Câu chuyện của những tấm thảm dệt Tây Tạng bền nhất thế giới



Một nơi nào đó cheo leo ở vùng ngoại ô thành phố Kathmandu, Nepal, một tấm thảm dệt đang bị “tra tấn”.



Một người thợ đang dùng đèn hàn hơ thảm cho cháy sém; không khí sặc mùi hăng hắc giống như tóc cháy. Cuối ngày, họ sẽ nhúng những tấm thảm vào thùng nước, chà nó bằng bàn chải sắt, rồi chà đi chà lại bằng 1 thanh gỗ khiến người không biết có thể nghĩ rằng họ đang cố hủy hoại nó.

Tuy nhiên, hoàn thành một tấm thảm là cả một nghệ thuật, để rồi bên kia những sườn đồi bậc thang, thành quả lao động miệt mài trở thành món trang trí diễm lệ: Một ô kính vạn hoa lung linh sắc len và lụa đang được phơi khô trên những ván bê tông và tấm thiếc.


Những bó len được đem đi cân rồi nhuộm.

“Hãy bắt đầu từ những mẫu thiết kế đẹp nhất kết hợp với kỹ thuật thủ công tuyệt mỹ, bạn sẽ là người chiến thắng”, Christopher Sharp nói. Sharp cùng vợ và đối tác kinh doanh, Suzanne, đã cùng nhau cách tân nền công nghiệp sản xuất thảm vào năm 1999 khi Sharp bắt đầu quyết định cộng tác với những tên tuổi lớn trong ngành nội thất và thế giới thời trang. Từ đó cho đến nay, công ty của Sharps vẫn luôn phát triển và tiếp tục đổi mới.

Tuy nhiên, sự thành công của công ty thật sự là nhờ những truyền thống tốt đẹp của loại hình dệt của người Tây Tạng.

Một công thức tỉ mỉ pha màu sợi.

Thung lũng Kathmandu ở Nepal là nơi nhiều người Tây Tạng di cư đến khi Trung Quốc xâm lược đất nước họ vào năm 1959.

Nhanh, mạnh và dứt khoát là những yêu cầu cơ bản đối với bàn tay của người thợ để làm nên những tấm thảm dệt Tây Tạng bền nhất thế giới.



Công đoạn nhuộm và sấy khô.



[CENTER]Những người thợ dệt làm việc thành từng nhóm theo dây chuyền quy trình 3 bước trên khung dệt dọc. Họ thường là bạn thân hoặc gia đình.


[I]Một nghệ nhân đang sử dụng màu nước để vẽ bản hình họa cho tấm thảm.



Một người thợ đang thắt nút.



Công nhân sử dụng mái chèo bằng gỗ để chà và giặt một tấm thảm đã hoàn thành, một quy trình bạo lực.



Một người thợ đang cắt bở đi những sợi len thừa.



“Sự lấp lánh của đàn chim” của Paul Smith, đang được treo lên phơi khô.

“Để làm nên một tấm thảm thật sự rất khó khăn”, Sharp nói. “Quan trọng là bộ lông. Cừu đến từ cao nguyên Tây Tạng”, Sharp nói. “Khu vực đó thuộc vùng cao nguyên, nên cừu sản xuất rất nhiều mỡ”. Lông cần được xử lý cẩn thận giữ lại mỡ lông cừu, có tác dụng chống vết bẩn và đem lại sự óng ả tự nhiên cho tấm thảm.

Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, từ khâu giặt lông cừu tươi được các nhà sư Phật giáo thực hiện trong hồ Himalaya đến kéo sợi, nhuộm, dệt vải.

Theo Veranda