hạt máu của mình, chả lẽ...

    - Biết có phải con anh không? Cô đầu thì... biết thế nào mà tin được! Chính tôi cũng nghĩ đến anh, có bảo nhà tôi đánh mối cho anh người chị họ. Thầy tôi lên đây cũng chỉ vì việc ấy. Thầy tôi nói giúp anh một tiếng là thành. Cô ấy trông cũng khá và có vốn. Ít nhất ở cái địa vị anh cũng phải lấy được một người như thế. Bây giờ làm thế nào? Kìa thầy tôi và nhà tôi đến!

    Rồi mặt Thịnh nhăn lên vì lo sợ:

    - Anh bảo chị ấy đừng có ra nhé. Đi, anh bảo chị ấy đi.

    Thịnh vừa nói, vừa du anh vào nhà trong.

    Vượng vừa vào đến cửa buồng thì đã thấy mặt Huệ đầm đìa những nước mắt. Chàng chưa kịp nói gì thì nàng đã nói ngay:

    - Em không ra đâu. Em biết em làm khổ cho mình mà!

    Nàng nói xong, ù té chạy xuống bếp.

    Ông Nghị Quý trông thấy Vượng đã nói ngay bằng một giọng che chở:

    - Trời ơi, trời nực thế này, ông ở một cái nhà thế này có nóng chết không? Tôi có cái nhà trên Hàng Đẫy, ông dọn lên đấy mà ở. Nhà mát như động.

    Vượng chưa nói gì thì vợ Thịnh đã nói thêm:

    - Thầy tôi nói thật đấy, bác lên trên ấy mà ở. Nhà bốn buồng có điện, có nước, vẫn cho Tây thuê. Bác lên thì tôi bảo thầy tôi đuổi người ta đi. Như thế thì những lúc chúng tôi đi về khỏi phải ở hô ten cũng tiện.

    Thịnh nhìn vợ, rồi nhìn anh:

    - Hay anh dọn lên trên ấy?

    Vượng vẫn lặng thinh, vợ Thịnh lại nói:

    - Thầy tôi không lấy tiền thuê nhà của bác đâu.

    Rồi nhìn chồng một cách hóm hỉnh:

    - Mà đến hôm nay có việc, cũng lại tiện nữa. Ít nữa cũng phải có cái nhà cho xứng đáng. Thế nào bác bằng lòng chứ?

    - Cám ơn cụ và chú thím. Tôi chịu nóng đã quen, ở nhà nào cũng thế. Tôi sợ nhất những sự dọn nhà.

    Thịnh thấy câu trả lời của anh có vẻ... hèn hèn, bèn nói đỡ:

    - Đời thuở nào ai quen được với nóng. Có anh không muốn phiền thầy tôi. Nhưng anh đừng ngại. Thầy tôi đối với tôi tốt lắm.

    Rồi nhìn đến bộ áo gai của Vượng đã nhàu và có vẻ không sang, liền bảo:

    - Anh đi thay áo rồi đi xơi cơm với thầy tôi.

    Vượng không ưa ông Nghị Quý, muốn từ chối lắm nhưng nể em phải miễn cưỡng đứng dậy vào nhà trong. Thịnh theo vào:

    - Anh mặc bộ tropical ấy nhé.

    Ông Nghị Quý uống cạn một hơi cốc vang. Chép miệng, rồi vuốt râu:

    - Rượu này cũng ngon, nhưng chả thấm với thứ rượu ở nhà tôi mua lại của quán sứ. Tôi quyết ông cả không bao giờ được uống những thứ rượu như thế.

    Sự hạch sách "hầu sáng", sự ông Nghị nói choang choang như ở nhà, sự phách lác cùng sự ăn uống thô tục của ông Nghị Quý đã làm cho Vượng khó chịu, nhưng vì nể em, chàng cố nén.

    - Tính tôi không hay uống rượu. Ấy hôm nay có cụ thì vui chén uống một ít chứ xưa nay, tôi không quen uống.

    Ông Nghị nói một cách tự kiêu:

    - Không, rượu gì, chứ rượu của nước Đại Pháp thì bổ lắm. Ông gầy có lẽ vì ông không biết uống rượu.

    Vừa nói, ông Nghị vừa phưỡn ngực để khoe với Vượng rằng mình nhờ biết uống rượu nho mà cũng mập mạp.

    Vượng buộc lòng phải khen:

    - Vâng, kể ít người được tốt da tốt thịt như cụ.

    - Không, tôi vì theo đúng phép vệ sinh... Sáng nào tôi cũng làm chục quả trứng "la cóc" và thường tôi ăn những bít tết trông còn đỏ nguyên. Quan phó sứ nói ăn những miếng bít tết như thế bổ hơn một thang thuốc bổ. Ông ăn thử như thế mà coi, chỉ trong vòng hai tháng, khác người ngay.

    Vượng mỉm cười chua chát, không trả lời. Chàng nghĩ đến những cơ hội để ăn những bít tết bổ béo đã trôi đi trong đời chàng, chàng không thấy tiếc. Thì cái cơ hội ấy bây giờ ông Nghị Quý đã lại đem đến cho chàng. Sau khi quết một chút "mù tạc" lên thành đĩa bằng cái cử chỉ của một người... mà trong đời đã được dùng nhiều bữa cơm Tây, ông Nghị Quý nhìn Vượng bằng một cái nhìn bề trên:

    - Anh Huyện anh ấy có khẩn thiết nói với tôi về ông, nên tôi cũng đã bảo với bác nó. Chỗ họ hàng giúp nhau còn gì bằng. Vả lại, cũng là anh em con cháu trong nhà cả. Bác nó có đứa con gái cả, năm nay cũng ngoài hai mươi...

    Vợ Thịnh nhìn Vượng tủm tỉm cười:

    - Năm nay chị ấy hai mươi sáu, nhưng trông trẻ chỉ độ hai mươi. Còn "dơn" chán.

    Ông Nghị Quý vẻ mặt vẫn nghiêm trang:

    - Cái tuổi thì có kể gì, như cái cảnh ông cả bây giờ, miễn tìm được người buôn bán có thể gây dựng cơ đồ. Cháu thì nó buôn bán bảo đảm lắm. Dấn vốn thì thế nào tôi cũng lại cho cháu thêm ít nhiều. Tính tôi đối với gia đình bao giờ cũng rộng rãi, không bao giờ so kè đồng tiền nong. Hôm nào, ông xuống chơi cho nhà gái xem mặt. Tôi đứng lên làm mối cho thì thế nào sự cũng thành. Bác nó thì tôi bảo thế nào cũng phải nghe.

    Ông Nghị Quý, chỉ nói đến chỗ nhà gái bằng lòng mà không thèm nói đến chỗ bằng lòng của Vượng.

    Giá không phải là bố vợ Thịnh thì Vượng đã nói trắng ngay cho ông biết, những điều nghĩ của mình về sự lấy vợ, nhưng ném chuột lại sợ vỡ đồ. Chàng chưa biết nên lựa lời từ chối thế nào cho nó lịch sự thì vợ Thịnh đã nói:

    - Mai chủ nhật bác xuống nhé.

    Vượng lắc đầu:

    - Mai thì tôi bận lắm.

    - Thôi thế chủ nhật sau vậy. Bác cũng nên thu xếp cho mau mau đi, chứ chị ấy cũng nhiều người hỏi lắm. Ông Phán Tuân hôm nọ cũng đến lạy lục nhờ đẻ tôi nói giúp, nhưng đẻ tôi thấy ông Phán Tuân là người hay cờ bạc hát xướng nên đẻ tôi không nhận lời.

    Vượng cười nhạt. Thịnh thì cứ nhìn chằm chằm vào anh áng chừng Thịnh cũng biết anh khó chịu lắm, nên Thịnh bèn nói xen vào:

    - Đó cũng là do cái lòng tốt của thầy tôi muốn cho cái tình thân lại càng thêm thân. Còn thì cũng tùy anh, chứ nhân duyên là một việc thiên định.

    Thịnh vừa nói, vừa nhìn vợ. Vượng ngập ngừng một khắc:

    - Tôi cũng rõ đó là do tấm lòng cụ thương chú nó mà nghĩ đến tôi, vậy xin cụ hãy để cho tôi nghĩ, rồi tôi xin viết thư trả lời cụ sau.

    Ông Nghị Quý cứ đinh ninh rằng một khi mình ngỏ lời ra là Vượng phải sung sướng cám ơn và bằng lòng ngay, nay thấy Vượng không sốt sắng tí nào, ông có vẻ... cụt hứng.

    - Còn phải nghĩ ngợi gì. Đám ấy tốt lắm. Đối với cái địa vị ông thì thật là may mắn lắm rồi, không tính ngay thì rồi sau này lại tiếc.

    Lại tiếc! Thì những đám gấp mười như thế, Vượng cũng còn chẳng tiếc. Tuy nể em, nhưng chàng thấy rằng ông Nghị Quý hợm của một cách quá đáng:

    - Thầy tôi tuy đã mất, nhưng tôi còn có chú bác, việc này tôi còn phải bẩm mệnh với chú bác, chú bác tôi có bằng lòng thì mới được. Xin hãy cứ biết thế.

    Rồi chàng đánh trống lảng sang chuyện khác. Vẻ không bằng lòng của ông Nghị hiện ra nét mặt. Từ đấy, ông cứ lặng im không nói một câu nào nữa. Thịnh thấy thế sợ hãi tìm hết mọi cách để làm cho vui lòng ông, nhưng ông chỉ trả lời bằng những tiếng một. Và Thịnh thì lâu lâu lại nhún vai, tỏ ý chê ngầm Vượng là người ngu dại. Vượng cứ lờ đi, như không thấy gì cả.

    Đến khi ăn cơm xong, vợ Thịnh rủ Vượng đi xem diễn kịch ở nhà hát Tây, Vượng từ chối:

    - Tôi thấy trong người mệt lắm. Mai lại phải đi có việc sớm, cần phải ngủ. Thôi chú thím với cụ đi xem.

    - Nếu bác có đi thì chúng tôi mới đi. Chứ chúng tôi thì chỉ thích đi nhảy đầm.

    Rồi quay sang bố nói một cách õng ẹo:

    - Ba ra Khai Trí đánh tổ tôm nhé. Chúng con đi nhảy đầm, rồi chúng con về đón ba. Ba phải đi cơ đấy.

    °

    Mười giờ. Vượng về đến nhà thì thấy Huệ đang ủ rũ, ngồi chờ mình. Thấy Vượng, Huệ nói ngay:

    - Hay là mình bỏ em đi, chứ vì em mà để mình phải xích mích với gia đình, em không muốn. Đấy, em đã bảo với mình từ trước cơ mà.

    Vượng đặt tay lên vai vợ:

    - Thôi im đi, đừng có nói nhảm.

    Vượng cảm thấm thía rằng bây giờ Huệ là người cần mình, chứ các em mình thì không cần đến mình nữa.

    Chẳng những thế, sự chàng lấy vợ cô đầu làm khó chịu cho các em chàng là khác, bởi đương ở cái địa vị này nay, các em chàng rất sợ những cái tiếng không tốt. Các em chàng không như chàng xưa kia, chỉ nghĩ đến người thân, mà không nghĩ đến mình.

    Vượng ngẫm nghĩ một lát, rồi ngồi xuống cạnh vợ:

    - Thôi, em đừng lôi thôi mà thương tổn đến cái thai. Em nên tin ở lòng anh thương em, thế là đủ rồi. Các em anh nói gì, làm gì em cứ yên, em chỉ nên biết có anh. Chúng ta dù thế nào cũng là có con với nhau rồi. Chờ lúc nào, em đẻ xong, anh sẽ liệu. Bây giờ, chúng ta hãy cứ nên nhẫn nại. Anh bảo gì em cứ nên nghe, em đừng làm điều gì để cho cô chú ấy có thể phật ý. Anh không muốn có những sự bất hòa trong anh em, cũng như anh không thể là một người bội bạc, em có thể tin chắc ở lòng anh.

    Huệ dựa đầu vào vai chồng:

    - Thì mình muốn bảo gì em cũng xin nghe. Miễn sao cho mình được yên vui. Nhục nhã, đau khổ em đã chịu quen rồi.

    °

    Sáng hôm sau, Vượng sắp ăn cơm thì Thịnh đến, đến với một vẻ mặt cau có. Huệ thoáng thấy Thịnh vội chạy vào nhà trong.

    - Thím với cụ đâu?

    - Ở cả trên hàng Đẫy. Đáng lẽ thì nhà tôi cũng đến. Nhưng vì nghe tôi nói chuyện, nó không đến nữa vì nó sợ chạm trán với... chị ấy. Anh có làm thế nào không, chứ thế thì mang tiếng chúng tôi lắm. Thế nào, Nhàn nó đã biết chưa?

    Vượng lắc đầu. Thịnh nhăn nhó, rồi nói một câu nói như xé ruột Vượng:

    - Trước kia, bao nhiêu đám xứng đáng, anh không lấy, bây giờ đi lấy một người như thế là cái nghĩa lý gì?

    Vượng nhún vai:

    - Trước kia, trước kia...

    Chàng đã toan nói trắng ra những lẽ trước kia nó buộc chàng không thể lấy vợ, nhưng không biết ngẫm nghĩ thế nào, chàng lại thôi. Chàng chỉ cười bảo Thịnh:

    - Một khi người ta đã có con vói anh thì không có gì thay đổi được ý định của anh cả. Nếu thím ấy sợ đến đây mang tiếng cho thím ấy, thì thím ấy có quyền không đến nữa.

    Câu nói cương quyết của Vượng làm cho Thịnh phải đấu dịu:

    - Em chỉ muốn anh phải nghĩ thương đến các em.

    Câu ấy làm cho Vượng mềm lòng:

    - Anh tưởng điều ấy chú chẳng cần phải nhắc. Anh xử với chú thế nào, chắc chú đã rõ. Công việc ngày nay là vì người ta trót có con với anh, nên anh không thể chiều chú được.

    - Nhưng anh cứ lấy vợ, rồi cho làm lẽ thì sao?

    Vượng cười, lặng im.

    - Nếu anh cứ nhất quyết như thế, sẽ có lắm sự lôi thôi, mà anh em rồi thì phải... có điều không đẹp đối với nhau. Tôi chắc con Nhàn nó cũng nghĩ như tôi. Anh còn lạ gì cái dư luận của đời bây giờ. Anh thử tưởng tượng một ngày kia giỗ thầy, u chẳng hạn, vợ chồng cô Huyện về đây, nhà tôi về đây, có lẽ ông bà Ký và ông bà nhạc tôi cũng lên đây nữa. Xưng hô thế nào? Bao nhiêu sự khó chịu! Ai thế nào, chứ tôi chắc chú với bác ở nhà quê là không bằng lòng rồi.

    - Thì những ngày giỗ, tôi bảo nhà tôi tránh đi chỗ khác.

    - Nhưng chả lẽ tránh được mãi? Vả lại, anh cũng phải tính đến cách để gây một địa vị, chả lẽ cứ xơ xác thế này mãi. Lấy một người như thế, anh chỉ có lụn dần đi thôi.

    Vượng nhếch mép:

    - Tôi không quen nghĩ đến tôi, tôi chỉ nghĩ đến cái bổn phận mà tôi phải làm.

    - Thì anh có cái bổn phận đối với chúng tôi.

    Vượng cười gằn:

    - Cái bổn phận ấy, tôi tưởng tôi đã làm đầy đủ lắm. Thôi, chú đừng nói nữa. Tôi chỉ mong chú thể tình cho tôi. Đời người có nhiều trường hợp ngoắt ngoéo mà một người may mắn như chú không tài nào hiểu được.

    Thịnh coi bộ không bằng lòng:

    - Giá anh nghe lời ông nhạc tôi có phải đẹp đẽ bao nhiêu không? Nhưng thôi anh nói thế thì cũng tùy anh, chúng tôi không có quyền dòm ngó vào công việc của anh.

  7. #16
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Vượng biết rằng Thịnh thế nào cũng viết thư cho Nhàn. Mà nhận được thư, thế nào Nhàn cũng lên.

    Quả đúng như chàng đoán, năm hôm sau Nhàn lên thật. Bây giờ, Nhàn cũng đã tậu được xe hơi. Thấy Vượng, Nhàn hỏi ngay:

    - Chị ấy là cô đầu thật đấy à?

    Vượng gật đầu.

    - Đối với em, anh muốn lấy ai thì lấy, nhưng đối với nhà chồng em thì...

    Vượng cười:

    - Can hệ gì đến? Anh tưởng chú ấy đã hiểu anh lắm!

    Vượng vốn cưng em gái, không muốn nói với em gái những lời quyết liệt, nên cứ khôi hài:

    - Cái chuyện con khỉ như thế, hà tất cô để tâm. Có chú Thịnh bây giờ chú ấy ăn phải đũa ông Nghị kiểu cách thì chú ấy lo tiếng tăm, chứ cô cũng lo như thế ư? Để rồi chú ấy lên đây, anh sẽ nói với chú ấy. Người ta ở đời, những sự lấy vợ như thế là thường, có nghĩa gì. Thế nào, chú ấy đã biết chuyện chưa?

    - Em chưa dám nói với nhà em.

    - Ồ cái việc cỏn con ấy, có nghĩa quái gì. Có phải chú Thịnh, chú ấy viết thư cho cô để cô lên khuyên anh bỏ người ta đi phải không? Anh bỏ làm sao được người ta đã có con với anh rồi. Thôi, thế cô và chú Thịnh đừng nhận chị dâu. Mà người ta cũng không dám làm chị dâu một bà Huyện và một quan Huyện đâu.

    Vượng nói xong cười ngất. Nhàn cũng cười, Vượng lại nói:

    - Người ta cũng biết thân chỉ đáng là một cô ký khổ mả thôi. Đấy cô xem, cô đến mà có dám thò ra đâu? Thôi, cô bằng lòng vậy. Anh cũng biết lòng cô chú mong cho anh thế kia thế khác, nhưng cái số anh nó xoàng thì dù cô chú mong mấy cũng chẳng được.

    - Thế nhưng tại làm sao anh lại lấy? Anh...

    - Ồ thì cô tính, cô chú đã rõ khi anh buồn, anh đi chơi nhăng. Ai ngờ có con. Thôi đành. Có lẽ số trời định như thế.

    - Chúng em thì chả sao, nhưng chỉ sợ trong khi giao thiệp chung đụng với người ngoài, người ta coi thường, coi khinh, thế thôi.

    - Cô cứ nói thế, một bà Huyện, ai dám coi thường.

    - Nhưng anh cơ chứ?

    - Anh chả cần. Anh có địa vị gì mà bảo cần tiếng với tăm. À thế nào, cháu Nga có chơi không?

    - Có. Cháu độ này ngoan lắm.

    Nhàn muốn nói nhiều, nhưng Vượng cứ khôi hài và đánh trống lảng, thành ra Nhàn không nói gì được. Nhàn hậm hực ra về.

    Vượng tiễn em gái ra tận xe:

    - Thôi, cô đừng có nghĩ lôi thôi, người ta ở đời mỗi người một phận số. Anh biết cô muốn cho anh khá, nhưng trời không cho anh khá thì cô cũng đến chịu.

    Nói xong, Vượng lại cười tít.

    °

    Cái ngày mà Vượng lo sợ nhất đã đến: ngày giỗ mẹ. Chàng lo nhiều nỗi, chàng lo các em chàng về, rồi có những sự phiền lụy giữa Huệ và các em chàng. Huệ thì chàng biết, không dám nói gì rồi, nhưng các em chàng, thứ nhất là vợ Thịnh. Chàng lại lo ông bà Nghị có thể lên, và ông bà Ký có thể ở quê ra. Chàng lo chú bác chàng sẽ hạch sách chàng. Đó là những điều lo về tinh thần. Còn vật chất? Thì bây giờ chàng nghèo lắm, mà cái giỗ này xoàng lắm thì cũng mất hai chục. Chàng đã dành dụm từ tháng trước, nhưng cũng chỉ mới được có hơn một chục. Chàng phải giật của hai người anh em mới được đủ số tiền.

    Sau khi Huệ đã đi mua bán mọi thứ xong rồi, chàng liền bảo:

    - Không phải anh thấy các em sang trọng mà anh sợ đâu, nhưng thật là lòng anh không muốn làm phiền lòng chúng nó, vậy em nên thể tình cho anh. Cô Huyện và thím Huyện thì thế nào trưa mai cũng về, vậy sáng mai em nên đến nhà chị em nào ở cho hết ngày kia hãy về.

    Huệ buồn rầu nhưng bằng lòng ngay:

    - Miễn sao cho anh vui lòng thì thế nào em cũng chịu được. Nhưng em đi rồi thì mai ai làm.

    - Được, em đừng lo. Cô và thím ấy về thì rồi có khối người làm.

    - Nhưng em không quen ai, biết ở đâu được? Hay anh cho em về quê em vài hôm.

    - Về quê thì phải có tiền. Tiền đâu. Đây anh chỉ còn có hai đồng, lỡ còn phải tiêu những cái vặt.

    - Thôi thế anh cho em một đồng. Đây về Thanh Oai, một đồng đủ chán.

    Sáng hôm sau, Huệ ứa nước mắt mà đi. Vượng cũng ứa nước mắt tiễn nàng.

    Vừa may, Huệ đi, lúc tám giờ thì vợ Thịnh và Nhàn về. Hai người chỉ cách nhau chừng nửa giờ. Cả hai không thấy Huệ ở đấy, đều mừng rỡ hiện ra nét mặt. Mỗi người đều đem theo đầy tớ.

    Vượng thấy các em cười ngay:

    - Gớm anh lo quá. Anh sợ các em mai mới lên thì không ai làm?

    Nhàn hỏi ngay:

    - Thế... gì đâu?

    - Ồ, đi rồi.

    - Nếu thế thì may quá. Thầy em đang ở chơi dưới em, trưa mai cũng lên với nhà em.

    Vợ Thịnh nói ngay:

    - Tôi thì tôi không biết làm, nhưng thằng bếp tôi đem theo thì khéo hết chỗ nói, bác cứ yên tâm.

    Vượng nhìn Nhàn:

    - Tôi chỉ lo nhà chật quá. Chú Lý vừa viết giấy cho tôi, trưa nay thì thế nào chú cũng đến đấy.

    Nhàn thừa một lúc vợ Thịnh không có đấy, liền sẽ hỏi anh:

    - Đâu rồi, anh đuổi đi thật rồi à? Như thế là phải lắm.

    Vượng cau mày, không bằng lòng:

    - Anh đã bảo với cô, người ta có con với anh, anh không thể đuổi người ta đi được. Đuổi người ta đi tức là đuổi con anh đi. Mà anh thì không phải sở khanh. Có cái anh nể các cô chú, nên anh bảo tránh mặt đi. Từ giờ cô đừng hỏi anh về việc ấy nữa. Cô và chú Thịnh chỉ biết độc có một sự ích kỷ mà thôi.

    Xưa này, Vượng không nói với em bằng một giọng gay gắt như thế bao giờ, nay vì chàng đau đớn quá, không nén nổi lòng, mới bật ra những lời phẫn uất như thế. Nhưng vừa nói xong thì chàng đã lại hối, chàng cố cười và nói bông:

    - Ví dụ nếu chú ấy phụ cô thì cô có thích không mà cô lại xúi anh phụ người ta.

    Nhàn bỗng đỏ ửng mặt:

    - Anh lại đem em ví với người ta thế nào được?

    Vượng biết em giận vội vàng xin lỗi:

    - Thì người ta cũng là người, nhưng...

    - Nhưng năm bảy hạng người.

    Vượng gật đầu:

    - Phải rồi, phải rồi. Nói đùa cô thế thôi.

    °

    Ông Lý Quyết đến với đôi gà trống thiếng. Thấy các cháu sang cả, ông mừng rỡ:

    - Thế này thì mẹ các cháu cùng được vui vẻ ở dưới âm. Lúc thầy các cháu mất đi, chú chỉ lo xảy đàn tan nghé. Anh cả, bây giờ còn anh lấy vợ đi nữa thế là trong nhà đẹp đẽ cả.

    Vượng lặng thinh không nói.

    Trưa hôm sau, bà Xuân Thái cũng đến. Cũng như ông Lý Quyết, cũng như mọi người, bà khuyên Vượng lấy vợ. Vượng chỉ ừ hữ cho qua. Trông thấy bà Xuân Thái, bao nhiêu kỷ niệm của thuở xưa như sống cả lại ở trong đầu Vượng. Vượng thấy một nỗi chua cay đến với lòng mình. Vượng nhìn mọi người thì thấy mọi người đều vui vẻ, không có một mảy may những khổ cực của lòng mình. Sự nhận xét ấy làm cho Vượng càng ngao ngán, tai chàng như ù, nên chàng không nghe tiếng bà Xuân Thái hỏi mình:

    - Thế nào, anh cả, bây giờ anh đã lo liệu cho các cô chú ấy thành đạt cả rồi, anh cũng phải nghĩ đến anh thôi chứ?

    Thấy Vượng ngơ ngác không trả lời, Thịnh vội đỡ lời hộ:

    - Vâng, anh con cũng chỉ nay mai thôi.

    - Hễ hôm nào cưới, phải cho tôi biết để tôi xuống uống rượu mừng đây.

    Cho biết? Vượng không thể cho bà Xuân Thái biết. Biết ra chắc bà cũng không thèm xuống uống rượu.

    Ở ai, Vượng cũng nhận thấy một thỏa mãn vì địa vị của mình, người ta có săn sóc đến Vượng, chẳng qua là chiếu lệ. Chàng hy vọng ở ông Lý Quyết một hiểu biết hơn thì ông Lý Quyết càng làm cho chàng thất vọng và đau đớn thêm.

    Sau khi khách khứa về rồi, chàng đem chuyện mình nói với ông Lý Quyết để mong ông định đoạt thì ông liền chua chát:

    - Ồ, tôi không ngờ anh lại lẩn quẩn đến thế? Thảo nào, trong các anh em, duy có mình anh lẹt đẹt, chẳng làm nên được cái gì to tát cả. Xưa kia, bao nhiêu người thế nọ thế kia cầu anh, anh không lấy, bây giờ anh định rước một con đĩ về nhà. Thầy mẹ anh giá còn sống thì chắc là phải khổ sở lắm. Sao anh lại có thể thế được? Nếu anh nhất quyết như thế thì từ giờ tôi không bao giờ bước chân ra đây nữa.

    Vượng phần vì sợ chú, phần bị ức quá, nên không cãi nữa, mà từ đây chàng cũng không nói gì nữa.

    Thịnh thấy thế liền thưa:

    - Con cũng đã bảo anh con, nhưng anh con không nghe.

    - Nếu thế thì là anh bêu giếu cả gia đình. Tôi không dè anh lại giở chứng đốn đến như thế.

    Bị ông Lý Quyết mắng một cách tàn nhẫn và vô lý trước mặt các em, Vượng không cãi, nhưng chàng cảm thấy thấm thía rằng, cái dây liên lạc giữa chàng và các em chàng sẽ rời rụng. Mọi người không ai hiểu chàng cả, họ hiểu độc có cái bề ngoài của cuộc đời.

    Nhàn và Thịnh không ai bênh chàng lấy một tiếng. Chẳng những thế, họ còn lấy làm sung sướng nữa. Vợ Thịnh thì cầm cái giũa móng tay chăm chú giũa, như không thèm để ý nghe những câu chuyện ấy.

    Tâm thấy thế bèn nói:

    - Chú dạy thế con cho là rất phải, nhưng nó chỉ mới phải theo những ước thúc của xã hội thôi. Biết đâu anh cả con không có những lý do khác của lòng?

    Vượng nhìn Tâm bằng một cái nhìn cảm ơn, nhưng chàng cũng không chịu phân trần nữa. Phân trần để làm gì, một khi đã sống với nhau ngần ấy ngày mà không hiểu nhau.

    Lúc ấy, Vượng thấy thương Huệ một cách sôi nổi. Duy có Huệ là hiểu chàng, thương chàng thôi.

    Ông Lý Quyết nghe Tâm nói thế liền nói to:

    - Anh Huyện nói như thế là sai. Tôi không biết bây giờ các anh nghĩ thế nào, tôi chỉ biết không gia đình đứng đắn nào có thể chứa chấp được gái giang hồ, thứ nhất anh Vượng lại là con trưởng. Người vợ phải chọn ở những nơi tử tế, chứ một khi đã cắn bậy như thế thì sau này còn hòng gì. À, ra bây giờ tôi mới hiểu. Anh viết giấy về lấy tiền của tôi ra để nuôi đĩ.

    Thịnh nghe chú nói thế liền bảo anh:

    - Tại sao anh không hỏi em?

    Vượng nhếch mép không trả lời. Không muốn phân trần với mọi người, chàng chỉ lặng thinh.

    Ông Lý Quyết không thấy chàng nói gì, lại gặn hỏi:

    - Tôi cứ theo lẽ phải mà nói như thế, bây giờ anh định thế nào? Anh còn muốn cho tôi ra đây nữa hay thôi? Tôi thì tôi nói trước cho anh biết tôi không thể có người cháu dâu làm đĩ được đâu. Vả lại, anh cũng phải nên nghĩ đến cái địa vị hiện tại của các em anh chứ.

    Nhàn và Thịnh đồng thanh:

    - Vâng, chúng cháu cũng đã nói mãi với anh chúng cháu như thế.

    - Anh phải sợ người ta chê cười các em anh chứ.

    Lúc này, Vượng bực lắm rồi, không tài nào nén được nữa, nhưng chàng vẫn cung kính:

    - Cháu biết những lời chú vừa nói đều do cái chủ tâm muốn cho cháu hay. Ngày nay, thầy cháu mất đi, thì chú thay thầy cháu dạy bảo các cháu. Nhưng cháu thiển nghĩ thói thường thiên hạ chẳng qua thấy đỏ lửa thì sà vào, mà áo xám thì lảng ra. Vì thế cho nên cái dư luận của họ, cháu cũng không quan tâm cho lắm. Từ trước đến nay, bao giờ cháu cũng chỉ theo lương tâm, không bao giờ suy tính đến sự lợi hại cho riêng mình. Thì bây giờ cũng vẫn cứ theo lương tâm cháu mà cháu làm. Cháu chỉ lo lương tâm cháu trách móc, chứ cháu không tính đến chỗ tiếng tăm với thiên hạ. Người ta đã có con với cháu thì cháu lấy. Được tiếng với thiên hạ mà để cho mình phải khinh mình thì cháu chịu.

    - Thế nghĩa là nhất định anh không nghe lời tôi?

    - Thế chú bảo cháu bỏ con cháu ư?

    - Ai bảo anh bỏ? Anh có thể cho người ta một món tiền, rồi bắt lấy con. Con thì đằng nào chẳng là con anh.

    Vượng lặng thinh không nói. Ông Lý Quyết thấy mặt Vượng đầy tức bực, liền đấu dịu:

    - Không, chú nói thế, anh nghe chú hay không thì tùy. Anh bây giờ lớn rồi, chú không có quyền đối với anh nữa.

    - Sao chú lại nói thế, bao giờ chú cũng có quyền. Chú xem trong mười mấy năm nay, từ ngày thầy cháu mất đi, cháu có làm điều gì cho chú phải trách mắng đâu. Sở dĩ ngày hôm nay, cháu phải để cho chú trách mắng, cháu cũng lấy làm khổ tâm lắm, nhưng tình thế gặp phải cái bước khó xử, cháu nghĩ chỉ có một cách là nghe theo lòng mình.

    - Lòng những người mê gái có thể lầm lắm.

    Vượng bỗng hoa cả mắt. Chàng thấy muốn khóc, nhưng nước mắt không trào ra mà lại chạy trở vào trong. Chàng nghẹn ngào bảo:

    - Cháu thì không bao giờ dám cãi chú, nhưng vừa rồi, chú cho cháu là mê gái thì oan cho cháu. Cháu phải nghĩ đến giọt máu của cháu chứ thật ra thì người này không làm cho cháu say mê bằng những người trước kia. Nhưng thôi nói làm gì nữa, chỉ xin chú rộng lượng xét thì chú sẽ thấy rằng trong cái cử chỉ của cháu có nhiều chỗ khả thủ.

    Ông Lý Quyết gật gù cái đầu:

    - Phải, tôi biết cái chỗ khả thủ ấy. Chẳng qua là bởi anh già kén kẹn hom đấy thôi.

    °

    Sau ngày giỗ ấy, Vượng thấy buồn một cái buồn ghê gớm. Rồi một hôm đi làm về, chàng thấy chân tay bải hoải, không tài nào đứng vững được. Chàng không ăn cơm, lên giường nằm ngay. Đêm ấy chàng sốt cả đêm. Nhưng sáng hôm sau, mặc dầu đầu nhức như búa bổ, chàng cũng gượng dậy mặc áo để đi làm.

    Huệ thấy thế vội cản:

    - Trời ơi, mình nóng lắm, đi làm lỡ trúng gió một cái thì làm thế nào.

    Vượng sờ lên trán:

    - Ừ, nóng thật!

    Chàng ngần ngừ:

    - Nhưng không đi thì bị trừ lương, lấy gì mà góp cho người ta? Lại còn mười đồng bạc anh vay hôm giỗ. Thôi không sao. Đi ra ngoài, chắc là nó xong đi.

    Chàng lảo đảo dắt xe đạp ra cửa. Huệ chạy theo giữ lại:

    - Thôi, có thế nào cũng đành, anh cứ ở nhà, viết giấy cho thằng nhỏ đi xin phép. Hai mẹ con em chỉ trông cậy vào anh.

    Đầu gối Vượng đã run, nhưng chàng cố làm ra bộ mạnh khỏe:

    - Không sao đâu, anh thấy trong người nhẹ nhõm lắm rồi.

    Vượng ra sở chỉ gượng được đến mười giờ. Rồi cơn sốt rét kéo đến dữ dội quá khiến chàng cầm bút không nổi, mắt cứ hoa lên chẳng trông thấy gì cả. Chàng phải buộc lòng vào buồng chủ xin phép nghỉ.

    Chủ thấy thế không bằng lòng:

    - Công việc bề bộn thế này mà anh nghỉ thì ai làm?

    Nhưng trông thấy mặt Vượng đỏ gay, ông lại vội nói:

    - Thôi anh nghỉ hôm nay, mai đỡ thì cố mà đi làm nhé.

    Ngày mai cũng không đỡ, ngày kia cũng không đỡ, Vượng bị sốt li bì trong nửa tháng trời. Lúc tiền trong nhà đã hết sạch, và có cái gì đáng giá, Huệ đã cầm bán hết rồi thì Vượng tỉnh dậy. Vượng tỉnh dậy trong một buổi sáng mùa xuân cảnh vật đẹp như vẽ.

    Huệ thấy Vượng tỉnh, mừng rỡ ôm chầm lấy, Vượng giơ bàn tay gầy trơ xương, vuốt má nàng:

    - Anh sốt ghê lắm phải không?

    - Anh sốt khiếp lắm, em tưởng là anh nguy. Bây giờ anh thấy trong người thế nào?

    - Thấy đỡ. À từ hôm anh sốt, không có ai đến chứ?

    - Không. Chỉ có người tùy phái ở sở, ông chủ sai đến hỏi xem anh khỏi chưa.

    Vượng toan ngồi dậy, nhưng vì sức yếu quá, chàng lại phải nằm xuống:

    - Mình không viết thư cho cô, chú đấy chứ?

    - Không. Em định nếu mai kia mà mình không bớt thì em đánh dây thép cho.... chú Huyện.

    Vượng xua tay:

    - Đừng, đừng! Mình có gì cho anh ăn, anh thấy đói cào ruột.

    - Em bảo nấu cháo nhé.

    - Cháo thì lâu. Có sửa pha cho anh uống.

    Thấy vợ lặng thinh, Vượng chợt nhớ ra rằng hôm mình ốm, nhà chỉ còn có năm hào.

    - Em hết tiền rồi phải không?

    Huệ ứa nước mắt, gật đầu. Vượng không bằng lòng:

    - Ồ, tại làm sao em khóc? Em khóc vì chúng ta nghèo phải không?

    Huệ úp mặt vào ngực Vượng khóc to:

    - Không phải thế. Em khóc vì bây giờ không lấy tiền đâu mà lấy thuốc cho anh nữa.

    - Ồ, thế mà anh vẫn chẳng chết cơ mà. Thôi nín đi, anh không thích những sự khóc lóc. À thế nào, em làm thế nào mà sống từ hôm nọ đến nay?

    - Nhà còn gạo đong từ đầu tháng. Em chỉ phải lấy thuốc cho anh thôi. Quần áo em cầm hết cả rồi, giá bây giờ có chục bạc lấy cho anh mươi thang thuốc nữa thì... Bây giờ, anh lại cần tẩm bổ.

    Huệ nói xong lại khóc. Vượng cau mày:

    - Kìa, anh đã bảo đừng khóc. Anh không bằng lòng mà. Hôm nay, bao nhiêu rồi nhỉ?

    - Hai mươi lăm tây.

    - Trời ơi, ra anh ốm trong hai tuần lễ cơ à? Không biết từ nay đến cuối tháng, anh có thể dậy đi làm để lĩnh lương không?

    - Khó lòng. Dù thế nào em cũng không cho anh đi đâu. Nhưng từ nay đến hôm ấy.... lấy gì...

    Vượng giơ tay:

    - Im, im.

    Chàng ngẫm nghĩ một lát:

    - Mình gọi thằng nhỏ lên đây tôi bảo. Bảo nó đi gọi anh loong toong ở sở, rồi nhờ y đi bán cái xe đạp.

    - Bán đi thì rồi hôm nào anh lấy gì mà đi làm?

    - Ồ đến đâu hay đây. Chờ lúc ấy sẽ hay. Anh đi bộ có sao.

  8. #17
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,679
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chiếc xe đạp bán tống bán tháo chỉ được có hai mươi đồng. Người tùy phái nhăn nhó mang đến:

    - Giá ông để thư thư con tìm người mua thì cũng được ba bốn chục...

    Vượng ngắt lời:

    - Thôi không cần, miễn là cho qua lúc này. À ông chủ có hỏi gì tôi không?

    - Ông chủ cho con lại xem ông đã khỏi chưa tất cả mấy bận. Công việc không có ông ùn cả lên. Ông chủ nói nếu cuối tháng này, ông không khỏi thì sẽ mượn người khác.

    - May ra thì khỏi, bây giờ tôi hết sốt rồi.

    - Nhưng ông gầy lắm, đã đi lại thế nào được.

    Vượng chép miệng:

    - Không đi lại được cũng phải cố mà đi.

    Người tùy phái đi rồi, Vượng đưa tiền cho vợ:

    - Mình cầm những gì, đem chuộc lại.

    Huệ không nghe:

    - Ồ cần gì mặc, em có đi đến đâu, chỉ đi lấy thuốc cho mình và để mình tẩm bổ, là mình mạnh khỏe. Mình nằm nhà để em mua sữa và gọi ông lang nhé.

    Ba hôm sau, Vượng đã ngồi dậy được ăn trả bữa, nhưng chỉ đi được mấy bước chàng đã thở dốc. Chàng nhìn lên tập lịch lo lắng:

    - Thế này thì không biết bao nhiêu ngày nữa mới đi làm được?

    - Ít nhất thì cũng nửa tháng nữa.

    - Nhưng thế thì bị đuổi. Việc làm độ rày kiếm khó lắm.

    - Mặc, cứ chờ mình mạnh khỏe đã, còn người là còn của.

    - Đành thế, nhưng tiền nhà, tiền nợ và tiền ăn, lấy vào đâu?

    Huệ không muốn cho Vượng đi làm, nhưng nghe Vượng nói thế, nàng cũng không biết tính làm sao. Nàng ngần ngừ một lát:

    - Hay mình viết thư xuống hỏi vay cô Huyện, hay chú Huyện ít tiền.

    Vượng lườm vợ:

    - Đàn bà là chúa tham, từ giờ mình nên bỏ những ý tưởng ấy đi. Người ta chỉ ba lần nghĩ bậy như thế là hết đời. Mình còn bao nhiêu đây?

    - Em còn sáu đồng. Chiều nay ông lang đến còn phải trả ông ấy hai đồng.

    - Được rồi, đủ đến hôm ấy. Anh chỉ cần uống mấy thang nữa thôi.

    °

    Hai vợ chồng đang bàn soạn thì có tiếng xe ô-tô ở cửa. Vượng vội vàng gượng gạo đi ra. Thịnh đẩy cửa bước vào. Trông thấy Vượng xanh và gầy, Thịnh hỏi ngay:

    - Anh làm sao đấy?

    Vượng vịn tay vào ghế cho khỏi run chân:

    - Không. Mệt xoàng. Chú về có việc gì?

    Thịnh nghe Vượng nói thế không để ý đến sự gầy yếu của Vượng nữa:

    - Tôi về có tí việc. Tôi định... thay sang Tri huyện hành chính và nhân thể về lấy nhẫn vòng cho nhà tôi.

    Vừa nói, Thịnh vừa móc túi lấy ra một cái hộp. Rồi mở hộp đưa cho Vượng xem:

    - Anh nhìn: chữa có một cái cuống như thế này mà họ tính những chục bạc. Đắt quá nhưng vì là bạch kim, chỉ duy có mình hiệu tây là có máy chữa! Thứ này rắn không thể làm bằng tay được.

    Chiều lòng em, Vượng cầm lấy xem, rồi đưa trả lại:

    - Ừ khó chữa thật, hôm nay chú ở chơi đây chứ?

    - Không, tôi lại thăm anh một tí rồi tôi phải đi ngay. Tôi còn phải đem vòng nhẫn về cho nhà tôi để tối nó đi dự dạ hội. À thế nào, mai dưới ấy có chợ phiên, anh có xuống xem không?

    Vượng cảm thấy như có một làn sương nó bao phủ lấy mắt, chàng cố gắng lắm mới mỉm cười được:

    - Cám ơn chú, tôi không có thì giờ.

    - Mai chủ nhật, anh được nghỉ cơ mà.

    - Đành thế, nhưng tôi phải đi làm buổi sáng.

    Thịnh nhìn anh:

    - Anh làm vừa chứ, không tôi trông thấy anh xanh lắm đây.

    Vượng làm ra bộ ngạc nhiên:

    - Thế à? Nhưng tôi không thấy trong người làm sao cả.

    - À quên, tôi nhờ anh một việc, anh nhớ giùm cho nhé. Đến mồng ba tây này, nếu tôi và nhà tôi mà không lên được thì anh làm ơn mua hộ một ít cam và một ít nho tươi gửi xuống cho tôi nhé. Anh nhớ gửi chuyến tàu trưa mới kịp vì mồng năm, tôi phải đãi tiệc...

    - Được rồi, nhưng mua độ bao nhiêu?

    - Mỗi thứ độ dăm cân. Thôi tôi đi nhé.

    Thịnh nói xong đứng dậy ra xe, quên không đưa tiền cho anh.

    Thịnh đi rồi, Huệ ở trong nhà đi ra:

    - Trời ơi các em mình đối với mình tệ quá. Mình như thế này, mà em mình không biết rằng mình ốm. Em mình lại không biết rằng mình nghèo phải bán cả xe đạp để lấy tiền ăn và uống thuốc nữa. Sao em nghe người ta nói trước kia mình ở với em mình tốt lắm cơ mà?

    Vượng quắc mắt:

    - Ô hay, mình hư quá nhỉ? Tại sao mình lại ăn nói như thế. Một trăm gia đình, anh em bất hòa đều vì người đàn bà. Đúng quá. Tôi nói thật cho mình từ giờ còn ở với tôi, mình đừng ăn nói như thế.

    Huệ tức không chịu được:

    - Nhưng em thấy thế, bực quá thì em phải nói. Mình xưa kia đối với các cô chú ấy như thế nào mà nay các cô chú ấy đối với mình như thế. Hôm nay lấy đâu ra hơn chục bạc để mua cam và nho mà gửi xuống.

    Vượng nghiến răng. Rồi chàng hầm hầm cầm chiếc chén ở trên bàn đập tan xuống sàn:

    - Tôi không bao giờ bằng lòng để cho gà mái gáy ở trong nhà nhé.

    Huệ thấy thế hoảng sợ, vội vàng đi nhặt những mảnh chén. Vượng lặng lẽ ngồi nhìn nàng. Sau khi nhặt xong, Huệ vừa toan lại gần Vượng để xin lỗi thì Vượng đã du ngay ra:

    - Cút đi. Với những người đàn bà thiểu tâm đức như mình thì anh em dễ giết nhau lắm. Mình nên nhớ, đã là kẻ bề trên thì chỉ biết có sự trông xuống, mà chẳng cần đến sự kẻ dưới trông lên. Tôi là anh chúng nó, chứ tôi có phải là bạn chúng nó đâu mà bảo tôi đi so kè về sự chúng nó đối với tôi tốt hay không tốt.

    Vượng nói xong, thấy mệt, dựa đầu vào thành ghế. Huệ không dám lại gần và không dám nói gì, chỉ đứng xa ngó.

    Thằng nhỏ bưng cơm lên, Vượng ngồi vào ăn, cũng chẳng nói với Huệ một lời. Huệ càng sợ. Sau khi cơm xong, Huệ rót chén nước rồi rón rén lại gần Vượng. Thấy cái điệu bộ ấy, Vượng thương hại:

    - Đàn bà các em bụng dạ hẹp hòi lắm. Các em chỉ có một lòng yêu, nhưng lòng yêu ấy lại dựa vào lòng ích kỷ. Việc đời nếu xử theo lòng các em và xét theo con mắt các em thì không còn cái gì là đẹp đẽ nữa. Các em không biết tìm ngay thấy ở trong sự nghèo nàn và nguồn đau đớn những lẽ sống nó làm cho mình quên ngay cái nghèo nàn và đau đớn ấy đi.

    Huệ ngồi xuống cạnh Vượng:

    - Thôi em xin lỗi mình. Từ giờ em xin nhắm mắt theo mình mà không dám thế nữa.

    - Nếu mình còn thế thì mình làm buồn cho anh lắm đó.

    °

    Hôm cuối tháng, Vượng còn mệt lắm, nhưng cũng vẫn phải gượng đi làm. Vấn đề y thực cấp bách bắt buộc chàng.

    Ra đến sở, ông chủ trông thấy chàng còn mệt, liền bảo:

    - Tôi trông anh còn mệt lắm, liệu anh có thể làm được không? Nếu còn mệt thì anh hãy nghỉ mấy hôm nữa đã.

    - Tôi làm được.

    Ông chủ trỏ đống sổ sách bừa bộn:

    - Thôi anh cố đi, hôm nào xong, tôi sẽ cho anh nghỉ ba ngày.

    Không muốn, nhưng tự nhiên một ý nghĩ chua chát đến với Vượng. Đến người chủ mướn mình chỉ cốt để mình làm mà thấy mình, còn nhận ra mình ốm. Còn người em ruột thịt của mình lại không nhận thấy! Tuy thế nhưng điều nghĩ ấy cũng không làm cho Vượng giận Thịnh mà nó chỉ làm cho chàng bồi hồi nghĩ đến Đạt. Chàng không trách Thịnh, bởi vì chàng biết tính tình Thịnh nông nổi chỉ ham vui. Chàng thở dài lẩm bẩm: "Giá chú Đạt không đi!..."

    Vì còn yếu, lại phải làm nhiều, nên buổi trưa hôm ấy, Vượng chóng cả mặt, về đến nhà là nằm. Huệ thấy thế lo lắng:

    - Em đã bảo mình đừng đi làm vội mà.

    - Không sao. Đã lâu không làm. Bây giờ mới bắt vào làm nó như thế.

    Thì cũng vừa may, người chủ nợ đã đến.

    Vượng lấy mười lăm đồng đưa cho y, còn bốn mươi lăm đồng đưa cho vợ.

    - Số tiền mười đồng hôm giỗ, tôi chịu lại được. Mình trả tiền nhà đi và đến mồng ba nhớ lên Hàng Buồm mua năm cân cam và năm cân nho. Mua thứ tốt ấy, rồi để tôi đóng hòm gửi đi cho chú Huyện. Đừng có quên mà nhỡ cả công việc của chú ấy. Bây giờ mọi sự chi tiêu phải hết sức hà tiện lại. Còn phải để dành tiền cho đến khi mình sinh đẻ.

    Vượng nghĩ một phút rồi thở dài:

    - Trước kia, các cô chú ấy còn ở với tôi, tôi chẳng ốm bao giờ. Và đi làm vừa được lương cao, lại gặp chủ tốt. Mà khi các cô chú ấy đi ở riêng rồi thì tôi gặp bao nhiêu là cái xui xẻo. Ngày nay tôi mới biết xưa kia được thế là nhờ về cái thần tài của các cô chú ấy.

    Tuy mệt, nhưng đến mười hai giờ, Vượng cũng phải cố gượng dậy để ăn cơm.

    Huệ muốn cân thêm thuốc bổ cho chàng uống, chàng vội gạt đi:

    - Tạng tôi mạnh, mấy hôm nữa thì tôi khỏi, không cần. Uống thuốc hết thì từ giờ đến cuối tháng lấy gì mà tiêu.

    Huệ ứa nước mắt:

    - Thì lại chay. Tháng trước lúc mình ốm, nhà không có một xu cũng chả sao. Đến đâu hay đó, miễn cho mình mạnh.

    - Còn có hai chục bạc, thuốc với thang thì còn gì nữa.

    Mặc Vượng không bằng lòng, Huệ cũng cứ đi cắt năm thang. Đến chiều về trông thấy, Vượng gắt:

    - Tôi đã bảo mình mà. Đời tôi khổ nhất là sự phải đi vay mượn. Trước kia còn có cái thần tài của cô chú còn dễ vay, chứ bây giờ thì khó vay lắm.

    °

    Đã thiếu một tháng thì phải thiếu mãi. Đó là một trạng thái đau xót trong đời những người làm công lương ít, chỉ vừa đủ cho sự chi tiêu trong ba mươi ngày. Mặc dầu Huệ đã hết sức dè xẻn, Vượng cũng thấy rằng tháng nào cũng bị thiếu hụt. Tháng nào, Vượng cũng phải chạy, chứ đừng nói để dư ra chờ ngày Huệ đẻ nữa. Trong sự chi tiêu, số tiền thuốc lá của Vượng chiếm một phần lớn: sáu bảy đồng. Lắm lúc chàng muốn chừa nhưng không tài nào chừa được. Đời chàng bây giờ không như trước, nó buồn lắm rồi. Chàng không có một nguồn vui ở bên trong để chống đỡ với sự nghiện ngập.

    Lại khổ một nỗi, Nhàn và Thịnh vẫn cứ tưởng anh khá, lâu lâu gửi thư về nhờ mua thứ nọ, thứ kia mà không lần nào hoàn lại số tiền cho Vượng cả. Vượng thà chết đói, chứ không đời nào để cho các em biết cái nghèo của mình.

    Chàng nhìn một cách lo sợ cái bụng của Huệ càng ngày càng to. Chàng dự tính thì ít lắm cũng phải mất năm chục, tiền quần áo con, tiền thuốc thang và tiền nhà thương. Số tiền ấy, Vượng không biết xoay vào đâu.

    Huệ thấy thế, cứ an ủi:

    - Mình đừng lo. Nếu không có thì em về nhà quê đẻ, chỉ tốn chục bạc thôi.

    Vượng không thể phó thác con mình cho tay một bà mụ, nên gần đến ngày Huệ đẻ, Vượng liền chịu lại tiền nhà và tiền góp.

    Chủ nhà và chủ nợ thi nhau đến làm rắc rối, chàng cứ bấm bụng chịu. Nhưng không may cho chàng, một hôm chàng đi vắng thì Nhàn lên, lên giữa lúc chủ nhà đến đòi.

    Nhàn sạn mặt liền trả cho anh, nhưng khi Vượng về thì Nhàn cự ngay:

    - Tiền nhà có tám đồng bạc, sao anh để lôi thôi cho nó đến réo như thế, có phải mang tiếng không.

    Vượng buộc lòng phải nói dối:

    - Mẹ chủ ấy nó nặc nô lắm. Tháng này anh lãnh lương chậm.

    Nhàn không tin:

    - Tôi đã biết mà. Lấy những ngữ như thế là nó rút hết ruột hết gan mà.

    Vượng tuy nể em, nhưng chàng không bao giờ chịu được những sự bất công:

    - Cô đừng nói thế, cô ta không ăn hoang mặc rộng, phá hoại gì tôi cả.

    Nói xong, Vượng móc ví lấy ra tập bạc:

    - Hôm nay, anh mới lĩnh lương mà.

    Rồi Vượng cầm tám đồng bạc đưa giả em, Nhàn từ chối:

    - Thôi, anh có túng thì cầm lấy mà tiêu.

    - Không, không anh không túng.

    Nhàn cầm lấy món tiền:

    - Hễ bao giờ anh có cần tiền anh viết giấy xuống cho tôi nhé.

    - Cám ơn cô. Được rồi, hễ bao giờ anh túng, anh sẽ hỏi cô. Nhưng cô chắc cũng chả có thừa mấy.

    - Không, độ này nhà tôi bổng lểnh cũng khá.

    Nhàn đi rồi, Vượng ngồi phân vân nghĩ ngợi. Chẳng những sự chàng lấy vợ cô đầu đã làm phiền lụy cho các em chàng, mà chính cái cảnh nghèo nàn của chàng cũng làm bẽ mặt cho các em chàng nữa.

    Chàng muốn dọn biệt đi một chỗ không cho các em chàng biết địa chỉ, nhưng suy đi xét lại, chàng thấy mình không có quyền như thế. Như thế tức là không phải với các em, tức là khai chiến công khai. Vả lại còn ngày giỗ, ngày tết? Ngày tết thì không cần rồi, nhưng còn ngày giỗ?

    Một điều làm chàng khổ sở hơn nữa là Nhàn và Thịnh không chịu chào hỏi vả nói năng gì với Huệ. Ừ ngày nay, Huệ chưa đẻ con thì không nói làm gì. Nhưng một ngày kia Huệ đẻ con rồi. Dù sao thì Huệ cũng là mẹ đứa con của chàng, vợ của chàng.

    Trong nhà có những sự như thế thì bao giờ đời người còn vui vẻ được nữa. Chàng lại khổ một điều là chú, bác chàng ở nhà quê bây giờ lại thường xuống chơi với Nhàn và Thịnh, chứ không bao giờ lên chơi với chàng nữa.

    Vì có những ý nghĩ ấy, nên buổi chiều chàng đi làm với bộ mặt đưa ma. Ra đến trước cửa nhà Gô đa thì chàng chạm trán với vợ chồng Quỳ. Quỳ thấy chàng hỏi ngay:

    - Độ này anh làm sao mà gầy thế?

    Rồi trách ngay:

    - Anh Hồ tôi nói anh đã lấy vợ rồi phải không?

    Vượng gật đầu.

    - Thế mà anh không mời chúng tôi, anh tệ thật.

    - Anh chị đổi đi ở tỉnh nào, có ở đây đâu mà bảo mời.

    Vượng nói xong liền xin lỗi:

    - Thôi anh chị đi chơi nhé. Tôi cần phải đi làm. Đến giờ rồi.

    Vượng bước đi, lòng nặng trĩu những buồn khổ. Chàng có cái cảm tưởng rằng mình bị đuổi theo bởi cái nhìn thương hại của Quỳ và của Hải.

    °

    Sau mấy tháng khổ sở đủ mọi cách, một hôm Vượng vui vẻ đẩy cửa bước vào nhà. Thấy Huệ đang ngồi cho con bú, chàng cúi xuống hôn con, rồi bảo vợ:

    - Thôi, chúng ta sắp hết nghèo rồi. Hôm nay, ông chủ cũ đến tìm tôi. Ông ấy mới mở một hãng buôn trong Saigon, ông ấy đến gọi tôi về làm. Chúng ta đi Saigon, chúng ta đi xa đất này.

    Huệ nghe chồng nói thế, cũng mừng tíu tít:

    - Ừ chúng ta đi xa đất này. Em khổ lắm rồi. Đấy mình coi dù sao thì em cũng là vợ của mình, các cô chú về hỏi con mà chẳng hỏi em lấy một câu. Em vì sợ mình mà không dám rỉ răng.

    Vượng lắc đầu:

    - Mình lại làm cho tôi mất vui bây giờ. Nếu mình yêu tôi thì mình cứ im đi, có phải càng quý hơn không.

    - Thì khổ quá, mình cũng cho em nói một câu chứ.

    - Mình nhầm. Khổ mà im đi thì cái khổ ấy mới có ý nghĩa. Thế nào, không biết con đi tàu bè có được không?

    - Con mới được có hai tháng, em thấy lo lắm. Đi tàu chen chúc.

    - À, không phải chen. Ông chủ này đối với anh tốt lắm. Chúng ta đi tàu bể và tàu hỏa đều được đi hạng ba cả.

    Vượng cúi xuống hôn con:

    - Con trai cậu đi tàu rồi nhìn bể nghe không?

    Vượng hôn mạnh làm cho thằng bé không bằng lòng khóc thét lên. Huệ phải cho nó bú nó mới nín.

    - Nhưng mình còn nợ đìa ra thế này, đi thì họ kéo đến đòi, làm thế nào?

    - Thì trả. Anh đã hỏi vay trước ông chủ độ bốn trăm, ông ấy hẹn anh đến sáng mai thì lên lấy. Chúng ta lại cũng còn tháng lương nữa. Tiền tàu đã có sở trả, mình sắm sửa lấy ít quần áo và may cho con cho đủ, chứ anh nghe nói vào trong ấy đắt lắm.

    - Nhưng bao giờ đi. Đi ngay à?

    - Không, phải làm hết cuối tháng cho người ta chứ. Nghĩa là bảy hôm nữa.

    - Thế mình có cho chú Huyện và cô Huyện biết không?

    Vượng lắc đầu:

    - Không. Cho cô chú ấy biết làm gì, vô ích. Để hôm nào đi, anh sẽ viết thư cho cô chú ấy. Anh chỉ mong từ nay cho đến hôm đi, cô chú ấy không biết, chứ cô chú ấy biết, lại kéo lên thì lôi thôi lắm. Chắc là cô chú ngăn không cho đi.

    Huệ nhìn chồng:

    - Mình tưởng thế?

    Vượng ngước mắt nhìn vợ toan mắng, nhưng đến khi nhìn sự đau đớn nó rành rành trên mặt vợ, chàng lại cúi đầu. Chàng cúi đầu bởi vì chàng cũng cảm thấy rằng các em bây giờ coi mình là một người thừa, chẳng những là một người thừa mà lại còn là một ngtrời làm vướng bận cho hạnh phúc của người ta nữa. Chàng có cái cảm tưởng mình như một bà già, suốt đời hy sinh cho gia đình, nhưng đến khi già quá chỉ làm phiền lụy, thì con cháu mong cho chóng chết đi.

    Chàng quay đi để giấu những giọt nước mắt nó từ nổi lên trên mí, rồi ràn rụa xuống hai gò má.

    °

    Thịnh nhận được bức thư từ giã của anh khi cầm vợt sắp sửa ra sân quần. Thịnh xin phép người bạn đến rủ:

    - Xin chờ cho một phút.

    Thịnh bóc phong thư:

    Chú Thịnh,

    Tôi có chủ cũ về gọi vào Saigon làm việc. Vì cấp bách quá, nên tôi không kịp xuống chào chú thím và hai cụ, vậy chú nói với hai cụ và thím tha lỗi cho tôi. Chủ giao cho tôi trông coi cả hãng trong ấy, tôi đi chuyến này không biết bao giờ về...

    Thịnh chỉ xem đến đấy; rồi liền nhét phong thư vào túi.

    - Anh moa đi Saigon, hôm qua, vì vội quá nên không cho moa biết sớm để moa đi tiễn.

    - Anh nào? À ông anh lấy vợ cô đầu ấy à? Thôi ông ấy đi thế cũng là phải. Chứ không, một khi vợ toa gặp mặt cô đầu thì biết xưng hô thế nào? Vợ toa lại rất... coi trọng chỗ danh dự lắm. Giả dụ ông anh toa một hôm cao hứng hay là bị bà cô đầu bắt buộc, xuống đây chơi rồi lại gặp những bạn trước kia đã hát ở nhà cô ta thì thật là vỡ lọ cổ.

    - Ừ vỡ lọ cổ. Nhưng cũng chẳng sao?

    - Ô, sao lại chẳng sao? Ví dụ bà ấy đến trong khi vợ toa đang tiếp khách, trong khi có bà chánh án, bà tuần ở nhà toa chẳng hạn thì...

    - Biến thật!

    Quan Huyện nói xong thở dài. Người ta không biết cái thở dài ấy là thở dài nhớ anh, hay là thở dài vì khoan khoái.

    °

    Người đàn bà thật thà hơn. Sau khi đọc xong bức thư từ giã của Vượng, Nhàn bảo chồng:

    - Thôi cho bác ấy đi như thế cũng phải. Ở đây thì khó chịu lắm cơ. Mỗi một lần tôi lên, gặp cô ả, mình không còn biết nói thế nào. Anh Huyện là anh ấy khổ lắm, nhất là chị Huyện, chị ấy ghét cay ghét đắng cô ả. Hôm nọ, chị ấy lên thăm cháu, chị ấy chỉ bế cháu, chứ không hỏi cô ả một lời. Tôi lại còn hỏi một câu "bác có mạnh khỏe không?". May cô ả không gọi mình bằng em mà lại gọi mình bằng bà.

    Nhàn nói xong thở dài. Cũng không hiểu duyên cớ sự thở dài này, nhưng có lẽ vì thương anh:

    - Kể anh ấy đi xa cũng tội nghiệp. Anh ấy đối với chúng mình cũng tốt.

    Tâm gặng hỏi vợ:

    - Cũng tốt thôi à? Tôi tưởng quá cái sự tốt. Có lẽ mình với anh Huyện không tốt với anh ấy thì có. Tôi chắc vì mình với chị Huyện có những thái độ khó chịu với vợ anh ấy, nên anh ấy mới bực mình mà đi. Tôi chắc là anh ấy khổ tâm lắm, vì anh ấy thương mình và anh Huyện lắm.

    Con Nga lúc ấy vác một con búp bê ở trong buồng chạy ra, Nhàn ôm con:

    - Bác đi Saigon rồi con ạ.

    Con Nga òa khóc:

    - Thế bác đi thì ai mua búp bê cho Nga nữa?

    Nhàn bế con lên lòng:

    - Đã có thầy con.

    Tâm ném điếu thuốc lá thở dài, rồi xoa đầu con:

    - Thầy con bây giờ mới có tiền mua búp bê cho con, chứ trước kia...

    Tâm cầm con búp bê ở tay con:

    - Mà thầy cũng chưa mua. Con này cũng vẫn là của bác mua. Mình có nhớ không, con này anh ấy mua hôm tết tây khi sở thưởng cho anh ấy một tháng lương. Hình như mười lăm đồng thì phải.

    - Ừ mười lăm đồng. Hôm nào rồi mình cũng phải mua trả thứ gì cho con anh ấy.

    Tâm nhếch mép không nói. Chàng cúi đầu lặng lẽ nghĩ ngợi một lúc lâu, rồi bảo vợ:

    - Mình nhớ sáng mai có viết thư cho bác thì bảo bác thế nào tết cũng ra chơi nhé. Anh có nhiều điều muốn nói với bác. Và mình nhớ phải hỏi thăm chị ấy nữa.


    Hết

Trang 2 / 2 ĐầuĐầu 12

Chủ Đề Tương Tự

  1. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 02-28-2016, 01:42 PM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-10-2015, 12:31 PM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 05-21-2015, 12:45 PM
  4. Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 11-02-2014, 07:00 PM
  5. Cảm động chuyện tình người đàn bà đẹp lấy anh chồng mù
    By sophienguyen in forum Xóm Nhỏ Thương Yêu
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 08-24-2014, 03:34 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •