Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Cái trở ngại to nhất của hạnh phúc là trông chờ một hạnh phúc khác to hơn.
Fontenelle
Trang 1 / 3 123 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 26

Chủ Đề: Cây Bàng Không Rụng Lá

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose Cây Bàng Không Rụng Lá

    Cây Bàng Không Rụng Lá


    Tác giả : Phong Thu



    MỤC LỤC [−]

    Đi tìm việc tốt
    Một lời giao ước
    Chín điểm
    Thăm cô giáo ốm
    Bếp lửa
    Choai và Vá
    Bồ nông có hiếu
    Cây cột mốc và con ngựa
    Cái cúc màu xanh
    Trò chơi của bố
    Cái kẹo và con cánh cam
    Con cóc
    Ai giống mẹ
    Chú bé và ông già nhặt đá
    Tiếng mưa
    Đôi bàn tay mẹ
    Cây ổi Bo
    Hoa mướp vàng
    Quà gửi bố Chú và cháu
    Cô bé tóc bím
    Cái hầm trú ẩn
    Xạ thủ số 2
    Bức tường có nhiều phép lạ
    Cây bàng không rụng lá
    Chiếc máy kỳ lạ
    Cháu trai ông đánh giậm
    Những hạt bỏng ngô
    Bữa khoai trưa
    Cu chim
    Vườn ông vườn xuân
    Mẹ tôi
    Người học trò lễ phép
    Nhớ bà
    Chiến công đầu tiên của người đội viên mới
    Đối thủ
    Cánh buồm trên sông
    Ụ súng xanh


    Đi tìm việc tốt

    Vừa mới thức giấc, Hùng đã bổ choáng bổ choàng từ trên giường lăn xuống đất. Việc đầu tiên là Hùng đi tìm cái chổi. Mắt nhắm mắt mở, chân lùa guốc, tay bíu thành giường, Hùng vội vội vàng vàng như đang có việc gì to tát lắm. Thực đấy. Hùng sắp sửa làm một việc tốt trong ngày chủ nhật đây: quét nhà đỡ mẹ. Nhưng, tìm thấy chổi rồi Hùng mới nhận ra nhà đã sạch bong. Thật chán quá. Chị Hà đã quét tự bao giờ. Hùng cầm chổi đứng ngẩn ra một lúc. Ai bảo Hùng không dặn trước chị Hà nào? Nhớ mãi mới được bốn việc tốt, bây giờ hỏng mất một rồi còn đâu! Hùng lo quá. Cô giáo đã dặn cả lớp: "Các em có thể quét nhà giúp mẹ, trông em, hoặc ra đường thấy em bé nào ngã thì đỡ dậy, thấy cụ già nào đi ngang đường thì giúp cụ tránh xe". Hùng cứ phải nhẩm đi, nhẩm lại như một bài học thuộc lòng. Thế mà, chưa gì đã mất một. Thôi, đành phải làm sang việc thứ hai vậy. Hùng không có em bé nào. Anh, chị thì Hùng có nhiều lắm. Trông em bé của bạn khác có được không nhỉ? Được lắm chứ! Chỉ cần sao em bé đó bé hơn Hùng, độ lên một lên hai là được thôi mà. Nếu thế thì khối. Quanh đây nhiều trẻ con lắm. Nghĩ vậy, Hùng hớn hở hẳn lên.

    Hùng vừa bước ra khỏi cửa thì gặp bác Cảnh trai, người ở cùng dãy nhà trong khu tập thể. May quá, bác Cảnh có em bé. Hùng sang thử bên ấy xem sao. Thằng cu con nó quen Hùng lắm nhớ, chả là thỉnh thoảng Hùng vẫn sang chơi với nó mà. Hùng đẩy cửa bước vào nhà bác Cảnh. Thấy Hùng đến, bác Cảnh gái tươi cười:

    - Anh Hùng kìa! Anh sang chơi với em đấy à?

    Hùng bẽn lẽn chào bác Cảnh gái rồi ngồi xuống bên cạnh thằng cu con. Nom nó y như củ khoai ấy. Thằng bé ngoan thật. Nó cứ choai choai, choai choai bò khắp giường. Chốc chốc, nó lại u ơ như bảo Hùng cái gì đấy và toét miệng ra cười. Song, cũng thực là không may cho Hùng. Hùng ngồi chơi bên nhà bác Cảnh đã lâu lâu mà nó chẳng khóc cho mà dỗ. Hùng vừa bày trò chơi, vừa đợi nó khóc. Hùng có khối trò chơi. Lúc thì Hùng giả làm tiếng gà trống gáy, lúc thì Hùng giả làm con ếch vừa nhảy vừa kêu ộp ộp. Thằng cu con cứ xoắn lấy Hùng. Nó có vẻ yêu anh Hùng lắm.

    Đợi thêm một lúc nữa, thằng cu con cũng chẳng khóc cho mà dỗ. Hùng sốt ruột quá. Đã thế, bác Cảnh lại còn nhờ Hùng trông em hộ một lúc để bác đi mua mớ rau. Hùng "lạy giời" nó khóc cho vài tiếng, vậy mà nó cứ im thin thít mới chán chứ! Mãi cho đến lúc bác Cảnh về rồi, Hùng vẫn chưa làm được một việc tốt nào. Hùng đành phải đứng lên, chào bác Cảnh, tạm biệt chú bé rất ngoan kia để đi tìm một việc khác vậy.

    Hùng bước ra phố và định bụng cứ đứng đợi ở một chỗ nào đấy xem có em bé nào vấp ngã, Hùng sẽ chạy tới và nâng em lên. Hùng cứ đứng như thế cho đến lúc đã chồn cả chân mà chẳng có ai ngã hết. Chợt Hùng thấy một ông cụ già từ trong ngõ bên cạnh bước ra đường. Hay quá, khéo mà cụ sắp sang đường cũng nên. Cụ đã đi gần ra tới mép đường. Hùng vội vàng rời cái cột đèn đi rảo tới. Nhưng cụ già không sang đường. Cụ đến bên thùng rác công cộng và vứt vào đó mẩu thuốc lá hút đã gần hết và một vê giấy lớn. Xong xuôi, cụ đi thêm một quãng nữa và đứng đợi tàu điện ở đó. Hùng khe khẽ thở dài. Chán quá. Lại hụt mất rồi.

    Hùng lững thững bước về nhà. Không biết em sẽ làm việc tốt gì để ngày mai đến lớp báo cáo với cô giáo và đội nhi đông đây? Lúc về gần đến nhà chả hiểu nghĩ thế nào, Hùng lại cố đứng lại một lúc nữa. Biết đâu, nhỡ có việc tốt nào đến thì sao? Mới đầu nghe cô giáo nói, Hùng tưởng đi tìm việc tốt cũng dễ thôi. Thế mà cũng hơi khó đấy chứ! Nội trong ngày hôm nay, Hùng phải cố làm lấy một việc tốt, nếu không thì xoàng quá. Đang nghĩ ngợi như thế, Hùng trông thấy một bác nông dân - vì bác mặc quần áo nâu nên Hùng đoán đúng là bác nông dân. Hình như bác mới ra Hà Nội thì phải: bác đang đi tìm số nhà. Bác cứ quanh đi rồi quanh lại. Chắc là bác lạ phố. Hùng liền bước tới gần bác và chào:

    - Cháu chào bác. Bác tìm số nhà bao nhiêu ạ?

    Bác nông dân nhìn Hùng, trả lời:

    - Chào cháu. Bác tìm số nhà 80B.

    À, số nhà 80B. số 80B ở đằng kia chứ sao lại ở đây? Đây mới là số 60 mà. Hùng nhanh nhảu nói luôn:

    - Số nhà 80B ở đằng kia cơ bác ạ.

    Bác nông dân lắc đầu:

    - Bác đến rồi, nhưng không thấy có số nhà nào là số 80B cả.

    Không đợi bác nông dân nói hết, Hùng liền chạy về dãy nhà có mang số 80. Đúng là không có số 80B thật. Hùng đứng thừ người. Thế là thế nào nhỉ? Nhìn dãy tường vôi mới quét trắng tinh, Hùng sực nhớ ra. Thảo nào.

    Nhà mới quét vôi, chắc là ai đấy đã cất biển số đi rồi, chưa mang ra treo lại. Hùng gõ cửa và hỏi thăm. Đúng là cái nhà có mang số 80B thật. Hùng hớn hở chạy về chỗ bác nông dân đứng đợi và dẫn bác đến. Bác nông dân cứ khen cậu bé ngoan quá. Hùng thèn thẹn, vội chào bác và chạy biến đi. Được người khác khen, Hùng thấy làm sao ấy.

    Trở lại chỗ đứng lúc nãy, Hùng không yên tâm. Suốt từ sáng đến giờ, chưa làm được việc nào tốt như cô giáo dặn cả. Chả lẽ lại cứ dựa cột đèn mãi hay sao. Ngày mai biết báo cáo với cô giáo, với đội thế nào đây? Có lẽ phải nói thật thôi. Hùng sẽ báo cáo là có đi tìm việc tốt mà mãi không thấy. Để cho mọi người tin, nếu cần thiết thì Hùng sẽ nói thật kỹ là hồi mấy giờ Hùng ở đâu, đến chỗ nào và làm gì. Hùng không nói dối ai bao giờ.

    Đứng như thế một lúc nữa, Hùng thấy khát nước quá trở về, sờ ấm nước thấy nguội tanh. Hùng nhớ đến bố. Bố hay uống nước nóng lắm. Mà bố đi lao động ở công viên Thủ Lệ sắp về rồi. Hùng phải đun cho bố một ấm mới được. Hôm nay chủ nhật, cả nhà đi vắng hết, chỉ có mỗi mình Hùng nên ấm nước mới nguội thế này đây mà. Bố đi lao động. Mẹ phải thường trực ở bệnh xá, chị Hà họp ban văn nghệ của lớp để duyệt các bài hát. Chốc nữa mọi người về cả, nước không có, chắc là chị Hà hay mẹ lại phải đun thôi. Hùng đun nước cho cả nhà uống được không nhỉ? Được chứ. Thế là Hùng vội vàng đi nhóm bếp để đun. Loay hoay mãi mới nhóm được bếp. Hùng vùa đun vừa giụi mắt. Khói quá. Bàn tay nhọ nhem của Hùng đã bôi liền mấy cái râu lên mép rồi. Nom Hùng buồn cười lắm. Nước mắt nước mũi thi nhau ứa ra.

    Một lúc sau, ấm nước bắt đầu reo lên ù ù thì Hùng nghe thấy có tiếng người từ phía cửa sổ trên nhà gọi vọng xuống:

    - Có ai ở trong nhà không ạ?

    Hùng giật cả mình. Tiếng ai như tiếng cô giáo. Hùng biết thưa với cô thế nào đây? Hùng chưa làm được việc tốt nào cả. Cô đã đến nhà rồi, phải lên mở cửa đón cô thôi. Hùng vội vã lên mở cửa cho cô. Thấy Hùng, cô giáo không nhịn được cười:

    - Em làm gì mà nhọ cả mặt thế?

    Hùng luống cuống đưa tay lên quệt. Càng quệt, càng nhọ. Cô giáo liền dắt tay Hùng:

    - Phải lấy nước mà rửa chứ, em!

    Và cô hỏi:

    - Từ sáng đến giờ Hùng làm được bao nhiêu việc tốt rồi?

    Hùng xịu mặt, nói lúng búng:

    - Thưa cô... thưa cô em... em chưa ạ!

    Cô giáo hơi ngạc nhiên. Cô hỏi thêm:

    - Thế em đang nghịch cái gì ở dưới bếp ấy?

    - Thưa cô... không ạ. Em đun nước nóng cho bố em uống.

    Cô giáo gật đầu và dịu dàng:

    - Từ sáng đến giờ, em đã làm gì nói cho cô nghe nào.

    Hùng thong thả kể lại tất cả mọi việc đã xảy ra hồi sáng. Bắt đầu từ lúc sang nhà bác Cảnh rồi gặp bác nông dân ra sao, Hùng không dám giấu cô một điều gì.

    - Cô ạ, em hết cả việc tốt rồi. Cô bảo em làm với...

    Giọng Hùng run run như sắp khóc. Nghe xong, cô giáo khẽ vuốt tóc Hùng:

    - Ồ, em làm được nhiều việc tốt rồi đấy. Việc gì cô phải bảo em nữa, em ngoan lắm.

    Hùng lạ lùng ngước mắt nhìn cô. Cô nói thật hay là cô nói đùa?

    Thấy Hùng có vẻ ngơ ngác, cô giáo cười và giải thích:

    - Này nhé, Hùng đã trông em cho bác Cảnh đi chợ, thế là một việc tốt. Hùng tìm số nhà giúp bác nông dân, thế là hai việc tốt. Hùng lại biết đun nước cho bố nữa, thế là ba. Từ sáng đến giờ, Hùng không chạy nắng như chủ nhật trước, thế là bốn. Chưa hết một buổi sáng mà Hùng đã có bốn việc tốt, em đáng khen lắm!

    Ôi, sung sướng quá. Hùng đã làm được bốn việc tốt rồi cơ à! Việc tốt là như vậy à? Ồ, thế thì Hùng có thể làm được nhiều việc tốt nữa đi ấy chứ. Vậy mà Hùng cứ đi tìm mãi...

    Hùng bẽn lẽn ngửng lên nhìn cô giáo. Em muốn nói thêm một điều gì nữa rất vui mà chưa nói được. Hùng sực nhớ đến ấm nước. Em chạy vội xuống bếp. Cô giáo nhìn theo em tủm tỉm cười.

    5-1964


    Một lời giao ước

    Hồi còn học lớp vỡ lòng, đôi bạn nhỏ này chưa quen nhau. Nhưng từ ngày lên lớp một đến giờ, Trang và Thắng trở thành đôi bạn thân tự lúc nào không biết nữa. Hôm đầu tiên mới đến trường, hai đứa lớ ngớ thế nào, cùng được vào lớp Một A mới hay chứ. Thoạt đầu, Thắng nhìn Trang, Trang nhìn Thắng như thể hai chú mèo con làm quen với nhau vậy. Thế rồi, Thắng thấy cái mũi của Trang tẹt, nom buồn cười quá, hóa ra cười thật. Thấy Thắng cười, Trang cũng cười: "Ơ, cậu này răng cũng sún như mình!"

    Buổi học đầu tiên trôi qua rất nhanh. Đôi bạn chưa kịp tìm ra được chuyện gì để nói với nhau.

    Sáng hôm sau, Thắng mang đi một chai nước tướng. Gặp Trang, Thắng khoe luôn:

    - Tớ đem nước đây, cậu uống không?

    Trang trố mắt ra nhìn. Chai nước hồng hồng, nom thích quá.

    - "Xi-lô" hả? Cậu mang "xi-lô" à?

    Thắng lắc đầu, giơ cái chai lên, lắc một cái.

    - "Xi-rô" chứ! "Xi-lô" là cái quái gì. Không phải "xi-rô" đâu. Nước trà đấy. Nhưng mà loãng thôi, nước đặc, bố tớ mới uống được. Bố tớ bảo trẻ con uống đặc cồn ruột lắm. Cậu có biết cồn ruột là thế nào không? Ghê lắm nhớ, tớ đã có lần cồn rồi!

    Trang bụm môi, cau mày ra vẻ nghĩ ngợi:

    - Cồn... ruột à? Không, tớ chả biết. Tớ chỉ biết đau bụng thôi. Cậu bị đau bụng bao giờ chưa? Ghê lắm nhớ.

    Tưởng cái gì chứ đau bụng thì Thắng biết quá đi rồi. Cồn ruột mới lạ chứ.

    - Tớ biết rồ...ồ...i..., nhưng mà từ năm ngoái kia. Cậu muốn khỏi bị đau bụng thì phải đem nước đun sôi mà uống như tớ đây này.

    Nói rồi, Thắng múa cái chai lên. Trang nhìn cái chai, thắc mắc:

    - Cậu tu à?

    - Ừ, tu.

    - Thế thì mất vệ sinh chết.

    Ừ nhỉ. Thắng ngớ người. Đúng là mất vệ sinh thật.

    Hai đứa liền bàn với nhau thế này: kể từ ngày mai, mỗi đứa mang nước một hôm; đứa nào không phải mang nước thì mang chén, như vậy sẽ rất vệ sinh.

    Từ ngày ấy đôi bạn càng trở nên thân thiết.

    °

    Lên học lớp một kể cũng hay thật. Không như ở lớp vỡ lòng đâu nhé. Bài học dài hơn này, sách giáo khoa có những bốn năm quyển này. Sách ngần nào, vở ngần ấy. Lại còn cả bảng con và mấy viên phấn kèm theo. Sáng ra đi học mà vội vội vàng vàng, thế nào cũng để quên. Trước khi đến lớp, Thắng phải mở cặp ra để xem còn thiếu cái gì không... Đủ rồi, thế là yên trí phóng thẳng đến trường.

    Ngồi trong lớp, không được nói chuyện. Cô giáo đã dặn thế. Vậy mà chả hiểu làm sao Thắng lại cứ quên. Nhiều lần, cô giáo bắt gặp Thắng và Trang đang gân cổ, đỏ mặt lên như cãi nhau về một chuyện gì đấy. Hôm thì Thắng thắc mắc về cái chuyện tại sao Trang bằng tuổi Thắng mà Trang lại lùn hơn? Trang bảo là tại đêm nằm co nên lùn. Thắng không chịu. Thắng nằm co sao Thắng lại cao? Hôm thì Trang cãi với Thắng là con ngựa chỉ có ba chân. Thắng không chịu. Thế nhưng bức vẽ con ngựa treo trên tường lớp lại không đủ bốn chân. Thắng thật không muốn nói chuyện trong lớp một tí nào mà vẫn cứ phải nói.

    Không nói, nó tức lên cơ. Lúc bị cô giáo phê bình, Thắng xấu hổ lắm. Phải tìm cách thôi đi mới được.

    Vào một buổi học khác, Thắng đã định hỏi Trang: tại sao mở mắt thì trông rõ, nhắm vào thì mù tịt, nhưng Thắng nhớ ra là không được nói chuyện ở trong lớp. Thắng liền bảo Trang:

    - Này, từ nay tớ với cậu không nói chuyện trong lớp nữa nhá!

    Trang gật đầu. Thực ra, mọi chuyện đều do Thắng khởi đầu. Cô giáo thấy hai đứa thì thào, cô gọi Thắng đứng lên. Cô hỏi:

    - Sao em lại nói chuyện?

    Thắng trả lời:

    - Thưa cô, em không nói chuyện ạ.

    - Thế thì em nói gì?

    - Thưa cô, em nói với bạn Trang là từ nay giở đi hai đứa không nói chuyện trong lớp nữa đấy ạ.

    Cô giáo cười và cho Thắng ngồi xuống.

    Bắt đầu từ hôm sau, để thực hiện lời giao ước ấy, Thắng ngồi rất nghiêm. Một bài, hai bài, rồi ba bài học đã trôi qua, Thắng thấy nó thế nào ấy. Có một lúc, Thắng nhìn ra sân, thấy một con gà què, Thắng định bảo Trang. Song, nhớ là không được nói chuyện, Thắng thôi vậy.

    Ở trong lớp có lắm cái lạ lùng và buồn cười thật cơ. Chẳng hạn như cái đinh đóng trên tường để treo tranh đã chúc hẳn xuống rồi mà vẫn chưa chịu rơi. Mỗi lần gió lùa vào lớp, bức tranh khẽ đung đa đung đưa. Thắng đoán thế nào nó cũng rơi mà nó không rơi cho. Mải nhìn cái đinh, Thắng quên cả nghe bài. Thắng cứ thắc mắc mãi về chỗ tại sao nó lại không rơi? Mà, khi nó rơi rồi, cái đinh sẽ bắn đi đâu? Chẳng may, đang lúc nghĩ lung tung như thế thì cô giáo gọi Thắng. Thắng giật mình không biết trả lời cô giáo ra sao nữa. Thật là khuyết điểm. Thắng đỏ nhừ cả mặt, hai chân cứ thay nhau di di trên nên gạch. Thắng xấu hổ quá và tức cái đinh vô cùng. Ai bảo nó không rơi? Nó mà rơi thì có phải là Thắng không nhìn nó nữa không nào?

    Đến giờ ra chơi, Thắng đi nhặt ngay một cục gạch vỡ đem vào lớp, kê ghế sát vào tường, trèo lên đóng lại cái đinh. Có như vậy, chốc nữa mới khỏi nghĩ về nó.

    °

    Trong lớp, Thắng học vào loại khá nhất. Trang thì hơi kém về môn tập đọc một tí. Song Trang hơn Thắng chỗ Trang không hay nghịch. Thắng rất muốn cho Trang đọc cũng thạo như mình. Hằng ngày, lúc mới đến lớp, đôi bạn rủ nhau học ôn, đọc lại bài cũ. Thoạt đầu, hai đứa cùng đọc. Sau đó, đọc từng đứa một. Thắng giả làm cô giáo gọi Trang đọc bài. Trang cũng thưa y như thực và đứng lên hẳn hoi. Kiểu vừa học lại vừa chơi này thế mà thú. Chỗ nào Trang đọc chưa đúng, Thắng dõng dạc đọc mẫu ra dáng lắm. Việc làm ấy của Thắng và Trang ai ngờ cô giáo biết. Cô liền khen Thắng trước lớp là có tinh thần giúp đỡ bạn. Thắng đâm ra lúng túng mới lạ chứ! Hôm sau, Thắng bảo Trang:

    - Cô đã khen tớ với cậu rồi, ngày nào chúng mình cũng phải ôn, đồng ý không?

    Trang im lặng một lúc, rồi nói:

    - Nhưng tớ không đồng ý cậu nói chuyện với tớ trong lớp đâu. Cậu phải nghe bài và không được nghịch cơ.

    - Ừ, tớ không thế nữa...

    Sang tuần sau, cả lớp họp để bầu lớp trưởng, nhiều bạn đề nghị bầu bạn Thắng. Thắng cuống cả lên. Thắng có làm lớp trưởng bao giờ đâu. Thắng đứng ngay dậy:

    - Thưa cô, cô đừng bầu em ạ. Em sợ lắm ạ.

    Cô giáo khẽ lắc đầu:

    - Sao em lại sợ?

    - Thưa cô em... chỉ muốn làm lớp... lớp... viên thôi ạ.

    Cô giáo bật cười:

    - Các bạn bầu em chứ cô có bầu em đâu. Không sợ Thắng ạ, rồi cô sẽ bảo em.

    Thắng quay sang Trang:

    - Tớ cấm cậu đấy!

    - Cấm gì?

    - Cấm bầu tớ.

    Trang không nghe:

    - Kệ. Tớ cứ bầu...

    Và, thế là Thắng được bầu làm lớp trưởng.

    Từ khi làm lớp trưởng đến giờ, Thắng và Trang vẫn thân thiết với nhau. Đôi bạn ngày ngày vẫn cùng uống chung một chai nước, ngồi chung một bàn. Có một chuyện rất đặc biệt là đã nửa năm học nay, Thắng không để cô giáo phải gọi đứng dậy vì nói chuyện trong lớp nữa.

    9-1963

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cây Bàng Không Rụng Lá



    Chín điểm

    Tại sao cậu Quỳnh cậu ấy lại cứ thuộc bài nhiều hơn mình? Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó, Sinh ức lắm. Không phải ức cậu Quỳnh, mà ức cho cái lúc thầy giáo gọi lên đọc bài lại phải đứng... ngây như phỗng kia!

    Càng học lên lớp trên, càng có nhiều bài phải đọc thuộc mà không được nhìn vào sách. Nhìn sách hay không nhìn sách thì cũng vẫn là cái bài ấy thôi chứ gì? Nếu Sinh là thầy giáo, Sinh sẽ cho tất cả học trò, đứa nào cũng được nhìn vào sách mà đọc. Như vậy, hết ngay những đứa không thuộc bài.

    Nghĩ vậy cho nó đỡ phân ê mặt đấy thôi, chứ Sinh thừa hiểu rằng: đi học mà bài nào cũng nhìn vào sách như thế thì còn gọi là học bài thế nào được.

    Thực ra, đọc bài như kiểu cậu Quỳnh, thích thật. Lần nào cậu ấy cũng được tám điểm trở lên. Nom Quỳnh đứng đọc bài sao mà Sinh thèm thế. Cậu ta cừ thật đấy. Lúc đọc, hai mắt Quỳnh nhìn hơi chếch về phía bảng đen, hai tay buông tự nhiên như các chú bộ đội đứng ở tư thế nghỉ, nom rất chững chạc. Hễ gặp phải chỗ nào hơi quên, Quỳnh liền chớp mắt lia lịa. Chớp đến đâu, cậu ta nhớ ra đến đấy mới lạ chứ. Thật là chả bù cho Sinh. Lúc lên đọc bài, có hai cái tay, Sinh cũng không biết bỏ vào đâu. Một bận Sinh thọc tay vào túi quần, thầy giáo bắt bỏ ra. Chính vì cái tay ấy mà hôm đó Sinh không thuộc bài. Mặt mũi Sinh lúc ấy có gì là lạ đâu mà các bạn nhìn kỹ thế không biết. Đã vậy, các cậu ấy còn thì thà thì thào với nhau cái gì, làm Sinh càng thêm luống cuống.

    Vừa thẹn, vừa bực mình, Sinh đâm ra hăng hái. Sinh quyết tâm phải làm được như bạn Quỳnh. Bạn ấy học lớp một, mình cũng là học sinh lớp một, tại sao mình lại thua. Sinh thầm mong thầy giáo gọi Quỳnh đọc bài luôn để Sinh làm theo. Sinh còn để ý bắt chước Quỳnh rất nhiều thứ. Thấy Quỳnh mặc áo sơ-mi lúc nào cũng cho vào trong quần, Sinh cũng nhét áo vào quần. Thấy vở Quỳnh bọc giấy báo, Sinh cũng bắt chước. Hình như tất cả những việc làm ấy đều giúp cho Sinh học dễ thuộc bài và đọc giỏi chăng? Sinh cho rằng có thể như thế. Chỉ có cái này là Sinh không làm theo: Quỳnh hay khịt mũi và hay cáu gắt với bạn. Khịt mũi có gì là hay đâu. Mình không có bệnh thì việc quái gì phải khịt mũi cho nó khổ? Còn như cáu gắt với bạn thì sai quá là sai rồi, có hay ho gì mà bắt chước!

    °

    Về nhà, Sinh đóng kín tất cả cửa lại để tập đọc bài như Quỳnh đọc. Sinh giả làm thầy giáo, gọi:

    - "Em Sinh! Lên đọc bài".

    Sinh liền thưa:

    - "Dạ!" - y như thật rồi mang vở lên. Sinh đứng một lúc, làm đủ các động tác như Quỳnh làm. Tất cả mọi cái, Sinh theo đúng hết. Chỉ nguyên mỗi một điều này là Sinh chưa thực hiện được: hễ buông quyển sách giáo khoa ra là Sinh không thể nào đọc thêm được một câu nào. Sinh đành phải vùa nhìn sách, vừa đọc. Đọc như thế, mắt phải nhìn xuống chứ không nhìn lên như Quỳnh. Sinh chịu không thể nào học và đọc bài giống y như Quỳnh được. Cuối cùng, Sinh đành ngồi yên một chỗ, học đi học lại cho thật nhớ, thật thuộc. Có lẽ vì Sinh giả vờ đóng thầy giáo, rồi lại giả vờ đọc bài nên không thuộc chăng? Nếu thế thì cứ học thật là hơn. Tội quái gì mà giả vờ nữa nhỉ. Và, Sinh học thật, đọc to:

    "Lũy tre xanh xanh

    Làng tôi, làng anh

    Cùng giống nhau nhỉ..."

    Sinh đọc đi, đọc lại; đọc lại rồi đọc đi mãi. Tự nhiên Sinh nhớ dần, nhớ dần từng câu, cuối cùng thuộc hết cả bài mới lạ chứ. Bây giờ, chả cần phải giả vờ nữa. Sinh đặt quyển sách xuống bàn rồi đứng y như Quỳnh, đọc chẳng khác gì Quỳnh.

    A ha! Thế là thuộc rồi. Thuộc y như cậu Quỳnh ấy. Khoái quá.

    °

    Sáng hôm sau, khác hẳn với mọi lần, Sinh dậy sớm. Chưa đến sáu giờ, Sinh đã cắp sách đi học. Chiếc bánh sắn của mẹ cho, Sinh chưa kịp ăn. Sinh chạy thẳng đến nhà Hảo. Hảo còn đương lúi húi xếp sách vở, Sinh đã giục toáng lên:

    - Nhanh lên chứ cậu. Nhanh lên, tớ bảo cái này.

    Tuy chưa hiểu là cái gì, nhưng thấy Sinh có vẻ hí hửng, Hảo cũng vội vã chạy theo.

    Khi đã cùng nhau đi sóng đôi trên đường đến lớp, Sinh vung tay, hếch mũi về phía Hảo:

    - Hôm nay, tớ sẽ đọc bài cho cậu xem. Đọc y như cậu Quỳnh ấy.

    Hảo chưa hiểu là Sinh muốn nói gì, nên cứ mở tròn đôi mắt một mí ra, hỏi lại:

    - Cậu đọc bài í à?

    - Ừ.

    - Như cậu Quỳnh à?

    - Ừ... Ừ!

    - Sao lại như cậu Quỳnh?

    - À, đọc theo kiểu của cậu ấy mà!

    Nói rồi, Sinh đứng sững ngay lại, giúi cái cặp vào tay Hảo:

    - Cầm lấy, tớ đọc cho mà xem.

    Chẳng cần phải đợi Hảo có đồng ý hay không, Sinh đứng sang một bên đường, hai tay buông thõng, nắm chặt thành hai quả đấm, mắt ngước lên trời và "mở máy" luôn:

    "Lũy tre xanh.

    Lũy tre xanh xanh

    Làng tôi, làng anh..."

    Hảo ôm chặt lấy cả hai cái cặp, đứng nghe.

    Đọc xong, Sinh hất hàm hỏi Hảo:

    - Cậu xem, tớ có giống cậu Quỳnh không? Thuộc không?

    Hảo gật lia lịa:

    - Giống! Thuộc!

    Mồm nói thì nói, song Hảo vẫn chưa hiểu Sinh làm cái trò ấy để làm gì. Sinh phải nói rõ ý định của mình cho Hảo nghe. Bấy giờ Hảo mới toét miệng cười:

    - Hớ hớ!... Cậu tài nhỉ!

    Đến giờ vào lớp, Sinh chờ bài học thuộc lòng. Sinh thấp thỏm đợi thầy giáo gọi đến tên mình mà mãi vẫn chưa thấy thầy giáo gọi. Một bạn, hai bạn... sắp sửa ba bạn rồi. Bây giờ, thầy mà chuyển sang bài mới là hết đọc. Sinh sốt ruột quá. Hảo ngồi cạnh Sinh, khẽ hích tay, bảo:

    - Xung phong! Xung phong đi cậu!

    Ờ, có như thế mới được đọc đấy. Bạn thứ hai đọc xong, thầy giáo cho bảy điểm. Sinh cuống cả lên. Lại bị Hảo hích cho một cái nữa, Sinh đứng bật dậy:

    - Em... em ạ!

    Thầy giáo ngửng lên:

    - Em nào?... À Sinh, Sinh muốn đọc bài à?

    Sinh nói líu cả lưỡi:

    - Vâng... thưa thầy... Vâng, em ạ!

    Thầy giáo cho Sinh đọc. Sinh vớ ngay quyển Học tính. Thầy giáo khẽ nhắc:

    - Sinh cầm nhầm sách rồi. Mang vở lên chứ em.

    Sinh thẹn đỏ cả tai. Lúc đứng quay mặt về phía các bạn, tim Sinh đập thình thình. Sinh thọc luôn tay vào túi quần, sờ phải cái bánh sắn, Sinh vội rút tay ra. Không được cho tay vào túi cơ mà! Sinh toát cả mồ hôi, đứng ngay như phỗng. Thầy giáo lại khẽ nhắc:

    - Em Sinh bắt đầu đọc bài.

    Thế là Sinh đọc ngay. Đọc một hơi rất thuộc. Vừa đọc Sinh vừa nhìn Hảo. Cậu ta đưa tay lên mặt bàn vỗ hờ hờ ra vẻ hoan hô. Sinh phấn khởi, đọc càng dõng dạc.

    Thầy giáo cho Sinh chín điểm. Sinh sướng quá! Tí nữa thì Sinh nhảy cẫng lên. Có thế chứ!

    Đến giờ ra chơi, Sinh kéo tuột Hảo ra một chỗ, hỏi:

    - Tớ có giống... không cậu?

    Hảo lắc đầu, cười hì hì:

    - Chả giống. Hí hí... Nom cậu buồn cười lắm.

    Sinh đứng đực cả mặt ra.

    - Sao? Không giống thật à?

    - Ừ. Cậu vừa đọc vừa nghiêng bên này, nghiêng bên kia như các chị văn công đang hát ấy. Hí hí! Hay lắm cơ!

    Hảo cười, Sinh cũng cười theo. Mình đọc không giống cậu ấy mà cũng thuộc, lại được chín điểm nhỉ. Có lẽ cứ học thuộc bài đi, lúc ấy đứng kiểu nào cũng cứ là đọc một hơi không vấp chỗ nào. Sinh nghĩ bụng thế và thọc cả hai tay vào túi quần. Sinh ngạc nhiên lôi ra từ chiếc túi phía bên trái một cái cúc áo. Thì ra trong lúc đọc bài, Sinh đã rứt đứt cái cúc áo này lúc nào không biết. Tay kia, Sinh lôi cái bánh sắn ra. Chà, đói thật. Sinh bẻ cái bánh làm đôi, đưa cho Hảo một nửa:

    - Chén đi! Tớ quên. Hì hì... thế là tớ thuộc bài rồi!

    Chín điểm!

    5-1964


    Thăm cô giáo ốm

    Hôm nay cô giáo ốm. Thế là cả lớp phải nghỉ học. Cô giáo cũng ốm ư? Hương chưa nghĩ đến chuyện ấy bao giờ. Hương cứ tưởng chỉ có trẻ con mới ốm thôi. Hương và mấy bạn nữa, về nhà xin phép mẹ đi thăm cô giáo.

    Vừa đi đường, Hương vừa nghĩ về việc cô giáo ốm. Từ trước đến nay, Hương chỉ thấy cô đến thăm học sinh ốm, cô thăm cả Hương. Còn, đi thăm cô như thế này là lần đầu tiên. Em còn nhớ lúc em bị sốt, mẹ cứ phải ở bên em suốt ngày, suốt đêm. Cô giáo bây giờ, chắc cũng vậy.

    Thế mà không. Khi Hương và các bạn đến chơi, em mới biết là cô ở nhà có một mình. Cô đang ngủ. Các em học sinh thấy thế, đứng cả bên ngoài hiên, yên lặng, nhìn nhau. Hương mạnh dạn, rón rén bước tới bên cô, đứng ngay cạnh giường. Nhớ lúc mẹ áp tay lên trán em, Hương nhẹ nhàng đặt bàn tay nhỏ nhắn của mình lên trán cô. Cô giáo mở bừng mắt, cười mệt mỏi:

    - Em Hương đấy à?

    Hương chào cô và nói:

    - Cô sốt nóng đấy, cô ạ. Cô không được ra gió đâu.

    Cô giáo gật đầu.

    Cô ốm thật rồi. Hương quay ra bảo các bạn:

    - Cô đang ốm. Khe khẽ cho cô ngủ. Các cậu về đi.

    Còn lại một mình Hương, em không biết làm gì nữa, chỉ đứng nhìn cô. Cô giáo bảo em về. Em ngần ngừ mãi rồi mới chào cô, quay ra cửa. Sực nhớ tới những điều mẹ hay dặn em, và cả lúc cô giáo đến thăm em nữa, em quay trở vào, ngập ngừng:

    - Cô... cô chịu khó nằm yên cho chóng khỏi để...

    Em bỗng lúng túng. Với em thì là để đi học, đi chơi. Với cô giáo thì sao? Hương cúi đầu:

    - Để... để hết ốm cô ạ.

    Cô giáo bật cười, nói thêm:

    - Để đến lớp với các em...

    Hương nhoẻn cười. Có vậy mà em chẳng nghĩ ra.

    Trên đường về nhà, Hương cứ băn khoăn mãi. Ai nấu cháo cho cô ăn? Ai bóp trán cho cô khỏi nhức đầu? Ai nâng cô dậy? Ai cho cô uống thuốc?... Bước chân em cứ chậm dần, chậm dần lại. Rồi, em bỗng bước nhanh hơn. Em về xin phép mẹ đến trông nom cô giáo. Em sẽ dỗ cô uống thuốc. Em bóp trán cho cô. Em còn kể chuyện "Cây khế" cho cô nghe nữa cơ, cô sẽ rất là... chóng khỏi...
    Last edited by giavui; 06-23-2011 at 01:22 PM.

  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cây Bàng Không Rụng Lá




    Bếp lửa

    Gà gáy lần thứ nhất.

    Nhấp nháy những ông sao.

    Gà gáy lần thứ hai.

    Tàu cau im phăng phắc. Mặt ao phẳng lặng và ngọn tre cao vút mãi lên. Cả làng xóm vẫn còn yên giấc. Cô vạc ăn đêm bỗng thảng thốt giật mình nhảy vọt, vẫy đôi cánh nhẹ tênh.

    Gà chưa gáy lần thứ ba, bếp lửa đã bập bùng. Bầy gà liếp nhiếp. Lợn mẹ cọ ổ rơm. Tiếng bú chồm chộp của lũ lợn con nghe đến là ngon. Ngoài kia, tất cả vẫn còn chìm trong bóng tối.. Bà em đã dậy từ lúc nào. Bà đang ngồi bên bếp lửa. Lửa rơm thơm thơm. Nồi cơm sôi lọc bọc. Siêu nước reo ù ù.

    Gà gáy lần thứ ba.

    Con cá chuối ngoài ao đớp mồi đánh "bũm". Giấc ngủ em bé đang say.

    - Cù... cúc... cu... cù... cu... u... u...

    Phành phạch đôi cánh vỗ, con gà trống đòi mở cửa.

    Bà em nhai một miếng trầu. Mẹ gỡ tóc, chải đầu bên gốc mít, rồi mẹ xắn ống quần sửa soạn quang gánh đến sân kho.

    Chỉ riêng em vẫn ngủ, giấc mơ yên lành.

    Em ú ớ trở mình vì tiếng gà gióng giả. Ở phía mặt trời mọc, ửng lên một vừng hồng rực rõ.

    Con liếu tiếu ngó nghiêng. Bà vẫn ngồi bên bếp. Nồi cám đã ùng ục. Con lợn sề hực hực đòi ăn. Mấy chú ốc bươu giật mình bởi gáo nước của mẹ múc, lừng lững chìm xuống đáy bể. Cái lá cây nom đã rõ hơn.

    Em còn ngủ ngon...

    Gà gáy lần thứ tư. Bà khẽ đẩy cánh cửa bước vào nhà. Bà đi không cần nhìn, mà cũng chưa nhìn thấy gì được. Bà gọi:

    - Dậy đi học, con ơi!

    Bà gọi cháu bà là con. Hai mươi năm trước bà đã gọi bố em như thế. Bây giờ, đến lượt em.

    °

    Cho đến tận bây giờ, chưa có đêm nào em được trông thấy con ốc bươu uống sương đêm. Chưa một lần em nghe tiếng vạc bay và ngắm bầu trời tinh mơ có những ông sao nhấp nháy. Chỉ biết khi em vừa thức giấc, nhà đã sạch, cơm đã chín và chị lợn sề đang ủn ỉn giữa đàn con no tròn như những cái trống cơm...

    °

    Hôm nay bà ốm.

    Em hơ lá khoai môn đắp trán cho bà. Bà quài tay đấm lưng. Bà đau lưng nữa đấy.

    Hôm sau.

    Gà gáy lần thứ nhất.

    Nhấp nháy những ông sao.

    Gà gáy lần thứ hai.

    Tàu cau im phăng phắc. Mặt ao lặng lẽ. Mẹ đã trở dậy. Gà chưa gáy lần thứ ba, bếp lửa đã bập bùng... Mẹ ngồi ngay chỗ bà vẫn ngồi mọi sớm.

    Tự nhiên hôm ấy, em nghe thấy tiếng gà:

    - Cù... cúc... cu... cù... cu... u... u...

    Em liền tỉnh giấc. Con liếu tiếu véo von. Con gà trống lục tục đòi mở cửa chuồng. Mẹ em đã ra đồng. Bà em chưa khỏi. Chắc là bà vẫn đau lưng.

    Em trở dậy, mới rõ nhà chưa quét. Nồi cám lợn đầy nguyên. Con lợn sề hực hực. Đàn gà con liếp nhiếp.

    Em lúi húi làm dần từng việc: quét nhà, rửa mặt, thả gà, cho lợn ăn... thì vừa lúc mặt trời lên chói lọi.

    Cứ như bà em không ốm, thì ngay từ lúc em còn ngủ, mọi việc đã xong xuôi.

    Bà ơi! Bà dậy sớm biết bao nhiêu ngày như thế? Em hỏi bà, bà bảo bà không sao nhớ được.

    Chắc cái bếp lửa nó biết. Nhưng bếp lửa này hễ vắng người là nó nguội tanh nguội ngắt. Bà em ốm, mẹ em mà không nhóm nó lên, sẽ chẳng bao giờ có được ánh lửa rơm thơm thơm thơm thơm...


    Choai và Vá

    Cùng sống với đàn gà, vịt, ngan, ngỗng trong sân nhà, có chú gà Choai và cậu chó con Vá. Vá chẳng được nhận cái tên Cún hay Mực, vì cậu ta có bộ lông do nhiều mảng màu sắc khác nhau chắp lại. Mặc dù đã có cả râu lẫn ria, Vá ta vẫn chỉ là cậu chó con. Cứ nghe cái tiếng ư ử và giọng sủa nhanh nhách thì biết. Vá đã nhớn nhao gì đâu? Còn, chú gà Choai kia, dẫu đã biết xù lông cổ, nhướn lên nhướn xuống, tròn mắt, dỏng mào, phẩy cánh phành phạch, nhưng rồi cũng chỉ gáy lên được một hồi "kéc-kè-ke" đứt quãng. Vậy thì làm sao nhận được ta đây gà trống? Oai lắm cũng vẫn còn phải đèo thêm cái tiếng: choai - trống choai.

    Chả hiểu tại sao, Vá cứ hay trêu Choai. Nhìn cái điệu bộ khuỳnh khuỳnh và nghe tiếng gáy của Choai, Vá thấy ngứa ngáy, muốn đùa. Giọng Choai nghe như tiếng hát của một cu cậu đã khàn lại còn hay làm điệu.

    Một lần, Choai vừa đi qua mũi Vá, Vá tợp luôn. Choai hốt hoảng nhảy đại lên, giật bắn cả người. Vá đã rứt đứt của Choai hai cái lông đuôi. Choai chúi đầu chúi mỏ chạy biệt vào trong vườn. Vá tinh quái nhằn nhằn túm lông đuôi của Choai rồi thè lưỡi, liếm mép, ngồi ật cổ ra. Cái thằng vậy mà nhát. Vá nghĩ thế. Lát sau, Vá đã chán nhằn lông đuôi Choai. Vui chẳng ra vui. Buồn cũng không buồn. Vá ngủng nghỉnh một mình. Đùa một tí mà nó cũng mất vía thế, chán thật.

    Chả cứ gì Choai. Vịt, Mèo, Ngan... đứa nào cũng bị Vá đùa cho một keo như thế. Thành thử bây giờ, Vá ta đành thẩn thơ, thơ thẩn một mình.

    Thấy cái chày giã bèo đứng dựa gốc mít, nom hay hay, Vá ngoáy tít đuôi xông tới. Thoạt tiên, Vá nhảy nhót, ướm:

    - Đằng ấy đấy hả?

    Chày im lặng.

    Vá nhăn nhỏ nhe răng:

    - Khinh người thế?

    Chày chẳng nói chẳng rằng. Vá bực mình xông ngay vào. Cái chày đứng không yên, mới phang cho Vá một đòn tưởng gãy lưng. Vá đau quá, vừa kêu vừa lết vào xó hè nằm rên ư ử...

    Còn Choai, từ lúc bị Vá đùa nhả, mãi mới trở về sân. Choai lững thững bước ngay tới chỗ Vá nằm. Thoạt nghe tiếng Vá rên rẩm, Choai hốt quá. Nhỡ nó lại tợp cho mình một miếng nữa thì nguy, đến trụi đuôi. Choai liền đứng choãi chân theo kiểu dễ đi giật lùi nhất, nhướn cổ ra, phập phồng cái họng. "Á à, đằng ấy định xỏ tớ như lúc nãy chứ gì? Đừng hòng". Đoạn, Choai co chân giật lùi, khẽ "ắc - ắc". Nhưng kìa, sao đằng ấy lại nằm rũ ra thế? Hai con mắt mới chán chứ, lờ đà lờ đờ. Lại còn thè lưỡi, nhỏ dãi ra. Choai nghiêng ngó. Khéo mà cậu ta bị ốm. Choai hỏi thầm: "Ốm hả?". Sao ốm nhanh vậy? Choai nhướn mỏ, ngó ngó. Đằng ấy ốm thật rồi cũng nên. Choai bước tới gần hơn, thân mật:

    - Đằng ấy có đói không?

    Vá chớp mắt. Choai gật gật, tóc tóc theo kiểu gà mẹ gọi gà con rồi vội vã chạy đi.

    Nằm tại chỗ, Vá lo lắng. Không khéo thằng Choai này nó sẽ đánh để trả thù mình đớp nó. Kìa, Choai đã tốc tới. Thoáng thấy mấy hạt thóc rơi ở gần chỗ Vá nằm, Choai chúi mỏ chạy tới. Vá giật thót người, nhắm mắt nghĩ: "Ừ, bây giờ thì mày cứ việc mổ tao đi". Vá chờ một lúc, một lúc nữa, chẳng thấy gì. Vá he hé nhìn. Ơ, thằng Choai nó đang "tục tục" bập bập hạt thóc. Ra, nó bảo Vá chén đi đấy. Ôi, cái thằng cu Choai này. Vá nhắm nghiền mắt lại. Từ khóe mắt Vá lăn ra hai giọt nước trong vắt. Choai ngẩn ngơ, đánh rơi hạt thóc.

    - Ơ!.... Ơ, cái cậu này...

    Bồ nông có hiếu

    Thế là chỉ còn có hai mẹ con bồ nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Từ thuở xa xưa, họ hàng nhà bồ nông không chịu nổi giá rét và nóng nực. Rét còn tạm, chứ nắng quá, bồ nông ngại lắm.

    Phải năm trời hạn, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi cứ như bị đổ nghiêng, cả một vòm xanh ngắt rớt mãi ánh nắng chói chang xuống, khiến cho mọi nhà bồ nông hốt hoảng gọi nhau rời phương Nam lên phương Bắc. Có hai mẹ con chú bồ nông kia chẳng may bị nạn. Trên đường đi, bồ nông mẹ bị nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai tre, suýt nữa gãy cánh. Bồ nông con dìu mẹ ẩn vào trong một hốc cây, chờ cho mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác bồ nông khác cùng đi cũng đứng lại giúp đỡ một tay.

    Một ngày, rồi hai ngày, bồ nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Mà, ngoài kia, trời cứ hầm hập như nung. Như thế này, không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác bồ nông hàng xóm cần phải đuổi theo bầy con thơ dại, bác gọi chú bồ nông bé bỏng nọ lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết trong khi săn sóc mẹ. Bồ nông con vâng dạ, ghi lòng. Từ buổi ấy, bồ nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú bồ nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng như dài thêm ra vì lặn lội.

    Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn sâm sấp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú bồ nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.

    Hun hút đêm sâu, mênh mông ruộng vắng, chỉ nghe tiếng khua chạm cỏ khô dưới chân mình, chú bồ nông vừa sợ, vừa lo. Có đêm đi tới canh một, canh hai, vẫn chẳng xúc được gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.

    Dạo anh em nhà bồ nông còn bé, mẹ còm cõm lặn lội nuôi cả đàn con đến rạc người. Mỗi bận trở về nhà, mẹ há mỏ ra cho các con ăn no, mà bụng mẹ vẫn cứ cồn lên. Các con càng lớn, mẹ càng vất vả. Bữa bữa nuôi con, mẹ chỉ lo con đói. Giờ đây, khi đã biết nghĩ, chú bồ nông mới hiểu rằng trong những bữa ăn ấy, đàn con của mẹ chỉ thấy ngon lành. Còn mẹ, có khác nào mẹ đã rút cả ruột gan ra để nuôi con. Cứ nghĩ tới điều đó, bồ nông lại thấy mình mạnh dạn, khỏe khoắn hơn lên. Và, không một lần nào đi kiếm mồi mà bồ nông chịu trở về không.

    Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú bồ nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu.

    Tới mùa đông, đàn bồ nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú bồ nông nuôi mẹ ốm cũng phải kêu lên. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống hệt cái túi.

    Lòng hiếu thảo của chú bồ nông đã làm cho các chú bồ nông khác cảm phục và noi theo.

    Ngày nay, như chúng ta đã biết đấy, chú bồ nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá; vừa là kỷ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan...

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cây cột mốc và con ngựa

    Giữa trưa, đường vắng. Nghe xa xa có tiếng vó ngựa khua giòn. Kìa, một chiếc xe chở hàng chạy tênh tênh trên đường nhựa. Chiếc xe lắp bánh ô-tô lăn êm ru. Thế lại càng làm cho tiếng móng sắt gõ vang trưa vắng. Nắng tinh quái cưỡi lên lưng chú Ngựa mà đốt. Nóng râm ran, toát cả mồ hôi. Chú Ngựa ngửng đầu nhìn con đường dài hun hút...

    - Pập pập pập! Pập pập pập!

    Sao mà thèm, mà mong được chạy trên con đường cát mịn quá. Lần nào cũng thế, chú Ngựa lúc đi, chỉ mong chóng hết chặng đường đá. Khi về, chú ta ước ao cho đoạn đường cát mịn dài ra...

    Chú Ngựa gật gật cái đầu mỗi lúc một nhanh, chẳng còn mấy nữa sẽ tới ngã ba, nơi rẽ sang vệt đường mịn cát. Chú ta sẽ được nghỉ, cho đỡ rát móng. Chặng nghỉ này không lâu nhưng thú vị.

    - Phì!

    Chú Ngựa hào hứng nghĩ: "Mình lại tiếp tục cho cái anh chàng Cột Mốc đứng ở chỗ nghỉ chân kia một mẻ mới được. Lần trước, nói chưa xong câu chuyện thì đã phải lên đường rồi".

    - Pập pập pập! Pập pập pập!

    Ngã ba kia rồi! Chú Ngựa nghển cổ, tung vó lao nhanh hơn. Rẽ, rẽ này! Ôi, khoái quá. Chỉ một thôi nữa là được nghỉ.

    Xe dừng ngay bên cạnh cây Cột Mốc. Bác đánh xe thong thả quấn vài vòng dây cương vào gốc cây bàng ba tầng lá cho Ngựa đứng. Mát quá!

    Nhá xong lưng bị ngô, Ngựa mới bắt đầu vào chuyện.

    Bao giờ cũng vậy, với ai cũng thế, Cột Mốc luôn luôn là một người hiền lành, ít nói. Ngựa vẫy tai, khiêu khích:

    - Từ hôm nọ đến hôm nay, đằng ấy đi được những đâu rồi?

    Cột Mốc không trả lời.

    Ngựa có vẻ khoái vì đối thủ im tiếng:

    - Ừ, đằng ấy biết điều mà chịu thôi đi, thế là phải. Làm sao mà đằng ấy hiểu được sự đời bằng tớ cơ chứ. Một đằng, có những bốn chân, đã từng đi khắp chốn khắp nơi, trên rừng, dưới biển, thành phố, nông thôn... đâu đâu cũng có mặt. Một đằng, cẳng một chiếc, suốt tháng quanh năm cắm chặt tại chỗ... Đằng ấy chịu thua tớ rồi chứ?

    Cột Mốc vẫn chưa nói gì. Ngay từ lúc nghe thấy tiếng vó khua từ xa, Cột Mốc đã biết mình sắp sửa phải giáp mặt với cái anh chàng Ngựa háu đá ấy rồi. Thằng cha đi khỏe, chạy tài thật. Nhờ vậy Ngựa biết được rất nhiều chuyện lạ, điều hay. Cột Mốc cũng muốn được như Ngựa lắm. Nhưng, công việc của Cột Mốc là ở chỗ này, làm cột tiêu báo cho mọi người, mọi xe chạy qua khỏi bị tai nạn.

    Ai có việc của người nấy chứ.

    Đợi cho Ngựa nói xong, Cột Mốc mới thủng thẳng:

    - Tớ có nhận là tớ giỏi giang hơn cậu bao giờ đâu. Cậu được đi xa nên biết rộng, hiểu nhiều. Còn tớ, tớ phải đứng im một chỗ, tớ cũng có điều hiểu biết mà cậu không thể có được.

    Ngựa nghe mà khó tin:

    - Điều gì, cậu nói thử xem nào?

    - Chẳng hạn như thế này: trước cậu, ai đã đi qua đây? Khi cậu đi rồi, ai sẽ tới? Ngày mai, lúc cậu chưa quay trở lại, cậu có biết chuyện gì sẽ xảy ra quanh nơi tớ đứng không?

    Ngựa ta bí quá, nói liều:

    - À, điều đó thì tớ không thèm biết!

    Cột Mốc cười:

    - Ấy, cậu đừng cáu. Nếu cậu muốn biết, tớ sẽ kể cho cậu nghe. Với tớ, cũng như thế đấy. Tớ chỉ có thể hỏi cậu, tớ mới rõ được những miền xa mà tớ không được đi.

    Ngựa vùng vằng:

    - Tớ không thèm hỏi và cũng không thèm kể cho cậu nghe.

    Cột Mốc vẫn ôn tồn:

    - Cậu lại nhầm rồi. Mình và cậu, đứa nọ vẫn cứ phải nhờ vào đứa kia thì mới có thêm được cho mình những điều hay, điều tốt.

    Ngựa văng liều:

    - Tớ không thèm!

    Và ức quá, Ngựa chỉ muốn đá cho Cột Mốc một cái. Được, đã thế thì... Ngựa chờ lúc bác đánh xe ra hiệu tiếp tục lên đường, Ngựa cố ý bước chệnh choạng, kéo sát thành xe kích vào Cột Mốc. Cột Mốc ngã lăn chiêng và chỉ kịp nói:

    - Cậu ấy lại nhầm nữa rồi!

    °

    Hai hôm sau, chú Ngựa kéo xe trở về đúng ngay phải buổi xấu trời. Xe đang bon trên đường cát mịn thì gặp cơn giông. Mà trời lại bắt đầu tối. Gió thổi, cát bay mù mịt. Cả bác đánh xe lẫn chú Ngựa đều không ngửng đầu lên được. Họ vừa đi vừa cúi gục xuống, cố nhìn cây cối mọc hai bên đường cho khỏi chệch xe. Tới quãng hết cây cối, họ phải trông vào những cây Cột Mốc đứng chỉ đường. Chú Ngựa dò dẫm, bước từng bước dè dặt. Gió, cát vẫn thốc lên. Bỗng, chiếc xe thụt hẫng xuống một cái, chổng ngược càng. Ngựa giật mình hí vang. Bác đánh xe nhảy phắt xuống, kêu:

    - Thôi! Sa xuống bãi cát rồi!

    Vừa nói, bác vừa cố sức bắt bánh xe. Nhưng, không được. Chiếc xe bị trượt, đã quay ngang, càng lún xuống sâu hơn. Bác đánh xe đi quanh một vòng rồi lẩm bẩm:

    - Quái, đứa nào lại nhổ cái Cột Mốc ở đây đem đi đâu thế?

    Chú Ngựa giật mình nhớ ra và nín thinh.

    Đành phải dỡ hàng trên xe xuống cho nhẹ rồi mới bắt bánh lên được. Trong lúc loay hoay khuân vác, bác đánh xe đá phải cây Cột Mốc. Bác nhấc cây Cột Mốc lên, cắm trả vào chỗ cũ. Tới lúc cả người lẫn xe ra được mặt đường thì Ngựa đã sùi cả bọt mép.

    Thấy Ngựa lử khử bước qua, Cột Mốc đã định nói cho một câu. Song, khi nghe tiếng thở hồng hộc của Ngựa, Cột Mốc thương tình không nói nữa.

    Cái cúc màu xanh

    U! Mà tại sao thế nhỉ?" Bé Thu Hương lạ quá đi thôi. Bạn Hà ở lớp hát hay. Bạn Nga học giỏi nhất. Bạn Quỳnh làm tổ trưởng tổ 3. Bạn Lễ thì múa dẻo. Chị Trang của em đã học tới lớp 10. Chỉ có Thu Hương là Thu Hương thôi, chán quá!

    Bé phụng phịu với mẹ:

    - Mẹ ơi, mẹ gọi con là Hà, là Lễ đi!

    Mẹ lạ quá. Lạ không kém gì Hương.

    - Tên là Hương, đẹp con ạ.

    - Con chả thích đẹp.

    Mẹ ngạc nhiên:

    - Thế con thích gì nào?

    - Con thích được cô giáo khen như cái Hà. Con thích học giỏi, cái Nga nó nhất lớp đấy. Mẹ chẳng gọi con là Nga.

    Giờ thì mẹ hiểu rồi, nhưng biết làm thế nào bây giờ? Mẹ chỉ bảo:

    - Thì con cứ học chăm và cứ ngoan đi.

    - Không. Con không thích tên là Hương nữa đâu!

    Mẹ chịu. Mẹ chịu thật. May quá, có bà. Bà vẫy em lại:

    - Ra bà cho cái này.

    Hương ngoẹo đầu:

    - Cháu chả thích cái này!

    Bà thủ thỉ như kể chuyện cổ tích:

    - Cái này tài lắm cơ. Bà bảo thật đấy. Nó sẽ cho con được khen, được nhất lớp và như chị Trang kia.

    Bà vừa nói xong, Hương sán ngay đến. Bà nhấc thúng khâu, lục tìm trong túi đựng cúc, lấy ra một chiếc xinh xinh. A! Cái cúc nhựa màu xanh long la long lanh.

    - Bà khâu cho con cái cúc này vào hàng khuy. Ai trông thấy cũng phải khen, phải thích.

    Thu Hương tươi như hoa.

    Sáng hôm sau, khi tới lớp, bạn nào trông thấy cái cúc của Thu Hương cũng xuýt xoa là đẹp. Buổi học ấy, bạn Hằng thuộc bài nhất, bạn Lan sạch sẽ nhất.

    Hương về bắt đền bà:

    - Cháu chán cái cúc màu xanh lắm.

    Bà nhặt mấy vụn rơm trên tóc cháu, thì thầm:

    - Đừng. Tại cháu cứ hay chạy đấy - chạy lắm, bị ngã, cái cúc xinh nó xấu đi, làm cháu không được khen.

    Bé Hương không chạy nữa. Không chạy thì không ngã, không bẩn quần áo, không lấm tay. Mười ngón tay xinh xinh cứ đỏ hồng hồng, cô giáo khen hai bàn tay Thu Hương sạch, đẹp nhất.

    Hương vui lắm, giục bà:

    - Bà ơi! Bà bảo cái cúc cho cháu nhất lớp đi.

    Bà xoa xoa cái cúc trên áo cháu:

    - Cái cúc nó bảo cháu đừng quay đi quay lại, đừng nói chuyện trong khi cô giáo giảng bài, đừng đánh dây mực ra vở...

    Bé Hương làm theo mà vẫn chưa được nhất lớp:

    - Bà ơi! Lâu quá bà ạ!

    Bà nhìn áo bé:

    - Tại cháu mặc cái áo không có cúc xanh đấy!

    À, thảo nào. Chiếc áo ấy giặt, chưa khô. Bà lại tìm trong thúng khâu, lấy thêm mấy chiếc cúc nữa, khâu vào tất cả mọi chiếc áo của em, mỗi cái một chiếc cúc màu xanh. Bà dặn thêm:

    - Cái cúc nó bảo cháu đừng có nhăn mặt với bạn, đừng "mày tao", cãi nhau chí chóe, thì mới là học sinh ngoan...

    Cái cúc xanh nó tài ghê cơ. Bé Thu Hương làm gì nó cũng biết. Nó bảo cái gì cũng đúng. Đến là yêu...

    Một hôm, là hôm rất lâu sau nhiều ngày có cái cúc xanh trên áo, bé Thu Hương đi học về, reo ầm lên từ ngoài cổng:

    - Bà ơi! Bà ơi!...

    Bà vội vàng bước ra.

    - Bà ơi! Cháu cứ tên là Hương cơ, bà ạ!

    Bà ôm choàng lấy bé:

    - Sao? Sao? Cháu kể bà nghe!

    Thu Hương vừa nói, vừa thở:

    - Bà ạ, cô giáo cháu bảo em Thu Hương dạo này ngoan... em Thu Hương thuộc bài nhất... em Thu Hương sạch sẽ nhiều... em Thu Hương...

    Mắt cháu long lanh, mắt bà chớp chớp. Bà nựng:

    - Ừ! Ừ... cái cúc ngoan ngoan của bà...

    Bé cười chúm chím:

    - Cái cúc ngoan ngoan của cháu chứ!

    - Ừ... cái cúc ngoan ngoan...

    Trò chơi của bố

    Bố sắp bắt đầu rồi đấy! Bố luôn luôn có những ngạc nhiên dành cho con gái bố. Vào lúc không bận bịu gì, hai bố con ngồi chơi với nhau như đôi bận cùng tuổi.

    - Mời "bác" xơi! - Hường đưa cái chén nhựa to bằng đầu ngón tay giữa của bố, cho bố.

    Bố đỡ lấy và đỡ bằng hai tay hẳn hoi, nói như thật:

    - Xin "bác" - Mời "bác" xơi.

    - "Bác" xơi nữa không ạ? - Hường tiếp.

    - Cảm ơn "bác", "tôi" đủ rồi... - Bố nói.

    Đoạn hai bố con cùng phá lên cười.

    Mẹ tủm tỉm nguýt bố:

    - Cứ như trẻ con ấy.

    Bố ôm lấy Hường, nhấc bổng em lên:

    - Bố con ta "bánh đa bánh đúc" con nhỉ!

    Hường rúc rích chúi vào ngực bố. Yêu bố ghê...

    Bố có rất nhiều việc phải làm, mà hình như bố không lẫn, không quên, kể cả những trò chơi...

    Như hôm nay, hai bố con lại chơi "ăn cỗ".

    - "Bác" ăn gì nào? - Hường hỏi.

    Bố dịu dàng:

    - "Bác" phải hỏi "tôi" là "tôi" xơi gì chứ?

    - Vâng ạ. "Bác" xơi gì ạ?

    - Dạ, "bác" cho tôi bát bún mì!

    Hường dừng tay lau "bát đĩa".

    - Không có món nào như thế đâu ạ.

    - À! Vâng "tôi" nhâm, cảm ơn "bác"...

    Lát sau, hai bố con đổi cho nhau.

    Bố hỏi:

    - "Bác" xơi gì ạ?

    - Dạ, xin "bác" bát mì bún.

    - Món ấy không có đâu ạ.

    - "Bác" cho miến vậy.

    - Mời "bác".

    Hường đưa tay ra cầm lấy cái chén nhựa.

    - Ấy "bác" phải đỡ bằng hai tay. "Tôi" đưa cho "bác" bằng hai tay cơ mà...

    Mẹ nhìn hai bố con, lần này mẹ không nguýt bố và cũng không tủm tỉm.

    Năm nay, bố đi xa, bé ở nhà với mẹ.

    Đến bữa cơm, mẹ để bé xới cơm cho mẹ. Cứ nhìn hai bàn tay của Hường lễ phép bưng bát cơm lên, mẹ lại nhớ đến hai bố con chơi với nhau. Bé Hường chẳng biết được đâu. Cũng như bé làm sao đoán biết được ngay trong trò chơi ấy, bố đã dạy con một nết ngoan.

    Và mẹ viết thư cho bố, kể: "Em đã biết chơi với con như anh".

    Buồn cười thật, thế mà mẹ cũng khoe!

  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cái kẹo và con cánh cam

    Bài văn của lớp một chỉ là nhiều câu trả lời nối liền nhau. Chẳng hạn như "bài" này: "Khi đi học em mang theo những gì?".

    Trung xoay xoay cái quản bút rồi trở ngược, gõ gõ xuống mặt bàn. Một giọt mực bắn ra. May quá, nó lại rơi xuống tay.

    Đi học, mang theo túi, sách, vở, bút, mực, thước kẻ, phấn, bảng tay, giẻ lau... chứ gì? Nhưng, Trung còn mang theo hôm thì cái kẹo, hôm thì cái bánh quy và con cánh cam nữa cơ? Cô giáo không biết đâu. Em cũng chẳng cho ai nhìn thấy hết. Thế có "cho" kẹo và cánh cam "vào" câu hỏi không? À, câu trả lời chứ?

    Chú bé tì tay vào má, nhìn vơ vẩn, tưởng không làm gì mà hóa ra đang nghĩ đấy.

    Không, phải viết chứ. Không viết là nói dối. Mình đã mang theo cái gì thì viết tất. Trung thêm câu này: "Em còn mang kẹo và con cánh cam nữa ạ". Có cần "ạ" không nhỉ? Mình tự trả lời cơ mà. Thôi, bỏ "ạ" đi.

    Lúc trả bài, Trung được hẳn 8 điểm, nhất lớp. Cô giáo khen: "Bài em Trung có ý mới. Nhưng kẹo thì nên ăn ở ngoài sân và con cánh cam thì để ở nhà".

    Lần sau, Trung để con cánh cam ở nhà thật, nhưng bài văn mới lại không cần nói đến con cánh cam nữa. Bài văn này, chắc chắn vẫn hay.

    Con cóc

    Con cóc ấy, chỉ là con cóc thôi, nhưng mà da nó vàng, ông nội bảo, đấy là con cóc vàng chứ không phải con cóc đen.

    Bé Lê theo bà lên ở với ông nội được mấy hôm thì trông thấy con cóc ấy.

    Buổi sáng, bé dậy đánh răng rửa mặt chưa xong, con cóc đã từ đâu không biết, nhảy bồm bộp qua sân, vào nhà.

    Buổi tối, bé còn đang múc nước trong vại để rửa mặt mũi chân tay, con cóc lại từ trong nhà nhảy ra. "Nhà" của cóc ở tận dưới gầm giường cơ. Lạ lắm. Bé Lê mới hỏi ông:

    - Ông ơi! Con cóc nó đi đâu về thế?

    Ông bảo:

    - Nó đi làm việc về đấy cháu ạ.

    - Việc gì hở ông?

    - Việc bắt lũ sâu bọ làm hại cây cối.

    Khi con cóc nhảy ra, bé hỏi:

    - Ông ơi! Tối rồi, con cóc nó còn đi đâu thế?

    - Nó đi làm việc đấy cháu ạ.

    - Việc gì hở ông? À, cháu nhớ rồi. Thế bao giờ nó mới về ạ?

    - Đến sớm mai.

    Vậy thì con cóc nó không được ngủ. Thương con cóc quá. Thế mà nó chẳng nói cho ai biết.

    Sáng hôm sau, con cóc nhảy về, bé đứng tránh cho con cóc đi.

    Con cóc ấy, là con cóc thôi, nhưng mà nó hiền lành, chăm chỉ và có ích.

    Ai giống mẹ

    Tất cả các cô bé hiện đang sống trên trái đất này, ai nấy đều có mẹ.

    Và, tất cả các bà mẹ đều yêu thương con mình. Con rét thì mẹ lạnh. Con ngã thì mẹ đau. Con đói, ruột gan mẹ cồn cào. Con ngoan, mặt mẹ nở hoa. Con hư, lòng mẹ rầu rĩ...

    Chả thế mà ngay cả con chim non cũng biết nghe, biết nhận ra tiếng kêu của chim mẹ để bay theo.

    Sung sướng biết bao nhiêu nếu mình giống mẹ.

    Có ba cô bé ở cạnh nhà nhau, khoe nhau, đố nhau, đứa nào giống mẹ nhất.

    Cô bé thứ nhất kể:

    - Mắt mình này, miệng mình này, rồi chân tay, cả tóc mình nữa, giống mợ mình nhất.

    - Tớ cũng thế, nhưng tớ còn hơn cậu cơ. Áo tớ có hoa y như áo của mẹ tớ là một. Tớ cũng có vòng đeo ở tai như mẹ tớ là hai. Mẹ tớ còn bảo sẽ uốn tóc tớ y như mẹ tớ là ba... ấy.

    Cô bé thứ ba má bụ mắt tròn suốt từ nãy đến giờ chỉ đứng nghe các bạn nói. Em cũng muốn khoe lắm, nhưng chẳng thế nào hơn những điều mà các bạn ấy đã kể đâu. Vì rằng thỉnh thoảng mẹ em lại cứ khen em giống bố cơ. Thế là chịu thua hai bạn ấy.

    Sau lúc gặp nhau, ba cô bạn ai lại về nhà nấy. Cô thứ nhất nhớ ngay là bụng mình đang đói. Cô thứ hai chỉ mong mẹ chóng về để còn đi uốn tóc. Cô thứ ba thấy đôi dép của em bé vương dưới gầm giường bố. Em bỗng ngần ngừ. Không, dép của em bé, mẹ để ở góc nhà cho em cơ. Cô bé liền đặt lại đôi dép y như mẹ vẫn làm. Rồi, em nghển cổ nhìn ra dây phơi xem quần áo khô chưa, có cái nào bị rơi không. Mẹ hay "thế" lắm.

    Chợt thấy bóng mình trong gương. Em đưa tay lên vuốt tóc, y như mẹ lúc soi gương... Cô bé trong gương ấy đang cười. Mặt gương long lanh như muốn nói:

    - Cô bé ơi! Chính cô là cô bé giống mẹ nhất!

    Chú bé và ông già nhặt đá

    Ngôi nhà ấy xây xong từ bao giờ - ngày nào, tuần nào của tháng nào năm ngoái - không mấy ai biết rõ hay nhớ rõ. Lớp vôi quét chưa khô, đã có người đến ở. Ai biết căn hộ nấy. Vì rằng, kiểu "lắp ghép" mới này rất tiện. Đun, nấu, tắm, giặt, ăn uống, ngủ, làm việc, không cần phải mở cửa ra đến hiên. Nhà lại những năm tầng. Thế cho nên, cứ ô cửa nào có ánh đèn vào ban đêm, có dây phơi hay xe đạp dựa ngoài hiên lúc ban ngày, là căn hộ ấy đã được "chiếm lĩnh". Tụi trẻ con gọi vui như thế.

    Khu tập thể này mới quá. Mới đến nỗi ai ở bên cạnh nhà mình, nhiều người vẫn chưa biết. Có khi chưa cần biết vội. Chỉ có lũ trẻ là không chịu thế. Chúng tìm nhau rất nhanh. Càng bé càng nhanh. Bé quá mới chịu.

    Hôm nay, ngôi nhà số 1 ấy không còn trống một buồng nào và nó đã có một cái tên thật hấp dẫn: "Chiến hạm số 1". Rất tiếc là cái nhóm thủy thủ tí hon ấy mới còn ở quân số của một A (tiểu đội). Dù sao, chiến hạm cũng đã ra đời và cái nhóm thủy thủ ấy ngày nào cũng gặp nhau. Chú bé có vẻ là người chỉ huy, tên là Ngọc, là con nhà ai, cũng chỉ bọn trẻ con mới biết.

    Nơi quần tụ của chúng là bãi đất trước căn nhà. Lổn nhổn, lõng bõng, lép nhép, gọi là mặt bằng. Băng qua cái bãi ấy, sẽ tới một hồ nước. Hồ khá rộng. Trời nắng, không có chuyện gì xảy ra; trời mưa, khối người ngã. Ai bảo ra hồ! Cái chuyện vặt ấy, có gì là lạ.

    Một hôm, có hai đứa bé cãi nhau, rồi choảng nhau. Thoạt đầu là cú đấm. Sau, là cục đá nhặt ngay dưới chân.

    Một hôm nữa, có chú bé con lên ba, nhà bỏ sểnh, chạy ra chơi, vấp ngã, trán lồi ra một cục to gần bằng cục đá vấp phải.

    Chuyện, trẻ con thì biết đâu mà lo!

    Rồi, một hôm, chú bé Ngọc phát hiện ra một chuyện ngồ ngộ. Ấy là một ông già nào đó, không biết ở căn hộ nào, cứ lúc chú ta đi học, thì ngồi lọm cọm nhặt đá vào cái chậu men thủng rồi bê đổ vào một chỗ. Giá một vài lần, chú ta cũng quên, cũng chẳng để ý. Đằng này, có đến cả tháng trời như thế. Chú ta thấy hay hay. Ông già tóc bạc phơ ấy định trồng rau? Các cụ già hay thế lắm. Nhưng nội quy ở đây không cho ai trồng rau ở sân. Vả lại, ô-tô của công trường còn chạy đi chạy lại luôn xoành xoạch. Vì tò mò, chú bé để ý, theo dõi và biết đấy là ông già về hưu của một trường học. Ông không phải là giáo viên - vì ông làm hiệu phó. Thế đấy, các ông già về nghỉ, chắc là buồn, nên đi nhặt đá... chơi cho nó đỡ buồn!

    Lập tức, Ngọc ta tặng luôn cho ông già ấy cái tên "ông già nhặt đá".

    Kỳ lạ, ông già còn nhặt những hòn đẹp, chôn xuống đất, vạch thành một vệt như đường kẻ ở sân đá bóng, cách bờ hồ nước chừng năm mét. Ngọc nghĩ: "Chắc ông già định đánh dấu để sau này trồng cỏ".

    Chừng như khám phá hết bí mật cái công việc lọm cọm của ông già, chú bé liền quên đi.

    Mùa nắng qua...

    Mùa mưa tới...

    Rét, và rét...

    Bãi đá củ đậu của ông già đã cao ùn. Ông cũng thôi làm việc ấy đã lâu...

    Bỗng đì đoành pháo nổ quanh ngôi nhà "chiến hạm".

    Vào một buổi chiều cuối năm, có một cô còn trẻ, mặc chiếc áo vét rất đẹp, tóc phi-dê, dắt chiếc xe đạp cũng đẹp đến đón ông già đi ăn Tết ở đâu không rõ. Bọn Ngọc phát hiện ra điều đó vào ngày hôm sau, hai mươi sáu tháng Chạp. Chả là các chú bé đã quen với cái sân bây giờ hết lổn nhổn. Các chú còn đá bóng. Và, cái vạch đá của ông già đã biến thành đường biên rất tiện.

    Ông già đi đâu? Tự nhiên cậu bé Ngọc thấy trống trải, nhớ nhớ một cái gì nhè nhẹ và thân thân...

    Ra, ông già cũng hay đi đây đi đó. Với lại bọn trẻ còn bận học.

    Các bà mẹ có con nhỏ dẫn em đi chơi, đã quen dặn con:

    - Đừng cho em ra quá cái vạch đá đấy!

    Ra đó còn là một giới hạn.

    Chiều ba mươi Tết, có một toán các cô các chú cán bộ đến tìm nhà ai, cứ ngơ ngơ ngác ngác. Hỏi, mới biết là họ tìm "Ông già nhặt đá". Lại chính Ngọc ta gặp toán người ấy.

    - Ông ở nhà đây đi về quê ăn Tết rồi các cô các chú ạ.

    Một cô vẻ mặt buồn thiu:

    - Đã bảo các cậu mà, thầy có thể về quê với đàn cháu từ sớm...

    Tự nhiên chú bé Ngọc thấy nôn nao trong người. Chú bé sực nhớ là mình chưa rủ bạn đi thăm các thầy cô giáo nhân dịp Tết. Và, chú bé thấy nhớ ông già một cách lạ lùng. Tại sao, chú không biết, nhưng chú bé thấy thương ông già vào cái lúc ông còng lưng xuống mà bưng chậu đá...

  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Tiếng mưa

    Em không mong trời, mưa. Nhưng, em lại thích nghe tiếng mưa rơi. Từng chuỗi hạt mưa theo nhau rắc lên tàu chuối rào rào như môt bài đồng ca, nghe sao mà vui lạ. Mỗi lần gió tạt, tàu cau trên nóc nhà lại để rụng từng chùm hạt nước to tướng, vỗ mạnh xuống mái rạ. Em nghe rõ cả tiếng lóc bóc như trẻ con tập đếm của giọt gianh lúc mới ngừng mưa. Mà rồi, dù trời đã tối, em vẫn cứ như nhìn thấy rất rõ cái rãnh nước chảy vội chảy vàng như một dòng sông nhỏ đang mùa lũ. Em đã từng thả những "hạm đội" thuyền giấy có buồm và có mui trên "dòng sông" cuồn cuộn nước mưa kia...

    Chẳng hiểu tại sao em thích mưa đêm hơn mưa ngày. Mưa đêm có lẽ dễ ngủ ngon và nghe tiếng mưa cũng hay hơn. Em còn có thể đoán ra từng ý muốn của mưa. Đã mưa rào là y như sau đó có lúc đột ngột ngừng tạnh, để rồi lại sầm sập tuôn mưa. Nếu mưa lai rai, sợi nước dài như sợi miến, lưa thưa, ấy là lúc mưa chơi trò "thổi bong bóng". Từng đám bong bóng nổi bềnh lên, thốt vỡ tan, thốt lại hiện ra tưởng không bao giờ thôi. Sân nhà em là sân đất, hễ có mưa bong bóng là biết ngay.

    Ví như đêm nay đây, trời đổ mưa rào. Em nằm nghe mưa, rồi ngủ biến đi từ lúc nào không biết nữa. Chợt, có một tiếng gì đấy, nổ to lắm, đang tan ra trong tiếng mưa rơi, làm em tỉnh giấc. Trời vẫn còn khuya...

    Một ánh chớp lóe lên. Em thốt giật mình. Mẹ em đâu? Chiếc chăn mỏng trên mình em đây, hẳn mẹ vìla mới đắp cho? (Vì lúc ngủ em kê chăn để gối đầu).

    Lại một ánh chớp nữa, và gió lạnh lùa qua cửa sổ. Cùng lúc ấy, mẹ em nhẹ bước, đẩy cửa, vào nhà.

    Tưởng em ngủ say, mẹ vén màn cúi xuống "thơm em". Em quàng tay qua cổ mẹ, thì thầm:

    - Mẹ đi đâu thế?

    Má mẹ lạnh quá. Mẹ áp má mẹ vào má em:

    - Ngủ đi con. Mẹ xuống bếp che mưa cho mẹ con đàn gà mới nở.

    Trong mưa, em nghe thấy tiếng nhiếp nhiếp của lũ gà con. Một lát sau, cái tiếng chiêm chiếp líu ríu ấy không kêu lên nữa. Hẳn con gà mẹ đã ủ kín lũ gà con...

    Trong cánh tay ấm áp của mẹ, em lại ngủ thiếp đi. Mưa vẫn rơi rơi...

    25-10-1969


    Đôi bàn tay mẹ

    Mẹ ơi! Mẹ có mỏi tay không?

    Mẹ đã bế anh em chúng con trên đôi tay lúc nào cũng mềm mại ấy. Trong tay mẹ, chúng con thấy êm ấm hơn nằm trong nôi.

    Trời nóng, gió từ tay mẹ đưa con vào giấc ngủ. Trời rét, mẹ là chiếc ấm giành, còn chúng con là cái tích con.

    Bàn tay mẹ niêng niêng đỡ con tập đứng, tập đi.

    Không có manh áo nào đẹp như tấm áo mẹ may. Dù trời không nắng, áo quần của con vẫn khô. Bàn tay mẹ đã thay cả năng, gió, làm cho tã, lót chúng con không bao giờ ướt. Cơm con ăn, tay mẹ nấu, nước con uống, tay mẹ xách, đun. Thế mà mẹ chỉ có đôi tay. Thử hỏi mọi vật, mọi việc ở trong nhà này, có cái gì là không mang dấu tay mẹ:

    - Mẹ ơi! Mẹ có mỏi tay không?

    Các bạn của tôi ơi! Đã có khi nào bạn quên hỏi câu ấy. Đã có lúc nào bạn ngồi đếm thử xem, trong một ngày, đôi bàn tay của mẹ đã làm xong bao nhiêu việc? Thế mà mẹ chỉ có hai bàn tay thôi.

    Bạn đã làm gì giúp mẹ?

    11-10-1969

    Cây ổi Bo

    Ong tôi năm nay đã già hơn bố tôi nhiều lắm. Tóc ông bạc phơ và ông không thể ăn mía như tôi được. Tuy vậy, chưa có hôm nào tôi thấy ông không làm một công việc gì đó. Nếu không cuốc vườn thì ông đọc sách. Nếu không tưới cây thì ông cho gà, cho chim câu ăn. Ông tôi trồng cây rất giỏi. Hình như những cái cây con ấy, chúng chỉ thích để cho ông tôi chăm sóc. Hễ thấy tôi nhảy nhót trong vườn là y như ông lại khẽ khàng:

    - Cẩn thận, cháu! Kẻo gãy cây.

    Tôi rất quý ông tôi, nên tôi yêu luôn cả cái vườn cây do ông tôi trồng. Một phần ông tôi đã bỏ biết bao công sức vào cái vườn ấy. Phần nữa, cũng còn vì những khóm cây kia - trừ loại chỉ ra hoa - chúng đã cho tôi ăn quả. Trong tất cả các thứ cây hiện có trong vườn ông tôi đây, chỉ còn có mỗi một cây là tôi chưa được... "nếm" trái. Đấy là cây ổi. Giống ổi Bo ông tôi mang tận tỉnh Thái Bình về trồng. Nhìn cây ổi thon thả vươn cao những lá xanh lục, thơm thơm mùi... ổi xanh, tôi loáng thoáng nhớ hình như đã được ăn thứ ổi đó rồi. Ổi Bo quả to, cùi dày, ngọt, mát như lê và ruột rất ít hột. Vào lúc chỉ có hai ông cháu trong vườn, thế nào tôi cũng tha thẩn hỏi:

    - Ông ơi! Cây ổi này rồi nó có ra nhiều quả không?

    Ông tôi trả lời:

    - Nhiều lắm cháu ạ.

    - Nó có to không ông?

    - To lắm.

    Tôi tưởng tượng ngay ra một cây ổi to, xanh tươi cành lá, chiu chít trĩu nặng quả. Ôi những quả ổi "kềnh" bằng cái bát múc canh nhỡ ăn mới ngon lành làm sao! Tôi thấm nuốt nước bọt:

    - Chắc ngon lắm ông nhỉ?

    Ông gật đầu:

    - Ngon, cháu ạ.

    Nói rồi, ông tôi nhìn tôi, móm mém cười. Thấy ông cười, tôi mới giật mình, băn khoăn:

    - Ông... thế ông có ăn được ổi không?

    Tôi biết chắc là ông tôi không nhai được ổi nữa. Song, vì lòng thương ông, nên tôi không giữ được câu hỏi ấy ở trong đầu.

    Hỏi xong, tôi cứ sợ ông tôi buồn. Vậy mà không, ông vẫn vui:

    - Ông không ăn được thì đã có cháu ông ăn...

    Tôi ngả đầu vào lòng ông tôi.

    Ông ơi! Cháu nhớ ra rồi! Khi cây có quả, bao giờ ông cũng cho cháu ăn. Còn ông, thì ông chỉ ngồi cười, vui vẻ nhìn đàn cháu ríu rít quanh ông.

    Ông ơi! Hôm nay cây ổi Bo chưa đậu quả. Nhưng rồi cây sẽ bói trái ngon. Nếu lúc ấy, nhìn trái cây trĩu nặng trên cành, cháu ại nhớ tới ông, người trồng cây.

    Ông tôi năm nay đã già lắm. Vậy mà không một ngày nào ông quên ra vườn. Tôi vẫn thường tha thẩn theo ông. Khi thì đỡ ông xới gốc, khi thì tưới nước giúp ông; lòng những mong sao cho ông tôi đừng già hơn nữa...

    22-10-1969

    Hoa mướp vàng

    Chuyển chỗ ở về thôn Kim được ít hôm, hai chú cháu bé Trang trồng một cây mướp nhỏ. Bà bảo đó là giống mướp hương.

    Cây mướp hương bắt đầu lớn, nó ngoan ngoãn xòe hai cái lá ra như hai bàn tay đang với lên. Bé Trang ngắm cây mướp một lúc rồi chạy vào gọi chú:

    - Chú Thắng ơi! Cây mướp cũng có râu!

    Thắng nhìn cái râu mướp như râu con cá mực rồi cười:

    - Tay của cây mướp đấy. Phải cắm que cho nó trèo lên!

    Hai chú cháu tìm mãi mới được cái que vừa ý cho mướp leo. Mướp mau lớn thật. Chỉ một tuần, cây mướp đã thò tay ra ngoài đòi leo cao hơn nữa. Lá mướp xòe quanh, rung rinh như tập múa; Thắng phải kiễng chân mới với được cái lá cao nhất.

    Thấy vậy, bà bảo Trang và Thắng đi lấy mấy khúc tre làm cột và ít tay tre để bà dựng giàn mướp cho. Ba bà cháu hì hụi chặt chặt, đào đào... mất gần một buổi chiều thì dựng xong cái giàn mướp. Trang dặn cây mướp:

    - Mướp ơi! Có leo thì leo vào giàn, đừng leo lung tung nhé!

    Chiều chiều, Trang tưới cho cây ba gáo nước. Mỗi lần có gió to, Trang lại lo giàn mướp đổ. Nhưng không, cây mướp đã lớn lên. Hết ngọn này đến ngọn khác, hết cái râu này đến cái râu kia, ngọn mướp và râu mướp vươn đây giàn, bám khắp mọi chỗ. Lá mướp ken kín giàn như một mái nhà xanh... Hễ có con bọ xít nào là chú cháu bé Trang lại bắt cho gà ăn, kẻo bọ xít cắn đau cây.

    Cây mướp hương chưa ra quả mà đã thấy thơm. Lá mướp xanh um tỏa hương nhè nhẹ. Nhũng buổi trưa hè, hai chú cháu kê chõng nằm chơi dưới giàn mướp. Cây mướp như vì mải lắng nghe chú cháu bé Trang kể chuyện nấu canh cua với mướp cho bà xơi, nên đã xúm lá xúm cành che gần hết ánh mặt trời gay gắt, chỉ để lọt vài tia nho nhỏ tròn như hoa nắng...

    Trang mong mướp ra hoa. Thắng đón ngày đậu quả. Hai chú cháu nằm ngủ cũng mơ thấy cái giàn mướp của mình.

    - Chú Thắng ơi! Hoa mướp màu gì hả chú?

    - Màu vàng, Trang ạ.

    Ôi, thế thì thích quá.

    - Hoa mướp giống hoa gì hả chú?

    Thắng cố nghĩ xem hoa mướp giống hoa gì. Có lẽ là hoa bí xanh.

    - Bí xanh, cháu ạ.

    Song, Trang đã biết cây bí là như thế nào đâu. Đành phải đợi mướp ra hoa. Trang đếm từng ngày một...

    Cây mướp thật là tốt. Chắc nó biết chú cháu Trang mong nên đã nảy nụ. Trang sướng quá, reo lên:

    - Mướp có quả rồi, chú Thắng ơi!

    Thắng chạy ra xem. Lạ thật, đã có hoa đâu mà có quả. Thì ra Trang đã gọi những cái nụ tròn ấy là quả. Thắng bảo:

    - Nụ đấy chứ! Nụ sẽ nở ra hoa.

    Chỉ vài hôm sau, vào một buổi sáng đẹp trời, Trang ngước mắt nhìn lên giàn mướp xanh, thấy có một đàn bướm vàng đang đậu. Trang chớp mắt. Không, đó là những bông hoa. Hoa mướp vàng rực rỡ. Từ buổi ấy, mỗi lần chú cháu bé Trang cắp sách đi học, tưởng như có cả đàn hoa mướp bay theo... Và, khi quả mướp đầu tiên vừa đậu, cũng là lúc chú cháu bé Trang nhận được một tin mới: bố mẹ nhắn về là hai chú cháu phải chuyển chỗ ở, sơ tán đến nơi khác. Thắng và Trang ngẩn cả người. Thế còn cây mướp? Làm sao chuyển cả được cái giàn mướp ấy đi?

    Thắng đứng tần ngần dưới gốc cây, Trang ngước nhìn mãi đám hoa vàng.

    Chợt, đôi mắt Thắng sáng hẳn lên:

    - Được rồi, Trang ạ.

    Trang mở to cặp mắt long lanh nhìn chú.

    - Cứ để cây mướp ở đây. Khi quả đã to, sẽ có người ra hái.

    - Ai hái hở chú?

    - Những bạn đến đây ở nhà này... Cũng như cái cây đu đủ kia kìa, mình có trồng đâu mà cũng được ăn quả.

    Trang chưa hiểu ngay, cần phải nghĩ một tí. Cây đu đủ kia, ai trồng, Trang chẳng biết. Nhưng khi đến đây, Trang thấy nó đã có quả rồi. Bây giờ, cây mướp này cũng thế thôi. Chú cháu Trang đi, cây mướp sẽ cho quả người đến đây ở như cây đu đủ kia cho Thắng và Trang quả vậy. Nghĩ xong, Trang nhoẻn miệng cười:

    - Vâng, chú ạ!

    Sớm hôm sau, hai chú cháu bé Trang rời gian nhà tập thể của cơ quan dựng tại xóm Kim để đi nơi khác. Ra đến đường cái rồi, khi ngoảnh lại, hai chú cháu vẫn thấy cả giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp vẫy theo...

    Mùa thu 1967

  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Quà gửi bố

    Tôi, cái Thủy, cái Lan và thằng Hân đều có bố đi xa. Bốn đứa chúng tôi chơi với nhau rất thân. Đứa nào cũng lên bảy, học lớp một và ở cùng xóm. Tất cả mấy đứa chúng tôi đều muốn có một thứ quà gì đấy gửi cho bố. Thằng Hân tính đến chuyện gửi thuốc lào; cái Thủy thì hẹn là còn phải tập thêu để thêu khăn rồi gửi đi; cái Lan có con gà mái đang đẻ trứng; còn tôi, tôi nghĩ mãi vẫn chưa biết gửi cái gì đi cho tiện. Tôi bàn với chúng nó thế này: thuốc lào dễ mốc là một; cái Thủy bây giờ mới tập thêu thì lâu quá là hai; gà của cái Lan thì bỏ vào phong bì sao vừa là ba... không được. Cuối cùng, chỉ có một món quà rất hay mà bố mẹ đứa nào cũng thích ấy là điểm mười trong bài học và bài làm của chúng tôi. Tôi nói về món quà đó, lập tức các bạn tôi đồng ý ngay.

    Tưởng cái gì chứ điểm mười thì không khó lắm, mà lại dễ gửi, tha hồ gửi! Chỉ cần mỗi đứa chúng tôi cố gắng lên một tí thôi. Chúng tôi giao hẹn với nhau: trong tuần tới, mỗi đứa phải có ít nhất là một điểm mười để làm quà gửi bố.

    Ba hôm sau, cái Thủy được điểm mười môn toán. Tới ngày thứ tư, tôi được điểm mười chính tả. Thằng Hân cố mãi, chỉ được điểm bảy khi đọc bài học thuộc lòng. Còn cái Lan, chưa có bài nào được quá sáu điểm cả, thế mới rắc rối.

    Đến ngày hẹn, cái Thủy và tôi coi như có quà gửi bố rồi. Thằng Hân lụng bụng:

    - Tao chả chơi trò này nữa, chán lắm.

    Cái Lan thì phụng phịu:

    - Chúng mày khôn. Chúng mày học giỏi thì làm gì chả được mười. Tao cũng không chơi như thế nữa.

    Tôi nhìn cái Thủy, cái Thủy cũng nhìn tôi. Thế có buồn không! Lúc mới bàn xong, cả bốn đứa đều hăm hở là thế; đến bây giờ, chỉ còn lại tôi và cái Thủy thôi ư? Bốn đứa chúng tôi chơi với nhau rất thân, chả lẽ lại để cho thằng Hân và cái Lan không có quà gửi bố! Sợ cái Lan giận, cái Thủy vội gật đầu:

    - Ừ, hay là thôi nhớ!

    Cái Lan tươi tỉnh bằng lòng ngay. Thằng Hân cười khì. Chỉ có tôi là tôi thấy thế nào ấy. Ừ, đúng là tôi và cái Thủy học có khá hơn cái Lan, thằng Hân. Song, sao tôi và cái Thủy lại không thể giúp đỡ cho chúng nó được điểm mười? Tôi cố nói thêm để chúng nó khỏi bàn ra:

    - Tớ không đồng ý. Bây giờ làm thế này: tớ giúp đỡ cậu Hân, cậu Thủy giúp đỡ cậu Lan để đứa nào cũng có điểm mười, được không?

    Ba đứa chúng nó nhìn nhau. Tôi nhìn chúng nó. Xem chừng chúng nó vẫn còn ngần ngừ, tôi phải nói thêm:

    - Giúp đỡ nhau học tập luôn mà.

    Thằng Hân chần chừ một tí rồi mới trả lời:

    - Được, tao đồng ý.

    Cái Lan, cái Thủy cũng bằng lòng. Tôi giao hẹn:

    - Gia hạn ba ngày nữa. Cả bốn đứa phải có điểm mười tất!

    Ngày thứ nhất trôi qua, chưa đứa nào được điểm mười. Ngày thứ hai đã đến, thằng Hân bị ngay bốn về bài toán tập. Tôi sốt ruột quá, giục nó:

    - Cậu phải cố gắng lên chứ lị!

    Thằng Hân gân cổ:

    - Thì mày không thấy tao đang cố gắng đấy à?

    Tôi hơi bực mình:

    - Cố gắng mà lại "bốn"!

    - Bốn! Thầy giáo cho tao "bốn" chứ tao có thích "bốn" đâu!

    Chỉ cần găng một tí nữa là hai đứa cãi nhau. Tôi đành phải dịu lại:

    - Thôi, ngày mai cậu phải cố lên.

    Sáng sớm ngày thứ ba, để giúp đỡ thằng Hân, tôi hỏi nó:

    - Cậu thuộc bài chưa?

    - Thuộc rồi.

    - Được, cậu thử đọc cho tớ nghe xem nào.

    Thằng Hân đọc một hơi hết bài học thuộc lòng. Tôi sung sướng quá:

    - Ừ, cậu thuộc ghê thật đấy.

    Vào lớp học, tôi thấp thỏm chờ thằng Hân đọc bài. Chắc nó cũng hồi hộp không kém. Nó cứ ngọ nguậy luôn.

    Giờ học thuộc lòng đã qua, thằng Hân không được gọi đọc bài. Giờ học tính đã đến. Tôi thầm "cầu" cho nó: "Cô giáo gọi thằng Hân này!...". Thế mà cô không gọi. Tôi chán quá mà không biết làm thế nào nữa. Tới bài viết tập, tôi nhắc khẽ:

    - Bài cuối cùng rồi đấy, Hân ạ.

    Thằng Hân không nói gì.

    Giờ viết tập sắp qua... Cô giáo bắt đầu chấm bài. Thằng Hân được năm điểm. Tôi chán nó quá. Đến lúc ra chơi, tôi bảo:

    - Tớ không chơi với cậu nữa.

    Chẳng hiểu vì tủi thân hay vì làm sao, thằng Hân tu lên khóc. Cô giáo thấy vậy, liền hỏi:

    - Sao em khóc?

    Thằng Hân cứ "hức, hức..." không nói nên lời. Cô giáo liền hỏi tôi:

    - Em Tú! Làm sao thế?

    Tôi thưa:

    - Thưa cô... bạn ấy khóc đấy ạ!

    Cô giáo nhẹ nhàng hỏi Hân:

    - Tại sao thế, em Hân?

    Thằng Hân càng khóc to.

    - Cô hỏi kìa, em nói đi chứ!

    Thằng Hân vừa nói, vừa hức:

    - Hức... thưa cô... hức... bạn, bạn... hức... bạn Tú bạn ấy, hức... không... không chơi... hức, với em...

    Cô giáo hỏi tôi:

    - Em Tú, tại sao?

    Cái Thủy lúc đó cũng đứng gần đấy, nó thưa luôn:

    - Thưa cô tại bạn ấy không được điểm mười đấy ạ!

    Chán cho cái Thủy quá, ai khiến nó nói. Tôi giơ nắm tay dọa, nó nhe răng ra cười. Cô giáo biết là giữa mấy chúng tôi hẳn có chuyện gì đấy. Cô bảo Hân đừng khóc nữa và cô dặn tôi đến cuối giờ học ở lại cho cô hỏi. Mới đầu, tôi định rằng sẽ giấu chuyện gửi quà cho bố, không nói gì hết. Song, như thế là nói dối mất rồi.

    Đến lúc gặp cô giáo, không hiểu tại sao tôi cứ tuồn tuột kể hết từ đầu đến cuối, không thiếu một việc nào, kể cả việc mấy đứa bàn nhau viết thư ở trên. Cô giáo đã hỏi thì không nên giấu cô, có như thế mới thật thà. Tôi yên trí rằng thế nào cô cũng mắng tôi, đứa đầu têu ra việc làm cho thằng Hân phải khóc. Nhưng, tôi đã nghĩ nhầm. Cô giáo nghe tôi nói rất chăm chú. Thỉnh thoảng cô lại hơi cười. Chính vì vậy mà tôi kể rất kỹ. Nghe tôi kể xong, cô nói:

    - Các em định có điểm mười để làm quà gửi bố như thế là rất tốt. Cô chỉ bàn thêm với các em một chút thôi. Em và Thủy học khá rồi, không nói làm gì. Hân và Lan học hơi kém... mà lại giao hẹn trong ba hôm thì hai em đó có ngay điểm mười thế nào được. Em cứ nghĩ mà xem...

    Cô giáo bảo tôi thế và tôi bắt đầu nghĩ. Tôi nghĩ đi nghĩ lại vẫn không hiểu vì sao chỉ có một điểm mười mà cái Lan và thằng Hân cũng không có ngay được.

    - Em và Thủy giúp đỡ Hân và Lan như thế nào? - Cô giáo chợt hỏi thêm.

    Tôi lúng túng không biết nói ra sao nữa. Tôi đã bảo thằng Hân cố lên, đã hỏi nó có thuộc bài không và bảo nó đọc cho tôi nghe rồi cơ mà. Giúp đỡ như thế chưa được hay sao? Tôi nói lại y như vậy. Cô giáo mỉm cười:

    - Giúp đỡ bạn như thế thì làm sao có điểm mười được hở em? Đáng lẽ, các em phải...

    Cô nói cho tôi biết những việc cần phải làm khi giúp bạn học tập. Chẳng hạn như: nói lại những bài học mà bạn chưa hiểu; cùng bạn học bài; hỏi xem bạn có biết cách giải bài toán tập hay không... Hoặc thấy bạn chưa thuộc bài thì nhắc bạn học; bạn viết còn xấu thì hướng dẫn bạn tập chép; bạn đọc kém thì cùng bạn đọc đi đọc lại bài học nhiều lần cho quen cho thạo...

    Thật là tiếc quá. Giá những điều đó tôi biết ngay từ trước có phải hay biết bao nhiêu. Cô giáo giảng giải kỹ thế, tôi hiểu ngay.

    - Thưa cô, vậy thì em biết rồi ạ.

    Tôi định hỏi thêm cô giáo là chúng tôi có nên tiếp tục giúp nhau được điểm mười để làm quà gửi bố nữa hay thôi, thì cô đã nói:

    - Các em về bàn với nhau cho kỹ nữa đi, cả bốn em cố gắng có nhiều điểm mười hơn nữa để làm quà gửi bố cho vui vẻ... Song, đừng giao hẹn ngắn ngày quá. Em hiểu chứ.

    Nghe cô nói đến đây, tôi càng hiểu rõ hơn. Đúng rồi, đáng lẽ phải giao hẹn lâu hơn để cho thằng Hân và cái Lan nó học khá dần lên chứ!

    Tuy gặp phải chuyện hơi rắc rối một tí như thế, tuy thằng Hân "nhè" mất một lúc vậy, ít lâu sau, tất cả bốn đúa chúng tôi đứa nào cũng có điểm mười bỏ vào phong bì gửi cho bố rồi.

    Tiếc quá, đáng lẽ chúng tôi có thể có được những điểm mười ấy sớm hơn kia!

    6-1967

  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Chú và cháu

    Chú Chương ở bên cạnh nhà Bình tên thật là chú Chương. Nhưng Bình thấy mọi người trong xóm đều quen gọi chú là chú thương binh. Bình quý chú Chương lắm. Nhưng Bình vẫn chưa hiểu vì sao chú lại là chú thương binh được chứ?

    Để xem chú Chương có đúng là chú thương binh thật không, Bình cần phải đi tìm chú, nhìn kỹ chú một tí nữa xem thế nào. Nghĩ thế xong, Bình đi thật.

    Chú Chương đây rồi. Chú đang ngồi chữa mấy cái cào cỏ cải tiến ở sân kho hợp tác xã. Bình liền ngồi ngay trước mặt chú để ngắm chú cho rõ. Chú cười. Bình thấy chẳng có gì lạ. Bình dịch sang bên cạnh nhìn thêm, vẫn là chú Chương. Bình đứng lên, vòng ra đằng sau, cũng không thấy có gì lạ. Cuối cùng, Bình ngồi sát hẳn vào chú, chờ lúc chú nghỉ tay mới hỏi:

    - Chú là chú thương binh thật hả chú?

    Chú Chương cười hà hà:

    - Cháu thấy chú không giống chú thương binh à?

    Bình lắc đầu:

    - Không ạ.

    Chú Chương làm ra vẻ lạ lùng lắm:

    - Thế à! Sao vậy?

    Bình nói rất rõ ràng:

    - Chú chẳng làm sao hết cả. Chân tay còn nguyên.

    Thấy vậy chú Chương liền ôm Bình vào lòng và đưa tay vuốt tóc đứa cháu kháu khỉnh của chú rồi khen:

    - Cháu khá lắm. Cháu xem đây nhé!

    Vừa nói, chú vừa từ từ vén một bên vạt áo cho Bình xem. Bình giật mình đứng vội lên, bước ra khỏi lòng chú. Trước mắt Bình, chú Chương lúc này không phải là chú Chương lúc nãy nữa. Bình không dám nhìn lâu vào vết thương sâu hoắm ngay phía dưới ngực chú. Bình nhẹ nhàng kéo vạt áo của chú xuống, kẻo chú đau. Thôi chú Chương đúng là chú thương binh thật rồi. Bình không cần phải xem nũa.

    Từ hôm ấy, gặp chú Chương ở đâu, Bình cũng cảm thấy hình như chú đang đau. Thấy chú cào cỏ ở dưới ruộng, Bình gọi:

    - Chú ơi! Chú đẩy khẽ thôi không có đau, chú ạ!

    Chú Chương ngửng lên nhìn Bình và vén tay áo, để lộ hai bắp tay to và chắc:

    - Cháu yên trí, chú còn khỏe lắm!

    Bấy giờ, Bình mới đỡ lo.

    Thỉnh thoảng sang nhà chú, Bình đun đỡ chú ấm nước. Gặp lúc chú ngồi nghỉ, Bình cầm quạt, quạt cho chú:

    - Chú có mát không? - Bình hỏi.

    Chú Chương nhấc bổng Bình lên:

    - Mát lắm cháu ạ.

    - Chú có đau không? - Bình hỏi thêm.

    - Đau ít thôi.

    - Thế bao giờ thì chú khỏi?

    Chú Chương chớp mắt mấy cái như để nghĩ ngợi rồi trả lời:

    - Bao giờ cháu được lên lớp hai thì chú khỏi.

    Vì muốn cho chú Chương chóng khỏi, Bình luôn luôn học thuộc bài, làm bài đầy đủ và đúng, đến cuối năm Bình được lên lớp. Bình thích cho mình thì ít, nhưng vui cho chú Chương thì nhiều. Bình hổn hở đi tìm chú. Chú Chương đây rồi! Bình hỏi ngay:

    - Chú khỏi đau chưa chú? Cháu được lên lớp rồi!

    Chú Chương đăm đăm nhìn Bình:

    - Sắp khỏi rồi cháu ạ...

    Bình nhìn chú không chớp mắt. Vết thương của chú nặng quá đấy. Làm thế nào cho chú khỏi thật, khỏi nhanh lên bây giờ? Bình khẽ hỏi thêm:

    - Thế đến bao giờ chú mới khỏi hẳn?

    - Bao giờ đuổi hết bọn giặc Mỹ ra khỏi miền Nam, Mỹ thua không bắn phá miền Bắc được nữa thì chú khỏi hẳn.

    Bình khe khẽ thở ra và nắm lấy tay chú, nói liền một mạch:

    - Chú để cháu đánh bọn giặc Mỹ cho. Hễ cháu lớn một cái, cháu đi bộ đội ngay! Chú khỏi chứ chú?

    Chú Chương nhìn Bình và gật đầu tin tưởng lắm. Bình sung sướng ôm choàng lấy chú Chương...

    Hè 1967

  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cô bé tóc bím

    Hôm ấy, lớp 2B đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài thì bỗng nhiên có người vào lớp. Cô giáo ngừng lời, cả lớp đứng lên. Đó là một bà cụ mặc bộ quần áo cũ, đầu chít khăn vuông nâu, tay chống gậy trúc. Một mớ tóc bạc trắng lòa xòa bên má cụ. Không đợi cô giáo hỏi, cụ đã nói thêu thào:

    - Thưa với cô giáo, đây là lớp mấy ạ?

    Cô giáo kính cẩn đỡ cụ và mời cụ ngồi vào chiếc ghế của cô:

    - Con mời cụ ngồi nghỉ. Thưa cụ, đây là lớp 2B!

    Bà cụ vừa ngồi xuống ghế, vừa chớp chớp đôi mắt đã mờ đục:

    - Tôi... có việc muốn thưa với cô...

    Nói rồi cụ đặt cây gậy trúc vào bên ghế, một tay nhấc vạt áo ngoài, một tay móc vào túi trong tìm kiếm một vật gì đấy. Các em học sinh sau khi được cô giáo cho phép ngồi, cứ im thin thít. Cô giáo cũng hồi hộp đợi chờ. Cụ già ngửng lên nhìn khắp lớp. Hình như cụ không thấy rõ từng em.

    - Tôi... tôi cảm ơn cô giáo, cảm ơn các cháu học trò...

    Đoạn, cụ lấy từ trong túi ra một gói nhỏ, cẩn thận để lên bàn. Cả lớp cũng nghen cổ và suýt nữa thì kêu lên: Một phong bánh đậu xanh!

    - Cô giáo cho tôi gửi... tôi gửi phong bánh này cho cháu nào ấy... cháu có hai bím tóc đuôi sam. Tôi già quá, chẳng nhìn thấy gì nữa.

    Cụ già nói xong, ai nấy đều hướng cả về phía cô giáo. Bốn chục đôi mắt mở tròn như cùng muốn hỏi: "Thưa cô, chuyện gì đấy ạ?".

    Cô giáo cũng rất băn khoăn. Cô chưa biết trả lời cụ già ra sao đây. "Phong bánh đậu và em gái có đôi tóc bím... hai việc đó liên quan gì đến nhau?". Mà, ở lớp 2B này, dễ có đến hơn mười em có đôi tóc đuôi sam ấy. Chắc hẳn, cụ già già quá nên lẫn rồi chăng? Cô giáo nhẹ nhàng đến bên cụ:

    - Thưa cụ; cụ mang bánh cho em nào ạ? Lớp cháu có nhiều em gái tết tóc đuôi sam lắm.

    Cụ già đứng hẳn lên, một tay vịn vào vai cô giáo, bước từng bước chậm chạp và run run:

    - Cái... cái cháu nó có hai bím tóc đuôi sam... Ôi, con bé cháu mới ngoan làm sao... Cô để già cố nhớ lại xem nào. Ờ, cháu nó có cái túi xách bằng vải nhựa, có vòng đeo tay và đi đôi guốc còn mới ấy. Già nghe tiếng guốc cháu đi giòn lắm...

    Cô giáo nhìn các em gái thân yêu trong lớp của mình. Cô biết thưa với cụ là em nào bây giờ? Cứ như lời cụ kể, thì nhiều em cũng đeo vòng tay và không một em nào đi đất hết cả. Chỉ có vài em là đi dép thôi. Song, điều mà cô còn lo lắng hơn, là câu chuyện "phong bánh" kia. Cô ân cần hỏi tiếp cụ:

    - Thưa cụ, em đó làm sao ạ?

    Cụ già chưa trả lời vào câu cô giáo hỏi. Cụ cúi nhìn một em gái ngồi ngay ở bàn đầu, tay cụ xoa xoa mái tóc em:

    - Có phải cháu đấy không?

    Em gái bé đó ngoan ngoãn đứng dậy thưa:

    - Thưa cụ, không phải cháu ạ.

    Bàn tay run run của cụ vuốt xuôi xuống:

    - Ờ, cháu cũng có tóc đuôi sam.

    Cụ lại quay sang nhìn một em bé khác ngồi bên:

    - Cháu này nữa... không phải là cháu à?... Cháu cũng có tóc đuôi sam.

    Biết là không thể tìm thấy được đứa cháu gái quý báu ấy ở trong lớp học nữa, cụ đành nói với cô giáo:

    - Vậy thì cô giáo hỏi hộ già xem cháu nào là cháu đã dắt già đi qua đường cái, đưa già về tận nhà và để lại cho già phong bánh đậu này...?

    Biết rõ đầu đuôi câu chuyện rồi, cô giáo trìu mến ngoảnh nhìn các em học sinh chăm ngoan của cô. Em nào đã làm việc tốt đó? Em Bình, em Thủy, em Ngát, em Nga...? Mỗi cái tên đẹp ấy đều có một đôi tóc bím và cặp mắt thông minh ngời sáng. Mỗi em là một đội viên nhi đồng ngoan ngoãn, là một học sinh chăm chỉ...

    - Cô giáo hỏi giúp già đi. Cháu gái ấy mới đáng yêu đáng quý làm sao...

    Cô giáo lên tiếng hỏi cả lớp. Nhưng, không có một em nào đứng lên nhận cả. Bởi vì, em nào cũng đã có lần giúp đỡ người già, nhưng không phải là cụ già đang đứng ở trong lớp. Cô giáo chỉ còn biết thưa lại với cụ:

    - Thưa cụ, các cháu gái ở đây, cháu nào cũng giống như cụ vùa kể. Vậy cụ có nhớ tên cháu ấy là gì không ạ?

    Cụ già chớp chớp đôi mắt:

    - Khổ, già lại quên không hỏi chứ.

    - Hay là em đó ở bên lớp 1B?

    - Không, già sang lớp ấy rồi. Cũng như lớp này thôi. Cô giáo ở lớp bên ấy cũng nói với già như cô. Thôi, - Cụ già đứng dậy - già về đây. Cảm ơn cô giáo và các cháu... Cái cháu gái ấy, nó mới ngoan làm sao...

    Lớp 2B đứng lên chào cụ. Cô giáo đỡ cụ ra tận ngoài sân. Lúc trở vào cô tươi cười hỏi cả lớp:

    - Em nào đã làm việc tốt đó, cho cô biết?

    Nhưng, không có ai giơ tay. Thế thì, không ai làm việc đó ư? Có, có đấy! Câu hỏi này chỉ có em Trang là trả lời được. Song, em không nói. Trang xấu hổ ư? Không, việc gì mà xấu hổ. Trang ngại không thích báo cáo ư? Không, có gì đâu mà ngại. Vậy thì tại sao Trang cứ ngồi yên? Đúng, chính Trang đã đưa cụ già đi qua đường và dẫn cụ về đến tận nhà. Phong bánh đậu ấy đúng là của Trang đã để lại biếu cụ. Nếu Trang nhận, thì cụ già sẽ trả lại Trang phong bánh đậu mất. Đấy, chỉ có thế thôi mà Trang cứ ngồi yên, làm như mình không biết gì về chuyện ấy. Trang đã biếu cụ phong bánh rồi, chả nhẽ còn nhận lại. Còn về cái bánh thì như thế này: Lúc đưa cụ về nhà, Trang thấy cụ thều thào, nhọc mệt. Cả hai hàm răng của cụ đã gãy gần hết. Như vậy, cụ ăn uống chắc khó khăn lắm. Sực nhớ ở trong túi xách của mình còn một chiếc bánh đậu xanh bố mới cho hồi sáng, Trang liền giúi cái bánh vào tay cụ:

    - Cháu biếu cụ đấy ạ.

    Nói xong, Trang chào cụ và tới lớp luôn. Câu chuyện về "cô bé tóc bím" đầu đuôi là như thế.

    Tháng 2-1966

  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cái hầm trú ẩn

    Đây là cái hầm của lớp 2C. Hầm có hai cửa dùng làm lối ra vào. Nơi đất đào hầm hiện nay, nguyên là một khu vườn quả. Để tránh máy bay Mỹ, lớp học đã chuyển vào đây. Trường cũ xây bằng gạch hắn hoi, phải bỏ trống. Vườn cây phải làm chỗ đào hầm. Thuơng các em học sinh lớp 2 còn nhỏ, các anh chị học sinh lớp 7 đã đến đào hầm giúp. Cẩn thận hơn, các anh các chị ấy còn làm nắp và gơ dây khoai trên nóc hầm.

    Những lúc không có báo động, không mấy ai xuống hầm. Vậy mà chẳng hiểu tại sao cậu Cường ở lớp 2C lại hay xuống hầm thế? Chắc là có điều gì lạ lắm đây.

    Từ khi đám dây khoai đã xanh lắm rồi, Cường càng chăm xuống hầm hơn. Quy cho rằng khoai có củ rồi. Không khéo củ khoai nhiều quá đã đâm tuột vào trong hầm nên Cường mới chăm vào hầm để lấy khoai đây. Cái cậu Cường này "khôn" thật, thế mà không nói gì với ai hết. Quy liền theo dõi, hễ thấy Cường vào hầm là sẽ vào ngay.

    Không cần phải chờ đợi lâu, Quy "bắt" được Cường đây rồi. Cậu ta đang mở nắp hầm. Quy rón rén mở nhẹ cái nắp cửa phía bên kia, định bụng sẽ "òa" cho cậu ta một cái. Bỗng có tiếng gọi giật giọng:

    - Quy đấy à?

    Quy giật cả mình. À, Cường.

    - Đừng vào đằng ấy, nguy hiểm!

    Quy vội vàng buông cái nắp, nhảy lùi ra đang sau. Cường vẫy tay, ra hiệu:

    - Lại đằng này với tớ.

    Ừ, có thế mà cũng dọa người ta. Quy không nghe:

    - Tớ thích xuống bằng lối này cơ.

    Cường nhăn mặt:

    - Cậu tưởng tớ nói đùa à? Nhỡ có rắn thì sao?

    Nghe nói đến rắn, Quy chun lại. Cường giải thích:

    - Cậu mở cửa hầm bên ấy ra, rồi lại đằng này xuống với tớ. Hai đứa ập vào hai cửa như thế, nhỡ có rắn, nó không có lối chạy ra, sẽ quay lại cắn mình đấy.

    Quy làm theo lời Cường và định bước xuống trước. Cường túm ngay lấy vai áo Quy:

    - Thong thả đã nào.

    Cái cậu này mới lôi thôi chứ! Đúng là cậu ta sợ mình xuống trước lấy mất khoai của cậu ta đây mà. Quy gạt tay Cường ra:

    - Tớ xuống trước.

    - Được, nhưng mà cậu cầm lấy cái này đã.

    Cường đưa cho Quy một bó lá tre. Quy không hiểu cậu ta còn định làm cái trò gì nữa đây.

    - Tớ không cần.

    Cường tròn xoe mắt:

    - Không cần à? Cậu phải cầm bó lá tre này, vừa đi vừa khua. Nếu có rắn, thấy động, nó sẽ chạy ra đằng kia, hiểu chưa!

    Một lần nữa, Quy lại phải nghe theo lời Cường. Cái cậu Cường này hay thật đấy, "khôn" ghê.

    Hai đứa theo nhau xuống hầm. Quy vừa khua lá tre vừa để ý xem ở nóc hầm có củ khoai nào thò xuống không. Chẳng có quái gì hết. Mà, Cường thì đang làm gì ấy, cậu ta ngồi xuống. Quy cũng ngồi theo, Cường đứng lên, Quy cũng đứng lên, nhưng chẳng hiểu cậu ta làm thế để làm gì nữa. Quy cảm thấy có mùi gì hăng hăng như mùi tỏi.

    - Cậu giồng tỏi ở dưới này đấy à?

    Cường bật cười:

    - Ai lại giồng thế! Tớ rắc tỏi ra đấy.

    - Rắc làm gì?

    - Để trị rắn và sát trùng cho hầm.

    Quy chưa tin lắm. Cái cậu Cường này, lại định giấu người ta chứ gì! Quy lùi lại, thử sò tay lên nóc hầm xem có gì không thì đã thấy Cường ra khỏi hầm rồi. Quy vội vàng chạy theo:

    - Cường ơi! Cường!

    Có tiếng Cường đáp lại ở phía hầm bên cạnh.

    - Tớ đây!

    Quy tức quá. Cậu ấy "khôn" ghê. Quy lại vào theo Cường... Cứ như thế cho đến lúc Cường chuẩn bị ra về, Quy mới ngẩn ngơ hỏi:

    - Này... thế... không có à?

    Cường cũng ngẩn ngơ theo:

    - Có gì? Rắn ấy à?

    - Không, khoai cơ!

    Cường càng lạ hơn:

    - Khoai gì?

    Nói xong, Cường mới chợt hiểu ra và cười giòn giã:

    - Hớ hớ! Kho..o..oa..oai... khoai à! Làm quái gì có kho..o..oa..oai! Tớ đi xua rắn đấy chứ!

    À ra thế. Cái cậu Cường này khôn thật!

    6-1967

Trang 1 / 3 123 Cuối Cuối

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •