Tiệm bánh Nhật Bản: Rộng 36m2, chỉ bán 2 loại bánh, doanh thu mỗi năm 64 tỷ


Trong khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Nhật vẫn còn rất nhiều khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản, thế nhưng cũng có không ít cửa hàng nhỏ bán chỉ riêng 1 vài sản phẩm trong suốt hàng thập kỷ qua lại có lợi nhuận khiến nhiều ông chủ phải ước mơ.


Đối với rất nhiều người khách, mua được bánh Yokan tại đây là niềm vinh dự và sau khi mua xong, họ chụp ảnh cho nhau làm kỷ niệm. (Ảnh: Internet)

Nửa đầu năm 2016, có đến 4.273 doanh nghiệp Nhật lâm vào cảnh phá sản. Giá trị các khoản nợ không trả được mà các doanh nghiệp Nhật đang ôm lên đến 793 tỷ yên.


Cùng lúc đó, gần ga Kichijoji, Tokyo, Nhật Bản có một cửa hàng nhỏ tên là Ozasa, rộng chỉ 36 mét vuông, bán 2 loại bánh điểm tâm là Yokan và Monaka. 2 loại bánh đó mang lại cho cửa hàng doanh thu lên đến hơn 300 triệu yên mỗi năm.

Số lượng Bánh Yokan Ozasa (bánh thạch nhân đậu) có hạn, mỗi ngày có 150 chiếc, mỗi người được mua tối đa 5 chiếc. Rất nhiều người từ 4 – 5 giờ sáng đến xếp hàng. Vào ngày nghỉ, có người 1 giờ đêm tới xếp hàng. Tình trạng xếp hàng này đã kéo dài suốt 46 năm qua. Mà cửa hàng Ozasa chưa từng làm quảng cáo, cũng không có tiếp nhận phỏng vấn. Mặt tiền cửa hàng nhỏ và đơn giản, trước cửa cũng không có bãi đỗ xe. Nhưng mọi người đều sẵn sàng xếp hàng đến mua.


Đến 8h sáng đã có hàng chục người đứng chờ mua hàng. (Ảnh: Internet)

Yokan có xuất xứ từ Trung Quốc, gọi là chè dương canh

Sau đó Nhật Bản cải tiến, biến nó trở thành món điểm tâm bình dân. Thực tế, chè dương canh là của Trung Quốc, là món canh nấu bằng thịt dê sau đó để đông lạnh mới ăn. Vào thời nhà Đường, chè dương canh theo Thiền Tông truyền đến Nhật Bản. Vì tăng nhân không ăn thịt, liền dùng đậu đỏ và bột mỳ để nấu. Tại Nhật Bản chè dương canh dần dần cải tiến thành một món điểm tâm như thạch chế biến từ đậu.

Phương pháp làm rất đơn giản. Đó là đun sôi đậu đỏ rồi nghiền nát, nấu chín với đường cát và thạch trắng, làm lạnh thành hình là xong.

Có khách hàng chía sẻ: “Ăn một miếng, cảm giác như một lần đi du lịch biển sâu”, “Đẹp đến nỗi không nỡ ăn, nhưng ngon quá không ăn không được.”

Nghe thấy những lời cảm thán này, bạn sẽ hiểu vì sao đông khách như thế, sẵn sàng đi ô tô, từ nơi xa ngàn dặm đến đây xếp hàng.

Bánh Yokan tốt nhất, khi làm xong bên trong sẽ phát ra ánh sáng màu tím


Bánh Yokan. (Ảnh: Internet)

Chủ cửa hàng này tên là Atsuko Inagaki. “Khi cô đặc trong nồi đồng đặt trên than lửa, trong thời gian ngắn, nhân bánh đậu đỏ sẽ phát ra ánh sáng màu tím”.

“Có cảm giác trong suốt, ánh sáng rất đẹp khiến cho người xem cảm thấy giống như đậu đỏ nở hoa”.

Để nhìn thấy ánh quang này, Atsuko Inagaki phải dành tâm huyết cả đời.

Atsuko Inagaki thừa kế sản nghiệp từ cha, tiếp nhận kinh doanh bánh Yokan trong nhà. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp trung học Atsuko Inagaki lập tức giúp cha kinh doanh tiệm bánh. Cha của Atsuko Inagaki là người rất nghiêm khắc. Ông có 6 người con gái, nhưng cuối cùng để cho Atsuko Inagaki kế thừa sự nghiệp của mình. Bởi vì ngoài Atsuko Inagaki ra, không ai nhẫn chịu được sự nghiêm khắc của ông. Mỗi ngày vào sáng sớm, Atsuko Inagaki phải nhóm lửa đốt than. Sau đó rửa sạch đậu đỏ, chưng nấu, nghiền nát… Khi đã nấu xong, cần làm lạnh trong vòng một ngày, ngày hôm sau mới ăn được.

Cha của Atsuko Inagaki nghiêm khắc dạy bảo bà chỉ vì muốn làm ra sản phẩm tốt nhất


Bà Atsuko Inagaki, chủ cửa hàng (Trái). (Ảnh: Internet)

Mỗi sáng sớm, cha đều thử bánh Yokan do bà làm hôm qua rồi nghiêm túc nhận xét: “Nấu chưa đủ chín, lửa còn quá yếu”. Nói xong sẽ đem bánh Yokan mà Atsuko Inagaki vất vả một ngày làm ra ném vào thùng rác. Cha bà chỉ có một yêu cầu: “Tóm lại, phải làm ra sản phẩm ngon nhất.”

Sau 10 năm nấu bánh Yokan mới tạo ra được ánh sáng màu tím…

Một lần, trong lúc Atsuko Inagaki nấu bánh, nhìn thấy ánh sáng màu tím phát ra. Ngày hôm sau, cha bà nếm thử bánh cuối cùng gật đầu nói “Ừ, được”. Nhưng hôm nay nấu thành công, không có nghĩa là ngày mai cũng thế.

Bị ảnh hưởng bởi nguyên liệu và nhân tố bên ngoài, ánh sáng tím cũng không thường thấy

Mỗi ngày có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Đậu đỏ cũng có nơi sản xuất và chất lượng không giống nhau. Tình trạng của than củi mỗi ngày cũng khác đều sẽ ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng của bánh. “Muốn nghĩ cách tạo ra ánh sáng tím, nhất định phải điều chỉnh tốt nhất những yếu tố này”. Điều này thực sự là một khó khăn nhưng cũng khá thú vị. Để tìm được cách điều chỉnh tốt nhất các yếu tố, Atsuko Inagaki đã lần mò trong 10 năm.



Bánh Yokan. (Ảnh: Internet)


“Mỗi lần nấu bánh Yokan, tôi bước vào thế giới chỉ có một người. Như vậy, không ai có thể quấy nhiễu. Tôi chỉ có thể chuyên tâm làm việc, không suy nghĩ đến thời gian, quên đi chuyện cửa hàng hoặc công xưởng, các mối quan hệ và quên đi nóng bức. Chỉ tập trung làm bánh Yokan. Sau đó mới nhìn thấy ánh sáng màu tím. Tôi sẽ cảm nhận được cảm giác thoải mái không cách nào diễn tả”.

30 năm tìm tòi, kỹ nghệ của Atsuko Inagaki tiến bộ, cuối cùng vượt qua cha của mình

Tại sao mỗi ngày số lượng bánh Yokan chỉ có 150 chiếc?

Không phải là vấn đề tiêu thụ. Một nồi nấu 3 kg đậu, chỉ có thể làm được 50 chiếc. Nếu quá 3 kg thì làm không ra được hương vị thơm ngon như vậy. Nấu 3 nồi cần 10,5 tiếng đã là giới hạn. Cho nên một ngày chỉ có thể bán 150 chiếc.

Từ năm 1951 đến năm 2011, tức là trong 60 năm, cửa hàng quy định mỗi người được mua 5 cái. Tuy nhiên vào năm 2011, sau khi quá nhiều người phàn nàn về việc số lượng 30 người được mua mỗi ngày là quá ít, số lượng bánh từng khách hàng được mua giảm xuống chỉ còn 3. Bánh có thể để được khoảng 5 tháng.


Bánh Yokan. (Ảnh: Internet)

Khi làm bánh, bà luôn phải rửa mặt, uống một cốc nước lạnh, cột tóc lên cao và đội mũ trùm để không một sợi tóc mảnh mai hay giọt mồ hôi nào có thể rơi xuống nồi bánh. Sau đó, khoảng 2 bộ quần áo chuyên dụng luôn được chuẩn bị sẵn, cứ xong một mẻ bánh, bà sẽ thay một bộ quần áo.

Atsuko Inagaki luôn kiên trì những nguyên tắc này bởi vì một câu nói của cha. Cha bà một mực khuyên bảo:

“Đối đãi với khách hàng và sản phẩm tuyệt đối không thể thấp kém”.

“Cả đời để làm tốt một việc, không gì là không thể”.

“Bây giờ chậm chạp một chút cũng không sao, chỉ cẩn nhớ rõ tiến lên là tốt rồi”.

“Một khi quyết định làm, không thể bỏ dở giữa chừng”.

“Chỉ cần dũng cảm gánh vác, có thể có được sức mạnh để hoàn thành”.


Những điều này đều là trí tuệ tích lũy từ cuộc sống đã trở thành nguyên tắc làm việc mà Atsuko Inagaki cả đời hết lòng làm theo. Cửa hàng Ozasa 36 m2 này sáng tạo ra bí quyết giá trị 300 triệu yên (tương đương gần 64 tỷ đồng). Bí quyết này là hai chữ: Chuyên chú. “Tóm lại, phải làm ra sản phẩm ngon nhất”, Atsuko Inagaki nói.

Tổng hợp