Nhiều hố thiên thạch trên Ceres biến mất bí ẩn khiến các nhà khoa học bối rối


Các nhà khoa học đã bối rối khi phát hiện nhiều hố thiên thạch khổng lồ trên bề mặt hành tinh lùn Ceres đã biến mất một cách bí ẩn.



Kerwan (vùng màu xanh ở trên cùng) là hố thiên thạch lớn nhất được tìm thấy trên Ceres.

Hành tinh lùn Ceres đã được hình thành vào khoảng 4,5 tỷ năm trước. Nó bị rất nhiều thiên thạch va vào cùng những tác động kinh khủng từ thời tiết không gian cực đoan.

Trong đó, những vết lõm, hố thiên thạch là kết quả điển hình cho những lần va chạm kinh hoàng đó.

Tuy nhiên, dựa vào những dữ liệu phân tích so sánh bề mặt hành tinh lùn Ceres trong quá khứ và mới đây nhất, các nhà khoa học phát hiện hàng loạt hố thiên thạch bỗng nhiên bị xóa sổ một cách bí ẩn.

Đây là phát hiện mới nhất của Tiến sĩ Simone Marchi đến từ Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado và các đồng nghiệp đến từ Ý và Đức.


Bề mặt hành tinh lùn Ceres. (Ảnh: NASA)

“Việc biến mất của những hố thiên thạch lớn hoàn toàn bất ngờ”, Marchi nới với Daily Mail. “Điều này trái ngược hoàn toàn với các tiểu hành tinh khác và cũng không phù hợp với mô hình va chạm“.

“Nó có thể chỉ đến một cái gì đó đặc biệt về Ceres, có lẽ liên quan đến cấu trúc nội bộ kacs thường và thành phần. Một cái gì đó mà chúng ta không thể đoán ra. Đây là một khám phá thật sự“.

Nhóm nghiên cứu không xác được nguyên nhân chính xác dẫn đến sự biến mất của các hố thiên thạch khổng lồ trên bề mặt Ceres nhưng đã cung cấp 2 cách giải thích có khả năng nhất. Hiện tượng này có thể đến từ những nguyên nhân như rối loạn địa chất bên dưới bề mặt Ceres theo khuynh hướng kéo phẳng nên những hố thiên thạch trở nên phẳng và biến mất.

Một nguyên nhân khác có thể xảy ra đó là do sự đàn hồi của bề mặt địa chất đã khiến các hố thiên thạch bị bồi tụ liên tục và trở nên bằng phẳng. Hiện thông tin này đang khiến giới thiên văn học vô cùng sửng sốt.

Theo Kiến Thức