Những con đường đèo và những đại lộ xuyên biển ngoạn mục nhất Thế giới



Đường đèo Oberalp tại Thụy Sĩ



Đường đèo nầy nối trung tâm Thụy Sĩ và vùng Graubunden Oberland là một cung đường quen thuộc với nhiều lái xe Châu Âu.



Đường đèo Oberalp này chỉ cho những người lái xe vào mùa hè. Khi mùa đông đến, con đèo bị chặn phương tiện giao thông để dành làm tuyến đường bộ hoặc dốc trượt tuyết cho khách du lịch.

Đường đèo Trollstigen tại Na Uy



Một trong những địa điểm đáng lưu ý nhất của vùng Fjord ở Na Uy chính là con đường quanh co Trollstige nầy. Với thác nước Stigfossen cao 320m ngày đêm tung bọt trắng xóa, quanh cảnh hai bên đường hết sức hùng vĩ và ngoạn mục.



Đây là một con đường tương đối khó đi do kích thước rất hẹp và độ dốc 9%, nhưng khi vượt qua Trollstigen nầy, thì quang cảnh hùng vĩ khi nhìn từ trên cao.

Đường đèo Lysebotn tại Na Uy



Đường Lysebotn nầy có những khúc hẹp và độ dốc rất “kinh khũng”, đường Lysebotn được xem là một trong những con đường ngoạn mục nhất Châu Âu. Những người ưa mạo hiểm sẽ hoàn toàn bị cuốn hút với 27 khúc cua và gần 1,1km đường hầm.



Sự uốn lượn đặc biệt của con đương, nhiều người đã liên tưởng nó với trò tàu lượn tốc độ mạo hiểm thường thấyở các khu vui chơi. Con đường thú vị dài hơn 30km này chắc chắn sẽ làm những người mê mạo hiểm nở nụ cười rạng rỡ.

Đường Đại Tây Dương tại Na Uy



Con đường 5 dặm nối hai vùng Molde và Kristiansund này được bình chọn là công trình thế kỷ của Na Uy.



Địa hình không bằng phẳng, đôi chỗ thô ráp của con đường chính là điều đặc biệt, bởi nó tương ứng với sự dâng cao và rút xuống của thủy triều.Cảnh quan hai bên đường có thể kích thích bất kỳ lái xe ưa mạo hiểm nào.


Đường xuyên biển tại Florida, Mỹ



Con đường này nối các hòn đảo nhỏ ở vịnh Florida bằng 42 nhịp cầu lớn. Được xây dựng vào năm 1938, dọc theo một tuyến đường sắt cũ đã bị phá hủy bởi trận cuồng phong..



Đoạn đường này trong những ngày lễ, sự giao thông ở đây bị chậm lại, nhưng những du khách đi trên đường này họ đều muốn dành thêm thời gian nán lại .Vì sẽ có cơ hội tận hưởng ánh nắng và hương vị của biển..

Đường núi Jebel Hafeet – Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất





Đây là con đường trải dài 7,3km với 60 ngọn núi cao 1.219m. Quang cảnh hai bên đường rất đẹp với sa mạc hùng vĩ bên dưới Tập hợp các khúc cua và đường thẳng được kết hợp với nhau một cách hoàn hảo.

Đường đèo Stelvio tại Italy



Tọa lạc trên rặng núi phía Đông nước Ý, đường đèo Stelvio nối vùng Valtellina và thung lũng Adige, có độ cao 1,7 dặm (khoảng 2.757m) trên mực nước biển. Đây là tuyến đường núi lớn thứ hai được xây dựng trên dãy Alps.



Tuyến đường này có 48 khúc quanh gấp, một số điểm khá hẹp và độ dốc lớn. Với những người đam mê xe hơi, đây là một con đường có độ thử thách lớn, đáng để chinh phục.


Đường Transfagarasan tại Rumani



The Transfăgărășan (theo tiếng Rumani) là con đường nhựa cao nhất và ấn tượng nhất của đất nước này. Được xây dựng vào khoảng năm 1970 - 1974 với danh nghĩa một tuyến đường quân sự chiến lược của cựu độc tài Nicolae Ceausescu, con đường này kết nối hai địa danh lịch sử Transylvania và Wallachia..



Từ con đường Transfagarasan nhìn về phía bắc, du khách sẽ bị choáng ngợpvởi nhiều phong cảnh ngoạn mục . Tọa lạc trên dãy núi Carpathian, con đường còn dẫn du khách đến hồ Balea – một hồ băng có tuổi thọ hàng ngàn năm...

Đường đèo Col de Turini, ở Pháp



Đường đèo Col de Turini, vắt ngang qua dãy Alps thuộc Pháp và nằm ở độ cao 1.607m so với mực nước biển. Đèo Col de Turini là cung đường nơi giải đua xe đạp vòng quanh nước Pháp Tour de France diễn ra hàng năm vào tháng 7..

Đường đèo Furka, tại Thụy Sĩ



Đường đèo Furka, là con đèo cao nhất tại Thụy Sĩ, nằm ở độ cao 2.429m so với mực nước biển. Con đèo này nằm vắt ngang dãy núi Alps hùng vĩ, tại một trong các vùng núi tuyết khắc nghiệt nhất quốc gia vùng Tây Âu.

Đường đèo Dadès Gorges, tại Ma Rốc



Đường đèo Dadès Gorges nguy hiểm và đầy trắc trở đường nằm trong hẻm núi thuộc sông Dadès, Ma Rốc. Con đường gợi lên sự nguy hiểm này thời gian gần đây luôn tấp nập người dân và khách du lịch qua lại.

Đường đèo Going-to-the-Sun-Road, tại Mỹ



Going-to-the-Sun-Road (Đường lên mặt trời) là con đường đèo vắt ngang đỉnh núi thuộc Vườn quốc gia Glacier, tiểu bang Montana. Con đường quanh co núi cao, đẹp nhất Mỹ, kéo dài hơn 85km xuyên qua Vườn quốc gia Glacier,

Đường đèo Great Ocean Road, tại Australia



Đường Great Ocean Road dài 243 km ở Australia được một người lính thời chiến tra nh thế giới 1 xây dựng từ năm 1919 - 1932. Về sau, Great Ocean được xem là ‘đài tưởng niệm’ chiến tranh lớn nhất trên thế giới.

Đường đèo Karakoram, tại Pakistan



Đường đèo Karakoram là đường có độ cao lớn nhất thế giới, nằm cách mực nước biển 4.693m. Con đường này mang tên dãy núi hùng vĩ quanh năm phủ đầy tuyết, và dãy Karakoramđi qua biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc.

Đường đèo Sani, tại Nam Phi



Đường đèo Sani, là một trong những con đèo dốc nhất, tự nhiên nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới. Tọa lạc tại phía tây KwaZulu-Natal, Nam Phi, đèo Sani nằm ở độ cao 2.876m so với mực nước biển. Để vượt qua con đèo hiểm trở này, người ta phải sử dụng loại xe
4 bánh vì độ đốc và nguy hiểm của đèo rất cao, và đường đèo này thường bị phong tỏa vào mùa đông và mùa mưa để tránh các tại nạn khi đường trơn trượt và đóng đầy tuyết.

Atlantic Road, Norway



Atlantic Road bắt đầu được xây dựng vào năm 1986, và trở thành một phần quốc lộ 64 của Na Uy
và tuyến đường này nối liền vô số hòn đảo trong vùng biển Na Uy với chiều dài là 5.2 dặm.
[/COLOR][/COLOR][/CENTER]


Trollstigen, Norway



Con đường này được xem là con đường nguy hiểm nhất ở Châu Âu, đường này hẹp đến nỗi chiều rộng của nó chưa đến 3 mét, vào mùa đông thường xảy ra tuyết lở và xói mòn dẫn đến Trollstigen bị “cấm túc” từ tháng 10 đến tháng 5 hàng năm.

The Road of Death, Bolivia



Con đường Tử thần” của thị trấn Bolivian thuộc Yungas được xem là con đường“chết chóc nhất” trên thế giới. Con đường này tọa lạc trong khu Bolivian Andes, nằm ngay giao lộ nối liền La Paz và Coroico..

Karakoram Highway, Pakistan



“Kỳ quan thứ 8 của Thế giới” là tên gọi của đường cao tốc Karakoram bởi sự đắt đỏ và nguy hiểm vào bậc nhất của nó. Việc xây dựng được tiến hành từ năm 1966 đến năm 1986 với tổng chi phí lên đến 3 tỷ USD. Chiều dài của con đường này là 1,291km

Kabul-Jalalabad Highway, Afghanistan



Đường này vách đá dựng đứng, những đoạn dốc quanh co, “phi công cảm tử”… là những hình ảnh mà hầu hết mọi người đều nhớ đến khi nhắc về con đường này. Thêm vào đó, từ đầu thế kỷ XIX, những tên cướp đã tập kích để tấn công khách du lịch tại đây. Từ đó về sau, khách lữ hành mỗi lần đi qua con đường này đều phải đấu tranh như trong một cuộc chiến sinh tồn..

Zoji Pass, India



Con đường giũa ngọn núi kỳ quái và cổ xưa Zoji Pass nầy, mỗi khi đối mặt với gió và tuyết dày trong mùa đông thì xe cộ không thể qua lại nơi này..Thậm chí ngay cả khi mặt trời chiếu sáng, những con đường quanh núi rất nguy hiễm vì quá nhỏ hẹp và không có hàng rào che chắn.

James Dalton Highway, Alaska



Đường cao tốc James Dalton nầy dài 663km, được xây dựng với mục đích hỗ trợ việc sản xuất dầu ở Alaska. Nhưng nơi đây hầu hết bỏ hoang; chỉ có ba thành phố với dân số tổng cộng 60 ngườ


Đường Iroha-zaka tại Nhật Bản



Đường Iroha-zaka là một cung đường quanh co nối trung tâm Nikko và Oku-Nikko. Con đường gốm 48 đường lượn, mỗi góc đường có một bảng chữ cái cổ Nhật Bản. Những từ bắt đầu bảng chữ cái I-ro-ha đã trở thành tên cho cung đường này.



Con đường này là sự kết hợp của hai làn đường, một đi xuống và một đi lên,
cả hai đều có 48 đường lượn, phù hợp với 48 chữ cái trong cổ tự Nhật Bản.

Đường Taroko Gorge, tại Đài Loan



Đường Taroko Gorge, khi trời mưa lớn thường gây sạt lở và con đường vách núi này sẽ dành tặng món quà phong cảnh tuyệt vời cho những người tài xế gan dạ và liều lĩnh nhất.

Đường hầm Guoliang tại Trung Quốc



Đường hầm này được xây dựng chỉ trong vòng 5 năm, tại dãy núi Taihang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong quá trình thi công, nhiều người đã thiệt mạng..



Vào năm 1977, đường hầm chính thức được mở cửa để lưu thông. Đường hầm được đục từ dãy núi dài 1.200 mét, cao 5 mét, rộng 4 mét. Nơi đây được mệnh danh là “con đường không chấp nhận bất cứ sai lầm nào”..



Những chiếc xe đầu tiên đã bắt đầu băng qua đường hầm này vào năm 1977.[/COLOR][/COLOR][/CENTER]


Đường Sichuan-Tibet, tại Trung Quốc



Tuyến đường cao tốc Tứ Xuyên-Tây Tạng, với chiều dài khá ấn tượng: bắt đầu từ Thành phố ở phía Đông tỉnh Tứ Xuyên và kết thúc tại Lhasa ở phía Tây của Tây Tạng, được xem là một trong những con đường nguy hiểm nhất do thường xuyên xảy ra sạt
lở đất và lở tuyết. Nếu ai sẽ bị mê hoặc do vẻ đẹp say đắm của thiên nhiên nơi đây,tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn thận khi lái xe trên con đường này...


[/CENTER][/SIZE]