Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng gia tăng tại Trung Quốc do nợ



Khoản nợ khổng lồ của Trung Quốc đang làm tăng nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính trong 3 năm tới, theo Cơ quan giám sát tài chính toàn cầu.



Nguy cơ rủi ro đối với lĩnh vực ngân hàng tại Trung Quốc đăng tăng cao. (Ảnh: Getty Images)

Theo báo cáo đánh giá hàng quý mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), nguy cơ rủi ro đối với lĩnh vực ngân hàng tại Trung Quốc hiện cao gấp 3 lần, trên cả mức độ nguy hiểm.

Cụ thể, chênh lệch khoảng cách giữa tổng cho vay tín dụng với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 3 tháng đầu năm 2016 của Trung Quốc đã tăng lên mức 30,1, trong khi BIS cho rằng chỉ cần khoảng cách này ở mức 10 đã cho thấy nguy cơ rủi ro tiềm tàng. Trước đó một năm, khoảng cách này ở mức 25,4.

Cũng theo đánh giá của BIS, “sức khỏe” ngành ngân hàng của Trung Quốc đang trở thành mối quan ngại đối với các thị trường tài chính.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, đã có sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng do Chính phủ Trung Quốc chủ trương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song một vài biện pháp đã không thực sự phát huy tác dụng.

Nổi bật là nợ doanh nghiệp và nợ hộ gia đình đạt tới 255% GDP vào năm 2015, thúc đẩy các khoản vay của công ty tăng trên 220% chỉ sau 2 năm.

Lượt vay ngân hàng ở Trung quốc trong tháng 8 tăng gấp đôi so với tháng trước, với nhu cầu thế chấp mạnh mẽ.

Tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao, thị trường vốn chưa phát triển kết hợp với chính sách tài chính tương đối khép kín của chính phủ khiến nước này gặp khó khăn trong việc đối mặt với các khoản vay đang tăng lên chóng mặt.

Tình hình ở Anh


Trong đánh giá hàng quý, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu đã làm tăng sự chú ý vào vai trò của ngân hàng London lên hệ thống ngân hàng châu Âu và quốc tế.

Theo số liệu của BIS, các ngân hàng ở Anh là nơi có giao dịch tín dụng lớn nhất khu vực châu Âu. Vào cuối tháng 8, các ngân hàng ở Anh báo cáo số tiền cho vay ngoài nước là 4,5 tỷ USD trên cả Mỹ và Nhật Bản. “Vương quốc Anh có một vai trò đặc biệt quan trọng, nó như một trung tâm phân phối cho các quỹ tiền tệ ở Châu Âu”, BIS cho biết.

Thế Giới


Theo tổng kết hàng quý của BIS, thế giới đang ứng phó tốt các vấn đề xảy ra hậu Brexit. Tuy nhiên các diễn biến chính trị có nguy cơ làm thay đổi sự tăng trưởng ổn định kinh tế hiện nay.

Áp lực trong hệ thống ngân hàng liên tục bị đẩy lên cao. Lãi suất thấp quá mức, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và Nhật Bản đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng và giảm giá trị cổ phần của họ.

“Trên thực tế thị trường tiền tệ tổng thể đang rơi vào hoàn cảnh bất lợi”, BIS nói, lưu ý rằng những cải cách quản lý thị trường tiền tệ sai lầm của Mỹ đã dẫn tới thiệt hại lên đến 250 tỷ USD là làm tăng lãi suất liên ngân hàng Anh (LIBOR).

Cam kết của các ngân hàng quốc tế hậu Brexit là sẽ cung cấp nguồn tài chính và đảm bảo cho các hoạt động giao dịch diễn ra ổn định. Và cũng đưa ra nhận thức về một chính sách tiền tệ đồng nhất giữa các ngân hàng nhằm xoa dịu sự lo lắng của thị trường sau Brexit, BIS cho biết.

Hoàng An, Theo Theguardian