Cách trồng hoa thủy tiên đón Tết cho năm mới an lành




Hoa thủy tiên không chỉ có hương thơm dịu mát mà còn đem đến thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Cách trồng hoa thủy tiên không quá cầu kỳ và không đòi hỏi phải chuẩn bị quá nhiều nên bất cứ ai đều có thể tự trồng cho mình một chậu hoa thủy tiên đẹp để đón Tết.




Cuối thu, đầu đông là khoảng thời gian tốt nhất để trồng thủy tiên. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không làm theo cách trồng hoa thuỷ tiên mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây nhé.

Cách trồng hoa thủy tiên

Chuẩn bị:


Chuẩn bị chậu hoa.


  • Củ hoa thủy tiên
  • Sỏi
  • 3-4 chiếc đĩa sâu lòng và bát tô bằng gốm
  • Nước sạch

Chuẩn bị củ hoa: Khi mua củ thủy tiên về, ban bóc bẹ nâu bên ngoài củ, sau đó ngâm nước 48 tiếng cho vỏ hút nước căng mọng để dễ gọt hơn.


Cách gọt củ hoa thủy tiên.

Đến phần tách vỏ, bạn lấy dao cẩn thận tách từng lớp vỏ bằng cách lấy dao khía một đường từ trên xuống khoảng 2/3 củ và khứa tiếp tròn quanh củ và nhẹ nhàng tách các lớp vỏ đó ra.
Chú ý khi gọt vỏ, bạn cần hết sức cẩn thận để tránh cắt vào cuống hoa, bao hoa và lá.
Sau đó bạn hãy bào mầm và xén lá thật cẩn thận.
Và cuối cùng, sau khi đã gọt củ thủy tiên sạch sẽ, bạn hãy ngâm củ vào nước.
Chuẩn bị sỏi trồng
Ở đây, chúng tôi đang hướng dẫn bạn cách trồng hoa thủy tiên trong nước và dùng sỏi để giữ cây (vừa đẹp lại vừa sạch) bởi đây là giống hoa không cần đến đất trồng, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng cách trồng thủy tiên trong đất nếu muốn.



Cách trồng hoa thủy tiên bằng sỏi.

Bạn đổ đầy sỏi vào một nửa hoặc 2/3 chiếc bát hoặc đĩa gốm.

Cách trồng:


  • Bạn đặt những củ hoa thủy tiên đã chuẩn bị lên trên lớp sỏi sao cho phần rễ hướng xuống.



Đặt củ hoa thủy tiên vào chậu.


  • Sau đó, bạn đổ thêm nước tới gần phần rễ của củ hoa. Lưu ý là thủy tiên chỉ ưa nước sạch nên bạn sẽ phải thay nước thường xuyên. Bạn cũng không được đổ ngập cả củ hoa để tránh làm thối củ.



Tưới nước tới phần rễ.


  • Khi trồng, bạn có thể đặt các củ hoa sát nhau mà không cần giữ khoảng cách.



Cách trồng hoa thuỷ tiên.


  • Sau đó, bạn đặt chậu hoa vào một phòng ấm áp. Sau 20-30 ngày, cây thủy tiên sẽ phát triển và bắt đầu ra hoa. Để có thể chơi hoa thủy tiên trong suốt mùa đông, bạn có thể trồng các bát hoa cách nhau khoảng 1-2 tuần.



Thủy tiên khi nở hoa.

Một số lưu ý trong cách trồng hoa thủy tiên đón Tết

Đặc điểm của hoa thủy tiên

Thủy tiên là loài hoa rất đặc biệt, sinh trưởng vào mùa thu, nở hoa vào mùa đông và tích trữ dinh dưỡng trong mùa xuân, đến mùa hè thì thủy tiên ngủ nghỉ. Thủy tiên rất ưa ánh sáng, ưa môi trường ẩm nhưng lại sợ rét. Bạn cần lưu ý đặc điểm này trong khi trồng và chăm sóc hoa thủy tiên.


Thủy tiên nở hoa vào mùa đông.

Thủy tiên có khả năng chịu rét nhưng trong điều kiện thời tiết giá lạnh thì cây hoa sinh trưởng rất chậm và lâu cho ra hoa.

Chọn củ hoa thủy tiên

Khi trồng hoa thủy tiên trong nước, bạn cần phải chọn củ khỏe, đường kính khoảng 23 cm. Khi mua củ, bạn nên mua theo cân, số củ trên 1kg càng ít thì củ càng to và mập.


Chọn củ thủy tiên tròn và dẹt.

Bạn cũng nên chọn củ thủy tiên có hình tròn, dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân chạy dọc to, củ màu sáng hoặc nâu bóng.
Chú ý ở phần chồi hoa: bạn có thể dùng tay bóp nhẹ, nếu trồi chắc có trụ và đàn hồi là được. Bạn không nên chọn loại chồi xốp, lép và không đàn hồi.

Chăm sóc

Thủy tiên sau khi đưa vào trong chậu, bạn nên chú ý thay nước 1 lần mỗi ngày, sau có thể tăng lên 2, 3 ngày thì thay 1 lần.
Đến khi bao hoa mọc lên thì mỗi tuần bạn hãy thay nước 1 lần nhé.
Sau khoảng 40 ngày chăm sóc thì hoa sẽ nở.



Chăm sóc thủy tiên chu đáo để cây ra hoa đúng dịp Tết.

Để thủy tiên sinh trưởng tốt thì mỗi ngày cây cần nhận được 6 giờ chiếu sáng. Nếu không đủ ánh sáng, lá cây sẽ mọc dài, nhỏ và cho ít hoa nên sẽ không đẹp mắt. Tuy nhiên, bạn cũng không được phơi cây ra ngoài nắng vì sẽ khiến cây dễ chết.
Đất trồng thủy tiên phải có nhiều dinh dưỡng, tươi xốp, chậu cây phải có khả năng giữ nước tốt. Thủy tiên sinh trưởng bình thường ở độ pH từ 5 - 7,5.

Nếu bạn trồng thủy tiên trong chậu đất thì tỷ lệ pha như sau: 2 phần đất cát pha, 1 phần cát, 1 phần phân bón lót và 1 phần lá mục.


Theo lamsao