Cứu xứ đạo Đông Yên





Giáo xứ Đông Yên trong cảnh hoang tàn.

http://www.rfa.org/vietnamese/report...u-dao-dong-yen

Tại Vũng Áng, Hà Tĩnh có một xứ đạo Công giáo tồn tại hơn thế kỷ qua; thế nhưng khi muốn triển khai dự án khu công nghiệp và cảng nước sâu Sơn Dương, nhà cầm quyền địa phương muốn xóa bỏ giáo xứ dù không ảnh hưởng đến dự án. Tuy nhiên nhiều giáo dân vẫn bám trụ lại và nay có thêm nỗ lực muốn giúp cứu xứ đạo lâu đời này.

Cảnh hoang tàn, đổ nát bên ngôi Nhà Thờ đứng chơ vơ đập vào mắt chúng tôi khi trở lại giáo Xứ Đông Yên vào một ngày đầu năm dương lịch 2017.


Ông Lê Vị, một giáo dân Đông Yên xúc động khi nói về việc bị cưỡng chế di dời, trường lớp của giáo xứ bị đập bỏ, nhiều nhà dân cũng bị cày ủi nham nhở:

“Chúng tôi ở đây đau khổ lắm, nhà cửa rách nát, mọi thứ hoang tàn nghĩ tới chỉ biết nước mắt rơi. Từ 2010 không ai nghĩ Giáo Xứ Đông Yên sẽ thuộc diện di dời tái định cư. Ở đâu mà buộc, hành hạ bắt cả giáo xứ Đông Yên này phải dời đi thì chúng tôi rất đau khổ.”


Một người khác tên Hàn cũng cho biết hành xử của phía chính quyền khi tiến hành kế hoạch di dời giáo xứ Đông Yên:

“Từ 2013-2014 thì hai năm đó chính quyền về đàn áp nhân dân và đặc biệt đập phá nhà dân và khu vực tôn giáo của giáo xứ Đông Yên, đường vào nhà xứ, hàng rào, tường của nhà thờ đều phá hủy hết tất cả.”


Cùng với ngôi giáo đường, một số giáo dân kiên trì không chịu dời phải sống trong những căn nhà không còn nguyên vẹn như trước khi có lệnh cưỡng chế di dời. Tuy nhiên họ vẫn kiên trì như phát biểu của ông Lê Vị:


“Chính quyền chưa có gì liền quan đến việc tái định cư cả. Họ chưa giải quyết vì học trốn chạy.”


Kể từ khi chính quyền gia tăng đàn áp và cưỡng chế phá hủy nơi đây thì người dân rơi vào cảnh éo le.

“Chúng tôi muốn xây cái nhà phòng lên thì cũng không biết lấy đâu mà làm. Nếu đưa đi đâu nữa thì đi, nếu không có thì thôi chứ đi lên rẫy thì chúng tôi không đi nữa”


Quyết định bám trụ trước lệnh di dời của chính quyền địa phương cũng khiến những người ở lại chịu áp lực nặng nề trong cảnh thiếu thốn hạ tầng điện nước. Khó khăn của họ lại thêm phần chồng chất sau khi nhà máy gang thép Formosa trong khu công nghiệp Vũng Áng xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến nguồn kiếm sống của họ từ biển bao đời nay bị tận diệt.

Trong cơn khốn khó, khi nghe tin có người từ phương xa phát động chiến dịch cứu giáo xứ lâu đời của mình, lẽ đương nhiên họ rất mừng rỡ như lời của ông Hàn:

“Chiến dịch cứu Đông Yên chúng tôi rất mong các tổ chức, các cá nhân hay của quốc tế, như các tổ chức nhân quyền xã hội. Thì chúng tôi rất mong rằng chiến dịch cứu Đông Yên sẽ đi đến kết quả cao.”


Còn ông Lê Vị bày tỏ: “Chúng tôi cũng rất cầu mong trong nước, Hà Nội, Sài Gòn. Nói chung là họ hỗ trợ giúp đỡ thì chúng tôi phải nói là hết lòng đa tạ, cảm ơn.”


Chiến dịch mang tên ‘Cứu Đông Yên’do tổ chức BPSOS, trụ sở chính tại Hoa Kỳ, phát động. Theo đó sẽ có bốn công tác chính trong chiến dịch gồm huy động sự quan tâm của dư luận trong vùng và trên thế giới về thảm họa môi trường do nhà máy gang thép Formosa gây nên, vận động sự can thiệp của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các quốc gia và các tổ chức nhân quyền quốc tế về sự vi phạm các quyền tự do tôn giáo, quyền sinh kế, quyền môi sinh, quyền văn hóa của giáo dân xứ Đông Yên.




Thông tín viên Việt Nam
2017-02-12