Thế giới đẹp không tưởng qua những hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp



Thế giới xung quanh con người thường xảy ra nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ và tuyệt đẹp. Những hiện tượng thiên nhiên kỳ ​​lạ này cho thấy rằng có rất nhiều bí ẩn trong thế giới này đang chờ đợi được con người khám phá.

1. Phát quang sinh học





Ánh sáng huyền ảo được tạo ra bởi một phản ứng gọi là “phát quang sinh học”, hiện tượng xảy ra khi các sinh vật nhỏ trong nước bị xáo trộn. Để có được những bức ảnh đẹp, các nhiếp ảnh gia cố gắng ném nhiều cát vào nước và chụp ở chế độ đóng cửa chập thật chậm.

2. Supercell




Supercell là một hiện tượng bão hiếm gặp, với những đám mây xoay liên tục theo chiều thẳng đứng kèm theo mưa đá, gió lớn và sét.

3. Sét núi lửa




Đây là hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được lý do tại sao lại xuất hiện những tia sét khổng lồ mỗi khi núi lửa hoạt động. Có giả thuyết cho rằng số lượng tro bụi quá lớn được giải phóng cùng một lúc với tốc độ cao đã cọ xát và tích điện mạnh tạo thành tia sét.

4. Bánh Donut tuyết



(Ảnh: www.npr.org)

Những chiếc bánh donut này được tạo thành dưới một điều kiện nhiệt độ hoàn hảo. Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện tượng này hiếm khi xảy ra.

5. Cầu vồng lửa



(Ảnh: www.listverse.com)

Hiện tượng này chỉ được nhìn thấy vào mùa hè, ở vĩ độ tầm trung, chẳng hạn như ở Mỹ. Đây thực sự là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Nó chỉ diễn ra khi Mặt trời chếch một góc 58 độ so với đường chân trời. Khi những đám mây được bao phủ bởi những tinh thể băng hình dẹt.

]6. Đám mây dạng thấu kính



(Ảnh: Internet)



(Ảnh: www.bbc.co.uk)




Chúng được hình thành khi gió có hơi ẩm thổi mạnh qua bề mặt lồi lõm và ở vị trí cao. Dạng mây này bình thường có hình vòng cung đơn giản.[

7. Cực quang






Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên,.

8. Lốc lửa



(Ảnh: www.quora.com)

Các cơn lốc lửa chỉ xảy ra trong một số điều kiện nhất định và hình thành nên những cột lửa dựng đứng cùng không khí nóng, hoạt động như một cơn lốc thường thấy. Chúng thường xuất hiện trong các trận cháy rừng và cao đến 10 – 15 mét, thậm chí có cơn lốc lửa cao đến gần 2 km. Chúng có thể cuốn phăng nhà cửa và làm lật rễ cây.

9. Sun Dogs




Sundog cũng là một hiện tượng liên quan đến các tinh thể băng trong bầu khí quyển. Nó thực chất là những vòng hào quang lớn – kết quả của hiện tượng khúc xạ ánh sáng, dù trong trường hợp này, chúng có vẻ như bao quanh mặt trời. Hiện tượng này nhiều khi khiến chúng ta nhầm tưởng là có tới 3 Mặt trời trên bầu trời.

10. Lỗ mây




Hiện tượng này xảy ra khi tinh thể băng hình thành trong một phần của đám mây trung tích ( lớp mây trung tích chứa các giọt nước nhỏ ở nhiệt độ siêu lạnh, từ – 15 độ C, nhưng chúng không bị đóng băng do thiếu hạt mầm băng), chúng sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền khiến các giọt nước xung quanh cũng bị đóng băng và rơi xuống. Quá trình này sẽ tạo ra một lỗ hình tròn giữa đám mây.

11. Hoa sương giá




Loại hoa này được tạo thành từ các tinh thể băng xung quanh cây. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ bên ngoài cây ở dưới mức đóng băng, nhiệt độ trong thân cây thì không, và nước được thoát ra ngoài, giống như bị “đổ mồ hôi”, và tạo thành các bông hoa sương giá.

12. Cột khoáng balsan




Những hình thù đặc biệt này được tạo thành do các dòng dung nham vỡ theo trục vuông góc với hướng của dòng dung nham.

13. Penitentes




Đây hiện tượng tuyết hóa băng được hình thành trên núi cao, tạo thành những mỏm băng nhọn, có thể cao tới 4 m. Cấu trúc tuyết này được hình thành ở những khu vực núi cao, độ ẩm thấp, chẳng hạn như trên dãy Andes.

14. Mây huy hoàng



(Ảnh: www.quora.com)

Là một hiện tượng khí tượng hiếm thấy xuất hiện tại bang Queensland (Úc) vào mỗi mùa xuân. Ở phía đầu đám mây, sự dịch chuyển mạnh mẽ của không khí theo chiều dọc tạo ra hình cuộn, trong khi không khí ở giữa và phía đuôi đám mây trở nên hỗn loạn và chìm xuống. Mặc dù được nghiên cứu rộng rãi, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cuối cùng về bản chất của hiện tượng kỳ thú này.

15. Vòi rồng nước



(Ảnh: www.letsbewild.com)

Vòi rồng là một cột nước xoáy tròn bốc từ dưới mặt nước lên, liên kết từng khối với nhau thành một đám mây tầng. Thông thường chúng yếu hơn những cơn lốc trên mặt đất, nhưng cũng có những vòi rồng mãnh liệt hơn rất nhiều và cuốn nước lên trời với tốc độ rất cao và sức mạnh cực lớn.

16. Mây vảy rồng




Những đám mây mammatus có cấu trúc tuyệt vời chỉ được hình thành sau khi có sự thay đổi mạnh về nhiệt độ hoặc độ ẩm, đôi khi có thể là dấu hiệu của một cơn bão đang đến gần hoặc một cơn lốc xoáy.

17. Xoáy nước



(Ảnh: www.listverse.com)

Xoáy nước là một hiện tượng hiếm trên đại dương, nhưng gây nguy hiểm lớn cho thuyền bè. Nó là kết quả của dòng nước di chuyển nhanh gặp một dòng nước khác đi theo hướng ngược lại (thường do thủy triều đại dương gây ra). Hoặc một giải thích khoa học khác là do muối mặn tích tụ quá nặng ở các biển băng rơi lọt thỏm xuống đại dương tạo thành một ống hút nước xoáy lớn.
Theo emlii