Tự Do - Vui Vẻ - Tôn Trọng - Bình Đẳng

Upload Hình Ảnh Chữ Trang Trí My Album My Music Tạo Index


Tự Do Tôn Giáo
Thời Sự Chính Trị
Góc Bếp Ngũ Vị
Nhạc Việt Nam
Show Ca Nhạc - Hài

>>Suy Ngẫm: “ * Hạnh phúc giống như tiếng vang, chỉ nghe được tiếng trả lời mà không bao giờ thấy đến.
Carmen Sylva
Results 1 to 2 of 2

Chủ Đề: Thăng hoa trong nghệ thuật: Nghệ thuật và đạo đức (P.1)

  1. #1
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,707
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết

    Thăng hoa trong nghệ thuật: Nghệ thuật và đạo đức (P.1)

    Thăng hoa trong nghệ thuật: Nghệ thuật và đạo đức (P.1)


    Trong nghệ thuật hiện đại tồn tại một loại quan niệm: “Nghệ thuật là chủ quan, không có tiêu chuẩn tuyệt đối tốt và xấu”, gắn liền cùng với nó là hệ tư tưởng: “Sáng tác nghệ thuật là tự do, không nên chịu ước thúc bởi điều gì”. Điều đó liệu có đúng?





    Câu nói: “Nghệ thuật là chủ quan, không có tiêu chuẩn tuyệt đối tốt và xấu” liệu có đúng? (Ảnh: Internet)

    Quả thật, trong trào lưu của nghệ thuật đương đại, bất luận là từ nội dung, phương thức biểu diễn, có thể nói là không có gì kiêng dè, rất nhiều là xu thế “ngôn ngữ không khỏi giật mình”. Bất kỳ vấn đề gì gây tranh cãi, một khi nhuốm màu nghệ thuật, liền được nhìn với con mắt khác, liền được bao che; bất kỳ những gì kỳ quái, cũng có thể ‘canh tân’, ‘đột phá’ dưới danh nghĩa “lý giải” và ra sức tôn sùng.

    Mọi người chính vì xem mà không hiểu loại nghệ thuật “bí hiểm” này, không thể không tò mò, cố gắng tìm hiểu và thể ngộ một chút. Nhà phê bình nghệ thuật có thể càng vắt óc tìm mưu kế, tìm ra một số chi tiết phù hợp với lối suy nghĩ logic hiện đại, phối hợp với truyền thông tuyên tuyền, từ đó về sau tạo nên một trường phái mới.Tuy rằng trong nghệ thuật hiện đại cũng có kỹ xảo, thẩm mỹ hoặc tác phẩm có ý nghĩa chính diện, nhưng mà xu thế phát triển của nghệ thuật quả thật đi theo hướng không có tiêu chuẩn, trong trạng thái lẫn lộn mờ mịt về giá trị.Đối diện với nghệ thuật hiện đại, rất nhiều người cũng không phải thật sự yêu thích và cảm động xuất ra từ nội tâm. Nhưng trào lưu như thế, nên cũng thuận theo mà tiếp nhận vậy. Hơn nữa cho dù là nghiên cứu học thuật hay là sáng tác nghệ thuật, nếu không đọc lướt một ít lý luận hoặc thủ pháp hiện đại, thì e ngại bị coi là phái cố chấp bảo thủ.Khi tôi học ở Pháp từng làm việc cùng một vị giáo sư giảng dạy về âm nhạc và hội họa, khi ông thư giãn thường bật nhạc Mozart, thì tôi liền nghĩ đến việc ông ở trên lớp thao thao bất tuyệt về âm nhạc hiện đại, bèn hỏi ông: “Thưa giáo sư, sao ngài không nghe âm nhạc hiện đại?”.

    Câu trả lời của ông là: “Ôi, ta chịu đủ âm nhạc hiện đại rồi”.
    Ví dụ chân thật kia có thể chứng minh mọi người đối với “nghệ thuật” đã hoàn toàn mất đi khả năng đánh giá. Thời tôi đảm nhiệm dạy trung học, trong phòng học mỹ thuật từng có một con chuột phá hoại, lúc ấy trường học cấp cho một miếng dính chuột, tôi đặt ở trước đó một ít bánh ngọt làm mồi nhử.Một học sinh mới vừa bước vào lớp, nhìn thấy trên bục giảng để bản keo dính chuột, liền hỏi:“Thưa thầy, tác phẩm này của ai vậy?”. Tôi không nhịn được cười to, “thưởng thức” một chút tác phẩm tấm keo dính chuột, thật là có chút hương vị nghệ thuật hiện đại.

    Như vậy nghệ thuật rốt cuộc có hay không tiêu chuẩn hoặc giá trị phổ quát?




    Nhà nguyện Sistina (Ảnh: Internet)

    Trong quá khứ, mỗi người cũng biết nghệ thuật theo đuổi chính là “Chân, thiện, mỹ”. Từ nguyên nghĩa của thuật ngữ “mỹ thuật tạo hình”, tiêu chuẩn cũng hết sức minh xác. “Mỹ thuật tạo hình” tiếng Anh gọi là Fine Arts (tiếng Pháp là Beaux Arts), trong đó ‘art’ có nguồn gốc từ‘ars’ trong tiếng Latin, có nghĩa là “kỹ xảo”, “tay nghề”. ‘Fine’ có hàm ý là tốt đẹp, tinh xảo, thiện. Vậy nên mỹ thuật tạo hình hẳn là “tạo ra một kỹ nghệ tinh xảo, tốt đẹp”. Mà tài nghệ (art) là khó khăn, cũng chính là có yêu cầu “kiến thức cơ bản”. Còn nghệ thuật biểu diễn tốt đẹp, biểu hiện thiện, biểu hiện chân thật hoặc chân lý, khiến người khác vui mừng thăng hoa, cho nên có tác dụng giáo hóa.Từ quy luật vũ trụ mà nhìn, bất luận là cái gì thuận theo quy luật vũ trụ, tự nhiên, thì mới có thể lâu dài. Chính là điều gọi là người thuận lòng trời thì hưng, người chống lại trời thì vong. Nghệ thuật là một sản phẩm của văn hóa nhân loại trong vũ trụ, cũng có thể phù hợp với tự nhiên, phù hợp với nhân tính (bao gồm sinh lý và tâm lý cảm thụ), mới có thể lâu dài, mới có thể vượt qua thời không cảm động con người ở các thời đại khác nhau.Nguyên tắc mỹ học cổ đại (cân đối, hài hòa, tỉ lệ, tiết tấu…) đều là phù hợp với quy luật tự nhiên. Có thể trào lưu nghệ thuật hiện đại không ngừng đổi mới, nhưng lại có thọ mệnh ngắn ngủi. Hiện nay, ở đâu có được một tác phẩm có thể nói là bất hủ đây?Một lần nữa nhìn lại các tác phẩm kinh điển trong quá khứ, cho dù là điêu khắc Hy Lạp cổ, các tác phẩm văn hóa phục hưng… cho đến các tác phẩm nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, chúng ta đều có thể tìm thấy những phẩm chất nhất định. Ví dụ:– Chặt chẽ cẩn thận, chuẩn xác hoặc lý tính, logic;– Phù hợp nhân tính, tình cảm biểu đạt vừa phải, vui mà không thái quá, đau mà không thương.– Phù hợp quy luật tự nhiên (hài hòa, thống nhất, tiết tấu, cân đối, đối xứng, tỉ lệ. . . )– Lý tưởng hóa; thái vu tồn tinh (bỏ rườm rà còn lại tinh tế), thể hiện “Chân, thiện, mỹ” .– Giàu nội hàm, thể hiện ra sự tu dưỡng của văn nghệ sĩ.– Sang hèn cùng hưởng, ngay cả phụ nữ và trẻ em cũng đều được nói đến, như những bài thơ của Lý Bạch, âm nhạc Mozart.Những phẩm chất này thể hiện ra không chỉ là người có khả năng thưởng thức cái đẹp cảm nhận thấy, mà nó giống như sức hút của người có mỹ đức, khiến người khác khâm phục và gần gũi, thậm chí khiến người khác thăng hoa, đây cũng chính là giá trị nghệ thuật chân chính.

    Các mức độ khác nhau của nghệ thuật

    Nhìn từ biểu hiện nội hàm của các tác phẩm nghệ thuật, cũng có cảnh giới phân chia cao thấp. Tuy rằng “cảnh giới”, “đẹp xấu” hoặc “bức tranh đẳng cấp” không thể định lượng đánh giá, nhưng mà tồn tại nhận thức phổ quát cơ bản mà không có chút tiêu chuẩn nào; mà phân chia “cảnh giới” cũng là cùng một nhịp thở với giá trị đạo đức.


    Cảnh giới cao nhất: Theo đuổi vĩnh hằng





    Phạm Khoan thời Bắc Tống, “Khê sơn hành lữ đồ”. (Ảnh: Internet)

    Cho dù là ở Đông phương hay Tây phương, cảnh giới nghệ thuật cao nhất chính là theo đuổi vĩnh hằng. Loại chân lý vĩnh hằng này có thể được cụ thể hóa thành Thần Phật và Thiên đường; hoặc cách gọi trừu tượng hóa là “Đạo” hoặc “Pháp”. Vậy nên người phương Đông coi trọng “Thiên nhân hợp nhất”, cầu Pháp tìm Đạo.“Đạo” hoặc “Pháp” tựa như căn bản của vận hành sinh diệt của vũ trụ, vô tư không tỳ vết, mênh mông cuồn cuộn khôn cùng, bao dung hết thảy. Nó siêu việt vượt xa tình cảm của nhân loại, nhưng bởi vì con người cũng ở trong đó, cho nên người ta cũng có thể cảm giác thấy. Bởi vậy trong hội họa Đông phương cho dù không trực tiếp biểu hiện Thần Phật, cũng thường xuyên ẩn hàm những triết lý tu luyện.Ở phương Tây, triết gia Hi Lạp cổ đại Plotinus (khoảng 205-270) cho rằng: Chân thiện mỹ hợp nhất nơi Thần, mà Thần chính là khởi nguồn. Cho nên văn nghệ sĩ phương Tây trực tiếp lấy thủ pháp để biểu hiện giống như Thần hoặc thế giới thiên đường, đại biểu cho sự vĩnh hằng, tối cao, hoàn hảo. Tác phẩm nghệ thuật Tây phương vĩ đại nhất, gần như đều xuất từ cung điện của Thần.Nhà triết học Hy Lạp Plato từng nói rằng: “Linh hồn của mỗi người từng nhìn thấy sự chiếu rọi của thế giới vĩnh hằng, có người nhìn thấy trần thế đẹp, liền nhớ lại thượng giới đẹp… Một số người mỗi khi nhìn thấy sự vật thượng giới tại hạ giới, liền kinh ngạc vui mừng không thể tự kiềm chế…”.Plato cho rằng linh hồn đều là đến từ “thế giới vĩnh hằng chân thực” (thế giới của thần). Còn sự vật nhân gian tốt đẹp, là ở thiên đường đã sớm tồn tại nhân gian “mô phỏng”. Bởi vậy theo nghĩa rộng, nếu nghệ thuật nhân gian có thể khiến con người nhớ lại hoặc cảm nhận được vẻ đẹp của thượng giới, tức là có thể khơi dậy Thần tính, dẫn dắt người ta trở về lúc ban đầu, với bản tính hồn nhiên thuần tịnh nhất, khiến người ta tịnh hóa hồi thăng, nghệ thuật như vậy chính là cảnh giới nghệ thuật cao nhất.Đạt tới loại cảnh giới nghệ thuật này cũng hiếm thấy, trong nghệ thuật đương đại lại càng hiếm. Mấy năm gần đây có “đoàn nghệ thuật Shen Yun” lưu diễn khắp nơi trên thế giới, đây là nghệ thuật đương đại hiếm thấy mà có thể diễn xuất đạt tới cảnh giới nghệ thuật như vậy. Ngoại trừ những cảm thụ bởi thính giác, thị giác bên ngoài, rất nhiều người cảm nhận được tịnh hóa bởi những tín tức Thần thánh, cảm giác rung động sâu sắc. Chính là giống như nhà làm phim điển ảnh, N. Kahn nói: “Nếu đây là thiên đường, xin vui lòng hãy đưa tôi đi”.




    Nghệ thuật Shen Yun, tinh hoa nghệ thuật cổ xưa. (Ảnh: Internet)

    Tầng mức tiếp theo: Tinh thần cao thượng

    Thời kỳ văn hóa phục hưng Châu Âu nhận thức cơ thể người, con người tuy là do Thượng Đế tạo ra, nhưng cũng là chủ thể của thế gian, con người lấy tư tưởng tình cảm của mình đi nhận thức Thần và tự nhiên, trong trần gian vui buồn ly hợp mà tôi luyện sinh mệnh, tích lũy kinh nghiệm đáng quý.Bởi vậy nghệ thuật liền từ ca tụng Thần và Thiên đường kéo dài đến trần gian tốt đẹp, chính là nhân sinh tôn quý quang vinh, tình cảm cao thượng, lại thêm phẩm chất đạo đức, công lý và các giá trị phổ quát.Nhưng giống như hí kịch, nội dung thuận buồm xuôi gió thì vở kịch sẽ không hấp dẫn người ta, thông thường trong nhiều khó khăn và nghịch cảnh trải qua bao gian khổ và khảo nghiệm, kính động năng lượng sinh mệnh mới rung động lòng người.Cho nên rất nhiều tác phẩm nghệ thuật dựa theo các sự tính về anh hùng, vĩ nhân lấy trong tài liệu, biểu hiện nhân tính thiện, giao chiến cùng cái ác, trong nghịch cảnh nhân tính cao thượng sáng chói, xung đột trong quá trình thăng hoa tư tưởng mà biến mất, trở thành ngọn đèn mãi mãi khích lệ lòng người.Bởi vì phẩm chất đạo đức, trí tuệ và dũng khí giao cho nhân loại càng thêm tôn nghiêm và vinh hiển, khiến nhân loại từ bình thường tăng tới siêu phàm. Mà thông qua rèn luyện nghệ thuật, tính mệnh cùng giá trị con người càng được kéo dài tới bất hủ.Ngoài ra, thiên nhiên tráng lệ, vô hạn, thần bí và không thể nắm giữ cũng là một lực lượng cao nhã khiến con người thăng hoa, người ở trong đó từ cảm thụ nhỏ bé, bất chợt dâng trào một niềm kính sợ và lòng khiếm tốn, vượt qua bản thân đồng thời mở rộng tâm tình cùng nhãn giới. Cho nên, thiên nhiên vĩnh viễn là bản mẫu nghệ thuất tốt nhất của nhân loại.





    Bức tranh “Oath of the Horatii” của Jacques-Louis David. Trong một cuộc tranh chấp giữa Rome và Alba Longa, các nam chiến binh đã lựa chọn chết vì đất nước của mình – nội dung của bức tranh vẽ vào thế kỉ 18. (Ảnh: Internet)

    Mức thứ ba: Biểu hiện bản thân

    Văn nghệ sĩ trong từng tác phẩm, tất nhiên có chứa thông tin về bản thân. Từ trải nghiệm nhân sinh của tác giả, tư tưởng, cảm thụ, đến thái độ và thói quen sáng tác, đều là nhân tố trọng yếu giúp hình thành nên phong cách cá nhân cho tác phẩm. Nói cách khác, “bản thân” tác giả sớm đã ở trong tác phẩm. Theo lời cổ nhân thì chính là “Họa như kỳ nhân”, “Tự như kỳ nhân”.Văn nghệ sĩ khi sáng tác thể hiện tài hoa, tư tưởng hoặc tình cảm, và câu thông với khán giả, cũng là đạo lý hiển nhiên. Nhưng mà tâm thái và động cơ khác nhau sẽ tạo thành hiệu quả khác nhau. Ví như lập dị quái đản, mị thái, có thể sẽ không cảm động bằng sự biểu lộ tự nhiên chân thật.Cái gọi là “biểu hiện bản thân”, ở trong nghệ thuật sáng tác còn cường điệu “sáng tạo tính độc đáo”, cũng là chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lãng mạn ra đời và phát triển sau đó. Đặc biệt nếu vứt bỏ đi phái ấn tượng tả thực khách quan, “phong cách cá nhân” càng ngày càng được cường điệu, cuối cùng trở thành tiêu chuẩn bình luận giá trị tác phẩm.Trong các tác phẩm sau thế kỷ 20, rất nhiều văn nghệ sĩ cố ý vứt bỏ truyền thống, vì cách tân mà cách tân, vì biểu hiện mà biểu hiện, vắt óc tìm mưu kế lập dị. Biểu hiện bản thân dưới tình huống như thế, liền dễ dàng khiến cá nhân rơi vào mê hoặc, hoặc đi theo cực đoan, đến nỗi khó có thể đồng cảm.Cái gọi là “Bản thân” cũng phải xem là dạng bản thân gì, là bệnh trạng suy sút gì? Lòng dạ hẹp hòi? Cuồng vọng kiêu căng? Hay là quang minh lỗi lạc, thân thiện giúp người? Giống như người có phẩm đức, nếu nghệ thuật sáng tác là vì cầu danh cầu lợi, lấy lòng mọi người, sao có thể cao thượng đây? Làm sao có thể thực sự cảm động lòng người đây?

    (Còn nữa…)


    Bảo An, theo epochtimes.com




  2. #2
    Join Date
    Sep 2010
    Bài Viết
    51,707
    Thanks
    1
    Được Cám Ơn 26 Lần
    Trong 26 Bài Viết
    Thăng hoa trong nghệ thuật: Nghệ thuật và đạo đức là cùng một nhịp thở (P.2)



    Trong nghệ thuật hiện đại tồn tại một loại quan niệm: “Nghệ thuật là chủ quan, không có tiêu chuẩn tuyệt đối tốt và xấu”, gắn liền cùng với nó là hệ tư tưởng: “Sáng tác nghệ thuật là tự do, không nên chịu ước thúc bởi điều gì”. Điều đó liệu có đúng?






    Phẩm chất và tu dưỡng của tác giả sẽ phản ánh trong tác phẩm. (Ảnh: Internet)


    Quan hệ giữa nghệ thuật và đạo đức, còn có thể nhìn ở mấy phương diện sau:Người sáng tác có nhân phẩm như thế nào?Đề tài nghệ thuật có phù hợp hay không?Kỹ xảo nghệ thuật có biểu hiện được mỹ đức hay không?Loại nghệ thuật nào có thể khiến người ta thăng hoa, tịnh hóa, đạo đức nâng cao trở lại?

    1. Ai sáng tác?

    Tác giả là trung tâm của sáng tác nghệ thuật, trạng thái tự nhiên của bản thân họ là cực kỳ mấu chốt. Đầu tiên, phẩm chất và tu dưỡng của tác giả sẽ phản ánh trong tác phẩm. Có câu:“Họa như kỳ nhân” (bức tranh ví như người). Liễu Công Quyền từng nói “tâm chính tắc bút chính”.Khi so sánh kiểu chữ của Nhan Chân Khanh và Tống Huy Tông, người trước đoan chính trung hậu, vừa khớp với miêu tả “Lập triêu chính sắc, cương nhi hữu lễ” đối với Nhan Chân Khanh trong lịch sử. Còn người sau tuy rằng phóng khoáng tuấn tú, nhưng sắc sảo khác người, lại có thái độ phong lưu ngả ngớn, tính cách văn nghệ sỹ này hiển nhiên không thích hợp làm vua của một nước.


    So sánh chữ viết của Nhan Chân Khanh và Tống Huy Tông (Ảnh: Internet)

    Lại như tác phẩm âm nhạc của Mozart và Beethoven, tựa như hai tính cách người hoàn toàn khác nhau, một cái hồn nhiên vui sướng, thanh khiết thuần mỹ; một cái khí thế hùng hồn, rộng rãi quang minh.Tiếp theo, văn nghệ sĩ sáng tác thì lập tức tâm tính và tình cảm sẽ trực tiếp biểu lộ trên tác phẩm. Như bài thơ “Hoàng châu hàn thực thiếp” của Tô Thức, khi tác giả bị giáng chức ở Hàng Châu, trong tết hàn thực thời tiết xấu mà ốm bệnh, tâm lại vương vấn triều đình, là có tâm trạng; nét bút như trầm bổng theo tâm tình, một tấm lòng và ý chí nhiệt tình nhưng đầy khó khăn của Tô Đông Pha tựa như hiển rõ rành rành trước mắt.

    “Hoàng Châu hàn thực thiếp” của Tô Thức (Ảnh: Internet)


    Lại như “Tế chất cảo” của Nhan Chân Khanh, là bài tế cháu Nhan Quý Minh – con của Nhan Cảo Khanh, cùng chết với cha trong loạn An Sử bởi tay An Lộc Sơn.
    Lúc đầu văn chương ngưng đọng, đến tình cảm xúc động phẫn nộ tăng dần lên, nét bút nhanh hơn, từ đó về sau thế bút dần dần thoải mái, cuối cùng gần như tùy ý vẽ loạn, không thành hàng lối; niềm tiếc thương người thân cùng nỗi phẫn hận kẻ gian nịnh phản đồ bừng bừng trên giấy.



    “Tế chất cảo” của Nhan Chân Khanh (Ảnh: Internet)



    Raphael là một trong những bậc thầy vĩ đại của thời kỳ văn hóa phục hưng. Hình ảnh mà Raphael khắc họa trong các bức vẽ “Đức mẹ Đồng trinh” lừng danh đã đi vào lịch sử hội họa như tạo vật dịu hiền, trinh bạch, thuần khiết. Nhưng mà Raphael bản thân mình lại mang ít nhiều thất tình lục dục, vậy nên có rất nhiều hình ảnh mang vẻ dung tục


    .

    Đức mẹ Đồng trinh và Chân dung Fornariana (Ảnh: Internet)

    Thái độ sáng tác: Tại Trung Quốc cổ đại, họa sĩ đem tu dưỡng và sáng tác hợp nhất lại, cho rằng trạng thái tinh thần khi sáng tác ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm.

    2. Sáng tác để làm gì?

    Đề tài nghệ thuật sẽ ảnh hưởng đến bản thân văn nghệ sĩ. Vì trung thực chính là biểu hiện của đề tài, họa sĩ thường thường dụng tâm đi lý giải, đi bắt chước, không nguyện ý xuất thần trong đó.Ví như vẽ Thần khi tâm tính trong sáng thì thần thánh, vẽ ma quỷ khi tâm tính hung tàn, bộ mặt dữ tợn. Vẽ núi cao biển rộng khi lòng dạ siêu nhiên rộng rãi; vẽ thôn quê điền viên khi tâm bình thản nhàn nhã; vẽ mỹ nữ khi đa tình trìu mến, vẽ bi kịch khi trầm trọng nghiêm túc… Nói cách khác, đề tài tốt đẹp hay không chính là chịu ảnh hưởng của trạng thái tinh thần tác giả, nếu thường xuyên mô tả đề tài tiêu cực, thì có thể đối với người nghệ sĩ sẽ sinh ra hậu quả không tốt.Ví như họa sĩ chủ nghĩa lãng mạn người Pháp Théodore Géricault, vì mô tả tác phẩm “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”, ông đã đến các nhà xác và bệnh viện, nơi ông có thể quan sát rõ màu sắc và kết cấu của thịt của người sắp chết và đã chết. Không lâu sau xuất hiện tinh thần hao tổn, thân thể cũng ngày càng sa sút. Trong thời gian đó ông lại vẽ rất nhiều bức tranh về người bị bệnh tâm thần, cuối cùng chết trong đau đớn sau tai nạn cưỡi ngựa ngoài ý muốn.Họa sĩ Goya người Tây Ban Nha được mệnh danh là người khổng lồ u uất, những bức tranh của ông có thể khiến người xem cười chua chát, khóc lặng thầm, giận dữ, thậm chí sợ hãi vì sự kì bí và điên rồ của chúng. Bút pháp và sắc thái tối tăm, họa sĩ cuối cùng bị ảo ảnh trong bóng ma dây dưa suốt quãng đời còn lại.

    Tác phẩm “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse” của họa sĩ người Pháp Théodore Géricault. (Ảnh: Wikipedia)

    Còn có một số văn nghệ sĩ hiện đại vì tìm linh cảm mà hít thuốc phiện, phóng túng dục vọng… Nội dung bức tranh cũng suy sút, u ám. Kết quả sự việc biến chuyển liên tục ngày càng xấu, rất nhiều văn nghệ sĩ trạng thái thể xác và tinh thần cũng không khỏe mạnh, thậm chí hít thuốc phiện tử vong như Basquiat.Đề tài nghệ thuật và nội dung cũng ảnh hưởng đến người xem. Cổ nhân nói “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, người ta tiếp xúc đến cái gì, trong đầu liền không tự chủ mà tiến đến cái đó. Đặc biết nếu sau khi trường kỳ tiếp xúc, lại càng dễ hấp thu, đồng hóa, tập mãi thành quen.Cho nên: “Cùng người tốt ở chung như vào nhà trồng hoa chi hoa lan, lâu ngày mà chẳng nghe mùi thơm tức là cùng nó thay đổi rồi; cùng ở với người xấu như vào cửa hàng cá ươn lâu chẳng nghe mùi hôi, tức là cũng cùng nó thay đổi rồi”. Hơn nữa sức cuốn hút của nghệ thuật lớn mạnh, người xem mưa dầm thấm đất mà không nhận thức được, dễ dàng xuất hiện hiệu ứng bắt chước.Ví dụ sau một đợt điện ảnh Mĩ quốc thịnh hành bạo lực, nạn nổ súng bắn phá lạm sát trong trường học tăng nhiều; rất nhiều tội phạm quấy rối tình dục là bởi vì xem phim khiêu dâm nhiều, không khống chế được dục vọng của mình. Nếu nghệ thuật bày ra đều là những giá trị bất chính tình dục, bạo lực, biến thái…, đối với nếp sống xã hội tất nhiên có tác dụng tiêu cực.Hành vi suy nghĩ tốt sẽ mang đến hiệu ứng tích cực, những ví dụ như vậy trong thực tế cuộc sống có rất nhiều. Trong “nghiên cứu sinh mệnh” đưa ra một thí nghiệm cho thấy việc chứng kiến người khác làm việc thiện mà cảm động sâu sắc, trong tương lai cũng có thể làm việc thiện như vậy.

    Bức bích họa “Phán xét cuối cùng” (Last Judgement) của họa sĩ Michelangelo làm thức tỉnh lòng người. (Ảnh: Internet)

    Nghệ thuật có thể thiện hóa lòng người, là một thực tế không thể chối cãi, như âm nhạc thanh khiết thuần mỹ của Mozart chẳng những có hiệu quả trị liệu, còn có thể làm giảm bớt tội phạm. Ngày bức bích họa “Phán xét cuối cùng” (Last Judgement) của họa sĩ Michelangelo hoàn thành, Giáo Hoàng chứng kiến ngày phán xét nghiêm khắc vô tình thì không chịu nổi bèn quỳ xuống cầu nguyện: “Sáng thế chủ! Xin Người trong ngày tận thế không phán xét tội của con”.

    3. Kỹ thuật chính thống và quan niệm cũng thể hiện mỹ đức

    Kiến thức cơ bản yêu cầu lý tính, sự chịu đựng và chuyên tâm: Nghệ thuật chính thống hạng nhất đều đòi hỏi phải thực sự học kiến thức cơ bản. Mà dưỡng thành kiến thức cơ bản, thì cần trường kỳ khắc khổ tôi luyện, yêu cầu sự chịu đựng, chuyên tâm… thì chất lượng mới có thể thật sự công phu.Như kỹ xảo tạo hình tả thực mỹ thuật Tây phương, coi trọng lý tính quan sát và phân tích đối với vật tượng, luyện tập cần cù và không chút lơ là; đòi hỏi thái độ cẩn thận tỉ mỉ, cũng cần phải học hỏi nhiều hơn, thể hiện sự tôn kính tạo hóa.Nghệ thuật truyền thống Đông – Tây phương, cũng thể hiện ra đầy đủ, khách và chủ, trật tự, cân đối, hài hòa… theo bố cục, tạo hình đến sử dụng màu sắc, tựa như các mối quan hệ luân lý trong xã hội nhân loại, đã lấy chỉnh thể đại cục làm trọng, cũng chú ý đặc biệt đến từng chi tiết nhỏ, giống như một sinh mệnh hữu cơ, mỗi bộ phận đều phát huy công dụng, phối hợp nhịp nhàng thống nhất với nhau.

    Không được bỏ qua sức mạnh của thiện


    Bức họa: “Lời kêu gọi thuần khiết” của một học viên Pháp Luân Công, muốn đòi công lý cho những học viên Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

    Có thể có người cho rằng, trong nghệ thuật chỉ biểu hiện mặt ngay chính tốt đẹp gì đó, có phải là rất nhàm chán sao? Nếu nghệ thuật đều là nhã nhặn, bình hòa, chẳng phải rất hạn chế sao?

    Dục vọng, ác niệm cũng là một bộ phận tồn tại chân thực của nhân tính, vì sao không thể biểu hiện?
    Kỳ thực, trong nghệ thuật hiện rõ ra so sánh thiện ác, chính là giao chiến, đề tài yêu – hận tình – thù chính là mặt xấu của nhân tính, đủ để đem làm kịch bản phát huy sức mạnh đến vô tận. Quan trọng là… điều có thể khiến con người suy nghĩ sâu xa, ghi nhớ bài học giáo huấn hoặc mang đến hy vọng, hoàn toàn là mặt ngay chính dẫn dắt.Mặt khác, tin chắc rằng, một người có tính bản thiện, “đạo đức” chân chính là đến từ người có tính cách thiện lương, cũng không phải là ràng buộc.

    Chỉ có lòng người khi muốn phóng túng, “bản thân” đã muốn mù quáng bành trướng theo thời đại, khiến đạo đức bị ước thúc bởi nhân tính, muốn ngăn chặn thước đo đạo đức mà không thấy làm xấu hổ. Kỳ thực một nghệ thuật gia sáng tác đề tài gì đó, lựa chọn thủ pháp biểu hiện gì đó, chính là nhân phẩm của anh ta bày ra, là ý nguyện đắc ý của anh ta, giống như người làm việc tốt hay việc xấu, là lựa chọn của bản thân họ vậy.
    Nhưng chúng ta vẫn là hy vọng nhắc nhở mọi người: Không được bỏ qua sức mạnh của thiện. Hiện nay khoa học cũng đã bắt đầu nghiên cứu chứng thực tinh thần là có ảnh hưởng rất lớn đối với vật chất. Tiến sĩ Masaru Emoto người Nhật Bản đã làm thí nghiệm nghiên cứu tinh thể của nước. Thí nghiệm cho thấy rằng, khi cùng một từ, ví dụ như “trí tuệ”, được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau và dán lên các khay chứa mẫu nước khác nhau, các tinh thể nước được tạo ra có hình dạng và cấu trúc như nhau.Nếu bên ngoài khay có các nhãn dán mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn”, mẫu nước sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, ngược lại, mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.Nhà tâm lý học nổi tiếng David Hawkins trong cuốn sách “Power vs Force” đã chứng minh rằng Thiện và Ác có tần số năng lượng khác nhau. Ông đưa ý thức của con người lập nên bản đồ với phạm vi tỷ lệ 1-1000. Bất kỳ trạng thái nào gây cho con người có các tần số rung động dưới 200 (20.000Hz) sẽ làm suy yếu cơ thể. Ngược lại tần số từ 200 – 1000 sẽ giúp tăng cường cơ thể.Tiến sĩ Hawkins phát hiện rằng sự trung thực, lòng từ bi và sự thấu hiểu sẽ có thể tăng cường sức mạnh ý chí, cải biến tần số dao động của các lạp tử trong cơ thể, từ đó cải thiện sức khỏe. Những niệm ác sẽ dẫn đến tần số thấp nhất. Khi người ta nghĩ đến các ác niệm thấp kém, họ có thể làm suy yếu chính cơ thể mình. Những thứ như: ác niệm, sự thờ ơ lạnh nhạt, thống hận, sợ hãi, lo lắng, khao khát, tức giận, ghét, kiêu ngạo, những lời chỉ trích… đều có hại đối với chúng ta.Tần số ở mức 250 là trung tính và mang lại lợi ích cho con người. Ngoài ra các tần số có chiều hướng cao thể hiện ra sự ôn hòa, khoan dung, lạc quan, lý trí, thấu hiểu, chăm sóc, tôn trọng, vui vẻ, điềm tĩnh. Tần số sẽ nằm trong khoảng 600, sự giác ngộ (khai ngộ) có tần số dao động trong khoảng từ 700 – 1000.Những phân tích nêu trên cũng gián tiếp chứng minh rằng ý tưởng sáng tác thuần chính tốt đẹp, chính là tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa lợi mình lợi người, tạo phúc quần chúng; cũng chỉ có nghệ thuật như vậy mới thực sự khiến người ta thăng hoa.

    Lời kết thúc

    Theo đuổi thiện lành và tốt đẹp là bản tính tiên thiên của mỗi người. Nghệ thuật tốt đẹp không chỉ khiến người khác vui mừng, hơn nữa đưa người ta hướng tới ánh sáng quang minh, hướng tới cảnh giới tâm linh cao thượng, thậm chí trải nghiệm sự thần thánh, chạm đến chân lý vĩnh hằng.



    (Hết)


    Bảo An, theo Epochtimes.com

Chủ Đề Tương Tự

  1. Thăng hoa trong nghệ thuật: Nghệ thuật và đạo đức (P.1)
    By duyanh in forum Danh Ngôn - Lời Hay Ý Đẹp
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 10-17-2016, 02:17 PM
  2. Nghệ Thuật Cắm Hoa Hồng
    By sophienguyen in forum Nghệ Thuật Cắm Hoa
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 04-03-2016, 02:46 AM
  3. Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 09-08-2015, 10:55 PM
  4. Video: Nghệ thuật căm hoa bó, hoa để bàn. trong ngày 8-3
    By giavui in forum Nghệ Thuật Cắm Hoa
    Trả Lời: 2
    Bài Viết Cuối: 10-16-2014, 01:54 AM
  5. Nghệ thuật chụp bình hoa nổ tung
    By sophienguyen in forum Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh
    Trả Lời: 0
    Bài Viết Cuối: 06-30-2014, 03:14 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •