Nhớ lại tiền kiếp: 1 lần phạm lỗi, chuộc tội 20 năm



Khi hồi tưởng lại kiếp trước, từng chi tiết sự việc kinh hoàng ngày ấy như một cảnh quay chậm rõ ràng, Barbara đã tìm thấy nguyên nhân chứng sợ hãi khó hiểu của mình. Tuy nhiên, bà phải trải qua 20 năm tinh thần bị dày vò thì nỗi sợ hãi ấy mới hết. Có lẽ thời gian chuộc tội của bà là 20 năm.



Rơi và trạng thái thôi miên, hoặc nhập định thâm sâu có thể nhớ được tiền kiếp của mình.

Bác sĩ Bryan Jameison bắt đầu nghiên cứu về luân hồi chuyển thế từ những năm 1960. Ông phát hiện rằng, thôi miên không phải là phương pháp duy nhất để nhớ lại tiền kiếp, mà việc tiến vào trạng thái nhập định thâm sâu khi ngồi thiền như trong Phật gia cũng có thể đạt được hiệu quả tương tự.

Trong khoảng thời gian bắt đầu nghiên cứu, Jameison luôn dùng hết khả năng để tiến hành nghiệm chứng những thông tin về tiền kiếp của những người được làm thí nghiệm. Ông đã tìm ra rất nhiều bằng chứng.

Lúc đầu, ít nhất một nửa số người được làm thí nghiệm ban đầu không tin vào luân hồi, nhưng đại đa số đều có được những trải nghiệm sinh động khi họ nhập định. Sau đó, phần lớn trong số họ là không sợ hãi về cái chết nữa, và nhận thức của họ đối với những lỗi lầm mình đã gây ra ở tiền kiếp cũng như đời này đã thay đổi hoàn toàn. Sau khi hồi tưởng lại kiếp trước, các chứng sợ hãi, những chứng bệnh trường kỳ của rất nhiều người đã tự tiêu mất.

Từ đó trở đi, Jameison tiến hành nghiên cứu liệu pháp tiền kiếp. Sau 30 năm tích lũy kinh nghiệm, Jameison đã xuất bản cuốn sách với tiêu đề là: “The Search for Past Lives: Exploring Reincarnation’s Mysteries & The Amazing Power Of Past-Life Therapy” (Tạm dịch là: Tìm kiếm tiền kiếp: Khám phá bí mật luân hồi và công dụng thần kỳ của trị liệu tiền kiếp). Trong sách đã ghi chép lại 300 trường hợp mẫu. Và dưới đây là một trường hợp trong số đó.



Cuốn sách của bác sĩ Bryan Jameison.

Dù bạn có là người thích nuôi chim hay không, thì hầu hết chúng ra đều là không sợ hãi mỗi khi nhìn thấy chim. Nhưng người phụ nữ 47 tuổi tên là Barbara thì lại khác, bà luôn sợ hãi một cách khó hiểu mỗi khi nhìn thấy chim. Chứng sợ hãi này của bà Barbara bắt đầu vào một ngày của 20 năm về trước. Lúc đó, khi bà và một người bạn đang dạo bước chậm rãi trên bờ biển, một con chim hải âu đã bay xuống ăn bắp rang ở trong tay của bạn bà.

Lúc con chim hải âu bay đi thì cánh của nó quệt nhẹ qua mặt của bà Barbara, sự va chạm ngẫu nhiên này lại khiến bà vô cùng sợ hãi. Sau đó mỗi lần ra khỏi xe hoặc ra khỏi nhà, bà luôn quan sát kiểm tra kỹ càng xem ở xung quanh có con chim nào hay không. Mỗi khi đi đến những nơi công cộng, bà Barbara luôn mang theo một cái dù, để ngộ nhỡ có con chim nào bay vào mình thì còn có cái để đỡ.

Trong hồi tưởng về kiếp trước, bà Barbara đã nhớ lại vào thế kỷ 19 mình là một cậu thanh niên da trắng sống ở vùng Tây nam nước Mỹ, khi ấy cậu 27 tuổi. Có một ngày, người thanh niên này uống rượu say, đã cưỡng dâm một cô gái thổ dân da đỏ. Sau khi người trong dòng họ của cô gái biết chuyện, đã vô cùng căm phẫn, họ đã tìm thấy và bắt được cậu thanh niên, rồi họ lột sạch quần áo và trói cậu ta lại, ném cậu ra giữa sa mạc mênh mông.

Ngày hôm đó mặt trời đã lên đến đầu, nắng rất gay gắt, cậu thanh niên phải chịu nóng bức không có nước uống. Hơn nữa trước lúc rời đi, những người thổ dân da đỏ còn rạch một nhát dài từ ngực đến bụng của cậu ta, khiến máu chảy ra rất nhiều.

Ngửi thấy mùi máu tanh, rất nhiều kền kền đói đã kéo đến bay quanh đầu của người thanh niên ấy. Có một con liều lĩnh đáp xuống gần cậu, định đến để săn con mồi này. Lúc này cậu ta hoảng sợ kêu thét ầm ĩ, khiến con kền kền này lập tức bay đi. Nhưng nó cũng rất nhanh ý thức được rằng người này hiện tại không hề có khả năng phòng vệ. Nên ngay lập tức nó cùng với 5 con nữa cùng bay xuống mổ thịt cậu thành niên. Và rất nhanh sau đó, có nhiều kền kền hơn nữa sà xuống mổ vào người của cậu… Kiểu tra tấn này cũng không khác gì hình thức tra tấn lăng trì cho đến chết.


(Ảnh minh họa)

Bị bầy kền kền mổ, cậu thanh niên đau đớn cùng cực, vùng vẫy la hét, bị hôn mê từ từ rồi chết dần chết mòn, cuối cùng toàn bộ thân xác đều bị kền kền ăn hết chỉ còn lại mỗi bộ xương.

Kiếp này bà Barbara cũng mắc chứng sợ chim vào đúng năm 27 tuổi. Điều này quả là không hề ngẫu nghiên một chút nào.

Sau khi hồi tưởng lại kiếp trước, Barbara đã phải trải qua 20 năm tinh thần bị dày vò thì chứng sợ hãi mới hết. Có lẽ thời gian chuộc tội của bà là 20 năm.

Câu chuyện của bà Barbara chính là câu chuyện luân hồi chuyển kiếp chân thực để cảnh báo con người hiện đại. Đừng cho rằng làm việc xấu là không phải hoàn trả, không những phải trả, mà nếu một đời hoàn trả không hết, đời sau hoặc mấy đời sau nữa vẫn phải hoàn trả, khi nào hết mới thôi! Nhân quả báo ứng chính là nghiêm minh vô tình như vậy.

Lê Hiếu, dịch từ NTDTV