Không chỉ được thiết kế đẹp, tiền Nhật Bản còn sạch nhất thế giới



Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia sạch đẹp nhất thế giới, bởi vậy đồng tiền ở đây cũng được xếp hạng sạch nhất. Hơn nữa, bạn khó có thể tìm thấy tiền giả tại đất nước này


Tiền Nhật Bản sạch nhất thế giới. (Ảnh: Internet)


Khi đi du lịch đến Nhật Bản, một số hướng dẫn viên du lịch sẽ nói với du khách rằng, Nhật Bản là đất nước có tiền sạch nhất thế giới. Hơn nữa, tiền Nhật thu hồi với tần suất rất cao, lưu thông sau 2 năm sẽ bị thu hồi về.Năm 2009 một nhà khoa học Mỹ làm một điều tra toàn cầu về cocaine trên tiền giấy, phát hiện có đến 90% tiền đô la đều dính cocaine. Trong đó tiền giấy ở thủ đô Washington là bẩn nhất, hơn 90% bị nhiễm cocaine. Mặt khác, tiền Nhật Bản thì sạch hơn, chỉ 10-20% có nhiễm cocaine. Bởi vậy, từ góc độ này mà nói, Nhật Bản cũng có thể được gọi là đất nước có tiền giấy sạch nhất.Hiện nay tại Nhật Bản lưu thông tiền giấy mệnh giá: 4 loại 1000, 2000, 5000, 10000 Yên, còn có 6 loại tiền xu mệnh giá thứ tự là: 1, 5, 10, 50, 100, 500 Yên. Đồng Yên có ký hiệu là ¥, có tên tiếng anh là Yen, và có mã là JPY trong bảng tiêu chuẩn ISO 4217.

Tiền giấy mệnh giá 1000





Nhân vật xuất hiện trên mặt trước tờ tiền 1000 Yên ấn bản năm 2004 là ông Noguchi Hideyo, ông là một bác sĩ nổi tiếng và là nhà nghiên cứu vi khuẩn học. Trước 11/2004, người được in hình trên tờ tiền 1000 Yên là ông Natsumei Shoseki, một nhà tiểu thuyết, bình luận gia và là nhà nghiên cứu văn học Anh.Mặt sau là họa tiết núi Phú Sĩ và quốc hoa Nhật Bản – hoa anh đào.

Mệnh giá 2000



Mặt trước có họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon của thành cổ Shuri thuộc Vương quốc Lưu Cầu ngày xưa. Công trình lịch sử của tỉnh Okinawa này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000.Trong 4 tờ tiền giấy thì tờ 2000 Yênlà hầu như sẽ rất ít thấy xuất hiện trên thị trường vì tờ 2000 Yên không được sử dụng ở các máy bán hàng tự động cũng như không được sử dụng khi đi tàu điện hàng ngày. Tuy vậy tờ 2000 Yên này được thiết kế rất đẹp, thường được khách nước ngoài sẽ đổi để làm kỷ niệm hoặc làm quà khi rời khỏi Nhật Bản.

Mệnh giá 5000



Nhân vật nữ duy nhất được in trên mặt trước tờ 5000 Yên là Bà Higuchi Ichiyo, một nữ tiểu thuyết gia quan trọng của giai đoạn đầu thời kỳ Minh Trị, là nhà văn nữ đầu tiên xuất hiện sau hơn 1000 năm từ thời đại Bình An. Từ năm Minh Trị 28 đến trước khi chết vì bạo bệnh vào năm sau đó, bà đã phát biểu nhiều kiệt tác và thời gian này được gọi là “14 tháng kỳ tích” của bà.
Mặt sau là họa tiết bức tranh “hoa Yến tử” của nghệ thuật gia Ogata Korin.

Mệnh giá 10000





Mặt trước là hình ảnh ông Fukuzawa Yukichi có xuất thân là một võ sĩ đạo, là một trong 6 nhà giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến nền giáo dục đất nước vào thời đại Minh Trị, ông cũng là người sáng lập ra đại học Keio Gijuku. Ông sang du học tại Âu Mỹ, tiếp thu những tinh hoa của trời Tây và mang về truyền bá cho đất nước Nhật Bản, góp phần tạo ra những ảnh hưởng to lớn cho Minh Trị Duy Tân. Ngoài ra ông cũng chính là nhân vật đầu tiên phổ biến hệ thống bảo hiểm cận đại cho Nhật Bản.Mặt sau là tượng phượng hoàng trong Bình Tự Viện – một ngôi chùa lớn tại Kyoto.




Đồng xu có mệnh giá là 1 Yên




Đồng 5 Yên



Đồng xu có mệnh giá 10 Yên



Đồng xu mệnh giá 50 Yên


Đồng xu có mệnh giá 100 Yên

Đồng xu 500 Yên
Khó có thể tìm thấy tiền giả tại Nhật Bản


Nếu sinh sống tại Nhật, bạn sẽ thấy rằng các cửa hàng hầu như không có thông báo về tiền giả. Tại sao lại như vậy? Bởi vì đồng Yên của Nhật Bản có những đặc thù riêng không dễ bị làm giả.

Thứ nhất là về phương diện giấy in:

Trong quá trình sản xuất, người Nhật sử dụng hỗn hợp 3 loại vỏ cây làm cho tờ giấy cứng mà sáng bóng, mang màu vàng nhạt. Khi các tờ tiền chạm vào nhau sẽ tạo nên một âm thanh trong trẻo. Tiền có mệnh giá càng cao thì màu sắc càng đậm. Vì thế phương diện làm giấy bản cũng khó bắt chước.

Thứ hai là mực in công nghệ cao và khó pha chế cộng thêm phương pháp chế tác hình tinh xảo:

Mực để in mệnh giá và chân dung nhân vật đều sử dụng loại có từ tính, tạo hình ảnh có phản quang. Họ sử dụng cách in chữ nổi và chìm, trên mỗi loại tờ tiền đều tạo những dấu hiệu ẩn bên trong, đề phòng làm giả.
Thêm nữa, tháng 11 năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản phát hành tờ 1000 Yên, 5000 Yên cùng 10.000 Yên với một sê-ri tiền mặt mới.Cũng cùng năm 2000, tờ 2000 Yên được cải tiến, phần hình ảnh được đặt rộng hơn để chống làm giả. Trên tờ 5000 Yên và 10.000 Yên, các đồ hình được bọc thêm một lớp màng mỏng.Còn đồng 1000 Yên, từ ghi mệnh giá được ẩn sâu trong tờ tiền, cộng thêm công nghệ mực từ quang, ở các góc nhìn khác nhau sẽ nhìn thấy hình ảnh không giống nhau.

Tổng hợp theo secretchina