Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tình yêu chỉ sống được nhờ đau khổ. Sống trong hạnh phúc, tình yêu sẽ chết dần chết mòn.
Bà De Giradin
Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123
Results 21 to 26 of 26

Chủ Đề: Cây Bàng Không Rụng Lá

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    03 Rose Cây Bàng Không Rụng Lá

    Cây Bàng Không Rụng Lá


    Tác giả : Phong Thu



    MỤC LỤC [−]

    Đi tìm việc tốt
    Một lời giao ước
    Chín điểm
    Thăm cô giáo ốm
    Bếp lửa
    Choai và Vá
    Bồ nông có hiếu
    Cây cột mốc và con ngựa
    Cái cúc màu xanh
    Trò chơi của bố
    Cái kẹo và con cánh cam
    Con cóc
    Ai giống mẹ
    Chú bé và ông già nhặt đá
    Tiếng mưa
    Đôi bàn tay mẹ
    Cây ổi Bo
    Hoa mướp vàng
    Quà gửi bố Chú và cháu
    Cô bé tóc bím
    Cái hầm trú ẩn
    Xạ thủ số 2
    Bức tường có nhiều phép lạ
    Cây bàng không rụng lá
    Chiếc máy kỳ lạ
    Cháu trai ông đánh giậm
    Những hạt bỏng ngô
    Bữa khoai trưa
    Cu chim
    Vườn ông vườn xuân
    Mẹ tôi
    Người học trò lễ phép
    Nhớ bà
    Chiến công đầu tiên của người đội viên mới
    Đối thủ
    Cánh buồm trên sông
    Ụ súng xanh


    Đi tìm việc tốt

    Vừa mới thức giấc, Hùng đã bổ choáng bổ choàng từ trên giường lăn xuống đất. Việc đầu tiên là Hùng đi tìm cái chổi. Mắt nhắm mắt mở, chân lùa guốc, tay bíu thành giường, Hùng vội vội vàng vàng như đang có việc gì to tát lắm. Thực đấy. Hùng sắp sửa làm một việc tốt trong ngày chủ nhật đây: quét nhà đỡ mẹ. Nhưng, tìm thấy chổi rồi Hùng mới nhận ra nhà đã sạch bong. Thật chán quá. Chị Hà đã quét tự bao giờ. Hùng cầm chổi đứng ngẩn ra một lúc. Ai bảo Hùng không dặn trước chị Hà nào? Nhớ mãi mới được bốn việc tốt, bây giờ hỏng mất một rồi còn đâu! Hùng lo quá. Cô giáo đã dặn cả lớp: "Các em có thể quét nhà giúp mẹ, trông em, hoặc ra đường thấy em bé nào ngã thì đỡ dậy, thấy cụ già nào đi ngang đường thì giúp cụ tránh xe". Hùng cứ phải nhẩm đi, nhẩm lại như một bài học thuộc lòng. Thế mà, chưa gì đã mất một. Thôi, đành phải làm sang việc thứ hai vậy. Hùng không có em bé nào. Anh, chị thì Hùng có nhiều lắm. Trông em bé của bạn khác có được không nhỉ? Được lắm chứ! Chỉ cần sao em bé đó bé hơn Hùng, độ lên một lên hai là được thôi mà. Nếu thế thì khối. Quanh đây nhiều trẻ con lắm. Nghĩ vậy, Hùng hớn hở hẳn lên.

    Hùng vừa bước ra khỏi cửa thì gặp bác Cảnh trai, người ở cùng dãy nhà trong khu tập thể. May quá, bác Cảnh có em bé. Hùng sang thử bên ấy xem sao. Thằng cu con nó quen Hùng lắm nhớ, chả là thỉnh thoảng Hùng vẫn sang chơi với nó mà. Hùng đẩy cửa bước vào nhà bác Cảnh. Thấy Hùng đến, bác Cảnh gái tươi cười:

    - Anh Hùng kìa! Anh sang chơi với em đấy à?

    Hùng bẽn lẽn chào bác Cảnh gái rồi ngồi xuống bên cạnh thằng cu con. Nom nó y như củ khoai ấy. Thằng bé ngoan thật. Nó cứ choai choai, choai choai bò khắp giường. Chốc chốc, nó lại u ơ như bảo Hùng cái gì đấy và toét miệng ra cười. Song, cũng thực là không may cho Hùng. Hùng ngồi chơi bên nhà bác Cảnh đã lâu lâu mà nó chẳng khóc cho mà dỗ. Hùng vừa bày trò chơi, vừa đợi nó khóc. Hùng có khối trò chơi. Lúc thì Hùng giả làm tiếng gà trống gáy, lúc thì Hùng giả làm con ếch vừa nhảy vừa kêu ộp ộp. Thằng cu con cứ xoắn lấy Hùng. Nó có vẻ yêu anh Hùng lắm.

    Đợi thêm một lúc nữa, thằng cu con cũng chẳng khóc cho mà dỗ. Hùng sốt ruột quá. Đã thế, bác Cảnh lại còn nhờ Hùng trông em hộ một lúc để bác đi mua mớ rau. Hùng "lạy giời" nó khóc cho vài tiếng, vậy mà nó cứ im thin thít mới chán chứ! Mãi cho đến lúc bác Cảnh về rồi, Hùng vẫn chưa làm được một việc tốt nào. Hùng đành phải đứng lên, chào bác Cảnh, tạm biệt chú bé rất ngoan kia để đi tìm một việc khác vậy.

    Hùng bước ra phố và định bụng cứ đứng đợi ở một chỗ nào đấy xem có em bé nào vấp ngã, Hùng sẽ chạy tới và nâng em lên. Hùng cứ đứng như thế cho đến lúc đã chồn cả chân mà chẳng có ai ngã hết. Chợt Hùng thấy một ông cụ già từ trong ngõ bên cạnh bước ra đường. Hay quá, khéo mà cụ sắp sang đường cũng nên. Cụ đã đi gần ra tới mép đường. Hùng vội vàng rời cái cột đèn đi rảo tới. Nhưng cụ già không sang đường. Cụ đến bên thùng rác công cộng và vứt vào đó mẩu thuốc lá hút đã gần hết và một vê giấy lớn. Xong xuôi, cụ đi thêm một quãng nữa và đứng đợi tàu điện ở đó. Hùng khe khẽ thở dài. Chán quá. Lại hụt mất rồi.

    Hùng lững thững bước về nhà. Không biết em sẽ làm việc tốt gì để ngày mai đến lớp báo cáo với cô giáo và đội nhi đông đây? Lúc về gần đến nhà chả hiểu nghĩ thế nào, Hùng lại cố đứng lại một lúc nữa. Biết đâu, nhỡ có việc tốt nào đến thì sao? Mới đầu nghe cô giáo nói, Hùng tưởng đi tìm việc tốt cũng dễ thôi. Thế mà cũng hơi khó đấy chứ! Nội trong ngày hôm nay, Hùng phải cố làm lấy một việc tốt, nếu không thì xoàng quá. Đang nghĩ ngợi như thế, Hùng trông thấy một bác nông dân - vì bác mặc quần áo nâu nên Hùng đoán đúng là bác nông dân. Hình như bác mới ra Hà Nội thì phải: bác đang đi tìm số nhà. Bác cứ quanh đi rồi quanh lại. Chắc là bác lạ phố. Hùng liền bước tới gần bác và chào:

    - Cháu chào bác. Bác tìm số nhà bao nhiêu ạ?

    Bác nông dân nhìn Hùng, trả lời:

    - Chào cháu. Bác tìm số nhà 80B.

    À, số nhà 80B. số 80B ở đằng kia chứ sao lại ở đây? Đây mới là số 60 mà. Hùng nhanh nhảu nói luôn:

    - Số nhà 80B ở đằng kia cơ bác ạ.

    Bác nông dân lắc đầu:

    - Bác đến rồi, nhưng không thấy có số nhà nào là số 80B cả.

    Không đợi bác nông dân nói hết, Hùng liền chạy về dãy nhà có mang số 80. Đúng là không có số 80B thật. Hùng đứng thừ người. Thế là thế nào nhỉ? Nhìn dãy tường vôi mới quét trắng tinh, Hùng sực nhớ ra. Thảo nào.

    Nhà mới quét vôi, chắc là ai đấy đã cất biển số đi rồi, chưa mang ra treo lại. Hùng gõ cửa và hỏi thăm. Đúng là cái nhà có mang số 80B thật. Hùng hớn hở chạy về chỗ bác nông dân đứng đợi và dẫn bác đến. Bác nông dân cứ khen cậu bé ngoan quá. Hùng thèn thẹn, vội chào bác và chạy biến đi. Được người khác khen, Hùng thấy làm sao ấy.

    Trở lại chỗ đứng lúc nãy, Hùng không yên tâm. Suốt từ sáng đến giờ, chưa làm được việc nào tốt như cô giáo dặn cả. Chả lẽ lại cứ dựa cột đèn mãi hay sao. Ngày mai biết báo cáo với cô giáo, với đội thế nào đây? Có lẽ phải nói thật thôi. Hùng sẽ báo cáo là có đi tìm việc tốt mà mãi không thấy. Để cho mọi người tin, nếu cần thiết thì Hùng sẽ nói thật kỹ là hồi mấy giờ Hùng ở đâu, đến chỗ nào và làm gì. Hùng không nói dối ai bao giờ.

    Đứng như thế một lúc nữa, Hùng thấy khát nước quá trở về, sờ ấm nước thấy nguội tanh. Hùng nhớ đến bố. Bố hay uống nước nóng lắm. Mà bố đi lao động ở công viên Thủ Lệ sắp về rồi. Hùng phải đun cho bố một ấm mới được. Hôm nay chủ nhật, cả nhà đi vắng hết, chỉ có mỗi mình Hùng nên ấm nước mới nguội thế này đây mà. Bố đi lao động. Mẹ phải thường trực ở bệnh xá, chị Hà họp ban văn nghệ của lớp để duyệt các bài hát. Chốc nữa mọi người về cả, nước không có, chắc là chị Hà hay mẹ lại phải đun thôi. Hùng đun nước cho cả nhà uống được không nhỉ? Được chứ. Thế là Hùng vội vàng đi nhóm bếp để đun. Loay hoay mãi mới nhóm được bếp. Hùng vùa đun vừa giụi mắt. Khói quá. Bàn tay nhọ nhem của Hùng đã bôi liền mấy cái râu lên mép rồi. Nom Hùng buồn cười lắm. Nước mắt nước mũi thi nhau ứa ra.

    Một lúc sau, ấm nước bắt đầu reo lên ù ù thì Hùng nghe thấy có tiếng người từ phía cửa sổ trên nhà gọi vọng xuống:

    - Có ai ở trong nhà không ạ?

    Hùng giật cả mình. Tiếng ai như tiếng cô giáo. Hùng biết thưa với cô thế nào đây? Hùng chưa làm được việc tốt nào cả. Cô đã đến nhà rồi, phải lên mở cửa đón cô thôi. Hùng vội vã lên mở cửa cho cô. Thấy Hùng, cô giáo không nhịn được cười:

    - Em làm gì mà nhọ cả mặt thế?

    Hùng luống cuống đưa tay lên quệt. Càng quệt, càng nhọ. Cô giáo liền dắt tay Hùng:

    - Phải lấy nước mà rửa chứ, em!

    Và cô hỏi:

    - Từ sáng đến giờ Hùng làm được bao nhiêu việc tốt rồi?

    Hùng xịu mặt, nói lúng búng:

    - Thưa cô... thưa cô em... em chưa ạ!

    Cô giáo hơi ngạc nhiên. Cô hỏi thêm:

    - Thế em đang nghịch cái gì ở dưới bếp ấy?

    - Thưa cô... không ạ. Em đun nước nóng cho bố em uống.

    Cô giáo gật đầu và dịu dàng:

    - Từ sáng đến giờ, em đã làm gì nói cho cô nghe nào.

    Hùng thong thả kể lại tất cả mọi việc đã xảy ra hồi sáng. Bắt đầu từ lúc sang nhà bác Cảnh rồi gặp bác nông dân ra sao, Hùng không dám giấu cô một điều gì.

    - Cô ạ, em hết cả việc tốt rồi. Cô bảo em làm với...

    Giọng Hùng run run như sắp khóc. Nghe xong, cô giáo khẽ vuốt tóc Hùng:

    - Ồ, em làm được nhiều việc tốt rồi đấy. Việc gì cô phải bảo em nữa, em ngoan lắm.

    Hùng lạ lùng ngước mắt nhìn cô. Cô nói thật hay là cô nói đùa?

    Thấy Hùng có vẻ ngơ ngác, cô giáo cười và giải thích:

    - Này nhé, Hùng đã trông em cho bác Cảnh đi chợ, thế là một việc tốt. Hùng tìm số nhà giúp bác nông dân, thế là hai việc tốt. Hùng lại biết đun nước cho bố nữa, thế là ba. Từ sáng đến giờ, Hùng không chạy nắng như chủ nhật trước, thế là bốn. Chưa hết một buổi sáng mà Hùng đã có bốn việc tốt, em đáng khen lắm!

    Ôi, sung sướng quá. Hùng đã làm được bốn việc tốt rồi cơ à! Việc tốt là như vậy à? Ồ, thế thì Hùng có thể làm được nhiều việc tốt nữa đi ấy chứ. Vậy mà Hùng cứ đi tìm mãi...

    Hùng bẽn lẽn ngửng lên nhìn cô giáo. Em muốn nói thêm một điều gì nữa rất vui mà chưa nói được. Hùng sực nhớ đến ấm nước. Em chạy vội xuống bếp. Cô giáo nhìn theo em tủm tỉm cười.

    5-1964


    Một lời giao ước

    Hồi còn học lớp vỡ lòng, đôi bạn nhỏ này chưa quen nhau. Nhưng từ ngày lên lớp một đến giờ, Trang và Thắng trở thành đôi bạn thân tự lúc nào không biết nữa. Hôm đầu tiên mới đến trường, hai đứa lớ ngớ thế nào, cùng được vào lớp Một A mới hay chứ. Thoạt đầu, Thắng nhìn Trang, Trang nhìn Thắng như thể hai chú mèo con làm quen với nhau vậy. Thế rồi, Thắng thấy cái mũi của Trang tẹt, nom buồn cười quá, hóa ra cười thật. Thấy Thắng cười, Trang cũng cười: "Ơ, cậu này răng cũng sún như mình!"

    Buổi học đầu tiên trôi qua rất nhanh. Đôi bạn chưa kịp tìm ra được chuyện gì để nói với nhau.

    Sáng hôm sau, Thắng mang đi một chai nước tướng. Gặp Trang, Thắng khoe luôn:

    - Tớ đem nước đây, cậu uống không?

    Trang trố mắt ra nhìn. Chai nước hồng hồng, nom thích quá.

    - "Xi-lô" hả? Cậu mang "xi-lô" à?

    Thắng lắc đầu, giơ cái chai lên, lắc một cái.

    - "Xi-rô" chứ! "Xi-lô" là cái quái gì. Không phải "xi-rô" đâu. Nước trà đấy. Nhưng mà loãng thôi, nước đặc, bố tớ mới uống được. Bố tớ bảo trẻ con uống đặc cồn ruột lắm. Cậu có biết cồn ruột là thế nào không? Ghê lắm nhớ, tớ đã có lần cồn rồi!

    Trang bụm môi, cau mày ra vẻ nghĩ ngợi:

    - Cồn... ruột à? Không, tớ chả biết. Tớ chỉ biết đau bụng thôi. Cậu bị đau bụng bao giờ chưa? Ghê lắm nhớ.

    Tưởng cái gì chứ đau bụng thì Thắng biết quá đi rồi. Cồn ruột mới lạ chứ.

    - Tớ biết rồ...ồ...i..., nhưng mà từ năm ngoái kia. Cậu muốn khỏi bị đau bụng thì phải đem nước đun sôi mà uống như tớ đây này.

    Nói rồi, Thắng múa cái chai lên. Trang nhìn cái chai, thắc mắc:

    - Cậu tu à?

    - Ừ, tu.

    - Thế thì mất vệ sinh chết.

    Ừ nhỉ. Thắng ngớ người. Đúng là mất vệ sinh thật.

    Hai đứa liền bàn với nhau thế này: kể từ ngày mai, mỗi đứa mang nước một hôm; đứa nào không phải mang nước thì mang chén, như vậy sẽ rất vệ sinh.

    Từ ngày ấy đôi bạn càng trở nên thân thiết.

    °

    Lên học lớp một kể cũng hay thật. Không như ở lớp vỡ lòng đâu nhé. Bài học dài hơn này, sách giáo khoa có những bốn năm quyển này. Sách ngần nào, vở ngần ấy. Lại còn cả bảng con và mấy viên phấn kèm theo. Sáng ra đi học mà vội vội vàng vàng, thế nào cũng để quên. Trước khi đến lớp, Thắng phải mở cặp ra để xem còn thiếu cái gì không... Đủ rồi, thế là yên trí phóng thẳng đến trường.

    Ngồi trong lớp, không được nói chuyện. Cô giáo đã dặn thế. Vậy mà chả hiểu làm sao Thắng lại cứ quên. Nhiều lần, cô giáo bắt gặp Thắng và Trang đang gân cổ, đỏ mặt lên như cãi nhau về một chuyện gì đấy. Hôm thì Thắng thắc mắc về cái chuyện tại sao Trang bằng tuổi Thắng mà Trang lại lùn hơn? Trang bảo là tại đêm nằm co nên lùn. Thắng không chịu. Thắng nằm co sao Thắng lại cao? Hôm thì Trang cãi với Thắng là con ngựa chỉ có ba chân. Thắng không chịu. Thế nhưng bức vẽ con ngựa treo trên tường lớp lại không đủ bốn chân. Thắng thật không muốn nói chuyện trong lớp một tí nào mà vẫn cứ phải nói.

    Không nói, nó tức lên cơ. Lúc bị cô giáo phê bình, Thắng xấu hổ lắm. Phải tìm cách thôi đi mới được.

    Vào một buổi học khác, Thắng đã định hỏi Trang: tại sao mở mắt thì trông rõ, nhắm vào thì mù tịt, nhưng Thắng nhớ ra là không được nói chuyện ở trong lớp. Thắng liền bảo Trang:

    - Này, từ nay tớ với cậu không nói chuyện trong lớp nữa nhá!

    Trang gật đầu. Thực ra, mọi chuyện đều do Thắng khởi đầu. Cô giáo thấy hai đứa thì thào, cô gọi Thắng đứng lên. Cô hỏi:

    - Sao em lại nói chuyện?

    Thắng trả lời:

    - Thưa cô, em không nói chuyện ạ.

    - Thế thì em nói gì?

    - Thưa cô, em nói với bạn Trang là từ nay giở đi hai đứa không nói chuyện trong lớp nữa đấy ạ.

    Cô giáo cười và cho Thắng ngồi xuống.

    Bắt đầu từ hôm sau, để thực hiện lời giao ước ấy, Thắng ngồi rất nghiêm. Một bài, hai bài, rồi ba bài học đã trôi qua, Thắng thấy nó thế nào ấy. Có một lúc, Thắng nhìn ra sân, thấy một con gà què, Thắng định bảo Trang. Song, nhớ là không được nói chuyện, Thắng thôi vậy.

    Ở trong lớp có lắm cái lạ lùng và buồn cười thật cơ. Chẳng hạn như cái đinh đóng trên tường để treo tranh đã chúc hẳn xuống rồi mà vẫn chưa chịu rơi. Mỗi lần gió lùa vào lớp, bức tranh khẽ đung đa đung đưa. Thắng đoán thế nào nó cũng rơi mà nó không rơi cho. Mải nhìn cái đinh, Thắng quên cả nghe bài. Thắng cứ thắc mắc mãi về chỗ tại sao nó lại không rơi? Mà, khi nó rơi rồi, cái đinh sẽ bắn đi đâu? Chẳng may, đang lúc nghĩ lung tung như thế thì cô giáo gọi Thắng. Thắng giật mình không biết trả lời cô giáo ra sao nữa. Thật là khuyết điểm. Thắng đỏ nhừ cả mặt, hai chân cứ thay nhau di di trên nên gạch. Thắng xấu hổ quá và tức cái đinh vô cùng. Ai bảo nó không rơi? Nó mà rơi thì có phải là Thắng không nhìn nó nữa không nào?

    Đến giờ ra chơi, Thắng đi nhặt ngay một cục gạch vỡ đem vào lớp, kê ghế sát vào tường, trèo lên đóng lại cái đinh. Có như vậy, chốc nữa mới khỏi nghĩ về nó.

    °

    Trong lớp, Thắng học vào loại khá nhất. Trang thì hơi kém về môn tập đọc một tí. Song Trang hơn Thắng chỗ Trang không hay nghịch. Thắng rất muốn cho Trang đọc cũng thạo như mình. Hằng ngày, lúc mới đến lớp, đôi bạn rủ nhau học ôn, đọc lại bài cũ. Thoạt đầu, hai đứa cùng đọc. Sau đó, đọc từng đứa một. Thắng giả làm cô giáo gọi Trang đọc bài. Trang cũng thưa y như thực và đứng lên hẳn hoi. Kiểu vừa học lại vừa chơi này thế mà thú. Chỗ nào Trang đọc chưa đúng, Thắng dõng dạc đọc mẫu ra dáng lắm. Việc làm ấy của Thắng và Trang ai ngờ cô giáo biết. Cô liền khen Thắng trước lớp là có tinh thần giúp đỡ bạn. Thắng đâm ra lúng túng mới lạ chứ! Hôm sau, Thắng bảo Trang:

    - Cô đã khen tớ với cậu rồi, ngày nào chúng mình cũng phải ôn, đồng ý không?

    Trang im lặng một lúc, rồi nói:

    - Nhưng tớ không đồng ý cậu nói chuyện với tớ trong lớp đâu. Cậu phải nghe bài và không được nghịch cơ.

    - Ừ, tớ không thế nữa...

    Sang tuần sau, cả lớp họp để bầu lớp trưởng, nhiều bạn đề nghị bầu bạn Thắng. Thắng cuống cả lên. Thắng có làm lớp trưởng bao giờ đâu. Thắng đứng ngay dậy:

    - Thưa cô, cô đừng bầu em ạ. Em sợ lắm ạ.

    Cô giáo khẽ lắc đầu:

    - Sao em lại sợ?

    - Thưa cô em... chỉ muốn làm lớp... lớp... viên thôi ạ.

    Cô giáo bật cười:

    - Các bạn bầu em chứ cô có bầu em đâu. Không sợ Thắng ạ, rồi cô sẽ bảo em.

    Thắng quay sang Trang:

    - Tớ cấm cậu đấy!

    - Cấm gì?

    - Cấm bầu tớ.

    Trang không nghe:

    - Kệ. Tớ cứ bầu...

    Và, thế là Thắng được bầu làm lớp trưởng.

    Từ khi làm lớp trưởng đến giờ, Thắng và Trang vẫn thân thiết với nhau. Đôi bạn ngày ngày vẫn cùng uống chung một chai nước, ngồi chung một bàn. Có một chuyện rất đặc biệt là đã nửa năm học nay, Thắng không để cô giáo phải gọi đứng dậy vì nói chuyện trong lớp nữa.

    9-1963

  2. #21
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Người học trò lễ phép

    Đợt heo may cuối năm đã thổi trống cả sân trường, khiến cho các chú bé hay nhảy nhót trong giờ ra chơi cũng tìm nơi có nắng mà túm tụm. Mấy thầy giáo cao tuổi đã húng hăng ho. Từng mảng trời xanh hanh hao chập chờn đợi cơn gió mùa Đông bắc tràn tới. Rét rồi...

    Giữa cái cảnh nhộn nhạo áo len và mũ bông ấy, từ phía cổng trường bỗng hiện ra một chú bộ đội quân hàm đỏ sáng trên vai bước vào cổng trường. Tới sân, chú đứng sững bên gốc cây bàng mọc ở đó đã lâu năm lắm rồi, đưa mắt nhìn quanh rồi bước đến một lớp học cổ treo biển "Lớp 6B" và gọi khẽ:

    - Dũng!

    Chú bé vừa ở trong lớp đi ra, kêu lên:

    - Bố!

    Chú bộ đội hỏi:

    - Thầy giáo đâu, con?

    - Dạ. Thầy con ở trong lớp. Hôm nay thầy mệt.

    Chú bộ đội bước lên hành lang và gõ cửa. Có tiếng nói vọng ra:

    - Xin mời vào!

    Dũng mở tròn mắt. Nó thấy bố đứng nghiêm bên cánh cửa lớp đã mở rộng, đưa tay lên mũ chào thầy. Vừa lúc thầy bước ra và hỏi:

    - Đồng chí?...

    Bố buông tay chào, nhấc chiếc mũ bộ đội ra, ôm vào ngực, cúi đầu:

    - Em đây ạ!

    Thầy giáo nhấc kính, chớp mắt. Dũng đứng bên cạnh vội thưa:

    - Thưa thầy, bố em đấy ạ!

    - À...

    Thầy vừa "à" vừa đưa tay ra để bắt tay. Bố vội kẹp chiếc mũ vào nách rồi chụp cả hai bàn tay to, khỏe của mình ôm lấy bàn tay có những ngón thon thả, gầy gò của thầy và thưa khẽ:

    - Em là đứa học trò bị thầy phạt năm nào về tội nhảy qua cửa sổ đây ạ!

    Thầy giáo bật cười to:

    - À hà!... Khánh! Khánh phải không?

    - Vâng ạ!

    - Anh còn nhớ thế cơ à?

    Chú bộ đội cúi đầu:

    - Thưa thầy, em quên làm sao được cơ ạ!

    Thầy nhìn cả hai bố con Dũng:

    - Nhưng mà... hôm ấy, tôi nhớ là tôi có phạt anh đâu nhỉ?

    Chú bộ đội trẻ băn khoăn:

    - Thưa thầy, xin thầy cứ gọi em là em ạ. Vâng, hôm ấy thầy không phạt em, nhưng thầy đã rất buồn. Em suốt đời không sao quên được lời thầy bảo em hôm ấy...

    Thầy khẽ gật đầu. Chú bộ đội nói tiếp:

    - Hôm đó thầy bảo: "Thôi, em về chỗ rồi về nhà nghĩ tiếp. Em tưởng tôi và bố mẹ em sẽ sung sướng về việc em đã làm trong giờ học như thế phải không? Trước khi định làm một việc gì, phải nghĩ chứ! Là việc xấu, thì đừng làm. Lần này, tôi không phạt em đâu..."

    Dũng ngẩng nhìn mái tóc đã bạc của thầy đang hơi xõa xuống trán thầy. Thầy mỉm cười:

    - Ờ... em nhớ lâu thật, cảm ơn em. Em về khi nào và bao giờ thì đi?

    Bố Dũng thưa:

    - Thưa thầy, em đi ngay bây giờ.

    - Trên đường hành quân hả?

    - Thưa thầy không ạ. Em có việc đi qua. Năm học này em biết tin cháu Dũng, con em, được học thầy, em mừng quá, phải vào thăm thầy ngay và sắp đến ngày 20 tháng 11 nữa ạ!

    Thầy giáo nhìn Dũng:

    - Dũng này. Bố của em ấy, lúc học thầy, đã không để mắc lại lỗi sai trái tới lần thứ hai đâu...

    Một cơn gió lùa thốc vào lớp. Thầy khẽ rùng mình nhắc chú bộ đội:

    - Kìa! Em đội mũ vào kẻo lạnh...

    Dũng thấy bố em vẫn cầm mũ trên tay và thưa:

    - Vâng. Em xin phép thầy...

    Giờ ra chơi đã hết. Thầy giáo lại bắt tay chú bộ đội. Trước lúc rời lớp học của Dũng, nó thấy bố nhấc mũ ra, cúi chào thầy... Lòng Dũng nôn nao quá. Dũng nhìn theo bố đi ra phía cổng trường rồi nhìn ô cửa sổ lớp học ở bên cạnh. Cái khung cửa sổ nhắc nó nhớ lại câu nói của bố hồi nãy. Hồi nào ở tuổi như Dũng bây giờ, bố đã có lần trèo qua cửa sổ để vào lớp. Thầy chỉ nói như thế thôi, thầy không mắng, thầy không phạt, nhưng bố đã nhớ mãi, tự nhận đó là một hình phạt để không bao giờ lại mắc phải một lỗi nào như thế hay giống như thế nữa.

    Đến tận lúc này và mãi mãi về sau, bố vẫn là người học trò của thầy, người học trò biết vâng lời thầy. Đứng trước thầy, bố không dám đội mũ. Dù bố là... chú bộ đội, nhưng là chú bộ đội lễ phép với thầy giáo cũ, thầy giáo của cả hai bố con...

  3. #22
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Nhớ bà

    Sân nhà tôi vui nhất vào những hôm có trăng. Trăng mùa rét tôi ít gặp nên chỉ nhớ mang máng (như cái lúc buồn ngủ) còn trăng mùa hè thì trong vẻo trong veo, sáng lừng lựng. Bà tôi trải chiếu ngay giữa sân rồi quạt cho tôi ngủ. Ngả trong lòng bà, mắt thao láo nhìn trăng, tôi vòi bà kể chuyện. Bà là kho truyện cổ tích đấy. Bà không kể như cô giáo đâu. Nghe thì hay nhưng khó bắt chước lắm. Cái câu quen thuộc "Ngày xửa ngày xưa..." mở đầu cho tất cả mọi câu chuyện, bao giờ cũng báo hiệu trước những điều thú vị, những con người đáng yêu, đáng thương hoặc đáng tức, đáng ghét... (sẽ xuất hiện). Bà vừa kể, vừa quạt cho tôi. Chiếc quạt mo trong tay bà thật lắm gió mát. Tôi cứ thế nằm trong ánh trăng mà thiếp đi cùng với câu chuyện kể thì thầm của bà tôi.

    Một lần, đang thiu thiu chập chờn sắp ngủ, bỗng bà ngừng quạt, vỗ nhẹ vào mông tôi một cái:

    - Cứ y như thằng bố mày. Lớn lên rồi lại bỏ bà mà đi...

    Ơ! Cháu chẳng thế đâu, bà ơi!... Tôi chưa nghĩ được hết điều thì đã ngủ biến.

    Sáng hôm sau, lúc trở dậy, tôi đã thấy bà đổ thóc ra phơi. Con chào mào đã ngật ngưởng trên ngọn xoan. Đàn chim sẻ đang sập sè trên mái nhà, chỉ chực sà xuống ăn thóc. Nắng vừa gọi tới sân nhà. Tôi hấp háy mắt bước ra. Bà bảo:

    - Hôm nay trời bổng lắm.

    Tôi ngỡ bà sẽ hát: "Con cò bay bổng bay cao" cơ. Nhưng bà chỉ nói thế. Thế tức là nắng to.

    Vậy là từ lúc tối đến cho tới khi sáng ra, bà tôi lúc nào cũng ở trên sân. Một bữa, bà cho tôi đi theo thăm mấy nhà người quen trong xóm (tới nhà nào, tôi cũng được mút hoa đơn) khi ra về, tôi cứ nghĩ mãi về một điều mà tôi cho là lạ: Bà tôi cũng có bạn. Bạn của bà, là bà của những đứa bạn tôi.

    Bà tôi thuộc nhiều bài hát lắm. Toàn là những bài tù ngày xửa ngày xưa, chỉ cần nghe một lần là đã thuộc. Dù cho có thuộc rồi, không hiểu tại sao tôi vẫn cứ thích nghe. Nghe đi, nghe lại bao nhiêu lần cũng được.

    Mỗi câu hát của bà thường đưa tôi tới những câu chuyện ngày xưa, dần dà, trở về chuyện ngày nay. Trời mưa, có bài mưa. Trời nắng, có bài nắng. Nào con tôm cất vó, nào cái bống thổi cơm, nào con cò đi chợ, con mèo trèo cau... Sao con tôm chịu khó thế? Sao cái bống bé tí ti mà ngoan? Sao con cò lại vất vả? Sao con mèo thích trèo cau... Hình như bà yêu cái bống nhất, bà thương con cò nhất!

    "Cái bống là cái bống bình

    Thổi cơm nấu nước một mình bống ơi!..."

    Lạ lắm. Bà hát khẽ mà nghe xa vời vợi. Cây tre rung rinh, cái võng kẽo kẹt đệm theo lời bà hát. Mà, chỉ khi nào có hai bà cháu với nhau, bà mới hát thôi. Đó cũng còn là lời bà ru bố tôi lúc còn bé nữa. Dạo còn bé tí teo, bà vừa ru vài câu, tôi đã ngủ biến. Bây giờ thì tôi nghe và hỏi:

    - Bà ơi! Sao cái bống nó lại phải nấu cơm một mình?

    - Mẹ nó còn mải đi làm, cháu ạ!

    Tôi lại hỏi:

    - Thế bà nó đâu?

    - Bà nó đi chợ.

    - Đi chợ mua bánh xốp hở bà?

    - Không. Mua bánh đúc bánh đa.

    - Vâng, cháu thích bánh đa kê lắm.

    - Ừ, thôi, để bà ru cho mà ngủ.

    Tôi chưa buồn ngủ. Tôi nghĩ tới cái bống.

    - Cái bống nó bằng nào hở bà?

    - Nó bằng cháu ấy.

    - Thế nó là con trai hay con gái?

    Nghe tôi hỏi vậy bà cười, bà chửi yêu. Rồi, để dỗ dành tôi, bà bảo cái bống là con trai. Tôi thích lắm.

    - Thế thì cháu là cái bống.

    - Ừ, ngủ đi cho chóng lớn, mai nấu cơm bà ăn.

    Đến mai, bà vẫn phải nấu cơm vì tôi chưa biết làm gì cả. Ngoài sân trời sùi sụt mưa. Bà bế tôi lên võng:

    "Cái cò lặn lội bờ sông"...

    Tôi hiểu "cái cò" đây là con cò mẹ. Một con cò trắng toát như bông. Dưới trời mưa kia, nó đang co ro bên bờ ruộng, nơi ven sông để nhặt tép về nuôi đàn con nhỏ. Lũ con thơ vắng mẹ, đang nỉ non khóc ở nhà. Thương con cò quá.

    - Bà ơi! Sao con cò nó lại phải lặn lội bờ sông thế?

    - Nó mà ở nhà thì con nó đói.

    - Con nó là cái bống hở bà?

    - Không. Con nó là con cò con chứ!

    Chiều hôm ấy, mẹ tôi đi làm cỏ ruộng về, áo quần ướt hết. Mảnh vải nhựa dính chặt vào người mẹ. Bà tôi kêu lên:

    - Mẹ thằng Bính thay ngay áo quần đi rồi vào bếp ngồi, kẻo ốm thì khổ đấy.

    Tự nhiên tôi nhớ đến lời ru. Lời ru của bà làm cho tôi thương mẹ tôi quá.

    "Con cò lặn lội bờ sông"

    Bà hay kể về bố tôi:

    - Bố con ấy, lên ba hãy còn bú bà, thế mà lên bảy đã biết chăn trâu...

    Tôi năm nay cũng bảy tuổi rồi mà chưa biết làm gì. Bà lại kể:

    - Bố con ấy, lớn như cái cột nhà, cột đình, lúc ngủ bà vẫn phải mắc màn cho, không thì muỗi nó khênh đi.

    Tôi lạ quá.

    - Sao thế hả bà?

    - Mải ngủ. Nằm đâu ngủ đấy chứ sao?

    Vậy thì bố tôi ngày ấy cũng giống tôi bây giờ. Tôi toàn ngủ trước khi bà mắc màn.

    Tôi đem chuyện đó khoe với cái Dậu và mấy đứa bạn cùng xóm. Nghe xong, cái Dậu ngẩng đầu:

    - Đẹp lắm đấy mà còn khoe!

    Ơ! Người ta khoe thì đã làm sao? Cái Dậu ở ngay cạnh nhà tôi. Nó cũng có bà. Bà nó vẫn hay sang chơi với bà tôi. Bị nó nói như mắng, tôi đứng ngây ra, tắc cả họng. Được thể, cái Dậu bôi thêm:

    - Khéo vòi, còn khoe!

    À! Như thế đấy. Nó chế tôi chỉ biết làm nũng bà thôi đấy. Cái Dậu bằng tuổi tôi mà nó đã biết bế em, quét sân, quét nhà đỡ bà, đỡ mẹ. Còn tôi, tôi chưa có em, cả nhà có mỗi cái chổi rơm thì bà tôi đã quét mất rồi. Làm sao tôi bế em, quét nhà, quét sân như cái Dậu được? Ức quá, tôi chạy về, ôm lấy bà phụng phịu:

    - Tại bà đây.

    Bà tôi vuốt tóc tôi:

    - Tại làm sao? Cháu bà làm sao?

    Tôi kể lại việc cái Dậu chế. Bà cúi xuống thơm tôi:

    - Ừ, mai bà để chổi cho mà quét.

    Đến mai, tôi lại quên. Nhà với sân vẫn do bà tôi quét. Tôi phụng phịu bắt đền. Bà kể cho một chuyện:

    "Ngày xưa ngày xưa, có một chàng Hoàng tử - Hoàng tử tức là con trai nhà vua ấy cháu ạ, được vua cha yêu quý lắm. Cả ngày, Hoàng tử chỉ có mấy việc phải làm là: ăn, học và chơi. Còn thì mọi thứ đều có người hầu. Màn không phải mắc, áo quần không phải giặt, đi đâu thì có ngựa có xe, cần cái gì cứ ngồi một chỗ mà gọi là được. Vì thế, lúc lớn lên, vị Hoàng tử ấy chẳng biết làm lụng gì cả.

    Một ngày kia, Hoàng tử cưỡi ngựa đi chơi và gặp cô công chúa con vua láng giêng. Công chúa mới hỏi:

    - Hoàng tử ơi! Hoàng tử là Hoàng tử chăm hay Hoàng tử lười đấy?

    Hoàng tử trả lời:

    - Tôi là Hoàng tử chăm.

    - Thế Hoàng tử có biết xâu kim không?

    Vị Hoàng tử ngơ ngác:

    - Xâu kim là cái gì cơ?

    Công chúa bật cười chế nhạo:

    - Xâu kim như xâu táo ấy, Hoàng tử ạ!

    Hoàng tử thẹn quá, liền quay ngựa về nhà hỏi mẹ. Mẹ bảo hỏi bà. Bà kể rằng: ‘Ngày xưa có chàng Hoàng tử được vua cha chiều chuộng lắm, không biết làm gì cả, chỉ biết ăn. Ai làm gì cũng kệ. Ai bảo gì cũng không nghe, nên lúc lớn lên, cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người từ trên cung trăng rơi xuống’. Nghe xong câu chuyện vị Hoàng tử nọ đã hiểu ra, từ đấy mới chịu khó tập thành làm lụng cho quen..."

    Tôi lại đem chuyện này kể cho cái Dậu nghe. Nó cười tít cả mắt:

    - Thế đằng ấy có biết xâu kim không?

    - Xâu... kim ấy à? - Tôi hỏi lại nó.

    - Ừ.

    - Chả ai bảo tớ xâu hết cả.

    Cái Dậu cười nữa:

    - Thế thì đằng ấy là Hoàng tử đấy!

    Tôi tức quá. Tức đến phát khóc lên được. Tôi chạy ngay về nhà, mách:

    - Bà ơi! Cái Dậu nó bảo con là Hoàng tử không biết xâu kim đấy!

    Bà xoa đầu tôi:

    - Ừ, để bà dạy cháu.

    Tôi không nghe, cố nằn nì:

    - Bà dạy cháu ngay bây giờ cơ!

    - Thì để bà còn lấy kim chỉ ra đã chứ!

    Phải mất một lúc, tôi mới xâu được một lần kim. Thế là cái Dậu không còn chế tôi là Hoàng tử được nữa.

    Đến chiều, tôi tập quét sân. Tôi bắt chước bà, một tay chống gối, một tay lia chổi. Quét xong, lưng không đau, tôi cũng vòng tay ra phía sau đấm đấm mấy cái. Bà thấy thế, bà cười tủm tỉm.

    Kể chuyện về bà thì cứ muốn kể mãi, kể mãi chả bao giờ hết chuyện. Nếu chẳng may bạn không còn bà nữa, bà vẫn cứ sống trong trí nhớ của bạn, trong điều ăn, nết ở của bạn.

  4. #23
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Chiến công đầu tiên của người đội viên mới

    Thế là Vũ đã trở thành đội viên của Đội thiếu niên tiền phong mang tên Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Ngay sau buổi lễ kết nạp đội viên vào Đội, Vũ đi thẳng một mạch về nhà. Cũng trên quãng đường mọi lần Vũ đi, cũng là hàng phi lao có những thân cây gân guốc, cành lá kim xanh rì gan góc hứng gió, chịu mưa ấy thôi... mà sao hôm nay cảnh vật có cái gì mạnh mẽ, tươi tắn hơn?... Ờ, phải rồi, khúc ca người đội viên cho đến tận lúc đó vẫn còn vang lên hùng tráng, náo nức trong em.

    "Cùng nhau ta đi lên..."

    Ôi cái cậu Lan, chi đội trưởng. Thế mà Vũ cứ tưởng cậu ta ghét mình, cậu ta sẽ phản đối việc mình được vào Đội cơ đấy. Chả là Vũ đã mấy lần trêu các cậu ấy sợ phát khóc lên được. Cái "tội" cầm con rắn nước quẳng vào chân bạn ấy, mỗi lần nhớ lại, Vũ cứ hối hận mãi. Đùa cái kiểu đâu mà quá quắt quá. Lan sợ rắn vô cùng. Lần ấy, Lan sợ phát ốm. Thế mà...

    Vũ đi chậm hẳn lại để tự nhớ tới mình. Thế mà lúc đứng lên giới thiệu Vũ, đọc tên Vũ được kết nạp vào Đội, đôi mắt Lan tươi sáng quá, xinh quá và tốt quá. Bạn thế mới là bạn chứ. Đội viên thế mới là đội viên chứ.

    "... Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày"...

    Khi quàng khăn đỏ cho Vũ, chị phụ trách dịu dàng và trang nghiêm nhìn Vũ: "... Hãy xứng đáng là người đội viên, quyết phấn đấu để trở thành người đoàn viên..."

    Vũ thấy lòng rưng rưng, rạo rực, em chỉ muốn nói ngay: "Thưa chị, em xin hứa... với chị và với các bạn trong Đội của em như thế". Nhưng, Vũ chỉ khẽ thầm "Vâng ạ..." Từ lúc ấy, lời hứa đã cùng đi với em, luôn luôn ở bên em trên đường về và mãi mãi về sau.

    Tới nhà, Vũ cẩn thận cởi khăn, vuốt cho thẳng, định treo lên. Sực nhớ, Vũ lại quàng khăn vào, soi gương, sửa nút thật đẹp, tự nói: "Cần phải giữ nguyên tư thế đội viên để mẹ về, mẹ trông thấy chứ! À, còn viết thư cho bố nữa..."

    Căn nhà nhỏ bỗng rộng thênh, ấm áp thêm. Ngược lại, cái sân trước cửa như hẹp lại và con chim khuyên nào đậu trên cây khế góc vườn kia hót hay thế! A! Nó chào một buổi chiều nắng hạ vừa sang. Hẳn nó biết Vũ vừa được vào Đội đúng đợt 15/5 kỷ niệm 40 năm Đội ta! Vũ muốn chạy đi một lúc, muốn nhảy nhót cho vui. Giá là mọi hôm, Vũ phóng đi rồi đấy. Song, hôm nay, Vũ muốn mình chẳng giống hôm qua, cần khác hơn hôm qua. Ừ, mà khác thế nào nhỉ? "Thằng Vũ vẫn cứ là thằng Vũ và em gái nó vẫn là cái Dung..." Vũ tự chế mình và mỉm cười một mình.

    Chú ý! Việc quan trọng đầu tiên là đi... vo gạo cái đã. Nấu cơm, dọn dẹp, quét sân rồi đi đón bé Dung ở nhà Mẩu giáo. Thôi, mau lên!

    Vũ vén tay áo, gấp ống quần, nhảy chân sáo xuống bếp. "Hơ, ai bảo con trai là nhởn? Không, con trai khéo lắm chứ! Nấu cơm, vo gạo, cắt cỏ, băm bèo không kém chi ai. À, ai bảo con trai đoảng nhỉ?..." Tự nhiên Vũ nhớ lại một bài tấu vui. Đang lúi húi nhóm bếp, Vũ bỗng nghe thấy tiếng khóc ở bên nhà bác Mạnh. Cái Hảo rồi. Nhưng sao lại: "Ối con ơi!..." Đứa nào ở bên ấy làm sao? Hay thằng Phương? Thằng Phương thế nào mà cả mẹ và em nó cũng khóc thế? Cái thằng chúa nghịch, hay bắt nạt trẻ con. Học kém Vũ một lớp, nhưng thằng Phương không chơi được với Vũ. Ở cạnh nhà nhau đấy, nhưng mà hai đứa có thân nhau đâu. Mới chiều hôm qua, nó vừa đánh em Dung, vì em Dung cãi nhau với em Hảo nhà nó. Vũ giận quá. Chả nhẽ lại đánh nhau với nó thì thật là... con nít!

    Tiếng khóc của mẹ Phương lại vọng sang thất thanh:

    - Phương ơi! Phương ơi!...

    Thôi, đúng thằng Phương làm sao rồi: Ở nhà, chắc chỉ có mẹ nó và em nó nên mới phải khóc thế. Hay là nó... Vũ gạt phắt cái ý nghĩ đáng sợ là thằng Phương có thể... Nghĩ tới đấy, Vũ nhảy qua bậu cửa, lao xuống sân, chạy băng sang nhà thằng Phương.

    Nguy quá rồi. Vũ vừa vào đến cổng đã nom thấy thằng Phương nằm sõng sượt ở vỉa hè, mẹ nó và cái Hảo vừa khóc vừa gọi nó. Vũ bước tới, hỏi:

    - Sao thế hở bác?

    Mẹ Phương vừa khóc vừa nói:

    - Em nó trèo cây...

    Thế là Vũ hiểu. Không thể chần chừ được nữa:

    - Bác phải cho Phương ra trạm xá ngay. Đi, bác! Để cháu cõng Phương.

    Vũ ngồi thụp xuống, đưa lưng ra, giục bác Mạnh gái đặt Phương lên lưng mình:

    - Nhanh lên, bác. Bác đỡ đằng sau cho cháu.

    Nói thì chậm, chứ mọi việc lúc ấy xảy ra rất nhanh. Mang Phương trên lưng, Vũ chạy thốc ra ngõ. Không biết sức khỏe từ đâu tới đã giúp Vũ chạy nhanh đến nỗi bác Mạnh gái phải vừa thở vừa bước dốn mới theo kịp Vũ: Còn cái Hảo thì rớt lại mãi tận phía sau...

    Trong lúc cõng Phương, Vũ quên hết mọi chuyện. Vũ thì thầm với mình, với đứa bạn đang nằm lả trên lưng mình: "Phương ơi! Chịu khó nhé. Mày đừng có làm sao nhé. Tao không giận mày nữa đâu. Nhưng mà sao mày lại thế, đi trèo cây khế..."

    Vũ đưa bạn rất đúng lúc, Phương bị choáng nặng vì quá sợ hơn là bị chấn thương. Mũi tiêm cấp cứu của cô Hiền y sĩ đã làm cho Phương dần tỉnh lại. Song còn phải theo dõi chỗ bị chấn thương xem có nguy hiểm không...

    Sực nhớ tới việc nhà, Vũ còn phải đi đón em bé ở nhà trẻ. Vũ nói với mẹ Phương:

    - Bác ạ. Cháu phải đi đón em cháu. Chốc nữa, cháu lại ra đây thăm Phương...

    Bác Mạnh gái cảm ơn Vũ mãi và nhắn Vũ đôi câu về cho bác Mạnh trai, Vũ nhớ kỹ rồi quày quả theo con đường ruộng chạy về đón em...

    Nắng chiều hôm nay lạ quá. Dịu dàng hơn và mát mẻ hơn. cảnh vật dường như cũng sáng tươi hơn để đón người đội viên mới lập một chiến công đẹp đẽ - chiến công đầu tiên ngay hôm vừa mới được kết nạp Đội..

  5. #24
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Đối thủ

    Thế là cậu ấy đi rồi. Biết đến bao giờ chúng tôi mới gặp lại nhau? Một nỗi nhớ nhung, một nỗi buồn man mác mà lần đầu tiên trong tuổi thiếu niên tôi được biết, đã tràn ngập lòng tôi: xa bạn.

    Giá như đây là một bạn rất thân, từng chia bùi xẻ ngọt, từng trải qua những trận ẩu đả, những lần cãi nhau chí chóe để rồi càng ngày càng thương mến nhau hơn, thì đã đi một lẽ. Đằng này, cậu ấy là địch thủ của tôi. Một địch thủ đáng gờm trên sân bóng. Chính điều ấy, mới thật day dứt, mới thật nôn nao, vương vất trong tôi chưa biết đến bao giờ nguôi được...

    °

    Trường tôi có bảy lớp bảy. Cậu ấy ở bên 7E mà tôi thì học lớp 7B. Ngay từ hồi mới là những lớp 5, cả bảy lớp này đều có đội bóng đá và năm nào cũng diễn ra những trận đấu... nảy lửa giữa lớp E và lớp B ở vòng chung kết vô địch của khối. Năm ngoái, khối 6 chúng tôi đã phải xếp đội 6E và đội 6B ngang nhau vì đã đá đến hiệp thứ 4 vẫn không bên nào được bên nào. Năm nay, 7E và 7B có cơ diễn lại tình hình như thế.

    Trong các trận đấu vòng tròn, 7B chúng tôi thắng các lớp khác tơi bời, khí thế dũng mãnh như chẻ tre, trận nào cũng 2 - 0, 3 - 0... cùng lắm thì 2 - 1, 4 - 1... Nhưng khi đụng đến lớp 7E, cả hai cùng va vào nhau và bật trở lại như húc phải tường gạch.

    Hai đội bóng này, nổi tiếng có lối đá thiên về tấn công. Chúng tôi áp dụng các chiến thuật mới nhất, có hiệu quả nhất của các đội người lớn mà chúng tôi được xem trên sân Hàng Đẩy. Đội nào cũng có những cầu thủ xuất sắc và ngôi sao nổi bật nhưng vẫn có những chỗ yếu không dễ gì sửa ngay được.

    Đội bóng lớp tôi có hàng tiền đạo khá vào cỡ trung bình, nhưng hậu vệ thì không thể chê được. Đặc biệt là thủ thành. Tất cả các cậu ở bên đội bạn, cậu nào sút thủng lưới 7B, lập tức được nhận danh hiệu "cây" làm bàn khá nhất ở đội ấy. Đội tôi ít nhiều thắng chính là nhờ ở thủ thành giỏi. Trớ trêu thay, cậu thủ thành nổi tiếng của khối 7 này, lại là... tôi.

    Dạo còn là lớp 5, đội 5B đã từng đoạt chức vô địch của khối. Tôi chỉ chịu để lọt lưới có hai quả phạt đến trực tiếp sáu mét, còn thì bắt được hết, suốt cả sáu trận đấu vòng tròn.

    Lên lớp 6, lớp 6E tự nhiên có thêm một cậu mới chuyển trường tới. Tên cậu ta là Hòa. Sức học thường thôi, nhưng là một trung phong lợi hại. Với con mắt "thể dục thể thao" thành thạo, chỉ nhìn thoáng động tác tranh bóng của Hòa, tôi biết ngay đây là địch thủ đáng gờm - một chân làm bàn nguy hiểm đối với khung thành của tôi.

    Trận đầu tiên gặp nhau (chỉ mới là giao hữu). Hòa sút tung lưới tôi hai lần và chúng tôi chỉ gỡ lại được có một. Với các đội khác, Hòa đã sút là thắng. Riêng đội tôi, cậu ta phải trả với cái giá cao: bảy lần sút, ăn hai, trong đó có một quả phạt đền. Sau đó cậu ta trịnh trọng tuyên bố:

    - Tớ mới gặp phải thằng Nguyễn (tức là tôi) là một. Nó bắt bóng dính lắm.

    Hòa học kém về môn toán. Nó lý luận "Đá bóng cần quái gì giỏi toán. Tớ vẫn sút ăn như thường". Song, cô giáo chủ nhiệm bên 7E đã giao hẹn: Nếu sang học kỳ II, Hòa không đạt điểm trung bình về toán cậu sẽ bị treo giò.

    Đội bóng của lớp không thể để cho học sinh kém tham gia, dù người ấy đá giỏi đến đâu. Mệnh lệnh của cô giáo chủ nhiệm 7E khiến cho đội trưởng đội địch thủ của tội lo sốt vó, và bọn tôi, tất nhiên mừng thầm. Tự nhiên, tôi nảy ra cái ý nghĩ này: "Giá sau trận chung kết, Hòa mới được trở lại đội bóng nhỉ?" Song, tôi chỉ giữ cái ý ấy ở trong đầu.

    Các cậu bên 7E đã xúm vào "vực" môn toán cho Hòa. Mới đầu, Hòa tự ái, nói là không "thèm" đá bóng nữa. Nó thà chịu treo giò để khỏi phải vượt qua cái mốc "èng èng" của môn toán. Nó ngại học toán không thể tưởng được.

    Mùa bóng đá đang đến gần. Các lớp rục rịch chuẩn bị và bắt đầu có những trận đá "thử" để thăm dò lẫn nhau. Trên sân cỏ, vẫn vắng bóng Hòa. Tôi khấp khởi mừng thầm. Chắc tụi bên 7E "oán" cô giáo chủ nhiệm lắm.

    Đùng một cái, đúng vào trận đấu loại đầu tiên giữa 7E và 7B, Hòa xuất hiện. Tôi choáng người. Hay là tụi 7E nó bịa ra chuyện ấy để "xỏ" bọn tôi?

    Không. Quả là đã hai tháng, Hòa bị "treo giò" thật. Cậu ta chỉ được đá tập chứ không được dự các trận đấu, dù đấu giao hữu. Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn, khi biết tin chính cô giáo chủ nhiệm đã dạy thêm môn toán cho Hòa trong suốt hai tháng trời, mỗi ngày một tiếng đồng hồ.

    Mới đầu Hòa miễn cưỡng đi học. Nó học không một chút hứng thú và tất nhiên không thể có kết quả tốt.

    Trong một buổi học, thấy nó uể oải quá rồi, cô giáo chủ nhiệm mới hỏi:

    - Em có biết vì sao tất cả các bạn em và cô nữa rất lo cho môn toán của em không?

    Hòa suy nghĩ một lúc, rồi trả lời rất thành thật:

    - Thưa cô, cô và các bạn của em sợ ở lớp mình còn có học sinh kém toán, thì mất điểm thi đua...

    Cô giáo mỉm cười, lắc đầu:

    - Không hoàn toàn thế. Cái chính là cô và các bạn em rất mong em góp phần giành thắng lợi cho đội bóng của 7E, vì danh dự của lớp ta và cũng vì khả năng và hứng thú đá bóng của em. Chả lẽ cô lại muốn cho đội bóng của 7E kém hay sao? Nhưng em không thể chỉ đá bóng giỏi mà lại học kém được.

    Hòa đã vâng lời cô giáo. Và, chỉ khi đã có điểm mười đầu tiên về môn toán, cậu ta mới chịu trở lại sân bóng, trong trận đấu chính thức. Thật là đẹp, cậu ta xuất hiện đúng vào mùa bóng...

    Lần này, 7B và 7E hòa.

    Hòa đã hết sức tấn công mà không nổi, bởi vì tôi và các bạn đã bảo vệ kín khung thành. Hàng tiền đạo của chúng tôi yếu hơn, nên thủ thành bên 7E dù không giỏi vẫn bẻ gãy được những cú sút trung bình. Rõ ràng, tôi càng ngày càng nổi tiếng là thủ thành cừ khôi vì đã bắt được mọi cú sút bóng hiểm hóc của Hòa. Ngược lại, Hòa cũng lừng lẫy toàn khối 7 vì chỉ chịu bó... chân có một thủ thành là... tôi.

    Bất chợt, cuối học kỳ I năm nay, gia đình Hòa chuyển đến một tỉnh xa ở phía Nam - vì bố mẹ cậu ấy nhận công tác mới - nên Hòa phải đi ngay, cả 7E xôn xao và lo lắng. Trận chung kết sắp tới rồi.

    Bên 7B kín đáo thở nhẹ...

    Riêng tôi, khi được tin ấy, tôi chực bật reo lên:

    - Phen này thì chức vô địch nhất định về 7B!

    May mà tôi đã nén được.

    Trong bọn lớp tôi, chỉ có cậu Thanh - là lớp trưởng và là đội trưởng đội bóng là tỏ ý buồn rầu, tiếc cho 7E và cũng không hào hứng khi bàn về cái lợi thế của 7B trong cơ hội. Tôi lấy làm lạ và đã hỏi Thanh. Thanh nói:

    - Mình tiếc cho Hòa. Không riêng gì trường mình, tìm khắp cả tỉnh, dễ đâu kiếm ra một chân trung phong như nó.

    Ngừng một lát, Thanh tiếp:

    - Cậu ấy có nghị lực, biết tôn trọng tập thể. Chúng mình rất ân hận là chưa kịp đề nghị chi đoàn thanh niên xét duyệt kết nạp... Mà, cũng phải đến hè này, câu ấy mới đủ tuổi.

    Tôi nói sang giải bóng đá năm nay. Thanh chép miệng:

    - Đá thắng một đội không cân sức, không có địch thủ, mình cũng cảm thấy không hào hứng lắm...

    Rồi Thanh đột ngột hỏi:

    - Cậu ngại gặp những đấu thủ xuất sắc như Hòa à? Nếu là tớ, thà tớ bắt một quả bóng hiểm hóc do Hòa sút, còn sướng hơn bắt mười quả do các cậu xoàng xoàng khác sút...

    Tôi cứng lưỡi, không thể trả lời ngay được. Cậu ấy nói đúng. Trên sân cỏ, không gì chán hơn là không có đối thủ cân xứng.

    Chính điều đó đã khiến tôi nghĩ mãi về Hòa và nhớ cậu ta vô cùng.

    Biết đến bao giờ, tôi và cậu ta lại gặp nhau trên sân bóng?

  6. #25
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Cánh buồm trên sông

    Đâu có dòng sông, thì đấy có những cánh buồm đi tới... Đã là bạn, thì dù đi xa mấy, vẫn nhớ nhau...

    °

    Nhà Thủy ở ngay dưới thuyền. Thuyền lại nổi trên mặt sông. Con sông thân yêu, nơi có "nhà" của Thủy ấy, là sông Hồng. Sông Hồng là một trong những con sông rộng và dài nhất nước ta. Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Mặt sông không lúc nào chịu đứng yên. Khi thì sóng dội, khi nước xoáy, khi lừng lững trôi xuôi như người đi thẳng không nhìn ai. Những ngày mưa bão, lòng sông xao động, gầm thét và đen kịt lại. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay. Vào buổi tối không trăng, sao đậu kín trời, sao rơi đầy cả mặt sông như vãi tấm. Con sông Hồng tuy không biết nói, nhưng thật là nhiều chuyện. Thỉnh thoảng, từng đoàn tàu của ta và của nước ngoài tu tu cặp bến Phà Đen. Con sông Hồng rộng thế mà lại có những người bạn nhỏ. Ví dụ như Thủy đây...

    Nhà Thủy ở ngay dưới thuyền. Phố phường của Thủy là vạn chài trôi nổi trên sông. Đêm đêm, khi mọi nhà lên đèn, cả khúc sông cùng thấp tha thấp thoáng nhũng đốm lửa và nhộn nhịp tiếng gọi, tiếng thưa, cả tiếng cười nữa, cũng râm ran trên mặt nước. Lúc ấy, ngồi ở dưới thuyền mà nhìn lên thành phố, hay lắm. Thành phố, nhà cửa, đèn điện cũng bồng bềnh, chao đi chao lại. Thủy đã quen cái cảnh nhìn ngắm Hà Nội từ trên mui thuyền và mong dịp được lên thành phố chơi.

    Thủy cho rằng mọi nhà trên thành phố cũng đỗ gần nhau, sin sít như mạn thuyền áp mạn. Thế mà không phải như vậy. Đường đi lối lại trên thành phố nhiều lắm. Mỗi phố mang một cái tên riêng, không sao nhớ ngay một lúc được. Người đi, xe chạy như dệt cửi chứ chẳng xuôi một chiều như luồng nước. Các ngã ba, ngã tư, ô-tô lượn đi lượn lại như xoáy nước. Ai chưa thuộc đường phố Hà Nội, dễ lạc lắm. Tuy vậy, Thủy vẫn cứ thích được lên thành phố chơi.

    Hôm ấy, Thủy lên bờ mua thuốc lá cho bố. Chả hiểu đi đứng loanh quanh thế nào, Thủy quên béng mất lối về. Có lẽ tại cái xe ô-tô có treo biển "xiếc", vừa đi vừa gõ trống và giới thiệu các tiết mục biểu diễn. Thủy cứ đi theo cái ô-tô ấy cho tới khi nhớ ra là phải quay về thì lỡ mất rồi. Thủy càng đi, càng lạc; càng rẽ, càng thấy xa lạ. Giữa lúc đó, Thủy thấy có một đứa bé, khéo chỉ bé bằng Thủy thôi, đang đi theo mình. Thủy ngại quá, bước thật nhanh. Đi được một quãng, Thủy quay lại, lại trông thấy thằng bé ấy. Hai đứa cứ thế đi theo nhau đến Bờ Hồ thì Thủy đứng lại. Thằng bé ấy liền bước tới:

    - Cậu đi đâu? Lạc lối hả?

    Thủy nhìn đứa bạn mới, mỉm cười. Cái thằng dễ thương gớm. Nó tinh thật. Sao mà nó lại biết được là Thủy lạc lối chứ? Nghĩ thế, Thủy gật đầu:

    - Ừ, tớ bị lạc.

    Người bạn nhỏ ấy nhìn Thủy suốt từ đầu xuống chân:

    - Cậu định về đâu?

    Thủy thật thà đáp:

    - Phà Đen.

    - Phà... Đen à? Ở đằng kia cơ mà! Cậu đi thế thì... đến "Tết" mới về tới nhà. Đi, tớ chỉ cho.

    Nói xong, thằng bé ấy xăm xăm bước tới dắt tay Thủy:

    - Nào, đi. Tớ tên là Tâm. Cậu tên là gì?

    Thủy nói gọn lỏn:

    - Thủy.

    - Thủy à? Tên con gái à? Thôi, cũng được. Tớ thấy cậu lớ ngớ, đi lung tung, tớ biết ngay... Kìa, rẽ lối này chứ. Tớ biết ngay là cậu bị lạc...

    Thủy đi theo Tâm thấy vui vui. Ừ, cái cậu này thế mà tốt. Tên cậu ta cũng... con gái như mình, mà cậu ấy lại còn bảo mình! Hai đứa đi tới một cái nhà ba tầng thì Tâm dừng lại:

    - Vào nhà tớ, đi.

    - Vào làm gì?

    - Làm gì à? Tớ phải xin phép mẹ tớ đã chứ. Nhỡ mẹ tớ tưởng tớ đi chơi lung tung thì sao?

    Thủy lo ở "nhà" đợi nên chỉ đứng chờ ở ngoài đường:

    - Thôi, cậu vào đi. Để lúc khác.

    Tâm chạy lên nhà một thoáng rồi ra ngay:

    - Đi, mẹ tớ bằng lòng cho tớ dẫn cậu về nhà rồi!

    Khi được biết "nhà" Thủy là một cái thuyền. Tâm thích quá:

    - Thế thì cậu sướng thật. Đi đâu cũng có thuyền.

    Ngược lại, Thủy lại cho là Tâm sướng. Muốn đi phố, có tàu điện, muốn đi đâu thì đi, không sợ bị lạc.

    Thủy rủ Tâm về "nhà" mình, Tâm đồng ý ngay.

    Lúc xuống thuyền, Tâm run quá, nó chòng chành thế nào ấy. Thủy cười:

    - Không sợ. Cứ bước bạo vào.

    Tâm ngồi thụp xuống khoang thuyền:

    - Cậu biết bơi chứ?

    - Biết.

    - Bơi qua sông?

    - Qua chứ! Sông Hồng ấy mà, tớ bơi luôn.

    Tâm tỏ vẻ khâm phục ngước nhìn Thủy. Lúc Thủy cởi áo ngoài ra, trên mình chỉ còn chiếc áo lót cụt tay, Tâm thấy Thủy chắc nình nịch như cái nắm cơm. Tâm định đứng lên bước theo Thủy, thì thuyền khẽ chòng chành, Tâm lại ngồi thụp xuống. Thủy cười hì hì:

    - Cậu chưa đi thuyền bao giờ hả?

    - Chưa.

    Thủy cười to hơn:

    - Giống tớ. Tớ chưa đi chơi phố một mình bao giờ. Cậu có muốn ra ngoài sông không?

    - Có. Bố, mẹ cậu đâu?

    Thủy vớ lấy chiếc bơi chèo:

    - Đi đánh cá với hợp tác rồi. Tớ coi nhà.

    Thủy nắm chắc mái chèo, khua nhẹ một cái, thuyền quay mũi. Mãi đến lúc này Tâm mới để ý tới "nhà" Thủy một cách kỹ càng hơn.

    - "Nhà" cậu đây à? Bé thế?

    Thủy lắc đầu:

    - Không. Đây là thuyền nhỏ dùng để đi lại. Thuyền to, bố mẹ tớ để ở "vạn" kia.

    - "Vạn" là cái gì?

    - Là "làng nổi" của những người có thuyền sống trên sông...

    Con thuyền nhẹ nhàng rời bến, hướng mũi ra giữa sông. Nước chảy mạnh, gió lùa vào khoang. Đã hơi quen quen, Tâm men theo mạn thuyền ra ngồi ở phía mũi. Chả hiểu lóng ngóng thế nào, Tâm đánh rơi cái mũ xuống nước và thét lên:

    - Mũ!... Chết rồi, Thủy ơi!

    Thủy ghếch mái chèo, cười hì hì, nhảy ùm xuống sông vớt mũ lên cho Tâm rồi trèo vào thuyền lấy sào neo thuyền lại.

    - Cậu làm gì thế? - Tâm hỏi.

    - Gỡ cá.

    - Cá à?

    - Ừ, tớ thả câu mà...

    Thủy lao tõm xuống nước. Một lát sau, Thủy nhoi lên, nhảy thoắt vào thuyền, lôi theo sợi dây câu. Tâm ngồi xem Thủy gỡ cá. Những con cá bống, cá ngạnh, béo tròn trùng trục lần lượt bị Tâm gỡ ra khỏi lưỡi câu, giãy đành đạch, nghiến ken két, ken két. Thủy xâu có đến chục con cá vào sợi lạt, đưa cho Tâm.

    - Cho cậu.

    Tâm lắc đầu:

    - Không. Bố mẹ cậu mắng đấy.

    Thủy cười tít cả mắt:

    - Cá tớ câu được. Bố mẹ tớ không mắng đâu. Tớ cho cậu cơ mà...

    Tâm nhìn Thủy, nhìn lòng sông rộng mênh mông mà ngỡ mình nằm mơ. Thì ra, cũng có những đứa bé coi sông nước như cái phố của mình ở trên cạn. Hà Nội của mình ở cả trên bờ lẫn dưới sông. Tâm ngước mắt nhìn lên cao, Hà Nội của mình còn ở trên kia nữa...

    Một khoảng trời xanh bao la...

    Sau buổi gặp gỡ ấy, đôi bạn đã thân nhau và thỉnh thoảng vẫn đến thăm nhau...

    °

    Cho đến nay, Thủy đã thuộc dần đường phố Thủ đô và Tâm cũng làm quen với con thuyền, cánh buồm trên sông hơn trước.

    Một bữa kia, Thủy đến nhà Tâm, không thấy Tâm ở nhà. Thủy lững thững đếm từng bước chân, xách xâu cá quay trở lại. Chắc là Tâm đi sơ tán rồi. Nay mai, Thủy cũng cùng vạn chài rời bến, đi xa...

    Vào một buổi khác, Tâm ra bên Phà Đen tìm chiếc thuyền quen thuộc thì chỉ thấy mênh mông dòng nước đỏ. Hẳn Thủy đã đi sơ tán. Tâm thẫn thờ đi qua từng gốc cây, mang mấy cuốn sách mới trở về... Tâm sắp cùng các bạn trong phố tạm xa Thủ đô...

    Thủy đi đâu? Chắc con sông có biết. Nhưng, con sông Hồng không biết nói. Chỉ có cánh buồm là có cách báo tin cho người ở trên bờ rõ thôi. Thủy cứ băn khoăn mãi về chuyện không nói cho Tâm biết đặc điểm của cánh buồm trên thuyền Thủy. Phải, chỉ cần nom thấy cánh buồm thân yêu thấp thoáng từ xa là Thủy nhận ra "nhà" của mình ngay...

    Song, Thủy không thể ngờ trước được.

    Sau một chuyến đi lưới, thuyền của "nhà" Thủy giong buồm về bến Bát Tràng. Lúc cặp bờ, Thủy chưa kịp nhảy lên thì đã nghe tiếng gọi:

    - Thủy ơi! Thủy!

    Thủy biết ngay đó là tiếng Tâm. Tâm thật! Tâm chạy xô tới, hai đứa ôm choàng lấy nhau, líu ríu:

    - Tớ nhận ra thuyền cậu mà! Đúng quá. Tớ nhớ mãi cái hình đầu sư tử ở cánh buồm nhà cậu ấy, càng ở xa, càng nom rõ...

    Hai mắt Thủy sáng lên. Cái cậu Tâm này cừ thật, thế mà cậu ấy cũng nhớ được đặc điểm của cánh buồm.

    Đôi bạn cứ thế nắm tay nhau một lúc lâu. Dòng sông mênh mông lùa từng đợt gió dồn dập, ì oạp vỗ vào mạn thuyền nghe mới vui sao...

    Ra đi đánh Mỹ và ra đi bảo vệ mình, những người bạn nhỏ của Thủ đô vẫn gặp nhau.

    Đâu có dòng sông, thì đấy có những cánh buồm đi tới!... Đã là bạn, thì dù đi xa mấy vẫn nhớ nhau...

    Mùa xuân 1968

  7. #26
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Ụ súng xanh

    ĐTổ trung liên chúng tôi đặt súng ở trên một sân gác thượng. Đáng lẽ, chúng tôi phải mang theo mấy bì cát để làm ụ súng. Song, ở đây đã có sẵn một vồng khoai lang đến lạ. Đó là một cái bồ rách, trong đựng phù sa sông Hồng. Đám dây khoai mọc xanh um, vấn vít lấy nhau như một cái đầu uốn tóc nom rất vui mắt. Chúng tôi đặt súng lên đó và đoán rằng chủ nhân của vồng khoai này nhất định là một chú bé. Bởi vì, tôi đã từng thấy những con gà, khóm chuối được nuôi, được trông ở giữa lưng chừng giời như thế này. Đó là một trong nhiều việc tốt mà các em thiếu niên Thủ đô đã làm theo năm điều Bác Hồ dạy.

    Quả nhiên, chỉ chừng mươi hôm sau, vào một buổi sáng chủ nhật, chú bé ấy đã tới "thăm" chúng tôi. Đó là một em bé khoảng 12, 13 tuổi, có cặp mắt tròn, to, hóm hỉnh và cái miệng hay cười. Thấy khẩu súng đặt trên ụ khoai, chú bé đứng sững lại, nhìn chúng tôi, chú biết là mình đã đặt chân tới một tổ chiến đấu của tự vệ khu phố.

    Đồng chí tổ trưởng vẫy chú bé:

    - Lại đây, em!

    Chú bé ngần ngừ nhưng rồi cũng bước tới.

    - Ụ khoai này của em phải không?

    Chú bé khẽ gật đầu:

    - Vâng ạ.

    - Cho các anh "mượn" nhé! Các anh sẽ thay em trông nom cho.

    Chú bé nhoẻn cười - một nụ cười thật đáng yêu - rồi ngồi xuống đặt tay lên khẩu trung liên:

    - Các chú đặt súng ở đây à?

    Và, không cần biết là chúng tôi có bằng lòng hay không, chú bé nhoài luôn người ra, áp má vào báng súng, nheo mắt:

    - Thích quá các chú ạ!

    Tiếng chú bé lảnh lót như tiếng chim. Tự nhiên, cả ba chúng tôi cùng nhìn chú, mỉm cười. Từ hôm lên chiếm lĩnh trận địa, hôm nay chúng tôi mới có một vị khách tới thăm.

    - Thế nào? Em đồng ý chứ? Cho các anh "mượn", khi khoai có củ, anh sẽ gửi cho.

    Chú bé bật cười, ngửng đầu lên. Tiếng cười thật hồn nhiên, khoái chí lạ lùng:

    - Ôi, chú biết cháu ở đâu mà gửi?

    Nói rồi, chú bé đứng lên phủi quần:

    - Các chú thích thật. Tha hồ mà bắn tàu bay Mỹ. Chỉ có chúng cháu là phải đi sơ tán.

    Vẻ mặt chú bé thoáng có nét buồn buồn. Nhưng, một nụ cười khác đã tươi rói:

    - Hễ các chú bắn được tàu bay giặc, các chú cho cháu một miếng "mi-ca" nhé! Để cháu làm kính đèn chiếu.

    Hình như, phải đứng yên là một điều khó chịu, thành thử chú bé cứ xoắn lấy khẩu súng. Lúc ngó cái nòng, lúc rứt mấy ngọn khoai. Cuối cùng, chú ngồi xuống bên cạnh tôi, mắt háo hức nhìn khắp bầu trời xanh thăm thẳm.

    - Hôm nay em về thăm nhà hả?

    Đồng chí tổ trưởng hỏi chú bé.

    - Không ạ. Cậu mợ cháu cũng đi sơ tán cả rồi. Cháu về nhà thăm cái góc học tập và lấy một ít dụng cụ cho tổ mộc lớp cháu. À, các chú có cái thông nòng súng nào chưa? Nếu chưa, chốc cháu cho các chú một cái nhé. Úi giời... ở chỗ cháu lắm chuột thế cơ chứ. Chuyến này, cháu phải đem mấy cái thuôn ở nhà đi mới được. Thịt chuột đồng ăn ngon phải biết! Như thịt gà ấy. Nhưng... phải làm cẩn thận. Lắm sán lắm.

    - Em được ăn thịt chuột đồng rồi à?

    - Vâng. Mới ăn nếm thôi. Nhưng mà ngon thật. Loại chuột ấy nó toàn ăn ngô với lúa. Hại lắm...

    Tuy mới về nông thôn sơ tán, nhưng qua lời nói và vẻ mặt của chú bé, chúng tôi cũng thấy là chú đã bắt đầu hiểu giá trị mồ hôi, nước mắt của người lao động đã bỏ ra để có được hạt thóc, bắp ngô. Tự nhiên, tôi thấy yêu cái chú bé hay nói chuyện này quá. Tôi liền hỏi:

    - Tuần nào em cũng về thăm góc học tập của em à?

    Chú bé nhìn tôi:

    - Thỉnh thoảng cháu mới về, mà là về có việc. (Chú nhấn mạnh tiếng "việc" một cách nghiêm chỉnh). Chúng cháu bận lắm. Học này, công tác đội này, tập lao động này... Tổ mộc của chúng cháu bắt đầu đóng xe cút kít cải tiến rồi nhớ! Nhưng mà thiếu đồ dùng. Cháu phải về lấy mấy mảnh gỗ làm chốt, làm ván chắn; lấy miếng lưỡi cưa gãy đem đi cưa tạm. Còn, góc học tập thì ở đâu phải có ngay ở đó chứ chú? Cháu tiếc cái góc ở nhà đây quá. Cháu kẻ mãi đấy. Khó nhất là huy hiệu Đội...

    Đồng chí tổ trưởng từ nãy ngồi nghe chú bé nói, bỗng hỏi chen vào:

    - Thế các em có được nghỉ hè không?

    - Có chứ ạ. Nhưng ít thôi. Mấy lại, chúng cháu cũng chả thích nghỉ nhiều. - Chú bé bứt một cái lá khoai - Khoai của chúng cháu gần trùm kín luống rồi. Nhiều lắm. Tha hồ ăn... Nếu vồng khoai này có củ các chú cứ luộc hay nướng mà ăn. Chưa chắc cháu đã về đâu... Cháu bận lắm...

    Tôi suýt bật cười về cái tiếng "bận" của chú bé. Mà thật vậy, các em có biết bao công việc cần phải làm. Nhũng công việc không thể định rõ tên tuổi như người lớn được.

    Chú bé vòng tay ôm gọn hai đầu gối, cằm tì lên tay:

    - Chú này, chủ nhật vừa rồi các chú ở đâu?

    - Chủ nhật nào?

    - Hôm Bác kêu gọi đánh Mỹ ấy!

    - À, các anh ở đây. Bên ụ khoai này!

    Chú bé nói khẽ:

    - Tiếc quá. Ở chỗ cháu không có đài, thành thử mãi hôm sau cháu mới được xem báo. Có lệnh sơ tán triệt để rồi, phải không chú?

    - Ừ. Có rồi.

    - Thế thì cháu không về nữa...

    Giọng nói của chú bé thật dứt khoát. Chú bé đứng dậy, khoát tay một cái:

    - Hà Nội sau này sẽ đẹp hơn phải không chú? Bác Hồ bảo thế mà... Học xong lớp 10, cháu sẽ đi học ngành kiến trúc, làm nhà. Cháu sẽ thiết kế một kiểu nhà có thể nuôi cả sáo, trồng cây trên sân thượng. Ví dụ như một giàn mướp. Tha hồ mát... Chú nhỉ! Cái nhà thật là cao, cao hơn thế này...

    Đôi mắt chú bé sáng hẳn lên. Tôi nhìn chú bé mà lòng thấy náo nức lạ thường. Ừ, em nói phải. Chúng ta sẽ làm lại tất cả.

    "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!..." Lời nói của Bác như đang sang sảng bên tai tôi. Chú bé chắc cũng đang nhớ đến quyết tâm cùng cha anh đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

    Chú bé lại đứng lên, bước tới bên khẩu súng và ngồi gọn xuống, nheo mắt:

    - Chúng nó có giỏi cứ đến đây chú nhỉ! Ta không sợ. Cháu cũng không sợ. Nếu trường học của chúng cháu có bị đổ, chỉ cần mỗi chú bớt một ngày chủ nhật, đi lao động xã hội chủ nghĩa là chúng cháu có trường mới thôi... Năm nay cháu mười hai rồi, chỉ sáu năm nữa là cháu đủ tuổi đi bộ đội, chú nhỉ!... À, để cháu cho các chú cái này, cháu có rồi.

    Nói xong, chú bé chạy vụt xuống thang gác. Lúc trở lên, chú xách một cái mũ rơm. Cái mũ đẹp thật. Chú vừa nói, vừa thở:

    - Cháu... cháu biết bện cái mũ này rồi... Ở chỗ cháu sơ tán, nhiều rơm lắm. Các chú cũng phải có mũ rơm chứ!

    Tôi cầm chiếc mũ từ trong tay chú bé, lòng thấy ấm áp vô cùng. Tuy rời Thủ đô, nhưng chú bé vẫn mang theo tinh thần quyết chiến quyết thắng của người Hà Nội. Tuy xa Hà Nội, nhưng lúc nào chú bé cũng luôn nghĩ đến những người ở lại để bảo vệ Thủ đô yêu quý!

    Bên ụ khoai xanh, bốn chúng tôi - kể cả chú bé - cùng nhìn theo hướng nòng súng. Một ngày mới đang rực lên dưới tia nắng mặt trời. Chú bé chào chúng tôi:

    - Cháu về các chú ạ! Chúc các chú bắn rơi nhiều tàu bay Mỹ để bảo vệ Thủ đô yêu quý của chúng ta!

    Tôi xúc động nắm tay em. Em bắt tay tôi rất chặt.

    Lúc này, ụ khoai đang bắt đầu xanh. Dưới chân khẩu súng, những cái ngọn non sớt đang vươn lên, đỏ hồng hồng...

    °

    Từ buổi ấy, mỗi lần lên gác thượng trực chiến, tôi lại nhớ đến chú bé. Khi thành phố lên đèn tôi tưởng như chú đang cùng các bạn vui chơi dưới những cây cột đèn sáng trưng. Và, khẩu trung liên hàng ngày nghếch nòng lên ụ khoai, sẵn sàng nhả đạn nếu lũ cướp trời mò đến. Tôi cứ nhớ tới chú bé. Chắc chú đã làm một cái góc học tập khác, không kém cái góc học tập chú đã để lại. Bọn giặc thật điên rồ, hàng trăm tấn bom đạn của chúng, hàng chục năm sa lầy tận cổ ở đất nước này, chúng không dọa nổi một em bé. Hỏi rằng, chúng làm sao thắng nổi cả một dân tộc anh hùng đã nuôi dưỡng những mầm non như thế?

    Cái ụ khoai của chú bé mọc nhanh quá. Tôi cứ phải bấm ngọn luôn. Ở trong cái bồ này, đã bắt đầu có những rễ cái lớn phình lên đậu thành củ. Và, đám ngọn non sớt, đỏ hồng hồng vẫn đua nhau nảy những chiếc lá xanh tươi vấn vít lên nhau kết thành một ụ súng xanh...

    7-1966


    Hết

Trang 3 / 3 ĐầuĐầu 123

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •