'Không nên tăng gánh nặng trên vai học sinh'





Ngay từ bậc tiểu học, học sinh Việt Nam đã được tiếp xúc và được dạy các từ Hán Việt cơ bản và đã tích lũy từ vụng khá lớn, theo tác giả.

Ý kiến đưa chữ Hán vào dạy trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam thưc ra đã từng được đề cập tới từ năm 1994, trong các bài viết của một số nhà ngôn ngữ và văn học như ông Cao Xuân Hạo, ông Nguyễn Đình Chú, ông Lê Cảnh Toàn v.v...

Đến nay, vấn đề này lại được khơi lại, từ hội thảo Vai trò của Hán - Nôm trong đời sống đương đại. Các nhà khoa học có những lí lẽ của riêng mình về cái lợi, cái hại khi đưa tiếng Hán vào dạy trong nhà trường phổ thông của Việt Nam.

Xem chuyên gia Học viện Báo chí của BBC người Trung Quốc bình luận về chủ đề này tại đây.

Tuy nhiên, khi vấn đề được đưa ra đã có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau, thậm chí có những phản ứng khá gay gắt: có người bị “ném đá”, thậm chí bị dọa nạt, bị chửi rủa… Theo tôi, không nên có thái độ quá khích như vậy, vì bất cứ vấn đề gì cũng có thể được bàn bạc để đi đến kết luận cuối cùng.

Không thể phủ nhận là trong tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều chữ gốc Hán, trong giao tiếp hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều từ Hán Việt và cũng có một thực tế là không phải ai cũng hiểu được nghĩa của tất cả các từ, nhiều từ bị dùng sai.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Là một giáo viên, trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn cho học sinh tôi xin mạo muội đưa ra một số ý kiến của cá nhân mình.
Có người nói rằng không biết chữ Hán thì không biết được lịch sử dân tộc và không giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt. Theo tôi, chữ Hán chỉ là một trong nhiều công cụ để tìm hiểu về quá khứ của dân tộc.

Không biết chữ Hán dứt khoát không đồng nghĩa với việc khiến cho kiến thức về văn hóa, lịch sử của dân tộc kém đi. Việc học chữ Hán cũng không phải để có thể đọc trực tiếp và hiểu được các văn bản mà ông cha ta đã viết ra hàng nghìn năm trước.


Không thể phủ nhận là trong tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều chữ gốc Hán, trong giao tiếp hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều từ Hán Việt và cũng có một thực tế là không phải ai cũng hiểu được nghĩa của tất cả các từ (ví dụ, từ “phương phi” được dùng để chỉ người béo tốt, mập mạp, ít người hiểu nó vốn có nghĩa là “hoa cỏ thơm tho”), rất nhiều từ bị dùng sai.


Không thêm gánh nặng



Nhưng theo tôi, không phải cứ biết chữ Hán thì mới biết cách dùng đúng tiếng Việt. Tôi nhất trí với ý kiến của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết: “Để dùng từ đúng, người Việt Nam cần hiểu nghĩa các từ Hán Việt, nhưng không nhất thiết phải biết chữ Hán và chữ Nôm”.
Tôi không phủ nhận vai trò của chữ Hán. Trong vốn từ vựng tiếng Việt, số lượng từ tiếng Hán chiếm quá nửa thì phải công nhận là các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán có vị trí đặc biệt quan trọng.

Trong xu thế giảm tải chương trình học như hiện nay, việc bắt học sinh học thêm môn chữ Hán nữa theo tôi là không cần thiết, mà việc cần là thiết kế chương trình các bộ môn xã hội sao cho thiết thực.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn


Thế nhưng, không phải vì thế mà học sinh cần học chữ Hán. Ngay từ khi học bậc tiểu học, học sinh đã được tiếp xúc và được dạy các từ Hán Việt cơ bản, các em đã tích lũy được vốn từ Hán – Việt khá lớn khi học lên đến bậc trung học phổ thông.

Trong khi dạy môn Ngữ văn cho học sinh, tôi và các đồng nghiệp của mình, vẫn cắt nghĩa những từ tiếng Hán cho học sinh, để các em có thể hiểu thấu đáo văn bản, năm bắt và cảm thụ được tác phẩm.

Thiết nghĩ như vậy là đủ. Chứ học sinh không cần biết các chữ ấy được viết ra sao, hình thù nó như thế nào.


Không nên để thêm gánh nặng trên vai học sinh khi việc học đã rất nặng, theo tác giả.

Trong xu thế giảm tải chương trình học như hiện nay, việc bắt học sinh học thêm môn chữ Hán nữa theo tôi là không cần thiết, mà việc cần là thiết kế chương trình các bộ môn xã hội sao cho thiết thực.

Đó là một số suy nghĩ của tôi về việc có nên đưa chữ Hán vào dạy ở nhà trường phổ thông hay không.

Ý kiến nhỏ, nhưng tôi mạo muội nghĩ là rất thực. Không nên để học sinh thêm một gánh nặng trên vai mình trong khi việc học đã rất nặng như hiện nay.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là nhà giáo đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở một trường Trung học Phổ thông tại Sơn Tây, Hà Nội. Quý vị cũng có thể theo dõi thêm một trao đổi trực tuyến (Live) về chủ đề này trên trang Facebook của chúng tôi tại đây.

BBC