Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc không ở thiên đình
Ở ngay bên cạnh người mình đang yêu
Florian
Trang 1 / 3 123 Cuối Cuối
Results 1 to 10 of 30

Chủ Đề: Vấp Ngã Tuổi Hai Mươi

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Vấp Ngã Tuổi Hai Mươi



    Lâm Phương Lam




    MỤC LỤC [−]

    1. Thi đại học
    2. Kết quả thi đại học
    3. Chuyến tàu Bắc - Nam và "cơn nghiện đi xe buýt"
    4. Sinh viên và những môn học "khó nuốt"
    5. Xin việc làm thêm và mối thù thời thơ ấu
    6. Món quà xa xỉ và cái Tết xa nhà
    7. Tết không cần mặc áo ấm, đắp chăn bông
    8. Cuộc sống mới
    9. Đỏm dáng là dấu hiệu ban đầu của người biết yêu
    10. Sinh nhật và lời tỏ tình
    11. Sự dại dột ngu ngốc
    12. Từng kí ức đánh dấu sự trưởng thành
    13. Đừng thử
    14. Con trai nghĩ gì về con gái trong vấn đề nhạy cảm
    15. Bữa cơm tại phòng Diệu Linh 16. Người đang yêu thường rất nhạy cảm
    17. Nam và cuộc sống của gia đình cậu ấy
    18. Sống thử
    19. Yêu ai thì cũng phải giữ lấy mình
    20. Câu chuyện tình yêu và cánh hạc định mệnh
    21. Chuyện tình nhà hàng xóm
    22. Tháo cánh hạc là gỡ bỏ một tình yêu
    23. "Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra…"
    24. Sống mạnh mẽ, và yêu bằng cả trái tim
    25. Anh yêu em bởi những gì chân quê, giản dị
    26. Tình yêu bước ra từ những cơn mơ
    27. Tôi đã trở nên hư hỏng?
    28. Đôi khăn len màu xám tro
    29. Đứa bé ngoài ô cửa sổ
    30. Vấp ngã tuổi hai mươi



    Chương 1

    Thi đại học

    Tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê. Quanh năm quanh quẩn với lũy tre làng, mấy sào ruộng chua cùng bố mẹ, hay chăn dắt con trâu và mang cuốn sách ra nằm ngả ngớn giữa đồng cỏ học cùng đám bạn bè. Có lẽ tuổi thơ của ai cũng hồn nhiên, vô tư, vô lo như thế.

    Mỗi lần thấy chiếc máy bay chạy ù ù tít trên trời mây cao, xanh thẳm, tôi và đám bạn đều thèm thuồng, mơ ước:

    - Giá mà mình được "bay" cùng nó, dẫu một lần thôi trước khi phải chết, chúng mày nhỉ?

    Chúng tôi "Ồ" lên một tiếng, không giấu giếm nổi ước mong của tuổi trẻ là được đi đây, đi đó, xa rời vòng tay của bố mẹ để tự khẳng định mình. Nhưng cũng có đứa lại cười nhăn, môi nó trề xuống rồi cười trêu:

    - Học mải cho xong để có cái tấm bằng tốt nghiệp mà lấy chồng, bố mẹ mày gả cho ở làng bên, nhà chồng nó nuôi. Mà tụi bây biết tại sao lại gả cho làng bên không? Ha ha, cho gần nhà mẹ đẻ đấy. Tao thấy bà chị cả của tao, lần nào bị chồng đánh hay giận dỗi mẹ chồng toàn bỏ về nhà thôi, có khi ăn vạ nhà mẹ đẻ cả tuần lễ, chờ chồng qua xin lỗi rồi đón về. Mà có khi còn làm cao nhé, vênh mặt như thách thức:" Đánh đuổi đi thì dễ, chứ về nhà thì đừng hòng". Hết phận nhé, đúng là phận làm đàn bà, học cũng lấy chồng, mà không học rồi cũng phải lấy chồng.

    Tôi cười mỉm, đưa mắt nhìn theo chiếc máy bay, xa tít, mờ dần và tự nhủ với bản thân:" Ước mơ chắc cũng chỉ là ước mơ thôi nhỉ?"

    - Đan này, mày tính thi trường gì chưa? - Linh đập vào vai tôi nhưng ánh mắt nó thì vẫn dõi theo chiếc máy bay đang nhỏ tí lại như chấm đen giữa bầu trời và vạn tầng mây.

    - Em hả? Bố bảo thi nông nghiệp để về làng giúp đỡ bà con hàng xóm, không thì thi ngân hàng rồi về huyện làm.

    - Thế mày thích không?

    - Không. - Tôi dứt khoát. - Đấy là ước mơ của bố mẹ, chứ có phải ước mơ của em đâu.

    - A. - Linh hét toáng lên. - Nhìn cái máy bay kia, mày thích không?

    - Thích. Hỏi thừa.

    - Vậy hai chị em mình sẽ thi học viện hàng không nhé!

    Chẳng cần suy nghĩ, tôi gật đầu ngay, tay tôi và tay Linh đập vào nhau kêu cái "bốp" rồi cười hí hửng trước cái nhìn của đám bạn làng:" Chị em con này coi thế mà ngộ nghĩnh, chúng mày nhỉ? Người ta sống dưới đất mà còn sợ chết, giờ lại có hứng thú thích lơ lửng trên cao. Kiếp này làm người đi, kiếp sau hãy mơ thành loài chim vỗ cánh giữa trời…".

    Khi tôi nói chuyện sẽ thi vào học viện hàng không với gia đình, bố không nhìn tôi và rít một điếu thuốc lào. Bố nói mà như đang quát:

    - Giỏi thì cứ thi. Thi xong rồi đừng vác mặt về cái nhà này nữa, nghe chưa. Sống ở mặt đất còn chẳng bằng ai. Giờ thích leo lên mây đi kiếm mặt trăng với mặt "giời". Nói một là một, hai là hai, không nông nghiệp thì ngân hàng. Cái kiểu ở đâu mà bố mẹ nói mà dám cãi lại hả?

    - Thôi thôi, ông đừng có nóng. Để rồi tôi nói cho con nó hiểu. - Mẹ tôi vừa can ngăn bố vừa đẩy cái nhìn về phía tôi ra hiệu đi vào gian nhà trong học bài.

    - Con hư là toàn tại bà không đấy. Chiều chuộng cho lắm vào. Càng lớn càng khó bảo, con mới chẳng cái. Nói cái hay cái tốt thì không nghe, thích bay với chẳng thích nhảy. Cả cái con Diệu Linh nhà bác cả nữa. Hai cái đứa này, chúng nó giống tính ai thế không biết?

    Bố tôi rít thêm điếu thuốc nữa rồi ngồi ở tấm phản gỗ vót nạt tre để mẹ tôi đan rổ rá đem ra chợ bán. Ngoài việc đồng áng, thì đan rổ rá cũng gần như là phần thu nhập chính của gia đình tôi.

    Linh đi tắt qua hàng rào hàng dâm bụt, ngó đầu vào bàn học của tôi qua ô cửa sổ. Mắt Linh đỏ hoe và hai bên bầu má ửng lên một màu hồng nhạt:

    - Đan. Bố tao bảo, tao mà còn cố tình thi vào học viện hàng không thì ở nhà lấy chồng luôn. Mẹ tao cũng không bênh tao luôn, nói học ở học viện hàng không đắt đỏ mà ra trường thì gia đình xin không được việc cho mình đâu.

    - Có thế mà cũng khóc. - Tôi lườm Linh rồi làm giọng người lớn an ủi. - Chị tưởng tưởng bé lắm đấy mà khóc. Bố em còn không cho em lấy chồng nữa kìa. Chị được thế là còn sướng chán. - Tôi cười gượng mà hai mắt Linh như sáng bừng lên vẻ tò mò.

    - Tóm lại là cũng không được thi vào trường đó chứ gì. Buồn nhỉ. Mà không cho lấy chồng thì đi học may vá à, hay lên xã đan rổ rá như bọn con gái ở làng mình để xuất khẩu?

    - Em không biết. Bố em chỉ dọa, em mà còn khăng khăng thi vào trường đó thì đừng có vác mặt về nhà.

    - Nhưng mai phải nộp phiếu đăng kí về chỗ cô chủ nhiệm rồi. Mày tính thi trường nào. Nghĩ đi nghĩ lại thì tao cũng vẫn thi ngân hàng.

    - Để em nghĩ đã. Còn cả đêm nay nữa mà.

    Linh nhăn mặt rồi kêu đứng mỏi chân, ngoài sân có nhiều muỗi, vào nhà thì sợ bố tôi mắng chuyện hai đứa rủ nhau dám làm trái ý người lớn. Linh lại đi tắt về nhà qua hàng rào hoa dâm bụt. Còn tôi vẫn ngồi trước bàn học, tờ phiếu đăng kí trường thi sắp đến hạn nộp để ngay ngắn trước mặt vẫn trắng tinh. Mẹ tôi vào phòng học và ngồi ở giường, bàn tay lam lũ với những mảnh ruộng chua vẫn thoăn thoắt theo từng mũi kim khâu vá lại chiếc áo để mặc khi ra ngoài đồng. Nếu là bố, chắc chắn ông sẽ tới chỗ tôi đang ngồi và cầm tờ phiếu đăng kí mà phần phật trong tay. Giọng mẹ trầm hẳn, khác với tất cả những gì tôi đang tưởng tượng:

    - Đan. Nghe lời bố đi con. Bố nóng tính thì nói thế nhưng tất cả cũng chỉ là muốn tốt cho con. Mẹ đồng ý là con thích thi vào học viện hàng không, nhưng đó là thích chứ không phải là cần. Ở tuổi trẻ các con, cái mình thích thì bồng bột làm, sau này nghĩ lại nó sẽ khác con à. Mẹ thì chẳng cấm đoán gì, tương lai là do con. Cứ suy nghĩ kĩ những gì mẹ nói đi.

    Mẹ lại lặng lẽ bước ra ngoài như cái cách mẹ âm thầm đi vào trong phòng học, nhìn tôi từ đằng xa, nói với tôi những gì bà nghĩ, không phản đối cũng không ủng hộ. Tôi chỉ còn chị Di Vân, nhưng thôi, chị gái đã đi lấy chồng rồi.

    Tôi lại tiếp tục ngồi ở bàn học và mơ mộng về sự phồn hoa hay những ánh đèn lấp lánh, những tòa nhà với kiến trúc từ thời Pháp thuộc hay những khu chung cư cao cấp thường được quảng cáo trên tivi ở phía Nam của Tổ quốc. Tôi cầm cục tẩy xóa rồi dùng bút mực ghi lại nguyện vọng chính thức lần cuối. Tôi sẽ thi vào trường ngân hàng.

    Ngày thi Đại học cuối cùng cũng đã chấm dứt trong cơn mưa dữ dội vào đầu tháng bảy. Suốt ba năm cấp ba với những buổi thức thâu đêm vào ngày hạ hay những buổi sáng lờ mờ khói sương trong ngày đông mưa phùn giá rét… mà vẫn phải ghì mình bên bàn học cũng thấm thoắt qua mau. Suốt ba năm với sự cố gắng, nỗ lực, cả sự hoang mang lẫn hồi hộp, kì thi đại học đánh dấu một dấu chấm hết cho thời phải cắp sách tới trường hàng ngày, làm bài tập theo quy định, thậm chí nghỉ học cũng cần phải có chữ kí của gia đình… Tất cả đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi đứa chưa phải người lớn, nhưng cũng chẳng còn là trẻ con nữa như chúng tôi.

    Khi tôi vừa bước ra khỏi phòng thi, Linh đã ngồi ở ghế đá chờ tôi, mặt mày hớn hở:

    - Làm bài được không cô em?

    - Làm gì có chuyện không được ở đây. - Tôi vui vẻ nắm tay Linh cùng đi về phía cổng trường. Ở đó, bố tôi cũng đang sốt ruột ngóng trông.

    - Mày đã mơ về đất Sài Gòn trông như thế nào chưa?

    - Em chịu. Nhưng em biết chắc chắn là, Sài Gòn hơn vạn lần quê mình ở.

    - Đừng có tỏ ra là đồ nhà quê mãi thế chứ. - Linh trề môi, lên giọng. - Thế một tháng ôn thi ở Hà Nội, mày cảm thấy thế nào?

    - Thủ đô thì đương nhiên là gấp vạn lần ở quê mình rồi. Nhưng mà thấy ngột ngạt quá, toàn người với người. Em toàn cảm thấy bị thiếu oxi, chị ạ.

    Tôi trả lời thật thà trước nụ cười khó hiểu của Linh, rồi vội vã đi tìm bố tôi giữa biển người xa lạ.

    Last edited by giavui; 08-05-2016 at 06:02 PM.

  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 2

    Kết quả thi đại học

    Suốt mười hai năm học, lần nào đi họp phụ huynh về bố mẹ tôi cũng khen tôi hết lời vì được nở mặt nở mày với bà con, lối xóm. Nhưng rồi nụ cười trên khuôn mặt của bố mẹ lại tắt ngấm khi thấy cứ hết đứa nọ con nhà ông kia gói ghém quần áo lên thành phố học, trong khi con gái mình vẫn phải quanh quẩn ở nhà, chẳng có một tờ giấy thông báo nào gửi tới. Ngay cả Linh, nó cũng xa làng và theo bác cả vào Sài Gòn nhập học với số điểm cao vời vợi. Vào thời điểm bấy giờ, khái niệm của Internet đối với tôi là gần như là không hề tồn tại ngoài những buổi học lí thuyết mù mờ cùng những cụm từ Tiếng Anh hết sức khó hiểu. Tất cả học sinh trong làng chỉ còn biết ngóng trông vào bác trưởng thôn cùng lá thư định mệnh. Có những hôm, chúng tôi đến ủy ban nhân dân xã ngồi lì ở trước cổng, đuổi thế nào cũng không đứa nào chịu ra về. Tất cả cũng chỉ là vì cái tờ giấy thông báo đậu hay trượt mà thôi.

    Tôi cũng thấp thỏm như bố mẹ, chẳng còn tự tin vào bài dự thi của mình hôm ở Hà Nội nữa. Chờ mãi, mong ngóng hoài vẫn im ỉm, mấy đứa bạn thân đi hết cả rồi, tôi đành xin bố mẹ cho lên huyện học may vá, sang năm ôn thi lại. Bố mẹ thở dài, rồi cũng phải đồng ý, vỗ vai động viên tôi. Hẳn bố mẹ buồn và thất vọng nhiều lắm. Tôi đóng cửa phòng và nằm im, ngẩng mặt nhìn lên trần nhà sáng lem bởi ánh điện vàng vọt. Những con thạch thùng màu vàng chanh bám chắc, thỉnh thoảng phát ra tiếng kêu rồn rộn để bắt muỗi. Tự dưng, tôi cảm giác như lòng kiên nhẫn, sự khôn ngoan, cả sự chịu đựng của mình còn không bằng nổi một con thạch thùng nhỏ như một ngón tay áp út đang rình bắt muỗi. Tôi khóc. Ánh trăng lén lút ngoài cửa sổ đang bị vẩn mây đen che mờ dần…

    Lên huyện học may được một tuần, tôi càng thấy tủi thân cho mình hơn. Trong nhóm mấy đứa bạn chơi thân với nhau, tôi vào tốp đứa học khá nhất, vậy mà ... . Có lần buồn, nghĩ vẩn vơ mà tôi đi xe đạp đâm cả vào người trong làng, có khi đi ngã nhào xuống cả con kênh, bì bõm nước bùn đen. Bọn trẻ con đi chăn trâu thấy vậy mà cười phá, mấy bác nông dân nhìn tôi mà tội nghiệp. Tôi khóc. Sống mũi cay xè và ran rát. Quần áo tôi ướt sũng, lấm lem bùn lầy.

    - Trời đất, có sao không? Đi đứng phải nhìn trước nhìn sau chứ!- Bác hàng xóm gần nhà tôi dìu hai cánh tay tôi dậy, thở dài. - Thế mày vẫn chưa lên thành phố học hả? Làm gì mà lâu thế?

    - Dạ chưa bác ạ! Chắc cháu trượt đại học rồi.

    - Mày học hành giỏi giang. Xưa nay tiếng tăm đồn thổi từ làng trên xuống làng dưới mà nói trượt. Nói bậy nói bạ.

    - Cháu nói thật mà bác. Đám bạn ở làng đi gần hết rồi, mà cháu đâu có giấy thông báo trúng tuyển nào đâu. - Tôi vừa lồm cồm bò từ dưới kênh lên, vừa phải cố giải thích trước sự kì vọng quá nhiều của người hàng xóm đang đứng trước mặt mình.

    - Thế bố mẹ mày không tính cho học cao đẳng hay trung cấp à?

    - Dạ, cháu đang học may trên huyện, và ôn thi lại, sang năm cháu thi tiếp.

    - À. Ừ. Ráng mà học nghe chưa! Ở quê thì lại lấy chồng quê, khổ tấm thân mày. Phải con hơn cha thì nhà mới có phúc chứ. Ở quê mãi thì còn lâu mới đổi đời được, con ạ. Con bé nhà tao thi ba năm liên tiếp mới đỗ đấy thôi. Mới đi hôm kìa à. Mày mới thi có một năm, ăn thua gì mà như người mất hồn thế này..

    - Vâng.

    - Mà đừng có nghĩ dại rồi làm liều nghe chưa. Khổ mày, khổ cả bố mẹ mày đấy. Đi đứng ngoài đường thì nhìn trước nhìn sau. Nhìn quần áo mày kìa, lấm lem bùn đất không à. Lát về bố mẹ mày lại thêm lo. Con gái lớn rồi, phải biết suy nghĩ chứ.

    - Dạ.

    Tôi thở dài như bà cụ non. Bác hàng xóm cùng mấy người đang làm đồng chép miệng, rồi lắc đầu về phía tôi.

    Sinh ra và lớn lên ở vùng quê này, cây đa cổ thụ ngay cổng làng đã thành nơi hẹn hò, vui chơi không chỉ của tôi và đám bạn, mà ngay cả những người già, trai gái cũng chọn đây là điểm hẹn lí tưởng trong các ngày hội hay đêm trăng. Còn bây giờ, mình tôi ngồi thút thít nhìn lũ trẻ con làng. Bỗng thấy bản thân mình thật vô dụng.

    Tôi bơ vơ. Tôi ho dữ dội. Rồi tôi lại chỉ nghe thấy tiếng khóc của chính mình như đang lạc vào trong gió.

    Ở làng tôi xưa nay, cũng không biết là đã có bao nhiêu vụ tự tử chỉ vì thi rớt đại học nữa, mà đa phần lại là nữ. Có lẽ vì lý do đó mà bố mẹ tôi càng thêm lo lắng hơn, thấy tôi có biểu hiện gì khác lạ là hỏi han đến nơi đến chốn. Buổi tối hôm nào, bố thấy mặt tôi rầu rầu là lại trải chiếu ra giữa nền nhà ngủ, bắt tôi vào nằm chung với mẹ bằng được mới thôi. Chắc bố lo tôi sẽ làm điều dại dột. Mẹ thì hết lời an ủi:" Học tài thi phận con à. Chị Di Vân thì đi lấy chồng rồi, còn con thì ráng mà giữ sức khỏe để ôn thi. Con mà có việc gì, thì bố mẹ biết sống làm sao…". Chị Di Vân đang mang em bé nên cũng không về qua nhà thăm bố mẹ và tôi nhiều như trước. Và hình như cũng bắt đầu từ những buổi tối đó trở đi, tôi bắt đầu tập cách sống không đúng với cảm xúc của mình. Tôi cười ở nhà, cười ở chỗ học may. Và chỉ buồn, chỉ khóc khi đang đi rồi nghĩ vẩn vơ ở ngoài đường, hoặc góc giường trong căn phòng nhỏ riêng của riêng mình.

    Gần cuối tháng mười năm đó, cái giờ gà lên chuồng rồi mà bác trưởng thôn còn vào nhà tôi đập cổng, kêu í ới. Tiếng chó la sủa inh ỏi, tôi còn nghe rõ tiếng bổ bảo:"Bà vào phòng con Đan xem nó có đấy không? Trời ạ, con với cái … ". Tiếng đôi guốc gỗ của mẹ nện cồm cộp xuống nền nhà tiến về phía cửa phòng tôi. Mẹ thở dài khi nhìn tôi vẫn chong đèn học, nói với ra ngoài:"Nó có nhà, ông ơi". Bố hớt hải vừa chạy ra cổng, vừa "Ừ, ừ …".

    Hóa ra là, tôi có giấy báo trúng tuyển vào đại học. Bố tôi chạy bạt mạng ra đường, cười và hô to. Cả khu xóm hôm đó khó có ai mà ngủ được. Bác trưởng thôn bảo giấy báo theo đường bưu điện gửi sai, tìm mãi rồi còn lạc lên cả khu làng trên. Vậy là, ước mơ vào đại học của tôi chẳng cần phải chờ đến năm sau. Đó là một tin tốt bất ngờ. Tôi vô cùng sung sướng.

    Tôi cứ đứng ì người ra cầm tờ giấy thông báo trúng tuyển, mặc cho mẹ đang đưa hai bàn tay gầy guộc trơ gân ra ôm mặt, mếu máo vì niềm vui của đứa con út. Đêm đó, họ hàng nhà tôi đều bị bố sang đánh thức cả, bố mua cả mấy thùng bia và kêu mẹ đi lấy hạt lạc xuống bếp luộc. Bác trưởng thôn dặn, đêm nay phải gói ghém quần áo và gấp sách vở, sáng mai đi Sài Gòn luôn, không thì không kịp nhập học.

    Tôi vừa thu đồ, vừa buồn vui khó tả. Tôi chẳng biết mình khóc vì niềm vui của ngày sắp trở thành cô tân sinh viên, hay nỗi nhớ quê hương, xóm làng và bố mẹ khi phải xa nhà nữa. Qua khe cửa sổ nhìn xuống dưới bếp, ngọn lửa vàng leo lắt, những tiếng kêu bập bùng của củi khô còn ẩm ẩm nước bắn ra, kêu độp độp. Tôi thấy hai bàn tay mẹ cứ đưa lên lại đưa xuống liên tục, quyệt hai hàng nước mắt, khóc khóc cười cười. Nhưng biết làm sao bây giờ, tôi cũng lúi húi xuống bếp, rúc đầu vào lòng mẹ. Sẽ phải bao nhiêu lâu nữa đây, tôi mới lại được sà vào lòng mẹ như thế này? Không biết đến lúc nào, bàn tay gầy xương vì nắng, vì gió của mẹ lại luồn qua khe tóc vuốt trơn và an ủi. Mẹ trách tôi vì không nghe lời gia đình, thi vào một trường đại học ở miền Bắc, khoảng một tháng đón xe về nhà một lần. Rồi mẹ lại cười ra nước mắt:

    - Mà con gái mẹ lớn rồi nhỉ, phải đi học rồi còn về lấy chồng nữa chứ. Ở nhà mãi, bố mẹ cũng phải già đi thì ai nuôi.

    - Học xong, con về nhà ở với bố mẹ luôn. Con không muốn lấy chồng.

    - Cha bố nhà cô chứ. Vào Sài Gòn phải chú tâm học hành nghe con. Thiếu thốn gì thì điện thoại về nhà. Bố mẹ chẳng có nhiều nhưng cũng phải nuôi con ăn học đàng hoàng cho bằng con cái nhà người ta. Đừng có ham chơi, ham vui mà hỏng đời con gái. Tụi con trai thành phố nó xấu lắm, phải đàng hoàng, đứng đắn đừng để nó lợi dụng. Nghe chưa Đan?

    - Dạ. Nhưng con nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ chị cả, ….

    Vòng tay mẹ siết chặt người tôi hơn. Đôi vai gầy của mẹ càng thêm run rẩy. Ánh lửa vàng bập bùng cháy soi rõ gương mặt mặt mẹ tôi, những nếp nhăn nơi đuôi mắt nheo lại, và những giọt nước mắt mằn mặn lăn dài xuống hai bên gò má.

    Đêm nay, chẳng cần bố bắt ép như mọi khi, tôi cũng sẽ phải ngủ với mẹ. Ngày mai, tôi đi rồi, ….

    Trên nhà, mắt bố đỏ au nhưng những đường nét trên khuôn mặt thì hân hoan lắm, các cô bác hồ hởi bảo:"Dòng dõi họ Đàm nhà mình là vinh danh lắm đấy, chưa đứa nào rớt đại học đâu" hay "Con Di Đan đâu, lên đây bác cho vài chục ngàn để lấy may mắn mai lên đường nào", … .

    Rồi ngày mai, bố đưa tôi đi.


  3. #3
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 3

    Chuyến tàu Bắc - Nam và "cơn nghiện đi xe buýt"

    Mẹ tiễn tôi ra tận ga tàu Nam Định, dặn dò thêm nhiều chuyện. Mẹ bảo thỉnh thoảng điện thoại về nhờ bác hàng xóm nói mẹ qua nghe máy. Tôi dạ vâng rồi luống cuống chân tay giúp bố kéo vali và hành lý lên tàu. Cô nhân viên ga tàu thì nói liến thoắng:" Quý khách vui lòng lên tàu và ổn định chỗ ngồi. Đoàn tàu chỉ dừng lại ở ga Nam Định hai phút. Đề nghị quý khách nhanh chóng và khẩn trương…".

    Bố và tôi đã tìm thấy số ghế và ngồi ổn định vào vị trí, tàu bắt đầu lăn bánh chầm chậm, cánh tay mẹ đưa cao lên vẫy vẫy, dáng mẹ với chiếc áo màu nâu sờn, tần tảo, gầy hao dần xa mãi.

    Hơn một ngày trên tàu là bấy nhiêu thời gian tôi nhớ nhà quay quắt. Bố vô tư xem tivi, rồi ăn uống. Ngày đó, bố cũng chưa có di động để tôi gọi về cho mẹ. Nhớ lắm.

    Chuyến tàu thống nhất vẫn ngày đêm băng qua bao tỉnh thành. Từ những cánh đồng lúa bạt ngàn đượm nắng vàng như tấm thảm, chuẩn bị cho một mùa bội thu vụ thu- đông. Đến những mảnh đất cằn khô chỉ thấy sỏi đá với cát trắng khô bụi bay mù, làm không khí bên ngoài như vẩn đục, vài cây thông mọc chỏng chơ như kẻ phạm tội bị đi lưu đày giữa cồn cát. Có lúc đi vào hầm núi tối như mực khi trời đang còn là giữa buổi trưa. Có lúc tôi đi qua những vườn trồng thanh long rộng mênh mông, xanh đậm và lớn ngổng như đám xương rồng. Rồi có khi, tôi thấy đường ray tàu đi sát cận kề với biển, nước xanh, những con sóng đập mạnh, xô vách núi rồi lại lăn tăn gợn tràn vào mặt bờ cát trắng tinh và đẹp như tranh sơn dầu. Lúc đấy, bố vui sướng:"Sắp vào Sài Gòn rồi, Đan ơi. Từ cái ngày Sài Gòn giải phóng, giờ bố mày mới có dịp được quay lại đây". Tôi thấy nét mặt bố hân hoan như đêm hôm trước, ánh mắt rạo rực như cười thầm, những vết nhăn, vết chân chim xếp lại theo hàng phía cuối đuôi mắt, bố khịt khịt mũi. Bố đang xúc động mạnh khi nghĩ về thời chiến oanh liệt năm nào.

    Một đứa như tôi có thể cho là ngốc nghếch, khờ khạo khi chân bước chân ráo lên thành phố học đại học. Bố theo địa chỉ bác cả đưa, dẫn tôi vào chỗ chị Linh ở. Linh bằng tuổi tôi, nhưng vì bố là em thứ nên phải gọi "chị"cho phải phép khi nói chuyện trước mặt người lớn, chứ ở quê đi ra đồng với nhau thỉnh thoảng vẫn toàn xưng hô mày- tao, rồi cười ha hả. Dù cùng trúng tuyển vào một trường đại học nhưng Linh nhận được giấy thông báo trước tôi cả tháng. Phòng trọ có mười sáu mét vuông, có nhà vệ sinh riêng và có cả gác xép, hai chị em ở cũng vừa đủ một khoảng để học tập và sinh hoạt. Xung quanh có khoảng chục phòng trọ nữa, đa phần là sinh viên tỉnh và công nhân hoặc phụ hồ. Nghe Linh kể sơ qua thì cô chủ trọ là người gốc Sài Gòn, môi săm màu đỏ như trên tivi hay quảng cáo những dịch vụ phẫu thuật thẩm mĩ với giá cá phải chăng, tóc làm xoăn và bối cao, tính tình cũng khá dễ chịu.

    Bố dặn, hai chị em bảo ban nhau mà học, đứa nào hư hay nghịch ngợm gì thì cứ điện thoại về quê, bố tôi vào tận nơi lôi cổ về nhà cho lấy chồng, không có học hành gì hết. Tôi và Linh bịt miệng cười tủm, vì xưa nay, chị em tôi chăm học có tiếng rồi cơ mà.

    Chúng tôi ở quận Thủ Đức, nghe mấy chị học trong Sài Gòn về quê đều bảo Thủ Đức còn nghèo và khổ lắm, nhưng tôi chẳng biết nghèo gì mà so với làng tôi thì đúng là một "con ếch" với một "con bò". Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi đi một chặng đường cũng khá dài từ ga tàu về tới phòng trọ. Một cảm giác lạ xộc thẳng lên mũi, tôi ngẩng đầu lên mà nước mắt vẫn từ từ chảy xuống mặt.

    Bố đi với tôi bằng xe buýt lên trường ngay chiều hôm đấy. Đến bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn còn sợ hãi. Xe buýt không như tấm quảng cáo mà xưa nay tôi vẫn nghe:" Văn minh, lịch sự ". Xe buýt dồn người đến mức, tôi co một chân lên vì quá nhức mỏi, vài giây sau thì phải đứng bằng một chân còn lại luôn. Vài gã thanh niên ăn mặc vẻ bụi bặm, mắt nhìn rất gian trá, đảo qua đảo lại. Bác tài xế nhắc nhở rất to:" Cẩn thận kẻ gian lợi dụng trong lúc xe đông người mà thực hiện những hành vi xấu như: móc túi hay sàm sỡ". Tôi nghe xong mà sợ hãi, bậu chặt tay mình vào áo của bố.

    Xe buýt làm tôi nao nao cổ họng, mặt mày xanh xẩm khiến bố tưởng tôi bị trúng gió. Bố lo lắng quá đành đưa tôi xuống trạm xe buýt gần đó nhất, rồi hai bố con đi xe ôm tới trường. Một chị sinh viên mặc áo màu xanh đậm, tự giới thiệu là người bên Đoàn khoa tới hướng dẫn tận tình cho tôi về việc mua một tập vé xe buýt đi hàng tháng đề tiết kiệm chi phí hơn. Tôi nhìn bố đầy sợ hãi rồi lắc đầu:" Con sợ lắm".

    Và ngay sau buổi lên trường làm thủ tục nhập học, tôi còn chưa kịp ngó nghiêng xem khuôn viên trường lớp thế nào thì đã phải nằm ở phòng trọ hai ngày liền. Đó là hai ngày sốt cao, vã mồ hôi, và ăn cháo loãng. Thế mới biết Sài Gòn có cái "hay" vốn có mà xưa nay hầu như sinh viên nữ nghèo nào ở quê lên cũng đều được nếm mùi cả. Linh bảo tôi đi vài bữa sẽ quen, mà không chịu nổi thì đi xe đạp. Tôi ngẫm bụng, nếu không có xe đạp, tôi cũng thà chạy bộ còn hơn.

    Trong khi đó, Linh vẫn tập đi xe buýt hàng ngày tới trường. Mỗi lần đi học, Linh dùng đến bốn cái khẩu trang và trưa về thì thở dốc rồi ngủ mê mệt đến tận chiều tối. Tôi khuyên hai chị em nên đi chung xe đạp với nhau mà Linh còn đùa:" Mày nặng cân hơn tao, tao đèo mày thì người tao sụt cân mất".

    Một tuần sau, Linh dõng dạc tuyên bố:" Đan ơi, bây giờ tao "nghiện" đi xe buýt mất rồi. Bắt đầu từ tuần sau, thay vì bốn chiếc khẩu trang trong một ngày, sẽ chuyển thành sáu chiếc khẩu trang trong vòng một buổi sáng". Tôi cười nhăn nhó trước "cơn nghiện" đi xe buýt của Linh. Hôm sau, Linh thì thào:" Mày đèo tao nhé, tao ngồi sau. Tao hứa không cù vào lưng, ngược lại, tao sẽ đạp chung xe với mày nữa…".

    Bố ở lại thêm ba hôm gặp đồng đội cũ rồi đi xe ô tô khách về quê. Bố cười bảo, đi xe khách người ta mở cửa sổ, gió mát lồng lộng, giá cả lại rẻ, có khi còn khỏe cả người. Bố dè chừng bảo tôi và Linh thêm lần nữa, hễ mà nghe thấy điều tiếng không hay, làm bố mẹ mất mặt với hàng xóm thì đừng có mà vác mặt về làng. Tôi mím môi, gật đầu. Lần này, thì tôi nghe lời cảnh cáo của bố một cách nghiêm túc.

    Tôi và Linh chơi với nhau từ ngày còn trong cái trứng nên hiểu tính hiểu nết của nhau lắm. Hai đứa bắt đầu chia công việc, tiền nộp nhà, nộp tiền điện, tiền điện nước hàng tháng. Ngày chẵn thì tôi nấu cơm, Linh giặt đồ; ngày lẻ thì ngược lại; còn chủ nhật thì chia đôi và chuyển luân phiên theo tuần. Con gái là hay để bụng, nên phải phân bua rạch ròi, kể cả là chị em trong gia đình đi chăng nữa.

  4. #4
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 4

    Sinh viên và những môn học "khó nuốt"

    Tôi là con gái Bắc, các bạn trong Nam gọi là dân Bắc Kì khiến tôi không vui và càng không được thoải mái. Việc nghe đám bạn ở trong lớp giao tiếp với nhau đối với tôi cũng là điều rất khó khăn và vô cùng lạ lẫm. Tôi căng tai ra nghe cũng chỉ hiểu được vài chữ từ những cô gái miền Nam hoặc miền Tây, còn những cô gái miền Trung thì tôi đành chịu, chỉ biết thốt lên:" Bạn ơi, nói lại, chậm chút được không?". Và bạn ấy cười, hai má hơi bừng đỏ nhưng không giận. Khó khăn đến cả tháng, tôi mới tìm được mấy bạn người Bắc để nhập bạn làm bè chung. Một lớp có hơn trăm người, thì cũng hơn mười nhóm chơi tụ tập, ai biết người nấy. Thành phố với thành phố, người quê với người quê. Mà cũng có khi hỏi ra mới biết, mấy bạn người quê nhưng nhà giàu, có điều kiện nên cũng sành điệu lắm, chơi chung luôn cùng hội người thành phố. Nhưng cũng chỉ được vài hôm, có bạn ở nhóm tôi đã lon ton chơi với các bạn gốc Sài Gòn. Bạn ấy bắt đầu lơ lớ giọng, ngượng nghịu nói vẻ tiểu thư. Tôi tủm tỉm cười vì sao bạn ấy học nhanh đến thế. Nhưng có nhìn bộ mặt ngu ngơ như bò đội nón của bạn ấy mới biết, dù cố phát âm cho ra tiếng Nam thì khi nghe người Nam nói chuyện, bạn ấy cũng chẳng hiểu nhiều hơn tôi. Mà cũng có khi ngồi bà tám với đám bạn mới quen, mới biết bạn ấy gọi điện về thăm gia đình, tập nói giọng Sài Gòn ra vẻ bị bố mẹ chửi xa xả ở đầu dây bên kia. Đấy, đáng đời nhé! Tôi cười thầm trong bụng.

    Tôi về kể cho Linh nghe những điều thú vị, không thể nào nhịn cười được ở trong lớp học. Linh cười toe rồi méo miệng học đòi làm theo khiến tôi cũng phải ôm bụng cười tiếp. Sau khi học bài xong, chúng tôi dùng rất nhiều đoạn ruy băng với đủ màu sắc để kết thành vô số những bông hồng hay ngôi sao. Rồi chúng tôi lại tự tay đính từng bông, từng bông bằng sợi chỉ trắng ra phía ngoài của chiếc màn; những ngôi sao thì đựng vào hộp nhựa để trang trí trên bàn học hoặc dán lên bề mặt tường. Căn phòng tưởng như chật hẹp, đầy mùi ẩm mốc ở cái nơi được coi là ổ chuột của Sài Gòn này cuối cùng cũng sáng bừng lên nhờ đôi bàn tay khéo léo của hai cô gái đến từ phương Bắc. Chúng tôi cười sung sướng trước thành quả lao động của mình.

    Linh nằm ngửa ở giữa giường, những ngón tay vẫn thoăn thoắt chỉnh lại những bông hồng còn dư ra để nối vào phần dây dùng để treo chuông gió. Linh đùa tôi:

    - Nhờ tay chị Linh này đấy, cô Đan ạ. Chứ cô Đan thì ở bẩn mà vụng về như em Cám chứ đừng đùa.

    - Ai chẳng biết chị Linh chỉ có ba bông hoa tay. Sao bằng em Đan, mười ngón mười bông hoa nở rộ thơm ngát nhá.

    Tôi cười to vì câu trả lời hoạnh họe có phần khoe khoang của mình. Thực ra chỉ với ba bông hoa trên đầu mười ngón tay, nhưng Linh rất khéo, thêu thùa rất đẹp, đặc biệt là chị ấy nấu ăn vô cùng hợp khẩu vị của tôi. Rồi chúng tôi ôm nhau chìm vào giấc ngủ sau buổi tối vui vẻ giữa mảnh đất không một người thân, không một người cùng chung máu mủ.

    Từ quê lên thành phố, chúng tôi gần như nói không với môn tin học văn phòng và anh văn cơ bản ở ngay học kì đầu tiên. Nói đến mail, tôi lắc đầu vì chưa một lần biết đến online qua yahoo là gì. Nói đến anh văn giao tiếp, tôi càng chưa một lần phải đối thoại với ai ngoài việc học từ vựng mà những giáo viên bộ môn thời cấp hai, cấp ba yêu cầu mỗi ngày phải học ít nhất mười từ mới.

    Chúng tôi tốn khá nhiều tiền cho việc ra quán nét ở ngay đầu hẻm khu trọ để học cách làm quen với việc "được" chạm vào máy vi tính thì cảm giác nó sẽ như thế nào. Sau đó là cách khởi động hay tắt máy; cách lê chuột lên xuống hay qua trái qua phải; cách mò mẫm từng ô chữ ở bàn phím đề ghép thành từ, thành câu bằng việc sử dụng dấu trong Tiếng Việt; cách truy cập website với những trang thông dụng hay địa chỉ của trường hoặc Đoàn khoa mình đang theo học để cập nhật những thông báo mới nhất…

    Chúng tôi cũng mất rất nhiều thời gian để tập luyện trước gương cho lần đầu tiên mở miệng phát âm những từ vựng tiếng anh dù biết nghĩa nhưng chưa một lần sử dụng trong giao tiếp trước hơn một trăm thành viên trong lớp học. Việc nói ngọng theo tiếng địa phương, việc phát âm sai hay những dấu nhấn nhầm ở các từ vựng khiến nhiều thành viên cười ồ lên vẻ đầy thích thú và châm trọc. Xấu hổ là một điều tất yếu không thể không tránh khỏi, nhưng việc cười nhạo của đa số bạn bè trong lớp đã khiên tôi suy nghĩ rất nhiều. Và có lẽ đó cũng chính là một trong những lí do khiến tôi không muốn thân thiết với bất kì bạn nữ nào trong lớp học.

    Tôi vẫn nhớ nụ cười của Mai - người ngồi chung bàn với tôi từ ngay những ngày đầu tiên vào lớp. Mai sở hữu một gương mặt đẹp, đôi lông mày cong không nhổ tỉa cùng mái tóc dài buộc gọn lại phía sau. Khi tôi phát âm sai, tiếng cười ồ lên như tiếng sét đánh bất ngờ. Tôi đưa ánh mắt mình ngay về phía Mai - người bạn tưởng chừng như thân thiết nhất trong lớp - đang ngồi với sự lo lắng và cần được giúp đỡ lẫn sự cảm thông. Nhưng không có gì ở khu vực đó cả, nụ cười tươi tắn của Mai cùng hòa nhịp với tiếng nói cười không ngớt của bạn bè trong lớp đã đập thẳng vào mắt tôi. Tôi cố bước về chỗ ngồi với lời động viên của cô giáo bộ môn cùng điểm sáu đỏ tươi không hề muốn. Mai vui vẻ:

    - Giọng ở quê cậu nghe buồn cười thật đấy.

    - Thế à?

    Rồi tôi im lặng nghe phần trình bày bằng tiếng anh của Mai. Tiếng cười lại ồ lên như kiểu đám học sinh thành phố về miền núi đi du lịch và bất ngờ nhìn thấy một con vật lạ nào đó mà nó chưa bao giờ được xuất hiện trong trí tưởng tượng của bọn họ vậy. Mai về chỗ ngồi với điểm năm cùng cái nhăn mặt và đôi môi mím chặt.

    - Sao điểm của tớ lại thấp hơn điểm của Đan nhỉ?

    - …

    - Ý tớ là tớ nói tốt hơn cậu đó.

    - Sao Mai nghĩ cậu nói tốt hơn mình?

    - Vì khi mình nói sai, mình có thấy Đan cười mình đâu?

    - Mai nghĩ thế à? Với Đan, việc cười cợt giữa những người bạn nữ với nhau chẳng có gì hay ho cả, cho dù là họ không bằng mình đi chăng nữa. Điều đó cũng vô cùng lố bịch.

    - …

    - Mai nhìn tôi. Đôi môi bạn ấy mím chặt hơn. - Xin lỗi vì sự vô duyên của mình.

    Và sau lần đó, Mai không còn ngồi cạnh tôi nữa. Người bạn kế tiếp ngồi bên tôi là Hiếu, một câu sinh viên cũng từ Bắc vào Nam.

    Sau bữa cơm tối của buổi học anh văn đầy căng thẳng, tôi ngồi kể lể than khổ than khóc lại tất cả mọi chuyện cho Linh nghe. Linh cũng không hơn gì tôi cả. Thậm chí lớp của Linh, đám bạn nữ còn "vô tư, đáng yêu" hơn thế rất nhiều. Thay vì phải đứng trước gương để tự kỉ như mọi lần, tôi và Linh quyết định nhìn thẳng vào mặt nhau và "hét toáng" lên những câu từ anh văn đáng ghét. Đến khi thấm mệt thì hai đứa lại ôm nhau chìm vào giấc ngủ như chưa hề có chuyện gì xảy ra…

    Là sinh viên mới biết, chơi nhiều hay học nhiều là do ý thức của mỗi cá nhân. Bước vào năm thứ nhất, chúng tôi vừa học vừa chơi. Kiến thức chuyên ngành không nhiều, đa phần là làm quen với cách học của chương trình đại học khác với thời phổ thông, cùng các môn cơ bản, hoặc môn xã hội. Tôi và Linh cũng chẳng mấy khi lên thư viện ngồi hàng giờ để nghiên cứu bài vở như lời bố mẹ căn dặn. Cũng chẳng còn những buổi sớm thức dậy từ bốn giờ sáng để học thuộc bài trước khi lên lớp. Càng không có chuyện xảy ra là thức đến nửa đêm để mày mò tìm các cách giải khác nhau cho những bài tập nâng cao trong những cuốn sách dày cộp. Càng không có chuyện phải căn từng giờ từng phút để chạy vào lớp không thì sẽ muộn học và phải dọn nhà vệ sinh hay phạt trực nhật, lau bảng… Cảm giác chẳng khác nào như con chim được sổ lồng, như con sâu róm được thoát khỏi lớp kén dày… tha hồ mà vùng vẫy và cựa quậy.

    Tôi đành giết thời gian bằng việc đi làm thêm cùng Linh vào ca chiều, có đồng ra đồng vào lại phụ thêm được tiền bố mẹ ở nhà. Bỗng thấy mình được việc, chẳng phải ăn bám bố mẹ ở quê nhiều. Nghĩ đến thế thôi là tôi và Linh lại cười sung sướng, càng quyết tâm chăm chỉ đi kiếm việc làm.


  5. #5
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 5

    Xin việc làm thêm và mối thù thời thơ ấu

    Chúng tôi nhăn nhó với hai bản hồ sơ xin việc trên tay để đến nhà hàng ăn lớn ngay trung tâm quận Một giữa cái nắng gay gắt của Sài Gòn. Linh dặn, chủ quán hỏi đã có kinh nghiệm chưa thì cũng phải gật đầu lia lịa. Linh nhắc, chủ quán có yêu cầu làm thử một việc gì đó thì cũng cố gắng hết mình và tập trung hết sức… Tôi gật gù:

    - Thưa chị là em nhớ rồi, mấy cái kĩ năng phỏng vấn mà chị tìm kiếm trên mạng hôm trước em đã thuộc làu làu. Chăm chỉ học hành đến nỗi đêm ngủ còn bi bô tập nói, tập nhớ cách đi đứng, học phép cư xử lịch sự thế nào cho phải phép là chị biết rồi đó.

    - Hôm nay cô Cám Đan nhà mình ngoan ghê.

    Tôi lại trề môi đáp lại Linh. Linh giương tay lên cao, cái miệng tru tréo dọa nạt:

    - Thích cong cớn hả?

    - Gớm quá. Trọc chị Tấm Linh thì chị khoét mắt em ra à…

    Nhà hàng rất lớn, có bốn lầu, được xây theo kiến trúc thời Pháp thuộc và quét vôi màu trắng xám rất ấn tượng. Tôi nhớ như in hình ảnh Diệu Linh mải ngắm ngía nhìn tòa nhà mà lớ ngớ đâm sầm vào bụi hoa trước cổng. Đầu gối Linh gập xuống mà miệng vẫn xuýt xoa:" Đan ơi. Tòa nhà đẹp quá!"

    Tấm bảng đen ghi phấn trắng đặt ngay ngắn trước cổng ra vào:" CẦN TUYỂN GẤP TIẾP TÂN, NHÂN VIÊN PHỤC NỮ NỮ, LƯƠNG CAO".

    Tranh thủ Linh đang ngồi nghỉ ở ghế đá nhà hàng bên cạnh để nắn bóp lại cái chân đau, tôi vội đi tới gần cửa nhà hàng, kiễng chân nhòm ngó vào sâu bên trong thăm dò một lượt. Ngay ngoài cửa đã có hai cô gái xinh đẹp, mặc áo dài và nụ cười rất tươi. Công việc của họ mà tôi nhìn qua chỉ là cúi chào khách và kéo cánh cửa ra vào. Theo kiến thức tìm hiểu ở trên mạng thì tôi biết đó là công việc của những người tiếp tân. Bên trong là các cô gái bận váy như những người đầu bếp thường xuất hiện ở các chương trình hướng dẫn nấu ăn trên tivi, trên đầu đội một chiếc mũ nhỏ rất xinh xắn, tay cầm bút và cuốn sổ nhỏ, chăm chú ghi chi chép chép. Sau một vòng thăm dò, tôi quay trở lại và mở túi xách lấy chai nước lọc đã chuẩn bị trước ở nhà đưa cho Linh:

    - Chị Linh! Thích mặc áo dài hay mặc váy?

    - Chị hả? - Linh tròn mắt vì câu hỏi bất ngờ, và mục đích cũng không rõ ràng. - Thôi, người như chị mày thì mặc cái gì lên người mà chẳng đẹp.

    - Ôi, quỷ thần ơi, đừng có tự khen mình mãi thế chứ! - Tôi cười nham nhở. - Không đùa nữa, em thấy họ tuyển tiếp tân thì mặc áo dài, đứng ngoài cửa chào khách. Nhân viên phục vụ thì mặc váy, ghi món ăn khách gọi và dọn lên bàn ăn… Mà hình như còn phải dọn cả bàn xuống dưới khi khách dùng món ăn xong và quét nhà nữa thì phải.

    - Thế mức lương thì sao?

    - Em thấy họ ghi " LƯƠNG CAO", chắc là cao gấp đôi cái tòa nhà này ý nhỉ! - Tôi lại cười khúc khích.

    - Gớm! Cô Cám ác vừa vừa thôi chứ. Có bốn tầng mà tôi nhìn lóa cả mắt, vấp ngã sưng cả chân. Giờ lương gấp đôi chắc mắt tôi bị lòa và chân phải bó bột, còn cổ thì gãy làm đôi vì cứ cố ngẩng lên nhìn quá.

    Linh là người rất biết đùa và cực kì vui tính nên chúng tôi rất thoải mái, hai chị em chẳng mấy khi so bì hay toan tính những điều nhỏ nhặt (ngoài việc nấu cơm hay giặt quần áo ở phòng trọ). Chúng tôi ngồi thì thầm to nhỏ khoảng mươi phút sau thì chỉnh lại quần áo và bắt đầu đứng lên. Tay Linh nắm chặt tay tôi. Tôi cảm nhận được mồ hôi trong lòng bàn tay Linh ướt sang cả tay tôi:

    - Em run quá.

    - Đi xin việc chứ có phải đi ăn trộm ngô hay bới khoai của nhà người ta như hồi còn ở quê đâu mà run.

    - Rõ ràng là chị cũng run mà còn nói dối.

    - Ai bảo thế?

    - Tay chị siết chặt tay em như thế này còn gì? - Tôi vùng vằng hất tay Linh ra. - Mồ hôi ở tay chị ướt sang cả tay em nữa này.

    - Thôi thôi, coi như chị xin mày. Đứng ngay cái lưng lên xem nào. Á hậu của làng mà lưng cong như vầng trăng khuyết thế này à?

    Tôi bật cười, nhìn dáng Linh thật là "thẳng đứng".

    Sau một hồi run rẩy đối đáp với anh chàng trẻ măng tự xưng là quản lý của nhà hàng, thì chúng tôi cũng được nhận vào làm việc với mức lương tám ngàn đồng một giờ, không hạn chế và quản lý thời gian. Linh xin vào làm ở vị trí tiếp tân. Tôi từ chối lời mời của anh quản lý và muốn làm ở khâu phục vụ. Đơn giản vì tôi thích lên tầng này, tầng kia, chạy qua phòng này phòng nọ. Cảm giác đứng gập người chào khách và chôn chân ở một chỗ suốt mấy tiếng đồng hồ là điều tôi không bao giờ dám tưởng tượng đến.

    Buổi tối đầu tiên chúng tôi trở về nhà sau tám tiếng làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Đồng hồ điểm hai mươi hai giờ đúng. Linh ngã ngửa xuống giường, hai chân co lên lại duỗi thẳng. Tôi thì chạy ngay vào nhà vệ sinh, cơm nhà hàng nấu theo kiểu phương Tây khiến tôi muốn buồn nôn.

    - Đan ơi, nấu mì tôm đi. Cơm nhà hàng ngon nhưng mỗi người được một khay bé tí tẹo. Ăn như uống nước ý. Chẳng thấm tháp gì cả…

    - Chị nấu mì giùm em đi. Chân em như muốn rụng ra rồi đây này…

    - Thôi, mày nấu đi. Hôm qua, chân chị bị sưng. Hôm nay, lại phải đứng liên tục gần mười tiếng đồng hồ nữa...

    Sáng hôm sau mở mắt ra chuẩn bị đi học, tôi và Linh ngơ ngác nhìn nhau khi thấy hai cái bát tô còn cẫn nước mì tôm nằm lăn lóc ở chỗ nấu ăn:

    - Hôm qua, chị nấu mì cho em ăn à?- Tôi gãi đầu hỏi Linh.

    - Đêm qua, vì sao mình lại có mì ăn liền nhỉ? - Linh cạu mày, nhìn lại tôi.

    Chúng tôi cười khanh khách vì chẳng nhớ chuyện gì đã xảy ra cả, sau đó cả hai lại tranh giành nhau bằng được cái nhà tắm để vệ sinh mặt mũi trước khi lên trường.

    - Mày đèo chị nhé!

    - Em nhớ ra rồi, đêm qua em nấu mì cho chị ăn đấy. - Tôi tru tréo và phàn nàn, mà thật ra tôi có nhớ được điều gì đâu.

    - Chị xin, chân chị bị đau.

    - Lại dùng mĩ nhân kế rồi. Chẹp chẹp.

    Chúng tôi long dong tới trường dưới cái nắng dịu dàng của ngày mới.

    Từ sâu trong tiềm thức, tôi chẳng bao giờ quên được hình ảnh: chị Linh xinh đẹp của mình đội nắng đội mưa, chẳng quản ngại những ngày đông giá rét hay những cơn nóng nắng hơn bốn mươi độ giữa trưa ngày hè qua nhà đèo tôi đi học suốt một học kì năm lớp chín. Chuyện xảy ra chẳng qua cũng chỉ là hậu quả từ một vài lời trêu đùa quá đáng của những đứa trẻ con với nhau.

    Ngày ấy, khi Linh đang ngồi vắt vẻo trên cây ổi giữa vườn và nhai ổi giòn rau ráu, tôi đi ngang qua liền gào lên khi thấy con bọ nẹt bám trên áo Linh:

    - Con bọ nẹt nó bám vào lưng áo của chị kìa. Lấy que khều nó ra ngay không là sẽ bị ngứa người đó.

    Linh tròn mắt rồi nhanh như sóc, Linh nhảy xuống và lột luôn chiếc áo ra ngay trước mặt tôi. Linh lật lại mặt phải của cái áo nhưng chẳng có con bọ nẹt nào cả. Giọng Linh ráo hoảnh:

    - Hay là lúc chị nhảy xuống, nó bị rơi ra rồi ý Đan nhỉ?

    - Con bọ nẹt có nhiều chân lắm, không thể rơi ra dễ dàng như thế được đâu. Chị tìm kĩ lại xem nào - Tôi cạu mày.

    Đúng lúc đó, anh hàng xóm gần ngay cạnh nhà đi đâu về vội hét toáng lên:" Linh, Đan, tụi mày đang làm cái gì đấy hả?". Tôi ú ớ không biết nói gì, còn Linh co chân chạy, vừa chạy vừa cố mặc lại cái áo đã xỉn màu.

    Vài ngày sau, khi tôi đang ngồi vắt vẻo trên cây ổi giữa vườn và nghe anh hàng xóm huýt sáo bằng ống tre tự làm. Linh đi qua và lại hét lên:" Đan, con bọ nẹt đang ở ngay cổ áo mày kia kìa". Tôi hốt hoảng và hai chân loạng quạng không tìm thấy cành ổi nào chắc để trụ chân. Tôi ngã sõng soài xuống sân trát bằng nền xi măng cứng nhắc. Đến khi đi lên bệnh viện thành phố, bác sĩ nói tôi bị gãy chân, Linh mới sững người:

    - Hôm mày bảo con bọ nẹt ở sau lưng áo của chị là thật hay đùa?

    - Em đùa chị làm gì. Chị đang ở trên cây chứ có phải dưới đất đâu, với lại chị chứ có phải con khỉ đâu mà biết leo trèo. Em có bị điên đâu mà đùa dại như thế.

    - Mày nói thật hả?

    - Em thề có ông trời. - Mặc dù lúc đấy tôi đang nói chuyện với Linh vào lúc chín giờ tối.

    - Đan, đừng giận chị nhé!

    - Giận gì cơ? - Tôi không hiểu bà chị xinh đẹp với gương mặt đang ngây ngô, và tỏ vẻ ngu ngốc đang nói chuyện gì với mình nữa.

    - Chị tưởng mày đùa chị, lại còn bị thằng hàng xóm nó nhìn thấy hết khi chị không mặc áo nên hôm trước chị đùa lại là có con bọ nẹt ở cổ áo của mày. Chị xin lỗi, chị không biết là mày sợ cái con vật có nhiều lông đấy đến như thế. Mà thực ra, nó hiền khô và đẹp mà, màu lông của nó ý, màu xanh đẹp lắm…

    Tôi há hốc miệng trước lời giải thích của Linh. Linh đến thăm, tôi đuổi Linh về. Linh qua nhà chơi, tôi khóa cửa phòng laị. Một thời gian sau, bác sĩ nói chân tôi sẽ để lại một vết thẹo dài. Tôi càng bực tức khi nghĩ tới cảnh Linh được khoác lên người những chiếc váy xinh đẹp, còn mình phải đeo tất da hoặc chỉ mặc được quần dài…

    Sau một thời gian Linh đưa đón tôi đi học không kể nắng mưa, hay sẵn sàng đạp xe mười cây số để về nhà lấy vở bài tập nộp cho giáo viên khi tôi quên mang đến lớp; thậm chí, Linh sẵn sàng chịu kỉ luật trước nhà trường vì hành vi đánh một bạn gái ở lớp kế bên khi bạn ấy viết lá thư nhằm hăm dọa tôi vì bạn trai của cô ta bị "say nắng" khi gặp tôi và Linh trong một buổi cắm trại… thì mối quan hệ của tôi và Linh mới bắt đầu cải thiện.

    - Linh. Chị ghét em hả?

    - Chị xin lỗi. Chị không ghét em.

    - Chị bảo vệ em để rồi bị chịu kỉ luật của nhà trường là dọn nhà vệ sinh nữ. Chị đúng là bị dở hơi…

    Nói xong, tôi tập tễnh đi lấy rễ xương dừa để quét dọn khu nhà vệ sinh và gắt gỏng:" Linh, chân khỏe như chân voi thì đi lấy xô nhựa mà múc nước dội đi, em què như lão thầy bói thì để em quét cho. Nhanh lên, trời mùa đông sắp tối rồi lạnh lắm".

    Khi ấy, tôi nhìn thấy nước mắt Linh lăn ra.

    Nhớ lại chuyện đã qua, tôi quay lại hỏi:

    - Linh, chị biết ngày xưa em ghét chị nhiều như thế nào không?

    - Ghét tao sao còn dầm mưa phùn mùa đông để quét nhà vệ sinh giúp tao làm gì.

    - Chị thật là… - Tôi bực tức. - Chị hâm. Chị tin em hất chị xuống đường ngay bây giờ không hả?

    Chưa kịp làm gì, cả tôi và Linh đều tròn mắt khi nhìn thấy hai cô gái ở phía bên đường đang ôm và hôn nhau rất thắm thiết.Và sau đó, chúng tôi cũng im lặng suốt đoạn đường còn lại.

    Đoạn đường bỗng như bị kéo dài ra…

    Ngày thứ hai đi làm về, Linh vẫn quay sang ôm người tôi và ngủ như trước kia. Vậy mà, tôi có cảm giác lạnh hết sống lưng và lòng bàn tay ướt sũng mồ hôi.

    Ngày thứ ba, thứ tư và những ngày sau đó, tôi chờ cho Linh ngủ say rồi mới dám lên giường và từ từ nằm xuống bên cạnh. Nhưng nửa đêm, tôi lại bị giật mình bởi một bàn tay lạnh chạm vào người. Tôi mở mắt nhìn lên trần nhà, rồi đưa mắt nhìn sang Linh đang nằm bên cạnh. Ánh trăng soi rõ từng đường nét trên khuôn mặt đẹp của Linh đang chìm trong giấc ngủ ngon lành.


  6. #6
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 6

    Món quà xa xỉ và cái Tết xa nhà

    Cuộc sống của tôi và Linh cứ chầm chậm trôi qua mỗi ngày trong suốt ba tháng đầu tiên xa nhà.

    Lần đầu tiên chúng tôi được cầm số tiền lớn trong tay sau ngày lĩnh lương của tháng thứ nhất. Tôi dặn Linh về nhà nấu cơm trước nhưng không nói rõ là vì lí do gì. Tôi muốn mua một chiếc túi xách ở trong shop gần trường học để tặng cho Linh mà chị ấy nói là rất thích từ đầu năm học nhưng không có đủ khả năng để sở hữu nó. Chiếc túi màu sữa, có thể vừa đi học vừa đi làm, có thể đeo sau lưng như ba lô mà cũng có thể đeo vắt chéo ngang người trông rất nữ tính. Bản thân tôi cũng rất thích thú khi nhìn thấy chiếc túi này. Nhưng với số tiền đi làm thêm của tháng đầu tiên, tôi không thể sở hữu hai chiếc túi cùng một lúc được. Tôi muốn tặng cho Linh trước, dù sao nó cũng là chị gái vô cùng "điệu" và "đỏm dáng" của tôi mà.

    Tôi trở về phòng trọ, một chiếc túi xách màu sữa y chang như chiếc túi tôi vừa mua đang nằm ngay ngắn trên giá sách. Linh đang nấu ăn thấy tôi về, liền cười hớn hở:

    - Thích chiếc túi kia không?

    - Không thích. - Tôi vừa nói vừa cố gắng nhét chiếc túi xách màu sữa mới mua vào cái ba lô cũ đang đeo ở sau lưng của mình.

    - Ôi trời. Phí của. Thế mà tao tưởng mày thích nên dùng hai phần ba số lương của mình để mua tặng mày đấy. Lãng phí quá.

    - Thế chị không thích à? - Sau khi kéo được chiếc khóa ba lô, tôi đứng thẳng lưng bước vào nhà, ánh mắt vẫn trộm nhìn về phía chiếc túi xách đang nằm ở giường mà cổ họng nghẹn ứ.

    - Thích chứ! Đồ hiệu mà bảo không thích thì có mà là con hâm. Nhưng tại là tháng lương đầu tiên, với lại không muốn bị mày thù ghét từ vụ ngày xưa nữa nên nịnh đầm mày thôi.

    Tôi vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng. Vừa tiến tới chỗ Linh đang nấu ăn, nhón một miếng trứng bỏ vào miệng nhai ngon lành:

    - Vậy em nhận chiếc túi chị mua nhé!

    - Gớm. Nhận đi. Tao không biết dùng ngôn ngữ văn hoa nên tặng thẳng mặt mày đấy nhá. Xí xóa hận thù xưa.

    - Thù gì nữa. Em quên hết từ cái lúc hai đứa chết rét giữa trời đông đang mưa phùn mà vẫn phải hì hục lau dọn nhà vệ sinh rồi. À nhưng mà túi xách của chị cũng bị rách và cũ rồi mà.

    - Tháng sau tính tiếp.

    Linh cười hì hì rồi quay đi. Tôi cũng chẳng biết Linh đang nghĩ gì. Nhân lúc Linh đang giặt quần áo trong phòng tắm, tôi hì hục ngồi vẽ hoa vẽ lá lên tờ giấy trắng kèm câu nhắn nhủ rồi đặt lên chiếc túi màu sữa mà mình mới mua:"Tặng chị Diệu Linh - chị xinh lung linh - và xin đừng nghĩ linh tinh gì nữa".

    Ngày hôm sau, chúng tôi như cặp chị em sinh đôi cùng xuất hiện ở trường học và chỗ làm thêm. Và có một điều tôi muốn nhấn mạnh là, cô gái có tên Diệu Linh xinh hơn cô nàng Di Đan một chút xíu thôi nhé!

    Tết năm đấy, chúng tôi đều không về quê vì không mua được vé tàu. Cả hai thay phiên nhau ngồi ngoài ga Sài Gòn từ năm giờ sáng cho đến chiều muộn, hôm nào đến số thứ tự thì hết vé, hôm nào còn vé thì bác bảo vệ nói khách đông quá rồi nên không thể in thêm phiếu chờ được nữa. Không chỉ riêng chúng tôi, mà còn nhiều bạn sinh viên khác nữa. Có khi tôi còn làm quen được cả vài bạn thân thân từ những lần ra ga ngồi chung ghế. Có đứa bảo, nó đi từ canh ba, ra đây nằm ngủ tiếp, lát lấy số thứ tự sớm, thế mà vẫn tay trắng, mấy ngày cuối mua được cái vé ghế phụ. Chúng tôi ngao ngán cũng chẳng muốn đi mua vé ở cổng ga vì số chứng minh nhân dân sai, tiền hoa hồng chi thêm có khi bằng nửa giá trị cái vé giấy. Và đó là năm đầu tiên chúng tôi đón Tết xa nhà, xa quê hương; đón Tết không người thân giữa thành phố Sài Gòn gắt nắng cùng căn phòng trọ mười sáu mét vuông.

    Linh bảo không mua nhiều đồ, có tủ lạnh đâu mà chứa, để qua ngày sẽ hư, bỏ đi uổng mất. Tôi nghe Linh nói giọng có vẻ khang khác, dùng nhiều từ ngữ của người Sài Gòn hơn. Thấy cũng hay hay, và tôi học, học ở bạn bè, ở chỗ làm thêm. Giữa "hư" và "hỏng", giữa "bể" và "vỡ", ... . Lắm khi, khách bảo tôi lấy thêm "tẩy", tôi lại mang thỏi "gôm", hay "cái muỗng" với "cái thìa"... mọi từ ngữ đá lẫn lộn trong đầu tôi. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao một vài thành viên trong lớp muốn thay đổi mình, làm mới mình, tôi buộc phải học cách thích nghi ở một môi trường mới với những con người mới. Đó không hẳn được đánh giá là đua đòi, mà là sự thích nghi để tồn tại.

    Những ngày giáp Tết, đường Sài Gòn vẫn nắng, cũng có vài chợ hoa, chợ quất, đào hoặc mai trưng bán ở vỉa hè, nhưng không ồn ã như dưới quê tôi. Nếu là quê, chắc chắn tôi đang ngồi lau lá chuối, lá dong; còn bố lấy lá dừa làm khuôn bánh chưng, hay như con mèo ăn vụng đỗ xanh mẹ mới nấu thơm lừng. Nếu là quê, chắc chắn tôi đang vi vu đi chợ sắm đồ với quần áo, giày dép mới cùng bạn bè, hay thở dài đùa nghịch với những làn khói bay bay trước mặt, lạnh co người nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực dưới cái rét hơn mười độ của ông già mùa đông. Ba tháng ở Sài Gòn, tôi nhớ mùa đông ngoài ấy. Nhớ cái lạnh, nhớ những sáng sương mù, nhớ những cơn mưa phùn dai dẳng, …. Nhớ lắm!

    Ngày ba mươi Tết của đời sinh viên năm đầu tiên,

    Linh gọi tôi dậy nói cố sức mà làm, sẽ có ba ngày được nghỉ tha hồ mà ngủ bù và tối đi dạo chơi cho biết cái không khí Tết nơi thành phố phồn hoa đô thị này là như thế nào mà người ta đồn thỏi là "hòn ngọc của biển Đông". Vả lại gần hai mươi năm đón Tết quê, giờ thay đổi chút, có gì mà lạ. Tôi cười méo mó, đúng là ba tháng qua, tôi đã đi làm cùng Linh không ngừng nghỉ. Và bây giờ sắp là lúc tôi gục ngã vì kiệt sức.Tôi gọi điện thoại về nhà hôm hai tám Tết, bố bảo mùa đông năm nay rét đậm, còn nhà cửa thì vừa nợp lại ngói mới, mấy vách tường đều sơn quét lại cả; mẹ bảo Tết vắng tôi sẽ buồn, mùng hai Tết chị Di Vân và anh rể mới qua. Tôi bảo, tôi nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Tôi nghe tiếng khóc nghèn nghẹn của mẹ ở đầu dây bên kia.

    Đường Nguyễn Huệ ngập tràn hoa, ngập tràn người lẫn xe cộ, và đương nhiên ngập đủ thứ mùi thơm khiến tôi nôn nao ở cổ họng. Mỗi giây phút trôi đi, giao thừa như gần hơn, niềm vui mừng năm mới thêm rộn rã trong lòng mỗi người dân hơn, khách ra vào lườm nượp, tôi cũng chạy lên chạy xuống muốn cuồng cả chân cùng những khay đựng thức ăn, nước uống. Ai cũng cố gắng tìm một chỗ ngồi lí tưởng để ngắm nhìn màn pháo hoa đẹp nhất trong năm chuẩn bị bắt đầu.

    00h, người người hò hét xem bắn pháo hoa nổ đùng đoàng. Tôi và Linh cũng nheo mắt nhìn theo, pháo hoa thành phố có khác, đẹp và thời gian diễn ra lâu hơn ở dưới quê gấp cả trăm lần. Tôi còn nghe mọi người bảo sẽ quay buổi bắn pháo hoa này lên truyền hình. Linh cười trêu:"Tìm cái máy quay xem nó đang ở góc nào, nhòm cái mặt vào biết đâu bố mẹ mình sẽ trông thấy trên tivi, hẳn là mừng lắm". Có người đứng cạnh tôi gọi điện thoại về gia đình, hét to trong đám người ồn ã đang xô đẩy nhau:" Đấy! Bố mẹ nghe thấy tiếng pháo hoa nổ không? Con chúc mừng năm

    mới cả nhà nhé!". Tôi và Linh đưa mắt nhìn nhau, im lặng, đôi môi trắng rã vì mệt mỏi nhưng vẫn cười rộng toác, ngầm hiểu ý nhau:" Tao cũng chúc mừng năm mới mày nhé! Mà giờ kể ra có cái điện thoại để gọi về quê thì thích nhỉ?".

    Chúng tôi cùng nắm chặt tay nhau, hướng mắt về phía bắn pháo hoa lung linh sắc màu và nhiều hình dạng đấy.

    Chúc mừng năm mới nhé!

    Chúc mừng cái Tết đầu tiên của những cô tân sinh viên đón Tết xa nhà!


  7. #7
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 7

    Tết không cần mặc áo ấm, đắp chăn bông

    Nếu ai đã từng đón Tết ở Sài Gòn, thì hẳn các bạn sẽ đều có ý nghĩ giống như tôi: không khí ngày Tết vắng tanh và nắng gắt vào ban ngày, đêm về người đổ ra đường ùn ùn không nhích nổi xe. Và giải pháp tốt nhất, có lẽ là nên đi bộ.

    Tôi và Linh ngáp ngắn, than dài. Hết ngủ dậy, rồi lại nấu ăn, hai đứa vật vờ nhìn nhau trông đến thảm hại. Chúng tôi trọc ghẹo nhau, hát hò vài ba bài con nít, mà cũng vẫn không thể vui vẻ, cười đùa. Linh ngồi kể lể chuyện từ ngày xửa ngày xưa, từ cái Tết ấm cúng mỗi năm ở nhà, khiến tôi ôm nó khóc thút thít. Linh cũng giả bộ òa lên khóc ăn vạ, mếu máo, khiến tôi không thể nhịn được cười.

    - Lẽ ra giờ này, tao đang ăn thịt gà.

    - Em cũng thế, đang nhâm nhi cái đùi gà.

    - Thôi tao xin mày. Đừng có nói nữa, càng nhắc thịt gà càng muốn ngứa chân răng quá đi. Dậy đi nấu mì tôm Hảo Hảo kia kìa.

    Và tôi tức tưởi đứng dậy, bật bếp, nấu mì. Còn Linh ngồi nhặt mớ rau cải đã hơi héo vàng mua từ trước Tết để ăn dần mấy ngày Sài Gòn không họp chợ.

    Nói mỏi miệng từ chuyện ở quê, cho đến trường học, mà một ngày ở Sài Gòn vẫn dài lê thê, hai đứa bèn đem các nhân viên cùng làm, anh quản lý, cô chủ nhà…, kể cả là hai bác bảo vệ, mang ra mổ xẻ, nói xấu lẫn nhau. Đó là một môi trường làm việc không bao giờ hết chuyện để chúng tôi cùng đem ra bàn tán. Thấy mình cũng thật xấu bụng biết bao nhiêu.

    Chao ôi, đó là ngày nghỉ Tết Sài Gòn của những cô tân sinh viên, vừa nghèo, vừa gặp những hoàn cảnh éo le.

    Ba ngày nghỉ Tết, hai chúng tôi đều có chàng trai cho riêng mình và rồi họ là mối tình đầu của mỗi đứa.

    Chúng tôi xảy ra va chạm trong buổi tối đêm mùng một. Họ phóng xe ẩu, và tông thẳng vào chiếc xe đạp cũ của chúng tôi không ngần ngại. Linh ngồi trước nên trầy xước hết chân tay, xe đạp thì méo mó vành. Tôi thì còn đủ sức để cãi nhau và đòi bồi thường thiệt hại với hai tên người thành phố đó. Nói qua nói lại một hồi thì hai tên này cũng tốt bụng, một người đưa Linh về bằng chiếc xe đẹp không chê vào đâu được, người còn lại đèo tôi trên chiếc xa đạp cũ kĩ và khó đi.

    Sài Gòn lộng gió khi trời về khuya, ánh đèn đường nhờ nhờ vàng hắt xuống khiến đầu óc tôi mơ mộng và nghĩ vớ vẩn. Hắn làm tôi nhớ đến một người bạn ở quê, hay đưa tôi đi học vào mỗi buổi sớm bằng xe đạp những năm cấp ba. Nhưng giờ, bạn ấy học ngoài Hà Nội, biết đâu cũng đang đưa một bạn gái xinh xinh nào đó và vi vu với nhau rồi cũng nên. Tôi ngồi sau cười khúc khích rồi hậm hực một mình. Hắn hỏi tôi có bị hâm không? Tôi cáu, chỉ hắn đi đường vòng, dài gần gấp đôi với đường chính. Hắn vừa đi, vừa thở hồng hộc. Và mỗi lần lên cầu, đều gồng người lên đạp xe, còn tôi cười khoái trí đằng sau và nhất định không chịu xuống xe để cùng dắt bộ. Hắn nói, mùng một Tết mà hắn xui quá chừng. Tôi cười, tôi xui cũng đâu có kém gì hắn.

    Hắn tự giới thiệu mình tên Nam, người Hà Nội, vào Sài Gòn đang học công nghệ thông tin. Người kia là Hải, anh trai con bác gốc Sài Gòn. Hắn kể là không thích về quê ăn Tết với gia đình, muốn thử cảm giác Tết Sài Gòn như thế nào. Tôi hỏi hắn cảm giác làm sao, hắn quay lại nhìn tôi, nâng cặp kính cận lên, rồi cười ngã ngửa, lộ ra cái răng khểnh đẹp mê người:

    - Từ sáng đến giờ, nắng đổ lửa. Ngủ đến trưa mới dậy, chiều ở nhà xem phim, nắng quá không đi đâu được. Tối đến, người người đổ ra đường, tui cũng vi vu theo anh Hải đi, đi chưa được đâu thì gánh phải cái của nợ này nè, mệt đứt hơi, chắc lại về nhà thôi, sức đâu mà đi nữa. - Hắn nói một hơi rồi lại gồng người lên đạp xe, thở vội.

    - Hơ hơ. - Tôi cười nhạt. - Cậu tưởng mình cậu xui chắc.

    - Thế cũng chưa đi được đâu à. Tội nghiệp nhỉ. Nhưng ít nhất, cậu ngồi sau cũng còn khỏe chán, nói đạp chung cho lãng mạn mà còn không chịu. Hì. Mà bộ nhà ở đâu mà xa lắc xa lơ dữ vậy trời. Đi xe đạp như rùa bò thế này thì đến sáng mai mới tới mất thôi.

    Tôi trề môi, chẳng thèm trả lời lại. Tôi ngồi sau, hát vu vơ với gió, với trăng. Tôi hát bài teen, bài vọng cổ, bài nhạc đỏ, nhạc vàng, hát tràng giang đại hải, mỗi bài vài câu vì tôi chẳng thuộc bài nào hoàn chỉnh cả. Hắn hỏi tôi có bị sốt không? Tôi cáu, hoạnh họe lại rằng hắn quay lại đường cũ để mua thuốc giảm sốt cho tôi. Hắn hét toáng lên:" Tui xin. Tui thà chết còn hơn". Tôi ôm bụng cười vì thấy tính tình hắn cũng khá là dễ thương.

    Về đến nhà, tôi tròn mắt khi thấy người đàn ông tên Hải đang rửa chân bằng nước muối cho Linh, rồi cười đểu nhìn vẻ xuýt xoa của bà chị. Tính Linh xưa nay thì tôi chẳng còn lạ gì, ăn vạ khéo và đóng kịch với đám con trai như người diễn kịch. Nam thở hổn hển, rồi cũng đưa mắt nhìn anh trai của hắn, quay sang tôi hỏi:

    - Thế có bị thương ở đâu không? Tớ rửa chân cho bạn ha? Hay là mình cùng đi mua thuốc giảm sốt nhỉ. Haha.

    - Điên à. - Tôi vênh mặt, thét vào tai hắn.

    Hải quay người lại, cau có:

    - Bò ra đường hay sao mà lâu thế thằng kia?

    - Tại con bé này nó nặng, lại đi xe đạp nữa. Mệt.

    Tôi nhìn Nam, hóa ra tôi là "con bé" trong suy nghĩ của hắn. Tôi nguýt dài. Chẳng chần chừ, như hiểu ngay cái nguýt cháy xém lông mày của tôi, Nam cúi đầu thì thầm nhỏ nhẹ:"Thấp hơn cả cái đầu chứ ít à?". Tiếng thở đều đều của hắn như làn gió xuân thổi nhẹ, giọng trai Hà Nội bỗng nghe là lạ, tôi tưởng hắn bỏ bùa mê, hay đang nhỏ từng giọt sữa trắng ngọt ngào ngay bên tai mình. Tôi ngây ra, cả mấy giây sau.

    Tối hôm đó, thay vì đi chơi, Nam đi mua ít bia, đồ ăn và hoa quả. Hắn cao giọng, bảo:" Nhậu ở đây". Tôi đuổi khéo về, Hải cười:" Coi như tụi anh bồi thường thiệt hại, vả lại chẳng ai đi chơi xuân được mà". Linh nhìn Hải, Hải cười gật đầu một cái ngỏ ý được không; rồi Linh cũng cười tươi tỏ vẻ đồng ý. Buổi tối hôm đó, hơn mười một giờ mới tàn cuộc nhậu chẳng đầu chẳng cuối. Thật lòng, tôi cũng thấy vui vui, cho dù họ là những chàng trai xa lạ đi chăng nữa. Nhưng ít ra, tôi và cả Linh cũng đỡ tủi thân đón Tết một mình giữa thành phố chỉ nắng với bụi khói xe. Tôi để ý thấy Hải nhìn Linh mãi, thỉnh thoảng quay sang trái thì lại bắt gặp ánh mắt của Nam. Ôi, hai anh em nhà này ???!!!

    Nếu như Tết ngoài Bắc cần phải khăn len, áo dày để giữ nhiệt cho cơ thể, thì Tết trong Nam chỉ cần bận một bộ đồ mỏng tang cũng thấy nóng phừng phừng trong người, và nhất là hai bên bầu má. Đón Tết Sài Gòn chẳng cần mặc áo ấm hay đắp trong bông, mà trong lòng cũng thấy như được đốt lửa và sưởi ấm. Mỗi nét mặt, mỗi nụ cười của những người xa lạ dành cho mình cũng như được thổi yêu thương để sưởi ấm linh hồn của kẻ vốn dĩ vẫn nghĩ rằng, mình đang rất cô đơn.

    Bây giờ, mỗi lần nhớ lại buổi tối mùng một Tết năm đó. Tôi đều nửa khóc nửa cười. Và đó cũng chính là ngày Valentine thú vị.


  8. #8
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 8

    Cuộc sống mới

    Nửa tháng nghỉ Tết, Hải đến đón Linh đi chơi buổi tối gần như từng đấy ngày. Linh cũng nghỉ việc ở chỗ làm luôn. Thấy Linh khoe, nghỉ Tết xong, Hải sẽ tìm giúp một công việc mới, nhàn hơn, lương lại cao hơn. Tôi dò xét:" Hai người hẹn hò à?". Linh cười cười, đầy bí ẩn:" Gần như thế!"

    Tôi ở nhà chẳng có việc gì làm, hết mang những đoạn ruy băng ra gấp hoa , gấp sao, rồi lại tranh thủ ra quán net online, ba giờ chiều thì bắt đầu công việc ở nhà hàng hoặc làm thêm một vài buổi ở tiệc cưới. Nam bảo, hắn không có xe nếu không cũng đưa tôi đi chơi rồi. Tôi làm cao:"Cậu tưởng cứ đến đón là tôi sẽ gật đầu đi chắc?". Nam lại cười, tôi cá là nụ cười này đã giết chết khối người đây, ít ra thì các bạn nữ cũng phải liêu xiêu, có phần điêu đứng một thời gian dài. Nhưng trong suy nghĩ của mình, tôi cũng mong muốn được Nam đưa tôi đi chơi nhiều lắm. Chẳng cần phải đi chơi xa hay vào những tụ điểm ăn chơi ở Sài Gòn, cùng nhau đi dạo lúc bình minh đón ngày mới , hoặc những buổi chiều tắt nắng, gió lay, là tôi cũng vui và bớt cô đơn rồi. Nhưng hình như, Nam có vẻ làm biếng với việc đi bộ hoặc dạo phố trên vỉa hè thì phải?

    Tự thấy mình ghen tỵ với Diệu Linh quá.

    Hải mua cho Linh điện thoại đẹp coi như quà mừng tuổi Tết đến. Tôi tự đi mua cái nokia cũ hết bốn trăm ngàn, chỉ để nhắn tin với gọi. Tôi bảo Linh:" Chắc em phải dồn tiền mua cho mẹ một cái, gọi về đỡ phiền hàng xóm". Linh gật đầu, cũng tính toán như tôi.

    Đến giữa tháng ba, bên khoa Linh học chuyển về cơ sở tại quận Phú Nhuận. Linh chuyển đồ đạc sang phòng trọ mới vì ở quận Thủ Đức thì xa quá, lại không thể đi xe buýt được. Tôi cũng giúp Linh dọn đồ, dặn nếu nó rảnh thì qua phòng cũ chơi. Phòng trọ mới của Linh đầy đủ đồ dùng, lại rộng, khô ráo và sạch sẽ hơn rất nhiều. Còn chỗ trọ cũ thì chật chội, và nắng nóng, lại có phần cách xa trung tâm thành phố. Hơn nữa, mỗi lần Sài Gòn mưa lớn, nước dâng đến lưng chừng nhà, hai chị em mắt tròn, mắt dẹt nhìn nhau mà mếu máo.

    Tôi thấy vui cho Linh, nhưng trong lòng cũng thấy lo ngai ngái . Dù sao, chúng tôi vẫn là con gái ở quê, mới chân ướt chân ráo lên thành phố cơ mà. Nhớ lời mẹ dặn mà lòng tôi rấm rát như lửa thiêu:" Đừng có ham chơi, ham vui mà hỏng đời con gái. Tụi con trai thành phố nó xấu lắm, phải đàng hoàng, đứng đắn đừng để nó lợi dụng. Nghe chưa?". Tôi thấy Hải còn sắm cả tủ lạnh, tivi trong phòng. Linh bảo:"Hắn tốt bụng, kệ hắn". Tôi hỏi Nam, Nam cười nửa miệng:" Nhà anh Hải ở Sài Gòn đại gia lắm, đất rộng đến mức mà cò bay mỏi cánh cũng chẳng hết đâu, mua sắm từng này thì có thấm tháp gì. Vả lại, ổng sắm cho người yêu ổng chứ có vứt cho thiên hạ đâu nên có gì mà lạ. Tui có tiền, không khéo tui còn chiều chuộng người yêu tui hơn ổng ý chứ bộ."

    Gần chỗ Linh trọ là trường học viện hàng không mà năm trước cả hai đứa cùng hứa lên hứa xuống là phải thi vào trường này cho bằng được. Mỗi lần đi qua học viện, tôi lại cười thầm trong bụng. Đúng là thứ tôi thích và tôi cần hoàn toàn trái ngược nhau. Tôi thích được bay cao, nhưng cái tôi cần trước tiên là phải đứng vững. Tôi thích được đi máy bay, nhưng cái tôi cần là cuộc sống bình yên và mức thu nhập hàng tháng phải thực sự ổn định. Tôi thích được mặc áo dài và hướng dẫn, phục vụ đoàn khách nước ngoài trên những chuyến bay, nhưng sau này tôi mới nghiệm ra rằng, tôi cần phải là vị khách có tiền và có nhu cầu được phục vụ, được thỏa mãn...

    Thế đấy, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ ngốc nghếch và tỏ ra cực kì thích thú với những điều mà mình cho là lạ và hiếm có. Như ngày ở quê, những chiếc xe tay ga tôi được nhìn thấy chỉ đếm trên đầu ngón tay, những chiếc ô tô đẹp tôi lại càng không bao giờ được tận mắt chứng kiến ngoài xem trên tivi hoặc nghe báo đài giới thiệu về giá cả cao lên tận trên trời của nó. Đến khi sống ở Sài Gòn, ánh mắt tôi lại xục xạo đi tìm một chiếc xe cũ và han gỉ như chiếc xe của bố vẫn thường đi giữa hàng trăm hàng nghìn chiếc xe tay ga với kiểu dáng và màu sắc đa dạng. Cảm giác bực bội lại xâm chiếm lấy người tôi khi những chiếc xe ô tô đẹp, bóng nhoáng kia đang gây ra cảnh ùn tắc giao thông giữa lòng đường.

    Với chính bản thân, tôi luôn là một ẩn số và chẳng thể tự lí giải hay hiểu nổi mình cần gì ở thời điểm này, muốn gì ở thời điểm kia. Vậy mà lúc nào tôi cũng tự tin rằng: tôi đi guốc trong bụng của đối phương, ví dụ như Diệu Linh chẳng hạn.

    Khoảng một thời gian không lâu sau đó, thỉnh thoảng ghé phòng trọ của Linh chơi, tôi có nghe hàng xóm rỉ tai nhau nói, có hôm Hải ngủ qua đêm ở đó, hai người sống với nhau như vợ như chồng, chỉ thiếu mỗi tờ giấy kết hôn thôi.

    Dãy trọ của Linh thuê ở có khoảng chục phòng, hầu như phòng nào cũng có những cặp "vợ chồng" trẻ, xoong nồi vứt tứ tung, quần áo phơi giăng hàng dài ngoài dây, lổm ngổm đủ màu. Thỉnh thoảng, tôi nghe tiếng cãi nhau inh tai ở phòng bên cùng tiếng của bát đĩa vỡ nháo nhào. Có phòng lại ôm nhau cười ha hả khi bắt chân, bắt tay, ôm vai bá cổ nhau cùng xem chung một bộ phim trên laptop. Có phòng lại gào ầm lên:" Tôi rửa bát, anh quét nhà, phân chia rõ việc thế rồi mà còn ganh tỵ nữa là sao?". Có phòng thì đóng kín cửa khi đang giữa buổi trưa Sài Gòn nóng đến bốn mươi độ, phát ra mấy tiếng kêu kì cục như chuột rúc vào bao thóc, chí chóe.

    Linh cười mỉm:

    - Sao lại ví von như tiếng chuột kêu hả trời? Phải nói chính xác là tiếng rên êm ái, tiếng nói mệt nhoài, khe khẽ. Biết không? Tụi nó đang tập làm người lớn đấy. Cũng sắp hai mươi rồi chứ ít gì?

    - Tiếng kêu thấp hèn thì có.

    Tôi sẵng giọng. Bởi với tôi, tình dục lúc đó là một thứ rất mơ hồ, một cảm giác không an toàn, có phần bẩn thỉu và lem luốc.

    - Thế mày nghĩ tụi nó đều là những con người rơi xuống hố sâu thấp hèn của vũng bùn lầy đen chắc? Có khi chúng nó thi vào đại học, điểm ba môn còn cao hơn tao với mày đó. Đừng có mà ăn nói hồ đồ.

    Linh nhìn xoáy vào mắt tôi, rất lâu. Linh kể cho tôi nghe về lần quan hệ đầu tiên của mình và sự thay đổi trong cách cư xử của anh Hải như thế nào. Tôi hỏi:

    - Thế chị có hối hận không?

    - Không. Sớm muộn gì thì người con gái nào cũng có một lần đầu tiên như thế trong đời. Vả lại, anh ấy là người đàn ông đầu tiên cho tao biết cảm giác thế nào là yêu thương hay nhung nhớ. Suy nghĩ thiệt hơn chỉ là do mình ích kỉ và không yêu người ta nhiều mà thôi.

    Một lần trong buổi sinh hoạt Đoàn, chúng tôi có được làm một vài câu hỏi trắc nghiệm về vấn đề quan hệ tình dục đang ở độ tuổi sinh viên. Đến 70% các bạn sinh viên năm nhất cho rằng:" Chuyện ấy xảy ra ở độ tuổi trên mười tám thì cũng không có gì là quá sớm cả". Nếu là học sinh thời phổ thông, chỉ cần một vài lời ra tán vào của đám học sinh là bạn A thích bạn B, bạn C thích bạn A thì chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm gặp bằng được ba người A,B,C để giáo dục về nhân cách, nhân phẩm, giới tính hay nhận thức… Đại loại như là, việc của chúng tôi là học, tuổi của chúng tôi là ăn hay ngủ…, ở đó không hề được phép tồn tại một vài khái niệm cơ bản như: thế nào là sự rung động đầu đời hay những biểu hiện dễ nhận biết về sự thay đổi trong thể chất ở lứa tuổi dạy thì…

    Tôi là một cô gái gần bước sang tuổi hai mươi, tuy bản thân có tò mò về chuyện đó… nhưng trong suy nghĩ của mình, tôi chưa thực sự sẵn sàng. Với tôi, nó giống như một trò chơi vậy, dẫu cả hai cá thể riêng biệt có hòa vào nhau trong những đê mê tưởng chừng như quên hết thế giới xung quanh đang diễn ra chỉ trong vòng vài phút, nhưng tại sao người thì say sưa thích thú, còn người kia thì lại đau đớn và nước mắt như muốn vỡ ra.

    Có thể bản thân tôi là người ích kỉ, toan tính được gì hay mất gì sau lần đầu tiên của người con gái, nhưng về cơ bản, tôi vẫn chưa yêu ai nhiều hơn chính bản thân mình. Người ta vẫn thường bảo, nắm tay càng chặt thì cát ở lòng bàn tay còn lại sẽ càng ít. Vì thế, tôi không dám tự mình bước vào một trò chơi giống như thứ ảo giác và càng không sẵn sàng khi biết chắc chắn phần thắng sẽ nằm trong tay của đối phương. Không ai đảm bảo với tôi rằng, sau lần đầu tiên đó, người con trai sẽ yêu tâm hồn tôi nhiều hơn cơ thể của mình khi không còn một mảnh áo quần che thân. Không ai có thể đoán biết tương lai rằng sau lần đầu tiên đó, cả hai sẽ thực hiện lời hứa rằng chỉ có nắm tay nhau hay những nụ hôn vụng dại trong các buổi hẹn hò như thuở ngày đầu trong sáng…

    Chẳng ai dám cá cược với tôi điều này, kể cả Diệu Linh.

    - Thế nhỡ bố mẹ vào thăm thì sao? - Tôi hỏi.

    - Thì chạy. - Linh vừa mở tủ lạnh, vừa lấy hoa quả gọt cho tôi ăn.

    - Chạy kiểu gì?

    - Sống thử đi thì biết.

    Và tôi bắt đầu biết đến khái niệm:" Sống thử" từ đó.

    Có điện thoại, tôi nhắn tin với Nam nhiều hơn. Lúc đầu thì hỏi về chuyện anh Hải và Linh, rồi dần dần nói toàn những chuyện không đâu cả ngày trời. Mới sáng ra, đã có tin nhắn của Nam:" Chúc Đan ngày mới vui vẻ!". Trong giờ học cũng thủ thỉ:" Đang học môn này này nè, buồn ngủ quá à". Trưa đến: " Đan ăn cơm chưa, đang làm gì thế. Nam nóng quá à, hôm nay học cả ngày nè ,…" hay hâm hâm nên thì hỏi: " Nhớ Đan quá à, Đan nhớ Nam không?". Buổi chiều đang làm việc ở nhà hàng: " Hôm nay đông khách không Đan? Làm từ từ không mệt nhé. Thương Đan nhiều nhiều". Nửa đêm mới đi làm về mệt lử đử và vừa tắm xong: " Đan tắm rồi ngủ đi nhé, muhzz muhzz, thương thương …". Nhưng nếu không có những tin nhắn như thế, tôi lại thấy nhớ nhớ, trong lòng khó chịu và có cảm giác ngóng trông đợi chờ.

    Với tôi bấy giờ, Nam là một chàng trai vô cùng dễ thương.


  9. #9
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 9

    Đỏm dáng là dấu hiệu ban đầu của người biết yêu

    Hè năm thứ nhất, tôi và Linh cũng không về quê. Linh năn nỉ nhờ tôi giúp một việc rằng, nếu bố Linh có hỏi thì bảo đi làm thêm với tôi. Tôi cũng thay Linh nói dối. Mẹ tôi dặn dò:

    - Làm gì thì làm, phải giữ mình nghe chưa?

    - Con đi làm gia sư, lương ổn định, ngày có hai tiếng thôi mẹ à. Mẹ đừng có lo. Ông bà chủ của con tốt lắm. Hôm nào bận học, có thể nghỉ và cho dạy bù vào ngày hôm sau mà.

    Tôi cũng nói dối để mẹ yên tâm. Vì nếu nói tôi làm phục vụ ở nhà hàng ăn, thì chắc chắn mẹ lại tưởng tượng đến những cô gái qua các bộ phim truyền hình Đài Loan, Trung Quốc, với bộ đồng phục: mặc váy siêu ngắn, đi giày siêu cao, và khuôn mặt được tô vẽ cũng siêu kĩ càng. Điều đó chỉ khiến mẹ thêm lo lắng hơn, mà sự thật thì nhà hàng tôi đang làm thêm không phải như thế. Ngược lại, môi trường làm việc rất sang trọng, rất sáng sủa, và hết sức lịch sự.

    - Mẹ chẳng biết tụi bây sống, ăn ở và học hành ra làm sao. Kể mà trường con học, nó gần nhà thì bố mẹ còn lên thăm, mang gạo, mang ngô, mang khoai cho con như mấy người gần nhà mình. Con làm mẹ đâm lo. Xem mấy vụ án án trên tivi mà mẹ sợ quá. Con đi làm, thấy có gì bất thường từ đầu là phải nghỉ ngay, con à. Con đi làm thì mẹ cũng không cấm, nhưng đừng có để ảnh hưởng việc học nghe không? Có chuyện gì thì cũng phải điện thoại về nhé. Bố mày đi đâu cũng khoe cái Di Đan nhà này thế nọ thế kia. Cho nên ráng giữ thân mà học hành tử tế, con à.

    - Con biết rồi mà mẹ. Con đi làm, gom tiền rồi con mua một cái di động tặng mẹ. Chứ mỗi lần gọi về nhà bác hàng xóm, con thấy cứ thế nào. Con thấy bác ấy tỏ vẻ khó chịu lắm.

    - Thôi thôi, suốt ngày xắn gấu quần lên bì bõm ở đồng ruộng. Mẹ dùng di động làm gì. Có tiền thì cứ để mà ăn cho khỏe, con à.

    Tôi nghe thấy tiếng bác hàng xóm kêu lên:" Nhanh nhanh bà ơi, tôi cũng đang chờ điện thoại của thằng con đây này. Nói gì mà lâu thế". Mẹ tôi rối rít: " Dạ dạ, xong ngay đây bác". Mẹ tôi luống cuống nói vài từ rồi vội cúp máy, khiến tôi cũng chẳng rõ nữa. Tôi thấy giận bác hàng xóm, chẳng "tối lửa, tắt đèn có nhau" gì cả.

    Tôi bước vào kì học hè năm thứ nhất, nhìn đứa nào ở lớp cũng già đi. Không già tự nhiên theo năm tháng thì cũng già bởi phấn bởi son. Tôi thấy khuôn mặt mình chẳng còn ngây ngô nữa. Tuy không quệt phấn trắng, tô son hồng như các bạn khác thì tôi cũng chẳng còn giống một cô gái từ quê lên thành thị học của ngày nào. Lông mày không còn mọc tứ lung tung, tôi đã tự tỉa mảnh thành một đường cong, tuy nhiên thì nhìn hai bên cũng không được cân xứng cho lắm. Tôi không còn mặc quần vải, áo sơ mi trắng như bộ đồng phục đến trường thời phổ thông. Tôi diện quần jean, áo thun, cũng đủ màu xanh, đỏ. Tóc tôi thay vì dài đến hông, đen óng bởi nước bồ kết và thơm mùi hoa bưởi như ở quê thì giờ được cắt ngắn ngang vai, duỗi thẳng và buộc cao như đuôi gà. Cám giác như chính tôi cũng đang lột xác như một con cua đến ngày phải thay cái mai của nó vậy. Hiếu ngồi cạnh tôi, trâm trọc:

    - Đan khác thế, yêu rồi hả?

    - Sao cậu hỏi thế? Cậu cũng vậy mà, đầu tóc để dài ra, cái ngắn cái dài như trai Hàn ý nhỉ, còn nhuộm màu tây tây nữa chứ.

    - Ừ! Đang yêu. Thế mới hỏi Đan, Đan yêu à?

    - Làm gì có! - Tôi chối thẳng, rát rát da mặt.

    - Vậy làm gì mà ửng mặt lên thế kia? - Hiếu cười đểu.

    - Ừ thì có, thích thích thôi. Chứ chưa có gì. Tôi thề đấy.

    - Cái thằng bên IT chứ gì, tôi coi rồi, đẹp trai dữ. Di Đan nhà mình khéo chọn người vậy ta. Nhưng mà cảnh báo à nha, trai đẹp như nó, như tôi là đa tình lắm đó. Haha.

    Tôi nhớ hồi mới vào lớp, Hiếu như ông già, nhà quê y như tôi. Hiếu còn bảo, nhìn con gái thành phố ghét lắm, mặc quần jean bó chặt người, cạp quần thì trễ hở lung tung, có ngày bắt con kiến bỏ vào, cho chừa cái thói ăn mặc thiếu vải đi. Tôi cười khoái. Thế mà chưa đầy một năm sau, ai cũng khác, ai cũng như người thành phố với cách ăn mặc hợp thời. Hiếu khác, tôi cũng khác. Hiếu kể tôi nghe, cậu ta đang để ý một cô bạn ở lớp bên, xinh gái, học giỏi, nhà giàu và cực kì kiêu căng. Cô ta thì tưởng Hiếu không thèm để ý đến mình nên cứ ngày một dấn thân lại chinh phục. Hiếu càng khoái, càng chơi trò nhử mồi cho cá ăn. Tôi bảo Hiếu mới là người kiêu. Hắn cười nghiêng ngả:" Con gái bây giờ dại lắm, ngu lắm cơ". Tôi nhíu mày nhìn sang phía hắn, cái đầu hắn vẫn lắc lư theo tiếng nhạc, khuôn mặt chữ điền nghênh nghênh nhìn lên trên bục giảng, đôi mắt nhắm hờ như kẻ say. Câu nói đó làm tôi suy nghĩ miên man mãi.

    Phải nói, Hiếu là cậu bạn tốt, rất thật và cực chân thành. Có buổi sáng, hắn còn mua cả khoai luộc, bánh mì cho tôi ăn sáng chung. Hắn sẵn sàng dắt bộ chiếc xe đạp bị hỏng hóc của tôi đi sửa chữa giữa cái nắng gay gắt của trưa Sài Gòn mà chẳng phàn nàn hay kể công, đòi tôi thứ này thứ khác để bồi dưỡng. Những ngày hắn nghỉ học, tôi lại xé giấy trong tập vở để viết giấy xin phép gửi lên cho thầy cô giáo bộ môn nào khó tính và cần phải điểm danh sinh viên để cộng thêm vào cột điểm chuyên cần. Đến bài kiểm tra, tôi và hắn lại thường xuyên làm chung đề, để rồi có lần sai y chang nhau bị giáo viên phát hiện và phạt bằng cách chia đôi số điểm.

    Hắn rất khó hiểu, khi thì như trẻ con, khi thì học đòi làm người lớn. Có lẽ, hắn yêu rồi chăng? Vì hắn bảo chỉ có yêu, con người ta mới chịu thay đổi để làm hài lòng đối phương mà. Tôi gãi đầu:" Mình đã thay đổi những gì mà cho là yêu nhỉ?"


  10. #10
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,672
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Chương 10

    Sinh nhật và lời tỏ tình

    Sinh nhật của tôi Linh cũng quên. Khi tôi gọi điện thì Linh bảo xin lỗi, đang vi vu cùng anh Hải dưới Vũng Tàu, cuối tuần này về sẽ có "quà to". Hừm, thì cũng phải, ai bảo sinh nhật của mình rơi vào ngày cuối tháng cơ. Bạn bè cùng lớp đứa thì về quê, đứa thì đăng kí đi làm thêm, đứa không bận gì thì mình có chơi thân đâu mà mời. Hơn nữa ở lớp, tôi cũng chẳng phải là sinh viên nổi trội gì về mọi mặt. Tôi chỉ muốn sinh nhật mình có những người bạn thân như Linh để trò chuyện, thủ thỉ. Đây là Sài Gòn, chứ chẳng phải quê tôi mà bày vẽ sinh nhật ra. Thật là quá tốn kém và lãng phí. Tổ chức sinh nhật xong, chắc cả tháng cũng chẳng có mì tôm mà ăn quá. Tôi cười một mình.

    Những năm sinh nhật về trước cùng đám bạn ở quê, vui vẻ, đông đúc cùng bao nhiêu người tại gốc cây cổ thụ: không cầu kì, cũng chẳng tốn kém. Mẹ tôi chỉ mua vài cân bánh kẹo để cho tụi trẻ con ở làng. Còn đám bạn đáng yêu của tôi thì hát ca vang khắp làng xóm. Nhà đứa nào có quả gì ăn được là mang ra hết, chủ yếu là bưởi còn non với ổi xanh. Có đứa còn đi ngắt hoa dại, quấn với cỏ non về làm vòng hoa để đội lên đầu. Tôi vẫn cất giữ cẩn thận ba cái vòng hoa cỏ ấy ở trong phòng học, chúng được để khô và có thứ mùi thơm rất lạ: ngai ngái của hoa dại, xen lẫn những giọt sương đêm còn đọng trên nhánh cỏ non mềm. Đó là những kí ức đẹp một thời của tôi: hồn nhiên, và trong veo.

    Nam cũng chẳng nhắn tin nói gì. Tôi xoay xoay cái điện thoại, chần chừ mãi rồi cũng nhấn nhấn bàn phím hỏi thăm:

    - Cuối tuần, Nam bận gì không?

    - Trời ơi, bận muốn chết luôn nè. Bộ bữa nay cô nàng Di Đan rảnh hả.

    Tôi bực quá, chẳng nhắn tin trả lời lại nữa.

    Tôi bước vào nhà tắm, gội đầu, ủ xả thơm nhức mũi. Tôi tự thưởng cho mình một ngày sinh nhật cô đơn như thế. Sau đó, sẽ ra đầu hẻm vào mạng online, viết blog, nghe nhạc, đọc báo… . Gần một năm ở Sài Gòn, tôi gần như lột xác hẳn. Không còn là đứa con gái quê mùa phải mò mẫm cách sử dụng máy vi tính, hay ú ớ, ngượng ngịu nói chuyện với người khác bằng ngôn ngữ Tiếng Anh.

    Tôi vốn là đứa rất tự tin vào mình. Nhưng Diệu Linh thì luôn ca cẩm:" Em Cám Di Đan là đứa tự phụ vô cùng, nhưng trong chuyện tình cảm thì lại là người tự ti một cách quá đáng".

    Nào thì đủ thứ tin giật tít, từ trong nước cho đến ra nước ngoài: bạo loạn, thời tiết, giá cả, giao thông rồi đến đời sống sinh viên. Tất cả đều không có gì khả quan và mới mẻ hơn những ngày trước. Tôi bắt đầu thở dài.

    Đang là cuối tháng tám, thời tiết ngoài Bắc bắt đầu giao mùa. Tôi tính điện thoại về nhà hỏi thăm bố mẹ, nhưng cứ nhớ đến câu nói cằn nhằn của bác hàng xóm lần trước mà tôi phát cáu. Cứ tính hết tháng này đến tháng khác, dư dả tiền làm thêm sẽ mua một cái điện thoại hẳn hoi gửi về cho mẹ, vậy mà tháng nào cũng xấp xỉ hết. Tôi còn chưa tìm được một người hợp tính hợp nết để ở chung phòng, lúc đó tiền chi tiêu hàng tháng sẽ tiết kiệm được phân nửa. Vả lại, tôi sẽ chịu khó nấu ăn ở phòng trọ hơn, vừa sạch sẽ, vừa không mắc các bệnh lây nhiễm về thực phẩm, lại vừa đỡ tốn kém. Bỗng thấy mình học ngành kế toán chẳng phải sai, mọi chi phí đều được tính toán rõ ràng. "Thu nhập làm thêm không được bao nhiêu mà chi phí có khi còn ngang ngửa, có đợt hết cả tiền bố gửi vào hàng tháng." - Tôi lẩm bẩm.

    Hai mươi mốt giờ hơn, Nam gọi điện hỏi tôi đi đâu, làm gì mà sao không nghe máy. Tôi trả lời thẳng là tôi giận Nam từ lúc chiều. Nhưng khi nghe Nam nói cậu ấy đang ở cửa phòng mình, thì tôi luống cuống trả tiền nét rồi chạy vội về. Nam cười nhe hàm răng trắng bóng, cái răng khểnh lấp ló như răng nanh chìa ra trong bóng tối làm tôi phì cười.

    - Này, bộ tính giận luôn hả?

    - Có gì mà giận. Thế cuối tuần, không đi chơi hay sao mà vác xác ra tận ngoại ô thành phố thế này?

    - Thì người ta cô đơn, biết đi với ai bây giờ. Thấy anh Hải với bà Linh không, nhìn họ mà thèm chảy cả nước miếng.- Nam nhếch nhếch cái mũi, khìn khịt. - Mà mùi gì lạ ta, thơm ngất ngây luôn à?

    - Nói thật hả? Mùi tóc Đan chứ đâu. - Tôi lắc mạnh đầu sang một bên cho những lọn tóc bay lướt qua như mấy cô diễn viên quảng cáo dầu gội vẫn hay làm, rồi vênh vênh cái mặt lên phía trước, đầy kiêu hãnh.

    - Thơm thiệt. Mà Đan mới đi đâu về à?

    - Đi chơi chứ đi đâu..

    - Đi với ai? - Nam dò xét, cái mặt nhăn nhăn rõ ghét.

    - Với gió. Với mây. - Tôi trả lời bâng quơ, giận dỗi.

    Nam cười. Bất ngờ, bàn tay Nam nắm chặt lấy bàn tay tôi, kéo tôi chạy theo đến phía cầu vượt của quận Thủ Đức. Nam huýt sáo dài một hơi, đưa tay chỉ về phía cuối chân cầu vượt. Tôi thấy những ngọn nến bùng bùng cháy theo hình trái tim, thấy những bông hồng đỏ thắm rải khắp xung quanh. Chân tôi cứ luống cuống chạy theo, thấy tim mình rạo rực. Vừa chạy, Nam vừa to nhỏ:" Sinh nhật dành cho Đan đấy, bận cả chiều luôn". Nam cười hết cỡ, sinh nhật tôi mà sao thấy hắn còn vui hơn cả mình. Tóc tôi cứ tung bay với gió, thỉnh thoảng chạm phải mặt Nam. " Trời ơi, sao mà thơm thế, đừng có quyến rũ người khác đấy nha".- Nam lại nháy mắt.

    Tôi thở hồng hộc. Tôi thề là tôi đã chạy nhanh hơn cả những lần chạy ở trường mà thầy giáo bộ môn thể dục thể chất kiểm tra vào cuối kì. Và tôi cam đoan là, lần này "thầy giáo Nam" sẽ cho tôi điểm mười đỏ chót với môn chạy nhanh không cần bấm kim đồng hồ, không bị trừ điểm vì không mặc đồng phục và quên mang giày thể thao. Tôi vẫn thấy Nam cười toe, cái răng khểnh chìa ra mà tôi vẫn gọi là "Nam thỏ", đáng yêu đến nhường nào.

    - Hết giận Nam chưa?- Nam nhìn tôi.

    Tôi im lặng, thấy mắt mình long lanh, mọi hình ảnh trước mặt nhạt nhòa theo, sống mũi như sực hơi cay, và ngực trái vẫn đập nhanh thình thịch, thình thịch. Tôi rất cố gắng để có thể lấy lại được sự bình tĩnh.

    - Đừng giận nữa mà, Đan ả Đan ơi.- Giọng Nam năn nỉ, đến mức trẻ con.

    - Ủa Đan giận Nam à? Mà giận lúc nào ta? - Giọng tôi như con nai vàng, ngơ ngác, đôi mắt cố mở to, tỏ điệu bộ như chưa hề có chuyện giận hờn, trách cứ gì ở đây khiến Nam cười phá.

    - Tặng Đan đấy. Chúc Đan sinh nhật hạnh phúc. - Nam tỏ ra đàn ông hơn, hai vai so nhau, người đứng thẳng khiến tôi lúng túng.

    - Nam này. Trai Hà Nội sao giống nhau thế? Lần trước Đan đọc một bài báo, có anh chàng Hà Nội vẽ trái tim, viết tên lên cát giữa cái giá, cái rét của mùa đông tặng cho người yêu nữa đấy.

    - Yêu nhiều quá nên phải thế, hiểu không?

    - Hả. …?

    - Nam cũng thế chứ sao! Hả cái gì cơ chứ!

    Nam nhìn tôi, cười khì khì. Tôi đứng ngớ ra vài giây vì cứ tưởng …. Nhớ những cô gái được các chàng trai tỏ tình lãng mạn mà mình đọc trên báo thì thẹn thùng, đỏ mặt và hạnh phúc dâng lên đến tận đỉnh đầu. Xung quanh là cả hàng nghìn người, vỗ tay chúc phúc, hò vang. Thậm chí, tôi còn nhớ như in từng chi tiết nhỏ một trong màn cầu hôn của hai anh chị sinh viên gốc Việt tại Mỹ là Lưu Nam và Trang Janie giữa vòng của bàn bè sau màn nhảy flash mob. [ truyện được đăng tại alobooks.vn ]

    Dòng xe hối hả vẫn chạy qua, thỉnh thoảng có đôi ba người ngó lại nhìn với ánh mắt dò xét, rồi lắc lắc đầu ngỏ ý như là:" trò con nít" vậy. Thoáng trong suy nghĩ, tôi vẫn tưởng Nam đùa giỡn với tình cảm của chính mình, và của cả tôi nữa.

    - Đan không vui à? - Câu hỏi méo mó của Nam.

    - Không. Vui lắm. Cám ơn Nam. - Tôi cười nhẹ, lấy tay gạt gạt vài sợi tóc vương trước mặt. Tuy không như những cặp đôi trên báo kia, thì tim tôi vẫn rộn rã, xốn xang. - Nam tốt bụng thật đấy, thế mà Đan tưởng sinh nhật này chẳng ai thèm ròm ngó tới mình nữa cơ. - Tôi phụng phịu nhìn những ánh nến cháy lật phật nghiêng theo hướng gió, tay vẫn nhặt những bông hồng nằm rải trên mặt đường bê tông.

    - Đan có nụ cười đặc biệt lắm. Nam nghĩ là, những người yêu quý Đan có lẽ đều xuất phát từ cái nhìn đầu tiên ở nụ cười đấy mà ra.

    - Thật á? Nam có quá lời không vậy.

    - Không mà. Rất rạng rỡ, vẻ đầy tự tin, có cả chút hoang dại nữa. Mỗi lần Nam buồn, Nam thường nghĩ về nụ cười của Đan, thấy lòng mình thoải mái hơn rất nhiều.

    - Đừng có nói dối nữa đi.

    - Đồ ngốc. Nam nói thật. Nụ cười ấy đã làm hại Nam khổ sở một thời gian rồi đây này.

    Tôi vui trong lòng.Tôi sẽ không giấu giếm nụ cười của mình đi đâu cả nếu nó thực sự có một sức mạnh lớn như cậu ấy nói. Nếu nụ cười đó thực sự rất đặc biệt, thì tôi không chỉ nên dành tặng cho một người đặc biệt, mà phải dành tặng cho tất cả những ai xung quanh. Tôi yêu mến họ, và mong muốn họ quý mến, luôn ở bên tôi.

    Lần đầu tiên, sinh nhật của tôi chỉ có một người đến dự. Lần đầu tiên, tôi được sở hữu một chiếc bánh kem. Lần đầu tiên này, khác với tất cả những năm đã qua. Nhưng dù là lần nào đi chăng nữa, nụ cười tôi cũng đều hòa chung với nước mắt, vì hạnh phúc cả.

    Nam hít hít cái mũi rồi đánh lảng sang chuyện khác. - Trời ơi, thơm quá vậy.

    - Thật hả?

    - Thật mà. Đừng bỏ bùa mê Nam nha.

    Tôi và Nam nhìn nhau, cùng cười. Ánh mắt ấy, tôi hiểu Nam muốn nói gì.


Trang 1 / 3 123 Cuối Cuối

Chủ Đề Tương Tự

  1. Ý Lan 58 tuổi vẫn tự tin đọ sắc với Á hậu 23 tuổi
    By sophienguyen in forum Diễn Viên Nữ Á
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-04-2016, 02:26 AM
  2. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-22-2016, 02:54 AM
  3. Vận mệnh tuổi Ngọ năm 2016 ?
    By ADMIN in forum Phong Thủy & Tướng Số
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 12-26-2015, 04:57 PM
  4. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-10-2015, 07:09 PM
  5. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-03-2014, 01:07 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •