Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Tuổi trẻ là tuổi không ngại ngùng gì cả và không ghi ngờ gì cả.
Susanna March
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Triết Lý Chính Trị - Xã Hội & Pháp Luật

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    208
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết

    20 Handshake Triết Lý Chính Trị - Xã Hội & Pháp Luật

    Triết Lý Chính Trị - Xã Hội & Pháp Luật


    William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịch
    Tư tưởng các triết gia vĩ đại - NXB TP.HCM

    I. Giới thiệu

    Có thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato(1). Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì. Tư tưởng và cách lý giải của họ đã được đúc kết lại thành những hệ thống quan điểm khác nhau về một nhà nước lý tưởng, một "điều không tưởng" (utopia - tiếng Hy Lạp có nghĩa là không ở đâu cả). Ngày nay, cũng như trong quá khứ, các triết gia "không tưởng" có ảnh hưởng đáng kể đối với các vấn đề chính trị, đặc biệt tại Hoa Kỳ.

    2. Quan điểm cộng hòa của Plato

    Plato chú tâm giải quyết một vấn đề được gọi là "sự bất công" (injustice) và cuối cùng tìm đến giải pháp cho vấn đề: "công lý" (justice). Phần thảo luận dưới đây tóm lược một số ý kiến cơ bản của ông về nguồn gốc, bản chất và giải pháp loại trừ bất công cũng như định nghĩa, bản chất và thể chất của công lý.

    Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

    Học thuyết chính trị của Plato dựa trên nguyên tắc cơ bản do ông đề ra rằng con người quan trọng hơn xã hội, rằng cần phải nghiên cứu bản chất của con người để xác định đúng những đặc tính của một xã hội đáng được mong đợi. Một xã hội tốt đẹp cần đến đức hạnh; đức hạnh lại tuỳ thuộc vào bản chất con người; bản chất của mỗi công dân trong xã hội. Không chỉ có xã hội mà chính các cư dân của nó góp phần vào quá trình hình thành các tệ nạn xã hội. Những công dân tốt tạo nên một nhà nước tốt; những công dân băng hoại tạo nên một nền chính trị băng hoại.

    Các phẩm hạnh cơ bản

    Theo quan điểm của Plato, các giá trị đạo đức và hạnh kiểm tuỳ thực vào tính cách tâm lý của con người, tính cách này lại phụ thuộc vào các đặc điểm sinh lý. Plato định ra ba khía cạnh sinh lý của con người, mỗi khía cạnh có chức năng tự nhiên riêng: cái đầu (lý trí), quả tim (tinh thần) và dạ dày (lòng ham muốn). Mỗi khía cạnh có liên quan với một dạng phẩm hạnh riêng.

    Plato định nghĩa phẩm hạnh như "sự ưu việt" (excellence), được thể hiện qua ba lãnh vực hoạt động chủ yếu của đời sống con người, tương ứng với ba chức năng tự nhiên; lý trí, tinh thần và ham muốn. Cá nhân nào vượt trội trong lãnh vực ý chí sở hữu đức "thông thái" (wisdom); cá nhân vượt trội trong lãnh vực vận dụng năng lực tinh thần sở hữu đức "dũng cảm" (courage); những ai vượt trội trong lãnh vực kiểm soát lòng ham muốn của mình sở hữu đức "tiết độ" (moderation). Thực tế, mọi người đều có ba dạng hoạt động như thế, nhưng chỉ những ai có năng lực vượt trội mới được xem là sở hữu được các phẩm hạnh cơ bản ấy.

    Bản chất và vai trò của công lý

    Đối với Plato, công lý là một dạng phẩm hạnh cộng đồng, có tính phối hợp. Nói cách khác, nó là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia.

    Công lý chỉ ưu thắng khi mỗi cá nhân làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, cống hiến tài năng và công sức của mình cho lợi ích của cộng đồng và đất nước. Trong một xã hội công bằng, mỗi người cống hiến tài năng và sức lực vốn có của mình, đảm nhận phần việc phù hợp với khả năng của mình, không chỉ hoàn tất phận sự mà còn thực hiện với ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

    Theo Plato, sự cản trở nỗ lực thi hành bổn phận và trách nhiệm của con người chính là nguyên nhân dẫn đến bất đồng và xung đột-đó là bản chất của sự bất công. Bất công và hỗn loạn là kết quả xảy ra khi các thành viên trong xã hội phải cố gắng thực hiện những gì nằm ngoài khả năng, kiến thức chuyên môn và sức lực của họ. Vì thế, mỗi nhà nước lý tưởng và một xã hội công bằng chỉ có thể tồn tại khi mỗi công dân thực hiện phần cống hiến phù hợp với lãnh vực chuyên môn và năng lực vốn có của họ.

    Cơ cấu tổ chức của nhà nước lý tưởng

    Trong một nhà nước lý tưởng, cơ cấu tổ chức nhân sự dựa trên cơ sở tài năng và phẩm hạnh của mỗi thành viên. Theo Plato, nhà nước lý tưởng gồm có 3 tầng lớp chính:

    1. Tầng lớp sư phạm, hay bảo hộ: Bao gồm những cá nhân có đức độ và thông thái, đảm nhận trách nhiệm quản lý chính quyền và giáo dục quốc dân.

    2 Tần lớp chiến binh: Bao gồm những cá nhân có đức dũng cảm, có năng lực ý chí và tinh thần vượt trội. Giới này đảm nhận trách nhiệm bảo vệ nhà nước, đối phó với nạn ngoại xâm cũng như nội biến.

    3. Tần lớp lao động, hay thợ thủ công: Bao gồm những cá nhân có đức tiết độ (tự kiềm chế), đảm nhận những phần việc thường được dành cho giới lao động, nông dân, dịch vụ và thương nhân. Học được đức tuân thủ và kiềm chế bản thân, họ chính là những người thi hành và biến các chính sách của nhà nước thành hiện thực.

    Giáo dục trong nhà nước lý tưởng

    Theo Plato, cần phải chọn lựa và đào tạo các thành viên trong quốc gia, dựa trên cơ sở tôn trọng tài năng, qua đó tạo điều kiện cho phép họ phát huy những phẩm hạnh tương ứng với bổn phẩn và trách nhiệm trong tương lai. Điều này có thể thực hiện được thông qua một nền giáo dục dân chủ.

    Vào một độ tuổi nhất định, mọi đứa trẻ phải được đến trường, được giáo dục và có cơ hội bộc lộ năng lực bản thân như nhau. Bước vào tuổi thanh niên, những cá nhân có khuynh hướng trở thành người lao động sẽ được chọn ra để tổ chức hướng nghiệp phù hợp với năng lực bản thân. Vài năm sau, số học sinh còn lại trải qua đợt tuyển chọn thứ hai, các chiến binh tương lai sẽ ra trường và bắt đầu phục vụ trong quân đội. Chỉ có những người giám hộ trong tương lai mới tiếp tục việc học, tiếp nhận khối lượng kiến thức chuyên sâu về biện chứng pháp (dialectics) và các bộ môn triết học khác, đồng thời tham gia phục vụ tại các cơ quan nhà nước, tập sự công việc quản lý chính quyền. Sau khi được đào tạo hoàn chỉnh, các giám hộ có cơ hội trở thành những người lãnh đạo quốc gia, xét theo tính cách đạo đức, học thuật và trí tuệ vượt trội của họ.

    Chính thể quý tộc

    Phần thảo luận trên nêu bật đặc điểm của sự phân tầng trong xã hội. Mặc dù mỗi người đều được hưởng cơ hội vươn đến những vị trí cao nhất trong nhà nước, dù nền tảng giáo dục được thiết lập trên nguyên tắc dân chủ, chỉ có những cá nhân ưu việt nhất, trách nhiệm giáo dục và quản lý cộng đồng.

    Theo Plato, bất cứ một nhà lãnh đạo nào có tài năng và đức độ vượt trội hơn hẳn các viên chức nhà nước khác cũng có thể trở thành vị "quân chủ" (monarch). Tuy nhiên, nếu như không có ai thông thái và đức độ sánh ngang Socrates, tốt hơn nên đặt quyền lãnh đạo tối cao vào một nhóm người có phẩm chất ưu việt nhất- một hội đồng như viện nguyên lão(2), một hình thức của chế độ quý tộc (aristocracy). Các thành viên trong hội đồng nhà nước tối cao này phải sống như những người cộng sản (communists), không sở hữu bất kỳ một tài sản riêng nào trong suốt thời gian phục vụ, nhằm loại trừ khả năng phát sinh tệ tham nhũng và các hình thức lợi dụng chức quyền khác.

    Plato đánh giá thể chế quý tộc, xét về mặt tổng quát, là chính thể tốt đẹp nhất (quân chủ là thể chế hoàn mỹ nếu có được một đấng minh quân xuất chúng). Ông cũng phân tích bốn dạng chính thể bất toàn khác, có xu hướng thoái hoá dần như sau:

    1. Timocracy(3): Dạng chính quyền do những người tài giỏi và danh tiếng (các chiến binh và anh hùng dân tộc) điều hành.

    2. Chính thể đầu sỏ (Oligarchy): Dạng chính quyền do một nhóm người, nổi tiếng nhờ thế lực tiền tài, điều hành và thao túng. Khi dân chúng trong một đất nước quá tôn trọng sự phồn vinh vật chất, các nhà tài phiệt được trọng vọng, có cơ hội nắm quyền lực và thực hiện những mục đích mưu lợi cá nhân.

    3. Chính thể dân chủ (Democracy): Dạng chính quyền được điều hành bởi nhân dân, được xây dựng trên nền tảng bình đẳng (equaility). Bởi vì một chế độ dân chủ đơn thuần thiếu cơ sở hiến pháp, không thể hạn chế những quyết định "bốc đồng và nông nổi" của quần chúng; nó có khuynh hướng bị điều khiển bởi các tay đầu cơ chính trị, bị lôi kéo vào các mục tiêu cục bộ, nhất thời và dẫn đến sai lầm. Trong trường hợp ấy, nó thực sự là một chính quyền kém hiệu quả, được điều hành bởi những cá nhân không đủ phẩm chất và năng lực cần thiết.

    4. Chính thể độc tài (Tyranny): Dạng chính quyền nằm trong tầm khống chế và thao túng của một cá nhân, người được gọi là "nhà độc tài".

    Theo Plato, hình thức chính quyền khả dĩ lành mạnh nhất là chế độ cộng hoà (Republic), được điều hành bởi một nghị viện quý tộc bao gồm những cá nhân vô sản phẩm chất ưu việt nhất (về mặt đạo đức lẫn năng lực trí tuệ). Mặc dù thế, ông vẫn chọn chính quyền quân chủ nếu như tìm được một nhà lãnh đạo kiệt xuất-một đấng minh quân triết gia - người có thể trị vì đất nước với đức công chính và sự thông tuệ toàn hảo. "Trừ phi các bậc đế vương trở thành triết gia, hoặc các triết gia trở thành đế vương, nhà nước lý tưởng là điều không tưởng."

    Tiếp theo

    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/...hoi_phap_luat/

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    208
    Thanks
    0
    Được Cám Ơn 0 Lần
    Trong 0 Bài Viết
    Triết Lý Chính Trị - Xã Hội & Pháp Luật


    William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịch
    Tư tưởng các triết gia vĩ đại - NXB TP.HCM

    3. Học thuyết chính trị của Aristole

    Aristotle(4), giống như Plato, xây dựng học thuyết nhà nước lý tưởng trên nền tảng bản chất con người. Tuy nhiên, khác với Plato, ông đặt ra vai trò và lợi ích của nhà nước lên trên quyền lợi và tầm quan trọng của cá nhân. Aristotle cho rằng con người, về bản chất, là một tạo vật có tính xã hội và chính trị, rằng cá nhân không thể có đời sống ẩn dật chỉ kéo dài một sự tồn tại khác thương, một đời sống dẫn đến sự biến dạng tính cách của anh ta. Đời sống cô độc đi ngược lại bản chất và lợi ích của con người. Thực tế, Aristotle nhận định, mục đích trong đời của mỗi cá nhân là thực hiện toàn mãn bản chất của mình để trưởng thành, thăng hoa và hưởng thụ hạnh phúc. Trong chuyến hành trình cuộc đời ấy, điều tốt đẹp nhất (hạnh phúc) chỉ có thể đạt được ở môi trường xã hội.

    Với cái nhìn như thế, xã hội không được tạo ra vì con người, vì thiên hướng và lợi ích của con người. Trên tất cả, nó là một thực tại có ý nghĩa sống còn đối với nhân loại, là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống con người. Chính vì lẽ đó, đạo đức xã hội (thể hiện qua đời sống chính trị) phải được đặt trên một đạo đức cá nhân. Khi cần thiết, mỗi cá nhân phải tự nguyện hy sinh cho lợi ích quốc gia. Thực chất, không phải xã hội cần đến con người mà ngược lại, con người phải cần đến xã hội; bởi lẽ xã hội là một thực tại có giá trị đạo đức, phát sinh từ những nhu cầu thiết yếu của nhân loại.

    Mục đích của nhà nước

    Để phát triển một cách lành mạnh, thoả mãn mọi nhu cầu như: sinh lý, giao tiếp, trí tuệ, văn hóa v.v..., con người phải sống cuộc đời của mình bên trong khuôn khổ xã hội (social matrix). Hơn nữa, do được hình thành từ một ý tưởng tốt lành, hướng đến mục đích đạo đức và xã hội nền tảng luân lý, nhà nước chính là chỗ dựa cần thiết cho mỗi cá nhân trong quá trình hoàn thiện bản thân và thành tựu hạnh phúc trong đời. Mục tiêu cơ bản của nhà nước là tạo điều kiện cho mỗi công dân được hưởng một cuộc sống thư nhàn, có cơ hội nhận thức được giá trị tối thượng của con người. Đó là cuộc sống hướng đến các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, khoa học và trên tất cả, triết học .

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong xã hội của Aristotle, quyền công dân chỉ được dành cho các tầng lớp thượng đẳng (upper classes); tầng lớp nô lệ và nông dân, do đời sống nghèo khổ, bị buộc phải lao động. Bởi vì chỉ có các tầng lớp thượng đẳng hưởng được cuộc sống thư nhàn và đắm mình trong các hoạt động nghiên cứu chính trị, khoa học, triết học, v.v..., chỉ riêng họ mới có cơ hội đạt được hạnh phúc, điều tốt đẹp nhất của cuộc sống và là sản phẩm có giá trị nhất được tạo ra từ hoạt động trí tuệ ưu việt của con người.

    Nhà nước lý tưởng

    Theo Aristotle, chính thể lý tưởng là vấn đề mang tính tương đối; không thể có thể chế tối hảo cho mọi dân tộc, cho mọi thời đại. Một chính thể được xem là "tốt đẹp" khi giới cai trị quan tâm đến vấn đề an sinh của dân chúng; trong khi một chính thể bị xem là "thối nát" khi giới cai trị quan tâm chủ yếu đến mục đích tư lợi. Do vậy, một chỉnh thể "tốt đẹp" có thể bị tha hoá và rơi vào tình trạng "thối nát" nếu giới cai trị bắt đầu mưu cầu tư lợi, lơ là trách nhiệm đối với vấn đề an sinh cộng đồng. Xét từ cái nhìn đó, mỗi chính thể tốt đẹp đều có một hình thức thối nát tương ứng với nó.

    Chính thể thối nát

    Quân chủ (Monarchy)

    Quý tộc (Aristocracy)

    Hợp tiến (Polity)

    Độc tài (Tyranny)

    Đầu sỏ (Oligarchy)

    Chính thể tốt đẹp

    Dân chủ (Democracy)

    Như đã đề cập, trong chính thể quân chủ, quyền điều hành tối thượng thuộc về một nhà lãnh đạo đức độ và thông tuệ, người quan tâm đến phúc lợi cộng đồng. Chỉ khi nào người đảm nhận cương vị ấy không nghĩ đến lợi ích của dân chúng, bắt đầu thâu tóm quyền lực và tiền của, chính thể ấy mới rời vào tình trạng độc tài.

    Tương tự, trong chế độ quý tộc, quyền điều hành thuộc về nhóm quý tộc (công dân) có phẩm chất và năng lực ưu việt. Khi quyền hành ấy rơi vào tay của một nhóm người chỉ quan tâm đến việc lạm dụng chức quyền để mưu cầu tư lợi, chế độ quý tộc bị thao túng bởi các nhà tài phiệt, trở nên thối nát và thoái hoá thành chính thể đầu sỏ.

    Cuối cùng, chính thể hợp hiến, được điều hành bởi một số người dân có phẩm chất xứng đáng, chỉ thoái hoá thành chế độ dân chủ khi đa số giới cầm quyền phớt lờ lợi ích của Nhà nước và quần chúng, lạm dụng chức quyền để mưu cầu tư lợi. Trong chính thể dân chủ, quần chúng quyết định các chính sách quốc gia vì lợi ích cục bộ hơn là vì lợi ích của đất nước.

    Điều tiết cơ cấu hành chính

    Aristotle áp dụng nguyên tắc "tiết độ trong mọi sự" vào vấn đề thẩm định cơ cấu của một quốc gia. Thí dụ: Liệu bộ máy chính quyền hiện tại có quá nhỏ, hay quá cồng kềnh so với dân số, điện tích của đất nước, hoặc so với dân trí?

    Ông đi đến kết luận rằng một nhà nước lý tưởng phải có đa số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Tầng lớp nghèo khổ chiếm đa số sẽ là một gánh nặng đối với vấn đề an ninh quốc gia; đồng thời, sự vượt trội về số lượng người giàu thuộc tầng lớp thượng lưu cùng tạo ra tình trạng mất cân đối về mặt phân phối phúc lợi và quyền lực trong đất nước. Giới trung lưu chiếm đa số và quyền điều hành thuộc về giới trung lưu là điều kiện "lành mạnh nhất" đối với sự phát triển của một quốc gia.

    "Mọi hình thức thái quá đều phải được loại trừ". Dành quá nhiều nhân lực cho một chức nghiệp nào đó sẽ phá vỡ sự cân bằng và ổn định của một đất nước. Ngoại trừ giới trung lưu, quá nhiều phục vụ cho một lãnh vực nào đó, sẽ gây phương hại thậm chí huỷ hoại cả một quốc gia. Aristotle dẫn chứng: "Người Sparta mải đầu tư cho chiến tranh, không chuẩn bị cho hoà bình. Vào thời bình, họ rỉ sét như thanh gươm nằm trong vỏ".

    Tiếp theo

    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/...hoi_phap_luat/

Chủ Đề Tương Tự

  1. Nghịch lý chính trị tại Việt Nam
    By duyanh in forum Thời Sự Chính Trị
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-08-2011, 11:09 AM
  2. Những Triết Lý Vụn Vặt
    By Nhan in forum Tự Do Tôn Giáo
    Trả Lời: 34
    Bài Viết Cuối: 05-24-2011, 12:24 PM
  3. Sự Khác Nhau giữa Giới Luật và Pháp Luật
    By Nhan in forum Tự Do Tôn Giáo
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 04-12-2011, 08:39 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 03-11-2011, 01:40 PM
  5. Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 11-30-2010, 06:35 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •