Hơn 15.000 thiên thạch gần Trái Đất đang có khả năng đâm vào hành tinh chúng ta



Với hơn 15.000 vật thể gần Trái đất được ghi nhận là có khả năng va chạm với hành tinh chúng ta, liệu cuộc sống mà chúng ta đã biết có đột ngột kết thúc khi một tiểu hành tinh hay một sao chổi đâm vào Trái Đất?




Hơn 15.000 vật thể gần Trái Đất được ghi nhận là có khả năng va chạm với hành tinh chúng ta. (Ảnh: Internet)

Với 15.000 thiên thạch trong vùng lân cận hệ ngân hà chúng ta, có phải Trái Đất đang là mục tiêu cho vụ va chạm cuối cùng? Với ý định ngăn chặn điều đó xảy ra, NASA đã phát minh ra một hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm những cú va chạm có thể xảy ra.

Bằng cách sử dụng các dữ liệu được cung cấp liên bởi hệ thống kính thiên văn trên toàn cầu, hệ thống thăm dò tiểu hành tinh gần Trái đất (NEA Scout) này sẽ tìm kiếm và phát hiện bất kỳ mối đe dọa nào từ những thiên thạch bay hướng về Trái Đất và đưa ra cảnh báo.

Hồi đầu tuần trước (31/10), một tiểu hành tinh đã tiến gần Trái Đất, theo hệ thống Scout tính toán, nó bay qua hành tinh chúng ta với khoảng cách hơn 480.000 km và không gây ra mối nguy hiểm nào, theo báo cáo của NPR.

Sau đó, một tiểu hành tinh khác lại tiến gần Trái Đất hôm thứ 3 (1/11) chỉ vài giờ sau khi các nhà thiên văn học phát hiện.

Theo ước tính, thiên thạch này rộng khoảng từ 7-22m, di chuyển với tốc độ 77.000 km/h, và cách chúng ta 1 khoảng 80.000 km. Thiên thạch này được đặt tên là 2016 VA.


Dấu chấm ở trung tâm của bức hình này là thiên thạch gần Trái Đất 2016 VA. (Ảnh: Internet)

Theo công bố của Phòng thí nghiệm Jet Propulsion ở Pasadena, California:

Số lượng tiểu hành tinh được phát hiện gần trái đất (NEAs) hiện nay lên đến 15.000 thiên thể, với mức trung bình khoảng 30 thiên thể mới được phát hiện mỗi tuần. Cột mốc này đánh dấu sự gia tăng 50% NEAs so với số lượng năm 2013.

Theo ước tính của các nhà thiên văn học, chỉ có khoảng 27% NEAS có kích thước khoảng 140m và lớn hơn được tìm thấy cho đến nay. Quốc hội Mỹ đã chỉ thị NASA phải tìm được hơn 90% thiên thạch kích thước như vậy và lớn hơn đến năm 2020.

“Khi một kính thiên văn phát hiện lần đầu tiên một vật thể chuyển động, tất cả những gì bạn biết chỉ là một dấu chấm di chuyển trên bầu trời. Bạn không có bất cứ thông tin gì về khoảng cách của nó”.

“Càng sử dụng nhiều kính thiên văn quan sát một đối tượng, bạn càng thu được nhiều dữ liệu về nó, bạn biết được nó lớn cỡ nào và làm sao để đối đầu với nó. Nhưng đôi khi, bạn không có nhiều thời gian để quan sát”, nhà thiên văn học Paul Chodas thuộc Phòng thí nghiệm Tính toán Quỹ đạo bay của NASA, người chạy chương trình Scout nói.

Với rất nhiều tiểu hành tinh ngoài hệ ngân hà, việc xác định thời điểm nó đến gần Trái Đất là rất quan trọng.


Các thiên thạch bay trong vũ trụ.. (Ảnh: Internet)

“Nhiều tiểu hành tinh có thể tiến đến rất gần Trái Đất trong thời gian ngắn sau khi phát hiện, đôi khi 1 ngày, 2 ngày, thậm chí 1 số trường hợp chỉ vài giờ”, kỹ sư Davide Farnocchia nói.

Mục tiêu của chương trình Scout là đẩy nhanh quá trình nhận diện các thiên thạch mà chúng ta nhìn thấy và còn nhanh chóng hơn trong việc xác định liệu đó có phải một mối nguy hay không.

Nhưng với 15.000 tiểu hành tinh gần Trái Đất đang ở trong vùng lân cận thiên hà chúng ta, có vẻ như hành tinh của chúng ta là một mục tiêu chính chỉ đang chờ để bị chúng đâm vào.

NASA nhận ra rằng chúng ta không thể ngồi đó thử vận ​​may và cho rằng Trái đất sẽ không bao giờ gặp tai họa mô tả trong rất nhiều bài thuyết trình khoa học viễn tưởng.

Nhưng ngay cả với những công nghệ tốt nhất mà chúng ta đang có, vẫn không thể đảm bảo có thể tránh được vụ va chạm với một tiểu hành tinh. Chúng ta vẫn chưa thể trả lời một số câu hỏi lớn như:

Nếu Scout phát hiện được một thiên thể lớn đang hướng về hành tinh chúng ta mà có thể dẫn đến sự hủy diệt giống như nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long, thì chúng ta sẽ làm gì với nó? Chúng ta có thể chuẩn bị gì cho điều đó không?

Có kế hoạch hợp tác quốc tế hay chiến lược nào có thể phá hủy hay làm chệch hướng khối thiên thạch đang nhắm vào ngôi nhà Trái Đất của chúng ta? Liệu lịch sử loài người có kết thúc tại đây?


Ảnh minh họa thiên thạch va vào Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Ít nhất, NASA đã có một kế hoạch để ngăn chặn thảm họa hành tinh này. Nó được gọi là Asteroid Impact and Deflection Assessment Mission hay AIDA.

Theo một tuyên bố của NASA: AIDA sẽ là sự thể hiện đầu tiên của kỹ thuật tác động bằng động lực để thay đổi chuyển động của một tiểu hành tinh vào không gian. Giải pháp này sẽ bắt đầu đi vào thử nghiệm vào năm 2022.

Hãy hy vọng không hành tinh nào trong số 15.000 tiểu hành tinh trong khu vực hệ Ngân Hà chúng ta tìm đường đến Trái đất trước khi thử nghiệm này thành công.

Hoàng An, Theo Huffingtonpost